(Xem: 1506)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1861)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Bát Quan Trai _ ý nghĩa của Bát Quan Trai

02 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 16553)


Bát Quan Trai là gì.?
Ý nghĩa Bát Quan Trai.


Ngài Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác giảng trong khóa tu học tại Âu Châu.

Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành tích cực và thù thắng của người tại gia cư sĩ. Đời sống tại gia rất bận rộn phiền phức nhiêu khê do đó ít có thì giờ để tiến tu đạo hạnh một cách tích cực hầu tạo điều kiện giải thoát giác ngộ cho bản thân. Do vậy vì lòng đại từ đại bi Đức Bổn Sư Từ Phụ có cho phép người tại gia cư sĩ ở trong sáu ngày người ta biết tới đó là danh từ ở trong kinh tạng dùng ý nói: ngày mùng 8, 14,15, ngày 23, 29, 30, gọi là sáu ngày người ta biết tới theo phong tục cổ truyền Ấn Độ và các tôn giáo cũng như những người không có tín ngưỡng cũng nhìn nhận sáu ngày này là sáu ngày rất quan trọng và liên hệ đến đời sống của con người, và nhất là tất cả những ước vọng hoài bảo mà người nào muốn thành tựu những hoài bảo ước vọng đó thì họ đến cây cao bóng mát chùa hương ngũ sập hoặc giả là những nơi linh thiêng ở trong những ngày này: mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30, để cầu tài, cầu lộc, cầu lợi, cầu tự, cầu danh, bất cứ cầu phước, cầu gì thì cũng chọn một trong sáu ngày này cho nên trong kinh gọi sáu ngày này là ngày người ta biết tới.

Ở đây chúng ta phải nhìn nhận một điều đó là đời sống của người tại gia cư sĩ ở Âu Châu, Úc Châu cũng như ở Mỹ Châu, những ngày làm việc quả thực vô cùng bận rộn không có thì giờ để tu hạnh Bát Quan Trai, nếu hạ quyết tâm thì cũng có thể tu được, đó là trong sáu ngày ấy thức dậy sớm rồi sau khi lên nhang lên đèn hoa quả cúng Phật và lễ Phật rồi phát nguyện trước kim thân Phật bằng giấy, bằng xi măng, bằng gì cũng được, rồi tự phát nguyện thọ trì Bát Quan Trai giới:

"Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là ngày Bát Quan Trai giới của đệ tử, đệ tử xin phát nguyện thọ trì Bát Quan Trai giới"

Và sau khi nói như vậy rồi tự mình lập lấy:

"Đệ tử xin quy y Phật, xin quy y Pháp, xin quy y Tăng, lần thứ hai đệ tử xin quy y Phật, xin quy y Pháp, xin quy y Tăng, lần thứ ba đệ tử xin quy y Phật, xin quy y Pháp, xin quy y Tăng".

Rồi sau đó đọc tám giới:

"Đệ tử nguyện giữ giới không sát hại sanh vật, không lấy của không cho, không hành vi phạm hạnh, không nói sai sự thật, không say đắm rượu men rượu nấu, không ăn phi thời và không ca vũ nhạc kịch và trang điểm, không xử dụng sàng toạ quá cao sang lộng lẫy."

Sau đó tự phát quyết lấy bản thân:

"Đệ tự nguyện thọ trì Tam Quy và Bát Quan Trai giới trọn đủ tám đêm mà Đức Thế Tôn giáo truyền hầu vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay hầu gieo duyên lành giải thoát ở trong ngày vị lai."

Thì ngày hôm đó trở thành ngày thọ trì Bát Quan Trai giới và bản thân trở thành hành giả của Bát Quan Trai Gìới, tuy nhiên vì là ngày làm việc sợ e không được thanh tịnh và trong sạch lắm vì đi làm giờ giấc không được nhất định do đó thường thường thì qúi Phật tử vào ngày cuối tuần, và Chư Tăng cũng hoan hỷ trao truyền Bát Quan Trai giới cho vào ngày cuối tuần như thời giờ rỗi rảnh của qúi vị. Nhất là một cơ duyên rất đáng khích lệ và rất thù thắng đó là qúi vị có thể đến chùa sống ở chùa 24 tiếng, nếu được Chư Tăng hướng dẫn nữa thì quả thật là một ngày thanh tịnh vô cùng hoan hỷ, nhưng nếu không có Chư Tăng hướng dẫn thì qúi vị cũng tự hoan hỷ lấy hạnh tu cao của mình và đó là công đức vô lậu.

Công đức tức là phước, có hai: hữu lậu và vô lậu.

Hữu lậu là những công đức mà qúi vị phát tạo trong cuộc sống như bố thí cúng dường, nhưng lẽ dĩ nhiên qúi vị thụ hưởng được ở trong vô số lượng kiếp về sau được năm cái hạnh phúc đó là: sắc thù thắng, thọ mạng lâu dài, và hạnh phúc tròn đầy, sức khỏe phi thường, và trí tuệ minh mẫn, ở trong vô số lượng kiếp mà tối thiểu cũng phải 500 kiếp sống về sau. Khi nghĩ đến những công đức mình có thể gặt hái được ở trong những kiếp lai sinh thì chúng ta cũng có phần hoan hỷ, nhưng phần hoan hỷ này có lẫn lộn với phiền não tức là vẫn còn tiếp tục tham sân si mạn nghi hỉ nộ ái ố dục lạc thất tình lục dục và ma vương vẫn còn chi phối chúng ta và con đường sinh tử luân hồi vẫn còn kéo dài, nhưng nếu ngày Bát Quan Trai Giới thì nhờ công đức hành trì Bát Quan Trai Giới đó tạo được một công đức vô lậu chứ không phải là hữu lậu

Vô lậu tức là công đức Bát Quan Trai Giới có khả năng trợ duyên hành giả thoát khỏi nguồn sanh tử luân hồi và đoạn trừ được tất cả những phiền não nghiệp chướng do đó công đức này vô cùng phi thường cao thượng thù thắng, nó rộng lớn cho đến đỗi ở trong kinh đưa ra một hình ảnh để thí dụ người nào đó có đầy đủ điều kiện có thể cúng dường tứ sự tức là y phục, thực phẩm, chỗ ở, thuốc men cho Chư Phật mà ngự đầy trong vũ trụ này, tức là ở trong vũ trụ này Chư Phật ngự đầy hết mà cúng dường như vậy mỗi ngày, suốt cả một trăm năm của đời sống này, cúng dường như vậy cũng không bằng một 1/16 của công đức thọ trì Bát Quan Trai Giới, thì qúi vị thấy công đức thọ trì Bát Quan Trai Giới lớn tới mức nào.

Nhưng tại sao nói về lẽ cúng dường Chư Phật thì qúi vị cũng hưởng vô lượng công đức, nhưng hồi nãy Thầy nói dung sắc thù thắng thọ mạng lâu dài hạnh phúc trọn đời sức khỏe phi thường và trí tuệ minh mẫn ở trong vô số lượng kiếp vẫn còn sinh tử luân hồi. Tất cả chúng ta phát tâm thọ trì Bát Quan Trai Giới thì qúi vị trở thành hành giả Bát Quan Trai Giới, nhờ công đức của Bát Quan Trai Giới này sẽ trợ duyên cho tất cả qúi vị thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi mà Chư Phật chỉ có một đại nguyện đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến tức là khai mở cho tất cả chúng sanh ngộ tức là thấy được đắc được, cơ thể nhập vào tri kiến tức là sự thấy sự biết Chư Phật hay gọi là Phật tính hay là giác tính hay là Bồ Đề tính do đó hôm nay tất cả qúi Phật tử là hành giả của Bát Quan Trai Giới, cái công đức này quả thật là vô cùng thù thắng.

Trong đời sống của tất cả qúi vị nếu không được Chư Tăng hướng dẫn thì quả thật khó mà tạo được công đức này. Trong bản chương trình ĐĐ Giác Đẳng có giải thích một cách rất ngắn và gọn, qúi vị có bản đó thì lật ra sẽ thấy lời giải thích rất là hàm xúc, gọn gãy và sáng sủa, chỉ đọc qua là hiểu ngay tại sao chúng ta phải tu hạnh Bát Quan Trai Giới. Hôm nay có thể nói được là đời sống của tất cả qúi vị trong 24 giờ đồng hồ này nó tương đồng lại với đời sống của Chư Tăng, Chư Tăng cũng vậy thôi, nhưng nếu không phải là ngày Bát Quan Trai giới thì đời sống của tất cả qúi vị không tương đồng với đời sống của Chư Tăng. Đời sống của Chư Tăng ngoài ra không sát hại sinh vật, không lấy của không cho, không hành phi phạm hạnh, không nói sai sự thật, không say đắm rượu men rượu nấu, thì tất cả qúi vị ngày hôm nay với Chư Tăng giống nhau là không ăn phi thời, đại ý nói ba giới sau là để tiết chế những ái dục, những tham dục, những dục niệm, những dục vọng, những phiền não mà tất cả có thể bắt nguồn từ đó mà ra, từ cái ăn, từ cái mặt từ cái trang điểm, từ cái thấy cái nghe sắc đẹp tiếng hay mùi thơm vị ngon, từ cái xúc chạm và phiền não từ đó mà có chứ không phải phiền não từ đâu, thường thường thì chúng ta tưởng rằng phiền não nó ở đâu, nhưng sự thật là phiền não ở ngay trong thân ta tức là ở mắt, ở tai, ở mũi, ở miệng, ở thân, và ở trong chúng ta, do vậy để tiết chế và đồng thời cũng để sống thật sự làm chủ lấy mình đó là tự thắng tự chủ.

Đời sống tự thắng tự chủ này nếu không phải là ngày Bát Quan Trai Giới thì quả thật qúi vị không có giờ phút nào cả, qúi vị là nô lệ của ác ma, bị ác ma sai xử và tất cả chúng ta trở thành thân phận của con cá nuốt lấy mồi của ác ma, mồi là sắc đẹp tiếng hay mùi thơm vị ngon xúc lạc, trong khi nuốt phải miếng mồi của ác ma đó rồi thì ác ma là người bỏ miếng mồi đó và trong miếng mồi đó có lưỡi câu, lưỡi câu đó là sanh tử già bịnh chết ái biệt ly oán hội cầu bất đắc sầu bi khổ ưu não, và tất cả những khổ đó chính là lưỡi câu, còn miếng mồi đó sắc đẹp tiếng hay mùi thơm mà ác ma chính là kẻ câu cá, thì khi thân phận của chúng ta là con cá mà lỡ nuốt mồi trong đó có lưỡi câu rồi thì quả thật con cá không cưỡng lại được, thân phận của con cá cuối cùng như thế nào thì chúng ta biết rồi, từ cái đau khổ đến cái chết.

Nhưng ngày hôm nay tất cả chúng ta lại là một con cá khôn ngoan vẫn tự do bơi lội thong dong trong giòng nước mát và tùy theo sở thích của mình muốn bơi đi đâu thì đi muốn lặn đi đâu thì lặn tùy theo sở thích của mình mà không bị bất cứ một sự ràng buột nào, đó là hình ảnh của con cá không tham mồi, không nuốt mồi và không mắc lưỡi câu. Đây là hình ảnh ngày hôm nay của tất cả qúi vị là hành giả Bát Quan Trai Giới.

Hình ảnh thứ hai mà ở trong kinh "Bẩy mồi" đó là thân phận của tất cả chúng sinh mà không phải là hành giả của Bát Quan Trai Giới, không tu giới, không tu thiền thì giống như những con nai tơ còn nhỏ háo ăn thiếu kinh nghiệm, do đó những người thợ săn chuyên môn họ theo dõi và họ biết đường đi nước bước lối về của những con nai thì họ chận đường đó lại và họ mở thêm một con đường mới, và khi họ mở thêm con đường mới họ bỏ mồi ngon theo những con đường mới đó, bây giờ đây không đi được nữa thì thấy có con đường khác thì lại đi theo con đường đó, thấy có mồi ngon thì những con nai tơ vì thiếu kinh nghiệm và háo ăn cho nên thấy mồi thì ăn, ăn miếng mồi này thì thấy ở phía trước có mồi nữa và tiếp tục ăn như vậy rồi cuối cùng thì bị bẫy của những người thợ săn chuyên nghiệp, đó là thân phận của chúng sanh mà không hành Bát Quan Trai Giới, không tu giới và không tu thiền thì thân phận đó giống như những con nai tơ vừa háo ăn và vừa thiếu kinh nghiệm và thân phận của những con nai này như thế nào thì chúng ta biết rồi.

Nhưng nếu đó là hành giả của Bát Quan Trai Giới thì trong kinh cho rằng đó là hình ảnh của những con nai không háo ăn lớn rồi có kinh nghiệm và đi con đường quen thuộc không được, đường đi lối về bị ngăn nghẽn và bây giờ có con đường mới thì không còn cách nào nên phải đi, nhưng rất là cẩn thận, từng bước quan sát và sau khi quan sát từng bước thì thấy có mồi, nhờ có quan sát, nhờ không háo ăn, nhờ có kinh nghiệm sống cho nên những con nai già dặn này không ăn những miếng mồi đó và nhờ vậy không bị bẫy, điều thứ hai từ từ ăn, ăn một cách thận trọng chầm chậm khôn ngoan dè dặn, nhờ dè dặn thận trọng khôn ngoan và ăn được mồi nhưng không bị bẫy đó là hình ảnh của tất cả hành giả thọ Bát Quan Trai Giới ngày hôm nay, tức là hôm nay mắt chúng ta vẫn nhìn được chứ chúng ta không đui, tai ta vẫn nghe chứ không điếc, miệng ta vẫn nói và lưỡi ta vẫn ăn vì chúng ta không có câm, và chân ta vẫn đi, tay ta vẫn làm, vì chúng ta không què, tuy là như vậy nhưng cái nhìn hôm nay cái nghe, cái ngửi, cái nói, cái ăn, cái đụng chạm, cái suy nghĩ khác hơn những ngày thuờng, những ngày thường vì thiếu chánh niệm: nhìn thiếu chánh niệm, nghe thiếu chánh niệm, ngửi thiếu chánh niệm, ăn thiếu chánh niệm, nói thiếu chánh niệm, và đụng chạm thiếu chánh niệm, đi đứng thiếu chánh niệm. Ngày hôm nay thì cũng làm chừng đó việc nhưng có chánh niệm tức là biết mình, tỉnh và giác, nhờ có chánh niệm, có tỉnh và giác cho nên ngày hôm nay ngày mà hành giả Bát Quan Trai Giới thật sự đã đánh lạc hướng theo dõi của ác ma. Chúng ta khó lọt ra khỏi qũi đạo của ác ma, Đức Phật Ngài đã lọt ra khỏi, Chư Thanh Văn Đệ Tử các bậc Thánh Nhân đã lọt ra khỏi, ở trong đó có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, có U Bà Tắt, có U Bà Di tức là thiện nam tín nữ đã lọt ra rồi, nhưng tất cả chúng ta cho tới ngày hôm nay vẫn chưa thoát ra khỏi cái qũi đạo của ác ma, chúng ta vẫn còn đi ở trong qũi đạo đó, nhưng ngày hôm nay thì quả thật chúng ta không đi trong qũi đạo của ác ma, chúng ta đã chọn cho mình một hướng đi khác. Hướng đi của ác ma là tham sân si mạn nghi hỉ nộ ái ố ai dục lạc sắc đẹp tiếng hay mùi thơm vị ngon xúc lạc, nhưng hướng đi ngày hôm nay của tất cả chúng ta chọn không phải như vậy. Qúi vị chỉ bình tâm một chút thôi thì qúi vị thấy ở trong tám giới qúi vị giữ đó quả thật là qúi vị đã tự chọn cho mình hướng đi khác rồi, hướng đi ngày hôm nay không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi, cái hướng đi ngày hôm nay không có hỉ nộ ái ối ai dục lạc, cái hướng đi ngày hôm nay không vì sắc đẹp tiếng hay mùi thơm vị ngon và xúc lạc, tất cả những cái đó đối với chúng ta ngày hôm nay quả thật gần là vô nghĩa, thế thì qúi vị bình tâm một chút qúi vị sẽ thấy rằng chúng ta thật sự là tu rất cao, đời sống tu hành của tất cả người tại gia cư sĩ nghĩa là hành giả Bát Quan Trai Giới ngày hôm nay là ngang hàng với đời sống của Tăng lữ./.


**Vì không có số điện thoại hay địa chỉ để liên lạc xin phép, và muốn phổ biến PHẬT PHÁP đến với mọi người.
Vô Môn Thiền Tự xin phép được đăng lại một số bài viết hoặc Pháp âm của Quý Chư Tăng - Phật Tử - Thân hữu.
Trân trọng


**Đây là một bài của Phật tử sưu tầm và gửi về để chúng ta tham khảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26754)
Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).
(Xem: 29913)
Trung tâm cuả triết lý cuả Luận là Abhidhamma Pitaka,(Tạng Vi Diệu Pháp) một trong các bộ phận thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền cuả Phật Pháp. Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn được tổ chúc tại Ấn độ trong những thế kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
(Xem: 92142)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 20935)
-Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau. Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. Thiền quán sử dụng cận định và sát na định
(Xem: 28208)
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng).
(Xem: 27705)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
(Xem: 20033)
Đức Phật đã dạy trong tất cả các sinh hoạt của chúng ta – đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải để sức nóng thiêu huỷ các tật xấu ấy. Nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ thiêu huỷ chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày….Cách thức để trang bị đầy đủ là thực hành thiền định, khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm thức. Đây là cách giúp chúng ta luôn giữ lấy chánh niệm, để sẵn sàng đối phó với nhiễm ô, và như vậy chúng ta có thể hàng phục được nhiễm ô trước khi chúng xuất hiện, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ đề mục thiền quán trong tâm thức nội tại
(Xem: 20999)
Có hai đường lối để hộ trì Phật Giáo. --Một, được gọi là āmisapūjā, dưỡng nuôi, hay hộ trì bằng sự dâng cúng vật chất, như bốn món vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men. --Hai, dâng cúng bằng cách thực hành Giáo Pháp (patipatipūjā -- dâng cúng pháp hành) là dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối thiết thực nhất, người dưỡng nuôi Phật Giáo phải phát triển Giới, Định, Tuệ cho đến khi ba phần nầy luôn luôn ở với mình. Đó là người dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối chân chánh.
(Xem: 25324)
Kể từ khi vắng đức Phật và các đại đệ tử, Phật giáo thường phải đối đầu với những tình trạng đen tối với những diễn dịch sai lạc, bên cạnh đó chưa kể đến những thành phần bất hảo trong Tăng đoàn. Tuy nhiên may mắn có những vị Trưởng lão Thánh Tăng từng thời kỳ đã mang trách nhiệm và quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nền đạo pháp. Do đó, những thời kỳ kết tập kinh điển ra đời để bảo tồn các lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 28113)
Lời dạy của Đức Phật là: "Khi chúng ta thấy bất cứ điều gì, đừng có dính mắc vào điều đó, mà hãy chú tâm để phát huy sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất thật của sự vật.". Hãy theo dõi tâm để thoát khỏi sự dính mắc của trần cảnh. Khi quý vị nghe âm thanh hay hoặc dỡ, chỉ nghe bằng sự tỉnh thức. Bạn phải có chánh niệm để ngă
(Xem: 47057)
Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
(Xem: 46505)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát
(Xem: 39433)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
(Xem: 31599)
KINH PHÁP CÚ Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
(Xem: 20821)
Bởi vì thân thể con người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầy trong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiền với các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinh hành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luận ở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích của pháp thiền nầy.
(Xem: 19817)
Có 2 bộ Kinh thuộc về Đại Tạng Kinh. Khi in ấn để phát hành các loại sách, thì cũng chỉ có 2 bộ kể trên là đã có in rõ ràng các chữ: "Đại Tạng Kinh" ở trên bìa. Đó là: 1. Bộ Nikaya Sutta được dịch từ tiếng Pali. 2. Bộ Kinh A Hàm được dịch từ tiếng Trung Hoa
(Xem: 15955)
Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.