(Xem: 1749)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2190)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Sự Quan Trọng Của Chánh Niệm

01 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 17068)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com



SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM

chanh_niem_bia_flatten-content 
 Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness
 Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda
 Dịch Giả:Nita Truitner
 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013

 Sách dày 84 trang

 

 Vài lời giới thiệu

 

new2-thumbnail


Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là thực hành chánh niệm. Tôi nhận xét rằng tất cả những phương pháp hành thiền của những thiền sư hiện đại đều dạy thực hành chánh niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ. Mỗì một thiền sư danh tiếng tự chọn cho mình một chuyên môn theo kết quả kinh nghiệm cá nhân, nhưng chung quy vẩn dạy chánh niệm trong thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Minh Sát, hay Vipassanā. Hiện nay danh từ Vipassanā thường dùng để chỉ thiền Minh Sát, hay Tứ Niệm Xứ, rất phổ thông trong cộng đồng tu thiền.

 May mắn thay mới đây tôi có dịp đọc một quyển sách nhỏ tựa đề là

The Importance of Mindfulness, phía dưới đề là The Mahasatipaṭṭhāna Sutta của Hòa Thượng U Sīlānanda Miến Điện viết. Tôi vô cùng hoan hỉ vì sự giảng giải ngắn gọn nhưng rõ ràng minh bạch về nghĩa lý hàm chứa trong kinh.

 Tuy là quyển sách nhỏ, nhưng nó rất căn bản và là một kim chỉ nam cho những ai mới bắt đầu học thiền và hành thiền và cũng rất lợi ích cho những thiền sinh kinh nghiệm.

 Nita Truitner

Minnesota

Mùa Đông 2003

 Lời tựa

Quyển kinh Sự Quan Trọng Của Chánh Niệm là bảng ghi âm lại của những bài Pháp thoại Hòa Thượng U Sīlānanda giảng tại Seven Bridge, Ontario, Canada với tựa đề Bốn đối tượng đặt nền tảng của Chánh Niệm. Đây là một bài giảng về sự quan trọng của chánh niệm do Đức Phật giảng trong kinh Đại Niệm Xứ tiếng Pāli là kinh Mahasatipaṭṭhāna Sutta.

Hòa Thượng U Sīlānanda là Thiền Sư trụ trì tu viện Dhammananda Vihara ở Half Moon Bay California. Ngài cũng là vị lảnh đạo tinh thần tối cao của Thiền Viện Dhammachakka ở Berkeley, California.

Năm 1979, Ngài sang Hoa kỳ với Đại Lão Hòa Thượng Mahasi Sayadaw, vị Thiền sư danh tiếng bậc nhất ở Miến Điện. Sau đó Ngài được Hòa Thượng Mahasi Sayadaw chọn ở lại Hoa Kỳ để hoằng Pháp ở Hoa Kỳ cũng như ở những nơikhác.

Hòa Thượng U Sīlānanda hoằng dương giáo pháp, giảng dạy rất rành mạch Pháp môn thiền quán cho quần chúng tu tập hành thiền, nhứt là thiền Minh Sát trong kinh Đại Niệm Xứ.

Những bài giảng, Pháp thoại được thu thập và đúc kết thành một tuyển tập được xuất bản trong quyển sách tựa đề là Kinh Đại Niệm Xứ The Four Foundations of Mindfulness (nhà xuất bản Wisdom Publications, Boston, 1990, ed. Ruth-Inge Heinze).

Bài Pháp thoại nầy trước kia được in thành sách do Buddha Sasana Yeiktha ấn tống năm 1999. 

 Trích đoạn

Bốn đối tượng đặt nền tảng của chánh niệm

Theo kinh Tứ Niệm Xứ, có bốn đối tượng của chánh niệm. Bốn đối tượng ấy như sau:

1) Thân

Danh từ thân trong kinh Tứ Niệm Xứ không chỉ có nghĩa là toàn thể thân vật chất mà còn có nghĩa một nhóm của những phần thuộc về vật chất. Nó bao gồm những phần khác nhau của thân thể hay tất cả những gì liên quan đến thân thể vật chất. Thí dụ hơi thở cũng được gọi là thân.

2) Cảm Thọ

“Cảm thọ là gì? Cảm thọ là một tâm sở một trạng thái tâm. Có ba thứ cảm thọ - lạc thọ, khổ thọ và thọ vô ký. Lấy sự đau nhức làm thí dụ. Ta kinh nghiệm sự đau nhức của thân bằng cái tâm của ta. Cho nên khi có thân đau nhức, thì tâm cảm giác sự đau nhức. Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy Thầy Tỳ Khưu quán thọ trên thọ, có nghĩa là thầy Tỳ Khưu đang quán cảm thọ. Trong khi thực hành chánh niệm, khi kinh nghiệm thân đau nhức, ta phải (chánh) niệm cảm giác có sự đau nhức trong thân.

3) Thức

Tiếng Pāli của thức là citta. citta thường thì được dịch là tâm. Nhưng Sư nghĩ chữ thức là chữ dịch đúng nghĩa hơn chữ tâm. Tuy nhiên, dù dịch là thức, nó vẩn không phải là chữ dịch thật chính xác nghĩa của citta. Thức được định nghĩa là sự hay biết một đối tượng. Chỉ khi nào có sự hay biết một đối tượng mới có thể nói rằng có một sự tiếp xúc với đối tượng, cảm giác đối tượng, ưa thích đối tượng , không ưa thích đối tượng, vân, vân….Những nhóm tâm sở nầy phụ thuộc vào thức. Chúng cũng là những phần tử của tâm.

Nhiều khi có sự lầm lẩn giữa hai danh từ tâmthức. Trong Vi diệu pháp, tâm gồm có bốn nhóm tâm sở, thức uẩn là một trong nhóm đó, và ba nhóm tâm sở khác (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn)

Theo định nghĩa trên, thức là sự hay biết đối tượng. Sự hay biết ở đây không gìống như sự hay biết trong khi hành thiền. Nó chỉ là một sự hay biết suông. Thí dụ như tôi đang hay biết có người nào đó, mặc dù tôi đang nhìn ở nơi nầy. Sự hay biết đó gọi là thức. Ít ra sự hay biết đó được gọi là thức trong Vi diệu pháp. Một thí dụ khác, khi ta hành thiền, ta niệm khổ, khổ; ta có một sự hay biết (hay thức) đi với cái khổ. Đó là một sự niệm thức. Khi ta niệm giận, giận, ta cũng đang niệm thức.

Các tâm sở khác gồm có tâm xúc, cảm thọ, hành uẩn, chú tâm, ưa thích, không ưa thích, vân, vân…Theo Vi Diệu Pháp, có tất cả năm mươi hai tâm sở, và năm mươi hai tâm sở nầy được chia nhóm vào ba nhóm tâm sở chánh - thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.

4) Pháp

Chữ Dhamma tiếng Pāli là một danh từ Pāli rất khó dịch ra ngôn ngữ khác cho đúng nghĩa. Danh từ nầy có nghĩa khác nhau trong mỗi trường hợp. Nơiđây Sư xin gìới thiệu danh từ Pháp là đối tượng (dhamma objects).

Nếu bạn chú tâm hay quán niệm sự giận, bạn đang quán pháp. Ở đây chữ Pháp không có nghĩa là giáo Pháp hay giáo lý của Đức Phật. Nếu bạn thấy vật gì và bạn niệm sự thấy, đó là bạn đang niệm Pháp. Ở đây Pháp là đối tượng của chánh niệm như các Pháp chướng ngại, năm uẩn, mười hai xứ, Thất Giác Chi hay Tứ Diệu Đế. Pháp là đối tượng quán niệm thì rất sâu rộng. Trong bài kinh nầy, tất cả các đối tượng của chánh niệm đều được gọi là niệm Pháp. Vì thế cho nên cứ để ngưyên danh từ Dhamma để tránh sự lầm lẩn.

Không thể nào dịch chữ Dhamma ra một chữ tiếng Anh, như vậy bạn sẽ sai. Thường thì Dhamma object được dịch là mind object tiếng Việt là Tâm đối tượng

Nhưng nếu dùng riêng mỗi cách dịch như vậy cũng không thỏa đáng. Nếu dịch là tâm là đối tượng thì những đối tượng khác không phải là tâm thì sao? Còn nếu dịch nó là tâm đối tượng thì tất cả các đối tượng được liệt kê trong kinh Niệm Xứ đều là đối tượng của tâm? Thân”cũng là đối tượng của tâm? Vì ta không thể dịch chữ Dhamma trong phần kinh nầy một cách thỏa đáng và thích hợp, tốt hơn hết là cứ dùng danh từ tiếng Pāli là Dhamma không nên dịch ra tiếng Anh (hoặc dịch ra tiếng Việt).



 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn