(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa

04 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 27712)

Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

Hòa thượng W. Rahula
Tỳ kheo Thiện Minh dịch
________________________________________
blank
 Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi:sự khác nhau giữa đạo phật Đại thừa và đạo phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác,chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo phật và tìm nguồn gốc của đạo phật đại thừa và đạo phật Nguyên thủy.

 Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Ngài thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm thuyết pháp độ đời và ngài nhập Níp bàn năm 80 tuổi. Chắc chắn ngài là một con người có nhiều năng lực nhất,ngày đêm thuyết pháp dạy đạo cho chúng sanh ngài chỉ ngủ có hai giờ đồng hồ trong một ngày.

 Đức Phật thuyết pháp giảng đạo cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà la môn, thương gia,những người cùng đinh, trí thức và thường dân lao động. Giáo pháp của ngài đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh của từng người. Những gì ngài thuyết giảng được gọi làphật ngôn. Thời điểm đó không có chỗ nào gọi là Trưởng lão bộ(Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana).

 Sau khi ngài thành lập giáo hội Tỳ Kheo tăng và Tỳ Kheo ni,Đức Phật đưa ra những nguyên tắc giáo điều giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Luật (vinaya). Những lời giảng dạy của ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho chư Tăng Ni và thiện Nam tín Nữ được gọi là Pháp( Dhamma).
 
HỘI NGHỊ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ NHẤT

 Trong đại hội kết tập lần thứ nhất, chỉ có hai phần Pháp và Luật đuợc trùng tuyên lại. Mặc dù không có quan điểm khác nhau về pháp(không có đề cập đến Vi Diệu Pháp) nhưng chỉ có thảo luận một ít vấn đề về giới luật. Trước khi Thế tôn viên tịch,ngài có bảo Đại Đức A Nan Đa rằng nếu tăng già muốn sửa đổi một ít giới luật nhỏ, thì các vị có thể sửa đổi .

 Nhưng lúc đó Ananda quá u sầu vì Thế Tôn sắp viên tịch mà đối với Ananda thì điều đó không thể có được nên không có hỏi bậc đạo sư giới nào là giới nhỏ. Những thành viên của hội nghị không đồng ý về điều giới luật nào là giới nhỏ, cuối cùng trưởng lão Kassapa quyết định rằng không có giới luật nào Thế Tôn đưa ra phải thay đổi, và ngài cũng không có giới thiệu thêm giới luật mới nào.Như vậy không có lý do chính đáng nào để thay đổi giới luật. Tuy nhiên trưởng lão Kassapa nhắc nhở một điều: "Nếu chúng ta thay đổi giới luật, dư luận quần chúng sẽ nói rằng đệ tử Sa Môn Gotama thay đổi giới luật trước khi ngài hỏa táng."

 Trong đại hội, giáo pháp được phân chia thành những phần khác nhau và mỗi phần được ấn định cho một vị trưởng lão và đệ tử của vị đó để ghi nhớ. Sau đó giáo pháp được truyền khẩu từ vị thầy đến đệ tử. Giáo pháp được đọc tụng hằng ngày do bởi những hội chúng thường xuyên kiểm chứng với nhau để bảo đảm rằng không có sự thiếu soát hoặc thêm bớt nào cả. Những nhà sử học công nhận rằng truyền thống khẩu truyền thì đáng tin cậy hơn một bản báo cáo do một người viết về một sự kiện xảy ra sau nhiều năm.

ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ HAI

 Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra. Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật. Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập Đại chúng bộ (Mahasanghika). Mặc dù gọi là Đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa (Mahayana). Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp.

ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ BA

 Thế kỷ thứ ba trước công nguyên, thời hoàng đế Asoka,đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức để thảo luận quan điểm khác nhau giữa những vị tỳ kheo khác phái. Trong đại hội kỳ này sự khác nhau không còn hạn chế về mặt giới luật mà còn liên quan với giáo pháp. Cuối đại hội, chủ tọa ngài Moggaliputta tissa biên soạn một quyển sách được gọi là Những Điểm Dị Biệt của một số bộ phái(kathavatthu) . Giáo pháp này được hội nghị đồng ý và chấp thuận gọi là Trưởng lão bộ(Theravada). Tạng vi diệu pháp được tính đến trong đại hội này.

 Sau đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, con trai vua Asoka, ngài Mahinda mang Tam Tạng lẫn chú giải đến Tích Lan mà chúng được đại hội trùng tuyên lại. Những kinh điển mang Tích Lan được bảo quản cho đến ngày hôm nay mà không có mất mác một trang nào. Kinh điển được viết bằng tiếng Pàli nó dựa vào ngôn ngữ Ma Kiệt Đà(magadhi) do Đức Phật thuyết giảng. Không có điều gì gọi là đại thừa ở thời điểm đó.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠI THỪA (MAHAYANA)
 Giữathế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa(mahayana) và tiểu thừa(hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh(Saddharma pundarika sutra).

 Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên đại thừa định nghĩa rõ ràng hơn. Long Mãng(nagarjuna) phát huy triết học đại thừavề tánh không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết(Madhyamika- karika) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV Vô Trước(asanga) và Thế Thân(vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà đại thừa dựa vào lập trường định nghĩa trên và về sau danh từ đại thừa và tiểu thừa được nói đến.

 Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ(Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả.Bộ phái Tiểu thừa phát triển ở Aᮠđộ và có hiện hữu độc lập trong hình thức của đạo phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Do đó, năm 1950 hội phật giáo thế giới khai mạc ở Colombo nhất trí quyết định rằng danh từ tiểu thừa phải được xóa bỏ vì nó liên quan với đạo phật tồn tại ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v. . .Đây là lịch sử tóm lược về đạo phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.
 
ĐẠO PHẬT ĐẠI THỪA VÀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY.
 Bây giờ, chúng ta tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo phật đại thừa và đạo phật nguyên thủylà gì?
Tôi nghiên cứu đạo phật đại thừa nhiều năm và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo phật nguyên thủy vàđạo phật đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
Tứ Thánh Đế cả hai trường phái thì giống nhau.
Bát chánh đạo cả hai trường phái thì cũng tương tự .
Thập Nhị Nhân Duyên cả hai đều tương đương.


Cả hai không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.

Cả hai đều chấp nhận Tam tướng và Tam vô lậu học, không có bất kỳ sụ khác biệt nào.
Đây lànhững giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.


 Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát .Nhiều người nói rằng đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị phật trong khi đó nguyên thủy thì quả vị A La Hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật toàn giác, độc giác và thinh văn giác cũng là những vị A la Hán.Kinh điển đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa. Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và thinh văn thừa. Theo truyền thống nguyên thủy ba vị này được gọi là Giác.
Có người cho rằng phật giáo nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân.Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được?Những trường phái vừa chấp nhận ba thừa vừa chấp nhận giác nhưng cho tư tưởng Bồ tát thì cao nhất.Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí trong khi đó phật giáo nguyên thủy cho Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.

BA HẠNG PHẬT
 Có ba hạng phật: Chánh đẳng chánh giác(sammasambuddha), Độc giác (paccekabuddha),, Thinh văn giác (savakabuddha). Việc chứng đắc Níp bàn giữa ba vị thì giống nhau. Chỉ có sự khác nhau là chánh đẳng chánh giác có nhiều uy đức và phẩm chất hơn hai vị kia.

 Có người nghĩ rằng tánh không Long Mãng nói thì hoàn tòan là giáo lý đại thừa.Điều đó ngài căn cứ vào tư tưởng vô ngã, thập nhị nhân duyên đã tìm thấy trong kinh tạng Pàli. Một lần đại đức A Nan Đa hỏi Đức Phật, " người ta nói rằng từ không vậy không là gì? " Đức Phật trả lời, " này Ananda không có bản ngã cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời này. Do đó thế gian là vô ngã. " Tư tưởng này do Long Mãng đưa ra khi ông viết quyển sách "madhyamika karika" nổi tiếng của mình,".So sánh tư tưởng tánh không là ý niệm của tàng thức trong phật giáo đại thừa đã có nguồn gốc trong kinh tạng nguyên thủy. Những người tu đại thừa phát huy tánh không theo hình thức triết học và tâm lý học vô cùng cao siêu.

 Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra. Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật. Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập đại chúng bộ(mahasanghika). Mặc dù gọi là đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa(mahayana) . Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp. Sau ba tháng thế tôn viên tịch, những đại đệ tử của ngài triệu tập một đại hội ở thành ràjagaha.Trưởng lão Kassapa trụ trì đại hội này. Có hai vị rất quan trọng trong đại hội này, các ngài thiên về hai lãnh vực khác nhau – hai vị này trùng tuyên lại Pháp và luật. Ananda là vị đệ tử hầu cận Đức Phật trong suốt 25 năm, ngài có trí nhớ siêu việt, có thể đọc lại những điều Đức Phật đã thuyết giảng . Upali đọc lại tất cả những giới luật Đức Phật đã ban hành.

• Tác giả: Đại đức Thiện Minh dịch
• Nguồn tin: Ven. Dr.W.Rahula




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 78253)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 80786)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 74760)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 51613)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối? Nếu những lời Kinh tụng chính là những bài Kinh do chính Đức Phật thuyết giảng (Giáo Pháp), khi chúng ta tụng, có nghĩa là chúng ta trùng tuyên hay lập lại
(Xem: 152107)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(Xem: 32124)
45 năm, 45 mùa an cư kiết hạ của Đức Thế Tôn đã trải qua. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại được nhưng những bước chân của Ngài và chư Tăng trên khắp nẻo đường để thuyết pháp tế độ chúng sanh vẫn lưu lại. Đó là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng về một bậc vĩ nhân duy nhất trong tam giới này.
(Xem: 112270)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(Xem: 24718)
Tứ Vô Lượng Tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có lối sống của bậc thánh, trong kiếp hiện tại. Tứ Vô Lượng Tâm có khả năng biến đổi người thường ra bậc siêu nhân, phàm ra thánh. Bốn đức độ cao thượng ấy cũng được gọi là Appamannà (vô lượng). Gọi như vậy bởi vì Từ, Bi, Hỷ, Xả rộng lớn bao la, không bờ bến, không biên cương, không bị hạn định.
(Xem: 21862)
Kinh văn Pāli có ý nghĩa rõ ràng, không phải là mật chú. Người đọc tụng các bài Kinh Pāli nếu hiểu được ý nghĩa thì tín tâm sẽ được hun đúc, trí tuệ sẽ được phát triển, và phước báu càng thêm tăng trưởng. Nhờ vậy thời công phu tụng Kinh sẽ được thành tựu oai lực trọn vẹn, không những có kết quả hộ trì trong thời hiện tại, mà còn là nhân duyên để không bị xu huớng theo tà kiến ngoại đạo, để được gặp Phật, rồi nhờ vào thiện pháp đã tích lũy mà được thoát khỏi các nỗi khổ đau, và thành tựu quả vị giải thoát không còn sanh tử luân hồi trong ngày vị lai
(Xem: 26634)
Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - Nam Tông, câu kệ lễ Phật "Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa" (phiên âm theo tiếng Việt: Ná-mô tá-sá phá-gá-vá-tô á-rá-há-tô sâm-ma sâm-bút-thá-sá) được dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nam tông Việt Nam là "Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagava đó, Ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy"
(Xem: 22858)
12 nhân duyên sanh tử luân hồi được hình thành hay cụ thể hoá trong vòng bánh xe luân hồi. Sau này đối với bên Hán học bên Bắc Tông cụ thể là HT Minh Châu dịch là Duyên Khởi và sau này đối với Ngài Tịnh Sự thì đôi khi Ngài dịch là Duyên Sinh, đôi khi Ngài dịch là Liên Quan Tương Sinh, rồi sau cuối cùng của đời Ngài dịch là Y Tương Sinh
(Xem: 21846)
Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào ngày kết thúc an cư mùa mưa, chư Tăng phải hội lại tại trú xứ mà mình nhập hạ để làm lễ tự tứ (pavāraṇā). Ngày Tự tứ có thể thực hiện vào ngày rằm tháng 9, cuối tháng 10 hoặc là trễ lắm là vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, nghĩa là phải làm lễ tự tứ trong thời gian mùa mưa, không được quá mùa mưa. Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.
(Xem: 19704)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.
(Xem: 24865)
Đây là lễ hội hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ dâng y kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời đại lễ dâng y cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.
(Xem: 92673)
Trong chín chương ngắn chiếm khoảng 50 trang in, tác giả cung cấp tóm lược quán xuyến cả một bộ phận phức tạp cuả học thuyết Phật giáo . Tài năng cuả ông là tóm lấy được cốt tuỷ cuả hế thống ấy, và sắp xếp chúng theo một định dạng dễ hiểu cho đến nổi tác phẩm cuả ông đã trở thành quyển sổ tay chuẩn mực cho việc nghiên cưú luận tạng trong toàn bộ các quốc gia Phật giáo Therevada ở Nam và Đông Nam Á.
(Xem: 30165)
Sự thờ phượng nói lên lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo. Phần hình thức tuy không tuyệt đối cần thiết nhưng là trợ duyên thù thắng cho sự hành trì Phật Pháp. Chỗ thanh tịnh rất tốt cho sự lễ bái và tập thiền. Sự tỉnh lặng rất cần thiết cho sự tập trung tinh thần. Trang nghiêm là điều cần lưu tâm trong sự thờ phượng
(Xem: 20447)
Đó không phải chỉ là một vấn đề ngữ nghĩa học. Theo cách dùng thông thường, từ mindfulness trong tiếng Anh có ý nghĩa đơn giản là biết, hay lưu ý. Sati có ý nghĩa phong phú hơn, vì thế những ai muốn thực hành thiền Phật giáo cần phải hiểu rõ từ này và những từ liên quan khác dựa trên những văn liệu có thẩm quyền nhất có thể có được. Nếu không, thiền Phật giáo sẽ nhanh chóng phát triển thành một loại tư tưởng “đây và bây giờ” hồ đồ, mà nơi đó, sự thâm sâu và phong phú của những truyền thống thiền Phật giáo siêu việt sẽ bị mai một.
(Xem: 36688)
Có một hành giả học giả (vì biết vị này có ngồi thiền và cũng có nghiên cứu Kinh điển) làm research cho biết rằng: Ở bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm, còn chữ sammāsati (23) sammāsatiyā (3) sammāsatiṃ (2) sammāsatissa (2), chỉ gặp có 30 lần. Cũng như đã gặp ở 1 đề tài gần đây về chữ satimā (được dịch là “chánh niệm”, thay vì CÓ NIỆM. khiến số lượng các chữ “chánh niệm” nhiều hơn đến 202 lần. Trong ngôn ngữ thường ngày hình như chữ “chánh niệm” được sử dụng cũng nhiều, ví dụ như vị Trụ Trì của Sư ngày xưa thường hay nhắc nhở rằng: “Mấy Sư phải có chánh niệm một chút.” Vậy nên hiểu NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM như thế nào đây ?
(Xem: 105014)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101799)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc