(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Thảo-luận về _ Niệm và Chánh Niệm

10 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 36681)


T
hảo-luận về ý nghĩa của

NIỆM (sati) và CHÁNH NIỆM (sammasati)
 


Bhikkhu Indacanda:

THẮC MẮC: NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM KHÁC NHAU CHỖ NÀO ?

Có một hành giả học giả (vì biết vị này có ngồi thiền và cũng có nghiên cứu Kinh điển) làm research cho biết rằng: Ở bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm, còn chữ sammāsati (23) sammāsatiyā (3) sammāsatiṃ (2) sammāsatissa (2), chỉ gặp có 30 lần. Cũng như đã gặp ở 1 đề tài gần đây về chữ satimā (được dịch là “chánh niệm”, thay vì CÓ NIỆM. khiến số lượng các chữ “chánh niệm” nhiều hơn đến 202 lần. Trong ngôn ngữ thường ngày hình như chữ “chánh niệm” được sử dụng cũng nhiều, ví dụ như vị Trụ Trì của Sư ngày xưa thường hay nhắc nhở rằng: “Mấy Sư phải có chánh niệm một chút.”
Vậy nên hiểu NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM như thế nào đây ?

THẢO LUẬN

Áo Trắng Nguời: Thưa Sư: Con nghĩ giữa 2 từ NIỆM va CHÁNH NIỆM chắc sư đã thông hiểu rõ, nhưng sư đặt ra câu hỏi như vậy để củng cố tri kiến và đào sâu thêm vấn đề hơn nữa. Thật ra câu trả lời tức là câu hỏi

Áo Trắng Nguời:
Con xin tiếp vì lỡ tại Enter. Theo con hiểu thì NIỆM (có mặt trong NGŨ CĂN, NGŨ LỰC, THẤT GIÁC CHI và CHÁNH ĐẠO) tức là ghi nhận, ghi nhớ, soi sáng đối tượng qua 6 căn (theo thiền minh sát) còn thiền chỉ thi`chỉ riêng một đối tượng là tục đế, một cách chặt chẽ liên tục. Còn CHÁNH NIEM thi` vừa có NIỆM +TRÍ TUỆ , nằm trong chi của 8 CHÁNH ĐẠO.
Cho nên NIỆM phải đi trước CHÁNH NIỆM.

Bhikkhu Indacanda To <vị hành giả học giả làm research>: Có nhiều trường hợp từ “sammāsati” được viết rời ra thành “sammā sati” thì computer sẽ không nhận ra.

CÂU HỎI: Làm thế nào để biết được “bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm”???

Nguyen Huong :
Thưa sư, trong một số kinh điển, “chánh niệm” được định nghĩa như sau: “Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời… quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên các tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là “chánh niệm”. link: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung141.htm. Trong Kinh Đại Niệm xứ của Trương bộ kinh cũng có định nghĩa tương tự. Do đó, khi có chánh niệm là khi tâm đang an trú trên một trong những đối tượng thuộc Tứ Niệm Xứ vốn bao gồm toàn bộ trường (field) có thể quán niệm hay kinh nghiệm trực tiếp. Có thể vì lý do này nên trong những nơi có chữ satimā mà ngữ cảnh trước hay sau đó có gắn với các niệm xứ thì được dịch chung là “chánh niệm”.
141. Kinh Phân biệt về sự thật www.budsas.org
“Một thời, Thế Tôn ở Baranasi (Ba la nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển). ….”

Vô Vô Không: Niệm Phật, Pháp, Tăng, Thân Thọ Tâm Pháp… niệm thần chú, niệm tà ma ngoại đạo: nhớ, giữ tâm ý vào cái gì, có khi chuyện tốt chuyện xấu. Chúng ta có thói quen niệm Phật tức là tụng đọc danh hiệu phật nhưng nó là tùy căn cơ chúng sinh, mặt hạn chế là thói quen suy nghĩ dựa vào ngôn ngữ, Phật thì luôn dạy sự thật cho các tỳ kheo sống một mình: ban đêm phải biết là ban đêm không nên nghĩ nó là ban ngày cho bớt sợ. Chánh niệm: ban đầu là nhớ giữ tâm ý trên thân thọ tâm pháp,nhớ những lời dạy giúp giải thoát mình và người, sau là cái biết biết cái biết( sự đơn thuần ghi nhận và thấy rõ không ngôn từ, hình ảnh) cảm nhận, biết, thấy cái gì sắp khởi lên.(con chỉ trình bày kinh nghiệm, sở học kinh điển còn ngu dốt: không dám search, enter, copy, paste nên không trích dẫn)
phần mềm Instant Document Search; Cwlcount; Text Filter.. mà con đã giới thiệu sư rồi, tiện ích hơn nhiều search google con nghĩ vị đó dùng những phần mềm này hay cũng có thể vị ấy có trí nhớ như ngài Anan. )cái này phải hỏi vị ấy. Con cảm nhận sư quá vất vả rồi hay sư buông cái giỏ đi cho khỏe, tu giải thoát trước cho mình rồi làm gì làm có tốt hơn không.

Bhikkhu Indacanda
To Vô Vô Không: “Niệm Phật, Pháp, Tăng,” NIỆM Thân Thọ Tâm Pháp,” và Niệm thần chú là 3 trường hợp NIỆM khác nhau. Chắc phải chờ VIỆN HÀN LÂM soạn thảo xong từ điển Phật học rồi mới luận được.

Vô Vô Không Dạ thưa sư! Con chỉ trình bày cách hiểu phổ thông của một người phật tử bình thường đối với mê hồn trận từ niệm để sư xem xét những chỗ đúng sai từ phạn tự:
Niệm 1: nhớ, giữ tâm ý (từ chữ hán);
Niệm 2: tụng, đọc (tịnh độ);
Niệm 3: vọng tưởng( không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm-thiền tông);
niệm 4:có ý tứ (dân gian);
Niệm 5: biểu đạt sự vận hành thân thọ tâm pháp bằng ngôn từ: đi niệm đi, thở vô niệm vô (nguyên thủy), nhớ nghĩ bàn pháp liên quan giải thoát;
Niệm 6: tưởng, quán niệm hình ảnh chư phật bồ tát(tịnh độ-mật tông).
Niệm 7: trực giác, cảm nhận, thấy, biết cái gì diễn ra đúng chánh pháp không; cái biết biết cái biết, đơn thuần ghi nhận kèm theo tỉnh thức. Con kính mong sư và các vị dạy bảo hiểu từ
niệm theo kinh điển thế nào cho đúng chánh niệm, chánh kiến ạ!

Vô Vô Không:
Còn theo kinh nghiệm con hiểu trước là tự biết cảnh tỉnh những gì xãy ra với căn trần thức sau là biết mình đang suy xét ghi nhận cái gì. Kính mong các vị chỉ bảo. Con xin chân thành cảm ơn sư và con sẽ cố gắng lắng nghe và tu tập nhiều hơn không thì cái nghiệp liên quan rất nặng của con không gánh hết. ). _()_ _()_ _()_

Bhikkhu Indacanda
Vô Vô Không ơi, vào tới cái Group này rồi mà còn kính mong sư và các vị dạy bảo, việc đó phải qua bên paltalk mà giơ tay lên hỏi. Còn 7 niệm mà Vô Vô Không trình bảy ở trên thì làm ơn nói rõ giùm là viết theo tư kiến, hay là viết theo trí nhớ, hoặc ghi lại từ sách vờ, thì cho trích dẫn, nếu quên trích dẫn thì nói là quên. Gần đây, tình trạng phô bày kiến thức mà không nêu rõ nguồn gốc thấy khỏ xử lắm. Delete thì sợ mất lòng, đọc dài lòng thòng thì không có thời gian, còn tiếp thu kiến thức mà chưa xác định thì không dám vì hard disk gần full rồi.
Bhikkhu Indacanda

THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA 1 THÀNH VIÊN CỦA GROUP PALI – CHUYÊN ĐỀ: 

So micchādiṭṭhiyā pahānāya vāyamati, sammādiṭṭhiyā, upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo.
So sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati.
Itiyime tayo dhammā sammādiṭṭhiṃ anuparidhāvanti anuparivattanti,
seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati. (Mahācattārīsakasuttaṃ, Majjhimanikaya iii, 72, PTS)

“Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy.
Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy.
Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến,
tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.” (Trung Bộ 3, Đại kinh Bốn mươi, bài 117).
 

One makes an effort to abandon wrong view and to enter upon right view: this is one’s right effort.
Mindfully one abandons wrong view, mindfully one enters upon and abides in right view: this is one’s right mindfulness.
Thus these three states run and circle around right view,
that is, right view, right effort, and right mindfulness. (Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, trang 935)

CHÚ THÍCH:

- Có lẽ phần tiếng Anh đã giải quyết xong mọi thắc mắc về câu tiếng Việt.
- Sato, cũng được dịch là chánh niệm, liên quan đến câu hỏi về số lượng của từ Chánh Niệm trong văn bản tiếng Việt.

Hạnh Trương ‎: sato, cũng được dịch là “chánh niệm”, liên quan đến câu hỏi về số lượng của từ Chánh Niệm trong văn bản tiếng Việt.
Ý Sư là sao ? “được dịch là chánh niệm” là đúng hay sai ? Sư kết luận đi, rồi con làm tiếp việc của con, hihi

Bhikkhu Indacanda:
sato, sati, satimā đều có liên quan đến chữ niệm. Trong đoạn văn này có sự hiện diện của cả 2 từ là sato và sammāsati.

Hạnh Trương: Giời ạ, Sư né gớm, hihi, để con vậy

Bhikkhu Indacanda:
Bị trúng tên 2 lần rồi, nên bây giờ thấy cái gì cong cong cũng tưởng là cây cung.

Hạnh Trương: Mà Sư không nói thì cứ để mọi người hiểu sai, tập sai mãi vậy sao Sư? Sư không thấy có một cái post ra rả “chánh niệm”, trong khi họ chưa hiểu chánh niệm là gì, mà Sư lại làm ngơ, huhu. Ngoài BS Phạm Doãn giờ HT cũng phải khóc sao

Khai Tong:
Niệm mà đoạn trừ được tà kiến thì có thể gọi niệm đó là chánh niệm?
Con nghĩ chúng ta cần làm rõ nghĩa chữ “niệm” trước. Theo tiếng Việt “niệm” có nghĩa là gì?

Bhikkhu Indacanda:

Theo tài liệu Vi Diệu Pháp Nhập Môn:
109- Sở Hữu Niệm (Sati).
V- Thế nào là Sở Hữu Niệm?
Đ- Sở Hữu Niệm là sự biết ngay, biết đến, biết đặng, biết rõ. Trạng thái nhận thức sự vật hiện hữu tức là tư cách theo dõi, quan sát, chăm chú theo hành động của Thân và Tâm. Niệm có bốn đối tượng: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Bhikkhu Indacanda Theo tài liệu Siêu Lý Học:
63- SỞ HỮU NIỆM (Sati)
I. Định nghĩa: Sở hữu Niệm là trạng thái tâm ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Niệm
1- Chơn tướng: Là cách không sơ ý
2- Phận sự: Là làm cho không quên, hay là ghi nhớ.
3- Sự thành tựu: Là cách trao đổi tâm hằng khắn khít với cảnh.
4- Nhân cần thiết: Là nhớ vững chắc.
Thí dụ: Như người lính gác cổng biết rõ kẻ ra người vào.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Niệm có hai:
1- Tà Niệm
2- Chánh Niệm phân ra có 4: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp

Hạnh Trương: Theo cái vi diệu pháp nhập môn không phải Sư ha, có thể nói là sai hoàn toàn , hihi
Theo Siêu Lý Học thì rõ ràng, nhưng chỗ Phân tích chi pháp, thì Chánh Niệm phân ra 4, là 4 chi pháp, không phải đó là định nghĩa (chánh niệm cũng như tà niệm )

Hạnh Trương ‎:
13- Hỏi: Sati (niệm) có những ý nghĩa gì?
Đáp: Xuất phát từ ngữ căn sar, nghĩa là nhớ đến [68] , từ ngữ căn sar có động từ sarati (căn sar + a) là “ghi nhớ, mang theo” [69] .
Sati là một danh từ mang nhiều ý nghĩa, trước tiên là “sự chú ý ghi nhớ”, ngoài ra còn một số ý nghĩa khác như “thận trọng ghi nhận, sự tỉnh táo…”.

Ngài Buddhaghosa có định nghĩa sati (niệm) như sau [70] :
“Sarantitāya, sayaṃ vā sarati saraṇamattameva vā esāti sati: Gọi là niệm vì đã nhớ lại do gìn giữ, hoặc chính nó nhớ lại, hoặc theo dõi (esāti) “.
Hay: “Saraṇakavasena sati: Niệm là trú nơi cần phải nhớ.” [71] . Như Tứ niệm xứ là: “Bốn nơi cần phải nhớ”, Buddhanussati: “Hồng ân Phật là nơi
cần phải nhớ thường xuyên” (tùy niệm Phật)…

[ Như Tứ niệm xứ là: "Bốn nơi cần phải nhớ" ( chứ không phải là Chánh Niệm) - HT]
[68]- HT. Thích Minh Châu (d), Thắng pháp tập yếu luận (1971), Viện Đại Học Vạn Hạnh, tr.38.
[69]- Đại Trưởng lão Bửu Chơn (dịch); Từ điển Pāli – Viện Nam (1997), tr. 317.
[70]- Vsm. Mô tả các uẩn.
[71]-Atts. Giải thích mô tả xoay quanh thiện Dục giới (kāmāvacarakusalaṃ niddesavārakathā).
– Tâm Sở Vấn Đáp – Tỳ Kheo Chánh Minh

Định Phúc

‎[251] – Thế nào là niệm trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Đây là niệm trong khi ấy. (Pháp Tụ – HT Tịnh Sự dịch Việt)
Bhikkhu Indacanda: Bhikkhu Bodhi cũng đã dịch bản gốc Pali của Thắng pháp tập yếu luận, nếu có thể tham khảo luôn bản dịch đó thì càng tốt.

Hạnh Trương
‎30. Sati – Derived from Ö sar, to remember.

Sati does not exactly correspond to the Western conception of memory. Mindfulness is a better equivalent for sati. It has to be developed. In the Satipatthāna Sutta are described in detail various methods to develop this sati. When it is highly developed one acquires the power of remembering past births. It is this sati that is regarded as one of the factors of the Noble Eightfold Path.

Sati tends to present before oneself good things without allowing them to be forgotten. Its chief characteristic is ‘not floating away’ (apilāpana). Unlike pumpkins and pots that float on water, sati plunges into the object of thought.
It should be noted that this particular sati is not found in immoral types of consciousness.
What is found in immoral consciousness is micchā sati (wrong mindfulness).
Dhammasangani explains sati as follows:-
“The mindfulness which on that occasion is recollecting, calling back to mind; the mindfulness which is remembering, bearing in mind, the opposite of superficiality and of obliviousness; mindfulness as faculty; mindfulness as power, right mindfulness”.

(Buddhist Psychology, p. 16).
Commenting on sati, Mrs. Rhys Davids says:-
“Buddhaghosa’s comment on sati, in which he closely follows and enlarges on the account in Mil. 37, 38, shows that the traditional conception of that aspect of consciousness had much in common with the Western modern theory of conscience or moral sense. Sati appears under the metaphor of an inward mentor, discriminating between good and bad and prompting choice. Hardy went so far as to render it by ‘conscience’, but this slurs over the interesting divergence’s between Eastern and Western thought. The former is quite unmystical of the subject of sati. It takes the psychological process or representative functioning (without bringing out the distinction between bare memory and judgment), and presents the same under an ethical aspect”. (Buddhist Psychology, p. 16).

Hạnh Trương:
Có lẽ tới đây là chúng ta cũng đã thấy NIỆM là gì rồi, và đặc biệt cho đa số, điều này chắc sẽ là một điểm khiến họ phải thay đổi cách nhìn cũ, coi rằng Niệm là cứ nhắc đi nhắc lại hoài một câu, một chữ.

Nếu ai đó muốn nhắc đi, nhắc lại 6 chữ nào đó, và coi đó là cứu cánh thì cũng là việc cá nhân, nhưng chỉ xin lưu ý, xem lại để từ đó không làm sai lạc định nghĩa về “niệm” mà chúng ta gặp nhiều trong kinh Pali. Việc đánh tráo khái niệm như vậy …

“10. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.

11. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu chơn chánh. Nếu văn cú được phối trí chơn chánh thời ý nghĩa được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến an trú, không hỗn loạn, không biến mất của diệu pháp.” – Kinh Tăng Chi – Chương hai pháp – Phẩm Tranh luận.

Còn về CHÁNH NIỆM, hiện tại chúng ta có hai định nghĩa về chánh niệm như sau :

1. Rải rác trong tam tạng :
“katamā ca, bhikkhave, sammāsati? idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.”

2. Trong Đại Kinh Bốn Mươi.
“so sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati.”

Các bản dịch
1. Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống
quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
quán tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

( Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch )

- Có 2 động từ (finite verbs) là viharati (sống) và vineyya (để chế ngự, CÓ THỂ LOẠI TRỪ, CÓ THỂ DỜI ĐI, CÓ THỂ DẸP ĐI, thuộc thể potential, không phải thể affirmative)

- Các từ này được xem tương đương tính từ, bổ nghĩa cho vị tỳ khưu: kāye kāyānupassī (quán thân trên thân, Ý NGHĨA CỦA QUÁN, NÊN HIỂU CHỮ QUÁN NHƯ THẾ NÀO, THẾ NÀO GỌI LÀ QUÁN?) ātāpī (nhiệt tâm) sampajāno (tỉnh giác, Ở ĐÂY CÓ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI TỪ TUỆ TRI, TỰ MÌNH TUỆ TRI) satimā (chánh niệm, CÓ NIỆM)

- vineyya loke abhijjhādomanassaṃ: vineyya (để chế ngự, CÓ THỂ LOẠI TRỪ, CÓ THỂ DỜI ĐI, CÓ THỂ DẸP ĐI) abhijjhādomanassaṃ (tham ưu) loke (ở đời).

(Lưu ý của Sư Indacanda)
———
kāyānupassī = kāya + anupassii là nhìn theo hay nhìn sâu vào đối tượng thân, hay quan sát các đối tượng sinh-vật lý (kāya) mà con người chấp thủ vào xem như ‘thân thể của ta’.Con thích ý nghĩa theo thể potential của vineyya = CÓ THỂ LOẠI TRỪ, vì không phải hành giả bao giờ cũng thành công trong việc loại trừ tham-ưu khi liên hệ với thân. Với sự có mặt của ba yếu tố ātāpī (nhiệt tâm) sampajāno (tỉnh giác), và satimā (có niệm), hành giả có thể loại trừ được tham-ưu ở thế giới (tiểu thế giới của một cá thể bao gồm mối liên hệ thân-tâm).
( ý kiến của Sư cô Nguyen Huong)

2. “Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy “
(và tương tự cho các chi khác như tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng)
( Hòa Thượng Thích Minh Châu )

One makes an effort to abandon wrong view and to enter upon right view: this is one’s right effort.
Mindfully one abandons wrong view, mindfully one enters upon and abides in right view: this is one’s right mindfulness.
Thus these three states run and circle around right view,
that is, right view, right effort, and right mindfulness. (Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, trang 935)

CHÚ THÍCH:

- Có lẽ phần tiếng Anh đã giải quyết xong mọi thắc mắc về câu tiếng Việt.

- sato, cũng được dịch là chánh niệm, liên quan đến câu hỏi về số lượng của từ Chánh Niệm trong văn bản tiếng Việt.
( Ý của Sư Indacanda )

Vậy CHÁNH NIỆM là gì? Sau khi chúng ta đã hiểu NIỆM, HT chỉ có thể chắc chắn một điều là chánh niệm đó không phải là từ “chánh niệm” đang phổ biến khắp nơi trong các tài liệu, bài viết về Phật Giáo như hiện tại. Cái này cần sự thảo luận của cả nhóm, mong các Sư ra tay thêm một lần nữa.

Bhikkhu Indacanda
‎(1) Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati,
(2) bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati,
(3) ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
(4) Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,
(5) vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,
(6) samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
(7) ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati. (Dīghanikāya, Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ, tập 2, trang 298, PTS.)
 
(1) Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân;
(2) hay sống quán thân trên ngoại thân;
(3) hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân.
(4) Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân;
(5) hay sống quán tánh diệt tận trên thân;
(6) hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
(7) “Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. (Trường Bộ, Kinh Đại Niệm Xứ, bài số 22)
- Các đoạn từ (1) đến (7) được phân ra bởi từ <vā> = <hay, hay là, hoặc là>.
- Ở đoạn (7) phần dịch tiếng Việt không dịch từ <vā> này.
- Lời dịch tiếng Việt của đoạn (7) có vấn đề. Mong quý Bà Con Cô Bác tìm hiểu giúp cho ý nghĩa của đoạn văn số (7) này; tham khảo bản dịch tiếng Anh cũng tốt vậy.

Hạnh Trương: Sư giải quyết chỗ này đi Sư… vụ này rất rất là quan trọng

Định Phúc: Với suy nghĩ của cá nhân con, đoạn (7) sẽ dịch như vầy: hay là vị ấy sống an trú niệm rằng “có thân đây” chỉ với mục đích hướng đến chánh trí, chánh niệm, và sống không phụ thuộc, không bám chấp bất cứ vật gì trên đời. Như vậy, này các Tỳ kheo, là vị tỳ kheo sống quán thân trên thân. Xin được chỉ dẫn thêm ạ

Hạnh Trương: Sư Định Phúc xem chánh trí và chánh niệm ở trên có chữ sammā không , nếu không có ..

Định Phúc: ah đúng vậy, lọng cọng ở chỗ này. mình cứ nghĩ “sati là chánh” không thì chết thiệt. mà nếu dịch là “hướng đến trí và niệm” thì hơi bị kỳ kỳ

Hạnh Trương

Or his mindfulness that ‘There is a body’ is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself.
Bhikkhu Thanissaro
Bhikkhu Indacanda Đoạn này đã nghiên cứu rồi mà không chịu nhớ gì hết trơn. Như vậy là đã đọc rồi mà không để ý, hoặc là chưa thông mà cho qua luôn. Để cho tự đi tìm lấy ở đề tài cũ, không rảnh để giúp. Hahaha.
Hạnh Trương Sư làm khó nhau quá đó, hehe
Định Phúc để con tự xem lại những đề tài cũ, những lần trứơc con chưa vào G

Hạnh Trương
http://www.facebook.com/groups/paliviet/?view=permalink&id=146880535399066
“Như thế, vị ấy HOẶC LÀ sống có sự quan sát thân ở thân thuộc nội phần, HOẶC LÀ sống có sự quan sát thân ở thân thuộc ngoại phần, HOẶC LÀ sống có sự quan sát thân ở thân thuộc nội phần và ngoại phần, HOẶC LÀ sống có sự quan sát hiện tượng sanh lên ở thân, HOẶC LÀ sống có sự quan sát hiện tượng diệt tắt ở thân, HOẶC LÀ sống có sự quan sát hiện tượng sanh lên và diệt tắt ở thân, HOẶC HƠN NỮA sự ghi nhận của vị ấy về ‘Có cái thân’ là được hiện hữu chỉ với một lượng nhỏ về trí, với một lượng nhỏ về niệm, và (vị ấy) sống không lệ thuộc (vào tham ái, v.v…), và (vị ấy) không bám víu vào bất cứ điều gì ở thế gian. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu sống có sự quan sát về thân là như vậy. (Tk. Indacanda)
anupassati (anu + passati): passati có nghĩa là ‘nhìn, xem, coi,’ còn anu là ‘dõi theo, lần theo’ nên ghi nghĩa của anupassati là ‘quan sát’ thay vì ‘quán’ hay ‘tùy quán.’

————–
Chú ý: CÁCH CHẤM CÂU ở Pali:

- Văn bản của Thái Lan thì cả đoạn văn trên từ iti ajjhattaṃ … viharati không dấu chấm câu ở bên trong, cho dù là dấu phẩy.

- ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti. Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. (VRI CD, Myanmar)

- Atthi kāyo ti vā pan’ assa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvad – eva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati na ca kiñci loke upādiyati. (PTS, Anh)”

Bhikkhu Indacanda Bhikkhu Rama cũng có tham gia dịch lại đoạn <với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm>, xem ở những comments ở bên dưới.

Hạnh Trương
Câu của Sư Indacanda dịch có “vấn đề”, cần hết sức lưu tâm, hihi. Cái chỗ “một lượng nhỏ về trí” và “một lượng nhỏ về niệm”. Và từ quan sát thay cho tùy quán.
Còn tại sao Sư lại thêm mấy chữ trong ngoặc vào ạ?

Nguyen Huong
*‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya
paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Atthi kāyo’
*Trong văn phạm Pali, hành giả quán sát thân như ngôi thứ ba, nghĩa là tương đối khách quan, thấy thân như một đối tương nghiên cứu, thẩm sát chứ không thấy thân như là một sở hữu của ta.
* Quan niệm như vậy là nhân gần đưa đến sự hiểu biết vừa đủ, giác niệm vừa đủ cho đời sống không bám níu, không phụ thuộc vào thế gian.

Hạnh Trương Cảm ơn BS Phạm Doãn đã tổng hợp lại.
HT nhớ ra đoạn kinh này liên quan tới Niệm, có 1 ví dụ khá rõ ràng, và có thể giúp chúng ta lần ra manh mối của Chánh Niệm chăng.

“upamā kho me ayaṃ, sunakkhatta, katā atthassa viññāpanāya. ayaṃyevettha attho — vaṇoti kho, sunakkhatta, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ; visadosoti kho, sunakkhatta, avijjāyetaṃ adhivacanaṃ; sallanti kho, sunakkhatta, taṇhāyetaṃ adhivacanaṃ; esanīti kho, sunakkhatta, satiyāyetaṃ adhivacanaṃ; satthanti kho, sunakkhatta, ariyāyetaṃ paññāya adhivacanaṃ; bhisakko sallakattoti kho, sunakkhatta, tathāgatassetaṃ adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassa.
“I have given this simile to convey a meaning. The meaning is this: the wound stands for the six internal sense media; the poison, for ignorance; the arrow, for craving; the probe, for mindfulness; the knife, for noble discernment; the surgeon, for the Tathagata, worthy and rightly self-awakened.

- Translated by Bhikkhu Thanissaro
Này Sunakkhatta, Ta nói ví dụ này với mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa. Nghĩa ở đây như sau: Vết thương, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với sáu xúc xứ (phassayatana); thuốc độc, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với vô minh; mũi tên, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với ái; vật dụng dò tìm, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với niệm; con dao, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Vị y sĩ giải phẫu, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
-Kinh Thiện Tinh. Trung Bộ 105. (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

Definition of PROBE from Merriam-Webster.
1.
: a surgical instrument that consists typically of a light slender fairly flexible pointed metal instrument like a small rod that is used typically for locating a foreign body (as a bullet embedded in a part of the body), for exploring a wound or suppurative tract by prodding or piercing, or for penetrating and exploring bodily passages and cavities
2.
: a device (as an ultrasound generator) or a substance (as radioactively labeled DNA) used to obtain specific information (as detection of a virus or location of specific segments of a nucleic acid) for diagnostic or experimental purposes <the radioactive probe revealed the distribution of molecules in the membrane>

Hình ảnh và tài liệu về probe thời cổ :
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2498212/pdf/annrcse01530-0059.pdf
Có gì BS. Phạm Doãn giải thích thêm chỗ này ạ.

Hạnh Trương Theo con, concept “cho ĐỜI SỐNG không bám víu, lệ thuộc vào thế gian” có lẽ không phù hợp trong hoàn cảnh này.
Bài Kinh đang nói tới việc TU TẬP TUỆ TRI thông qua việc quan sát (mà không bám vào, không chấp vào các khái niệm đã có, hay như Sư Indacanda hay nói, là không label) các sự sanh, diệt, trụ của các HIỆN TƯỢNG trên BỐN NIỆM XỨ thân, thọ, tâm, pháp.

Hạnh Trương Tiếp tục về đề tài Chánh Niệm…
1. Rải rác trong tam tạng :
“katamā ca, bhikkhave, sammāsati? idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.”
2. Trong Đại Kinh Bốn Mươi.
“so sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati.”

Vì hai định nghĩa đều từ trong Tạng Kinh, từ hai bài kinh do chính Đức Phật thuyết, rất khó để chúng ta bỏ được định nghĩa này, theo định nghĩa kia. Vậy có thể là gì ?

- Tìm nghĩa chung của hai định nghĩa để có thể hiểu được đích thực đâu là chánh niệm ? ( trường hợp ý tại, ngôn ngoại )
- Một định nghĩa nằm trong định nghĩa kia ? ( trường hợp cả hai đều tuyệt đối chính xác)
- Phối hợp cả hai cách.

Mong các Sư và các đạo hữu giúp một tay khai phá nốt đề tài lý thú này, vì từ Chánh Niệm là từ mà hầu như ai cũng nghe hàng ngày, nếu không có một định nghĩa thống nhất về nó thì quả thật là khó cho chúng ta quá.
Kusalaguṇa Bhikkhu

Niệm (sati) là một trong 19 thiện tâm sở, và theoBhikkhu Bodhi, đó là sự hiện diện của tâm hay sự chú tâm trên đối tượng, chứ không phải sự nhớ nghĩ về những gì thuộc quá khứ. Đặc tính của nó là không chao đảo (apilāpana-lakkhaṇa) trên đối tượng, chức năng của nó là ‘không quên’ (asammosa-rasa), sự biểu hiện của nó là bảo vệ (ārakkha-paccuppaṭṭhāna) các thiện tâm sở đi chung với nó, và nguyên nhân gần để nó phát sinh là tứ niệm xứ – thân, thọ, tâm, pháp (kāyādi-satipaṭṭhāna-padaṭṭhāna) (DhsA.165; Vism.ii.94). Gốc từ ‘sar’ (nhớ) của ‘sati’ là nói đến chức năng ‘không quên’ ở trên.

Niệm (sati) và chánh niệm (sammāsati) có nghĩa như nhau. Khi sử dụng chánh niệm là để phân biệt tà niệm (micchāsati) và ngược lại. Còn khi dùng ‘niệm’ (sati) một mình thì nó đồng nghĩa với chánh niệm. Trong phần mở đầu của kinh Tứ Niệm Xứ, ‘satimā’ (có niệm) được dùng riêng rẽ, tương tự như vậy trong Thất Giác Chi, Ngũ Căn, Ngũ Lực… Riêng trong Bát Chánh Đạo, chánh niệm (sammāsati) được dùng để phân biệt với tà niệm. Tà niệm ở đây không liên quan gì với thân thọ tâm pháp và các đề mục thiền, mà theo Chú giải MA.i.192 thì tà niệm là sự nhớ nghĩ đến các bất thiện pháp trong quá khứ.

Chữ ‘niệm’ trong Ngũ Căn (tín, tấn, niệm, định và tuệ) là yếu tố quan trọng nhất để dung hòa 4 căn còn lại, và nó càng nhiều chừng nào càng tốt chừng đó. Riêng từng cá nhân của 4 căn còn lại thì không được vượt mức cho phép. Cặp ‘tín và tuệ’, cặp ‘tấn và định’ phải tương hợp với nhau. Nếu tín nhiều quá sẽ làm tâm mù quánq và tuệ nhiều quá sẽ làm tâm nghi kỵ. Tương tự như vậy, nếu tấn nhiều quá sẽ làm tâm trạo cử và định nhiều quá sẽ làm tâm hôn trầm.

Trong các đề mục thiền ta thường thấy một từ khác liên quan đến ‘niệm’ đó là ‘tùy niệm’ (anussati), ví dụ, tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati), tùy niệm ân đức Pháp (Dhammānussati) vân vân, và ta cũng thấy từ ‘sati’ trong một số đề mục thiền khác, ví dụ, niệm hơi thở vào ra (ānāpānassati), niệm thân bất tịnh (kāyagatāsati) vân vân. Trong trường hợp này thì chữ ‘tùy niệm’ (anussati) khác với ‘niệm’ (sati) ở bản chất của đề mục thiền. Tiền tố ‘anu’ của anussati ở đây có nghĩa ‘lập đi lập lại’ (punappunaṁ). Khi niệm một ân đức Phật, ví dụ, Arahaṁ, ta niệm lập đi lập lại ân đức ‘Arahaṁ, Arahaṁ..’ nhiều lần, và danh từ Arahaṁ không thay đổi. Còn khi niệm hơi thở, ta vẫn chú tâm trên hơi thở, nhưng mỗi hơi thở không giống nhau, có hơi thở dài, có hơi thở ngắn, có hơi thở thô, có hơi thở vi tế. Vì hơi thở mỗi lúc mỗi khác, nên từ ‘niệm’ (sati) được dùng, thay vì từ ‘tùy niệm’ (anussati).

Vô Vô Không ‎”theoBhikkhu Bodhi, đó là sự hiện diện của tâm hay sự chú tâm trên đối tượng, chứ không phải sự nhớ nghĩ về những gì thuộc quá khứ.” Sư cho con xin liên kết liên quan đến kết luận này.

Hoa Nguyen
Như vậy, theo phân tích và lý giải của Sư Kusagulana cùng nhiều vị khác, thường chỉ nên sử dụng từ “Niệm”,với nghĩa chú tâm như ở trên ( hay tôi nghĩ còn ý nghĩa là có ý thức, biết rõ), và dùng Chánh niệm trong trường hợp của Bát Chánh đạo, khi muốn nhấn nhận tính chất thiện pháp.

Hạnh Trương :
Không đơn giản như anh Hoa Nguyen nghĩ đâu ạ. Niệm là một vấn đề lớn, ý Sư Kusalaguṇa Bhikkhu đưa ra có nhiều điểm cần phải xem lại. Ví dụ khi Sư nói tới tùy niệm là lặp đi lặp lại.

Nếu như tùy niệm Phật là lặp đi lặp lại ân đức Araham chẳng hạn, thế nhưng khi đó sẽ nói thế nào về tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng. Ta cũng nói là Pháp, Pháp, Pháp, hay Tăng, Tăng, Tăng. Chưa kể tùy niệm Phật thì niệm danh hiệu nào, khi Phật có tới 10 danh hiệu, rồi thứ tự ra sao? Pháp có 37 phẩm trợ đạo, niệm thế nào, Tăng thì niệm những ai… Do đó HT nghĩ chỗ tùy niệm ân đức như Sư Kusalagan trình bày chưa rõ ràng. Chúng ta nên đọc thêm đoạn này trong Thanh Tịnh Đạo, bản dịch của Nanamoli, trang 245 sẽ thấy rõ hơn.

Niệm không đơn giản chỉ là sự chú tâm, HT không dám định nghĩa lại, chúng ta đã có những định nghĩa từ các tài liệu có uy tin do các Sư và các đạo hữu post bên trên, và nếu xem thêm các ví dụ sẽ dễ hiểu hơn về khái niệm đặc biệt quan trọng này.

Điểm thứ nhì, việc đánh đồng niệm và chánh niệm thật khó giải thích. Nếu nó là như nhau, trong kinh đã không dùng hai từ khác nhau.

Có lẽ vì sự đánh đồng này mà bao nhiêu người bỏ qua giới, vì tu giới làm gì, khi chánh niệm là câu cửa miệng của người mới tu. Ai cũng nghĩ rằng chánh niệm là chuyện nhỏ, làm gì chẳng chánh niệm sẵn rồi, Thầy lúc nào chẳng nhắc là “con hãy giữ chánh niệm”. Thế nên bỏ qua giới (các chi thánh đạo trước chánh niệm) mà nhảy ngay vào ngồi thiền cho có “chánh định”. Kết quả là gì, chúng ta đều đã biết.

Chánh Niệm thật là phức tạp, hihi.
Kusalaguṇa Bhikkhu ‎@ Vô Vô Không : Bhikkhu Bodhi, ed., A Comprehensive Manual of Abhidhamma, p. 86.

Kusalaguṇa Bhikkhu
Đức Phật có 9 ân đức (có nơi chia làm 10), như Arahaṁ (Ứng Cúng), Sammāsambuddho (Chánh Biến Tri)… Đức Pháp có 6 ân đức đó là Svākkhāto (khéo thuyết), Ehipassiko (mời đến để thấy)… Pháp ở đây là 9 Pháp Siêu Thế – 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, Niết-bàn – và Tam Tạng. Ân đức Svākkhāto là ân đức của 10 Pháp kể trên, riêng 5 ân đức sau là ân đức của 9 Pháp Siêu Thế (Path of Purification, VII,69, p. 230). Pháp ở đây không phải 37 phẩm trợ đạo như Hạnh Trương nói. Tăng ở đây là Thánh Tăng, có 9 ân đức, đó là Suppaṭipanno (khéo thực hành thiện hạnh), Ujupaṭipanno (thực hành chánh trực) vân vân. Theo thiền sư Pa Auk Sayadaw thì thiền sinh có thể chọn 1 ân đức Phật tâm đắc nhất khi thực hành đề mục thiền niệm ân đức Phật. Khi thực hành thành công ân đức đó rồi, thiền sinh thực hành tiếp những ân đức còn lại. Đề mục thiền niệm ân đức Pháp và ân đức Tăng cũng tương tự như vậy.
Niệm hay chánh niệm vốn không phức tạp nếu ta trở lại chính mình, lắng nghe những gì rõ ràng nhất đang xảy ra trong cái thân 1 sải này. Nó bắt đầu phức tạp khi ta bắt suy nghĩ.
Vậy theo Hạnh Trương thì giới là gì trong Bát Chánh Đạo? Có lẽ Hạnh Trương định nghĩa theo kinh là:
“Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.” (Trường Bộ Kinh, bài số 22, Kinh Đại Niệm Xứ).

Đây là giới thô đã biểu hiện qua thân và khẩu. Còn giới vi tế tức là tác ý (cetanā) tránh xa sát sanh, trộm cướp vân vân (Path of Purification, I,18, p. 7). Vì vậy khi ta ngồi thiền hay thực hành chánh niệm là ta đã đầy đủ giới rồi, và giới đạt đến mức độ hoàn hảo nhất chính là 3 chi (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) trong Thánh Đạo Tâm.

Hoa Nguyen @Hanh Truong. Niệm với nghĩa ban đầu là ghi nhớ có thể hiểu rộng ra là ghi nhớ, nhận biết (rõ) đối tượng, nội dung, đề mục, trạng thái Thiền. Tôi không hiểu được các ý nghĩa sâu xa trong Pali, và chỉ hiểu Niệm trong ý nghĩa của Thiền là nh…See More

Hoa Nguyen
Tôi nghĩ (theo người không chuyên) trong “Tứ Niệm xứ”, niệm có nghĩa chú tâm, hay đặt tâm ý lên trên đối tượng Thiền (là thân, thọ, tâm, pháp). Vô Vô Không (ở chỗ khác) còn đưa nghĩa Niệm từ Hán ngữ vào làm vấn đề thêm nhiêu khê. Niệm ngoài nghĩa là nhớ (như họ dùng Niệm để dịch Sati), niệm trong tiếng Hán còn có nghĩa là nghĩ (ý nghĩ), như ý niệm, vô niệm, hay đọc tụng (nhỏ), như niệm chú, niệm Phật. Tôi thấy không nên lẫn lộn nghĩa riêng ở hai ngôn ngữ (khi bàn về Sati).

Hạnh Trương Ở đây là link tới trang có khái niệm Sati, được Kusalaguṇa Bhikkhu dịch thoáng ở comment trên
http://books.google.com.au/books?id=hxopJgv85y4C&lpg=PP1&dq=a+comprehensive+manual+of+abhidhamma&lr&as_brr=1&pg=PA86#v=onepage&q&f=false
Lưu ý thêm về tác giả của cuốn sách.
HT đồng ý với anh Hoa Nguyen về việc nên sử dụng từ Sati thay cho niệm để không bị lẫn với các nghĩa khác của tiếng Hán (ở trong post này) khi chúng ta đang cần một định nghĩa chính xác.

Về anussati, việc liệt kê và nhắc đi nhắc lại một cái danh từ ở đây theo HT không phải là ý nghĩa của nó. Nó liên quan tới sati, việc lặp đi lặp lại sati với cảm hứng từ ân đức là anussati, có vậy thôi. Sati vẫn còn đó, nếu chưa hiểu được sati thì sẽ hiểu sai anussti.
Trong thanh tịnh đạo có giải thích khá rõ chỗ này. Các đạo hữu có thể xem kỹ hơn.

Về giới, HT không nghĩ như Sư Kusalaguna đã tưởng. Giới là một đề tài khác, chúng ta sẽ đề cập tới chỗ khác để không làm loãng vấn đề.
Sư dẫn các định nghĩa về các chi thánh đạo như vậy là tóm tắt quá, nó được mô tả kỹ hơn và đầy đủ hơn trong đại kinh bốn mươi ở trung bộ.
HT không đồng ý với Sư là sati và sammasati là đơn giản, và với việc không suy nghĩ thì sẽ biết nó. HT không muốn sa đà vào các lý luận kiểu thiền tông. Thiết nghĩ chúng ta cần hết sức cẩn trọng và nghiêm túc, chứ không thể cứ ngồi xuống thiền là giới đã có đủ (để rồi xả thiền ra rồi giới lại chẳng còn).

Những trao đổi này và việc lật ngược lại, đọc kỹ hơn các định nghĩa về sati từ các nguồn đáng tin cậy ban đầu, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sati.

@anh Hoa Nguyen : sati và sammasati không giống như quần áo và y phục được. Chỉ cần nhìn mặt chữ là chúng ta đã thấy không thể đánh đồng. Về việc Thiền Sư Nhất Hạnh gọi nó là gì, có lẽ chúng ta cũng không nên quan tâm, vì Thiền Sư có lãnh vực riêng của mình và khác rất xa với những gì mà chúng ta đang thảo luận trong pali chuyên đề này.
Quay lại một chút, có lẽ anussati sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về một thuộc tính của sati là nhớ. Nó không phải là nhớ suông. Trong anussati, nhớ này là nhớ tới một đặc tính cao thượng, khiến chúng ta luôn hướng mình tới đó, trong khi nhớ như vậy, hướng tới như vậy, có cảm hứng như vậy, sati đạt được một công năng của nó là phòng vệ (khỏi các ác pháp, bất thiện pháp)

Hạnh Trương
thưa anh Hoa Nguyen, có một ý nữa, ý nghĩa ghi nhớ ở đây, một trong những thuộc tính của sati, không phải là ghi nhớ và nhận biết đối tượng.

anh viết “Niệm với nghĩa ban đầu là ghi nhớ có thể hiểu rộng ra là ghi nhớ, nhận biết (rõ) đối tượng, nội dung, đề mục, trạng thái Thiền”
Nhận biết là công năng của các tri, ví dụ khi nhận biết trạng thái của các đối tượng ở thân thọ tâm pháp, thì đó là công năng của pajanati (tuệ tri). Còn vai trò của sati ở đây chỉ là ” ông nhớ đó mới là đối tượng để ông nhận biết”, còn việc nhận biết là việc khác. Vì khái niệm “nhớ đó mới là cái cần nhận biết” hơi hơi giống việc “chú tâm” nên dịch ra nó khó là vậy.
Hoa Nguyen ‎@Anh Hạnh Trương. Có hai tính chất cũng gần mà nhẹ, mạnh khác nhau là chánh niệm và tỉnh giác. Chánh niệm (mindfulness) tôi hiểu là có ý thức, biết (rõ), và tỉnh giác (clear comprehension) là hiểu biết rõ ràng với mức chú tâm cao hơn chánh niệm. Tuệ tri phải cao hơn tỉnh giác về hiểu biết.

Hạnh Trương Anh Hoa Nguyen >>Chánh niệm (mindfulness) tôi hiểu là có ý thức, biết (rõ), và tỉnh giác (clear comprehension) là hiểu biết rõ ràng với mức chú tâm cao hơn chánh niệm. Tuệ tri phải cao hơn tỉnh giác về hiểu biết.
Chỗ này theo em không phải như vậy anh ạ. Em sẽ lấy ví dụ về người gác cổng để trình bày kỹ hơn, vì anh đã nói tới các khái niệm quan trọng khác mất rồi 

Ví dụ về người gác cổng.
Người gác cổng là người có nhiệm vụ đảm bảo để những gì được ra vào qua cái cổng là không bị trái với quy định.
1. Việc NHỚ (trách nhiệm; đối tượng cần quan sát) là SATI . Nói cách khác, người gác cổng thông qua việc “nhớ trách nhiệm” của mình, THIẾT LẬP chế độ, cách thức mà mình sẽ làm việc, do việc nhớ rõ này mà anh ta sẽ không xao lãng khỏi công việc của mình (nghe radio, nhìn trời, nhìn mây..). Có nhớ như vậy thì anh ta mới CÓ THỂ làm được việc đúng chức năng (lưu ý là CÓ THỂ thôi)

2. Khi một đối tượng xuất hiện ở cổng, do có sati, nên anh ta liền thấy và biết (theo hướng đã được thiết lập nhờ sati, chứ không phải biết là đẹp hay xấu) . Ở đây nếu anh ta biết một cách hời hợt, nhìn thoáng qua rồi CHO ĐÓ là người mà anh ta ĐÃ BIẾT, thì cái biết đó gọi là TƯỞNG TRI (sañjānati). (và như vậy từ tưởng tri sẽ có thể dẫn tới quyết định sai lầm, người không đáng qua thì cho qua)

3. Nếu anh ta chỉ nhìn là nhìn, quan sát đối tượng luôn như LẦN ĐẦU MỚI GẶP, có cái biết luôn tươi mới, không bị ấn tượng cũ, thông tin cũ xen vào, thì cái biết không qua tưởng đó, được gọi là TUỆ TRI (pajānāti).
4. sampajāno – Tỉnh giác. Với các hiện tượng thô, thì không cần phải có tỉnh giác mới thấy và biết. Nhưng với các hiện tượng vi tế hơn, như hơi thở, sự thở sau khi thân tâm đã an tịnh, sự sanh diệt của các pháp nương theo thân thọ tâm pháp thì tâm không dễ gì mà nhớ rõ được, thấy và biết rõ, tuệ tri được, nên ở đây cần phải có sự trợ giúp của sampajāno. Tất nhiên, với những người có xu hướng hôn trầm, thụy miên thì sampajāno có lẽ lúc nào cũng cần thiết. Sampajāno giúp các tâm sở đồng sanh thực hiện được tốt hơn chức năng của chúng, như khiến sati nhớ được các pháp vi tế hơn, khiến pajanati biết được các quá trình sanh trụ diệt vi tế hơn ở các hiện tượng…

…( có thể thấy là sampajāno sẽ giữ vai trò quan trọng ở những giai đoạn tu tập cao hơn, khi đối tượng của Tuệ Tri là các quá trình sanh, trụ diệt của các bất thiện pháp vi tế như tư tưởng về quốc độ, về nòi giống …)
Qua ví dụ về người gác cổng này, chúng ta có thể thấy, trong mấy công việc thông thường hàng ngày thì tuệ tri ít hữu dụng, cần dùng tưởng tri hơn.

Ngược lại trong Tứ Niệm Xứ và Bát Chánh Đạo, thì TUỆ TRI mới là pháp chính.
“Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”.

Về Tứ Niệm Xứ, như trong post trên HT đã dẫn, là bốn chỗ cần phải nhớ (để tuệ tri), chứ tập Tứ Niệm Xứ không phải là tập CHÁNH NIỆM. Mặc dù trong kinh Đại Niệm Xứ có định nghĩa chánh niệm nhưng các pháp quán trong kinh không phải để tu tập chánh niệm.
Cũng như việc NHỚ (trách nhiệm) của người gác cổng khác với việc anh ta thực hiện trách nhiệm đó như thế nào (qua việc quan sát, rà soát, kiểm tra luồng người, tài sản ra vào qua cái cổng) là sự khác biệt giữa niệm và quán.
Hiếu Nguyễn

Em thấy thường mấy từ này Hán Việt, thậm chí còn không trong sáng và gần gũi bằng tiếng Anh (không hiểu sao đọc sách về Đạo Phật mà đọc tiếng Anh lại dễ hiểu hơn mới kỳ cục).

Niệm (hoặc chánh niệm) dịch là mindfulness: sự có mặt của “mind” là khá hay, có mặt nhưng không xử lý, chỉ “hiện diện” thôi.
Không biết anh Hạnh Trương hoặc chú Hoa Nguyen có biết “tỉnh giác” dịch sang tiếng Anh là gì không?
Khi đọc sách về thiền, thường họ nói: meditation có 2 yếu tố: mindfulness và alertness.

“There are several qualities of themind that are essential in devel-
oping good concentration. One of these is mindfulness, or recol-
lection, which enables us to remember a familiar object (like our
breath) without forgetting it or wandering to other objects.
Mindfulness also enables us to keep inmindwhatwe’re supposed
to be doing while we are sitting there, and not to get completely
spaced out!
Another essential quality is discriminating alertness,which, like
a sentry,watches out for distractions.Alertness knowswhat’s hap-
pening moment by moment—whether our mind is paying atten-
tion to the object ofmeditation, or has wandered off to something
else. It is also able to recognize negative thoughts and emotions
such as anger and desire, which disturb our mind and can lead to
problems for ourselves and others. Developing the ability to rec-
ognize thesewhen they arise in ourmind and do something about
them before they escalate helps us to avoid a lot of suffering.
Mindfulness and alertness are thus essential for successfulmed-
itation; and in our day-to-day lives they keep us centered, alert and
conscientious, helping us to know what is happening in our mind
as it happens and thus to deal skillfullywith problems as they arise.”

McDonald K. (2005) How to Meditate, Massachusetts, US.

Hoa Nguyen
‎@Hiếu Nguyễn. Tôi thấy Chánh niệm Anh dịch bằng hai từ là Mindfulness (thông dụng) và Awereness (cũ). Tỉnh giác dịch là Alertness (cũ) và Clear Comprehension (mới).

Hạnh Trương Sati thường được dịch là Mindfulness = niệm ; Còn Sammāsati thì được dịch là Right Mindfulness = Chánh niệm

Hoa Nguyen
Sửa lại lỗi gõ chữ ở trên là Awareness (thay vì awereness). Tỉnh giác thì sách Âu Mỹ có khi cũng viết là Clarity of Awareness, hay Clear Awareness. Thầy Nhất Hạnh dùng Tỉnh thức thay vì Tỉnh giác, và trong sách tiếng Anh cũng viết Wakefulness. Vậy từ dịch của sách Âu Mỹ cũng thay đổi tuỳ tác giả và theo thời gian. Chánh niệm (dịch cho Sati) đã được HT Minh Châu dùng từ lâu trong các kinh dịch Pali, nên nay chắc khó thay đổi. Giữ từ chánh niệm (cho sati) cũng có lợi khi cần phân biệt nghĩa, vì ở trường hợp này sati mang nghĩa khác với “nhớ”. Nhưng lại gây hiểu lầm về “chánh niệm”, như có người viết (đại ý) “vì thiền Minh sát phát triển chánh niệm nên nhất định đưa đến chánh định” (chánh niệm dẫn tới chánh định).

Hạnh Trương
@Hieu Nguyen>>Chánh niệm là đặt niệm lên một trong 4 nơi: thân, thọ, tâm, pháp.
Không phải vậy HN ạ.
1. Em đọc kỹ lại định nghĩa về niệm để tự mình hiểu được niệm là gì và không là gì.
2. Em đọc kỹ định nghĩa chánh niệm, không bỏ qua từ nào.
3. Áp cái định nghĩa về niệm mà em hiểu được đó vào trong định nghĩa về Chánh Niệm. Sau đó em sẽ hình dung ra Chánh Niệm nó là gì và không là cái gì
Rất khó đó chứ không phải là dễ đâu.

Hoa Nguyen
Chúng ta gần như cùng đồng ý là Niệm (Sati) trong Tứ Niệm xứ đã được dùng (lẫn lộn) là chánh niệm nhưng không phải Chánh niệm (Right sati) trong Bát Chánh đạo. Chánh niệm của Tứ Niệm xứ dù cho có nghĩa là chú tâm, ý thức, biết, tuệ tri… thì cũng không phải là nghĩa nhớ nghĩ chân chính của Chánh niệm trong Bát Chánh đạo. Vậy cần có một từ ngữ khác để dùng cho (chánh) niệm của Tứ Niệm xứ. Tôi nghĩ tới từ “trú niệm” (hay trụ niệm) với nghĩa đặt tâm vào một đối tượng Thiền. Thí dụ “ Với cảm thọ hân hoan tôi trú niệm vào hơi thở ra,…hơi thở vào”, hay “tôi ăn, đi… trong trú niệm”. Tôi không nghĩ tới chuyện dịch Pali mà tôi không biết gì, chỉ đề nghị làm sáng tỏ hơn trong sử dụng từ Việt (nếu không làm lạc nghĩa tiếng Pali ).

Hạnh Trương
Chánh niệm trong bài kinh Đại Niệm Xứ cũng dùng từ là sammasati như trong định nghĩa của Bát Chánh Đạo anh Hoa Nguyen ạ.
Em xin thử tóm tắt lại thế này anh và các đạo hữu xem có được chưa nhé :
sati có căn là nhớ, nhưng không phải nhớ chuyện này, chuyện nọ, mà là nhớ tới trách nhiệm, nhớ tới mục tiêu, mục đích.

Anh gác cổng thì nhớ tới trách nhiệm là không cho người, vật không được phép ra vào cổng. Vậy khi anh ta gác cổng, thì sati có nhiệm vụ hướng dẫn, định hướng công việc của anh ta như quan sát, dò xét…đối tượng vào ra cổng.

Vậy sati không phải là chú tâm, cũng không phải là quán.
Và khi nói có sati, hiểu là việc mình đang làm là có mục tiêu rõ ràng, không phải làm đại, làm theo hứng. Ví dụ anh gác cổng không phải quan sát cô gái qua cổng vì cô ấy đẹp, mà quan sát có mục đích là xem cô ấy có là đối tượng được qua hay không.
Nếu anh ta quan sát mà không để ý mình quan sát để làm gì, thì là thất niệm (dù rằng vẫn quan sát)

Tương tự như vậy, ở bài tập quán thân trên thân, thì vai trò của niệm là nhớ rõ mục tiêu của việc quán là các trạng thái sanh diệt trụ của các hiện tượng xảy ra nơi thân. Nếu việc quán nó ra chỗ khác thì gọi là thất niệm.
Còn nếu có Chánh Niệm thì khi đó mục tiêu sẽ là NHIẾP PHỤC THAM ƯU. Khi đó việc quán không chỉ là quán nữa, mà nó sẽ quán ĐỂ làm sao THAM

ƯU được NHIẾP PHỤC.
Sati là nhớ tới nhiệm vụ phải làm. Nhiệm vụ thì có tà, có chánh.
Tà sati, ví dụ như quán thân trên thân mà thấy thân mình có chỗ nào xấu còn chỉnh, thì là quán dưới định hướng của sati về vẻ đẹp của thân thể, thì sati này là tà sati.
Còn sati nhiếp phục tham ưu thì đó là chánh sati.
Còn cái kiểu không có sati là quán là quán, thì cái đó chẳng thành gì, ví dụ như anh cầm cây bút, mà anh nhìn nó, ngắm nó cho dù có liên tục thì anh cũng chẳng được việc gì. Cái biết mà không có “để làm gì” thì vô nghĩa. Cái biết phải luôn đi kèm với “để làm gì”. Mà nhớ được “để làm gì” thì đó là có niệm. (sati)

Nếu mình kết hợp hai định nghĩa về chánh niệm (đã dẫn trên Post) thì sẽ thấy rõ hơn vai trò này của Chánh Niệm, và vì sao Chánh Niệm là đi cùng Chánh Kiến và Chánh Tinh Tấn.

Kết hợp cả hai định nghĩa, ta sẽ thấy có bốn pháp chạy vòng quanh các chi thánh đạo là
1. Chánh Kiến
2. Chánh Tinh Tấn
3. Chánh Niệm
4. Tuệ Quán.

Qua mấy comment vừa rồi, nếu anh và các đạo hữu đọc THẬT KỸ, thì sẽ thấy được rõ ràng niệm và chánh niệm. Và khi đó sẽ rõ ra ngay thực chất của bài tập tứ niệm xứ là gì, cũng như vai trò của nó.

HT cũng hy vọng nếu Tam Bach đọc kỹ Post này nhiều lần, sẽ hiểu được tại sao HT có suy nghĩ là Tứ Niệm Xứ không phải là bài tập thiền chi cả, nó là bài tập tuệ quán và nó có vai trò dù cực lớn, nhưng nó phải được bắt đầu trước khi vào Bát Thánh Đạo.

HT cũng xin được dừng comment post này ở đây, vì thấy những gì đã viết ra là đã đủ để những đạo hữu thực tâm muốn tìm hiểu về khái niệm cực kỳ quan trọng trong tu tập là Sati có thể hiểu được, và qua đó việc thực hành được hiệu quả.
Xin cám ơn các Sư đã cho phép HT và không la rầy gì.

Hoa Nguyen @Hạnh Trương. Tôi thật không biết “Chánh niệm trong bài kinh Đại Niệm Xứ cũng dùng từ là sammasati” (và như vậy có lẽ nên giữ lại từ “chánh niệm” như Pali). Vậy chánh niệm đang bàn tới đây coi như gặp ở chỗ khác, chỉ để dịch từ Sati trong tiếng Pali. Xin trích một đoạn ở

chương 13 , quyển CHÁNH NIỆM CƠ BẢN của Đại Đức Henepola Gunaratana, người dịch Lương Thanh Bình. Đoạn này hơi dài dù đã được cắt ngắn bớt.

“Chánh niệm là sự theo dõi vô tư, không đứng vào một bên nào, không bị ngăn ngại vào những gì được hiểu ra. Nó chỉ nhận thức. Chánh niệm không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẫn tránh những trạng thái tâm không tốt; cũng không đeo bám theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. Chánh niệm nhìn tất cả kinh nghiệm một cách bình đẳng, mọi tư tưởng, cảm giác như nhau. Chánh niệm không chơi trò ưa thích, không bưng bít, không ức chế.

Chánh niệm không phải là sự tỉnh giác dựa trên khái niệm. Một thuật ngữ khác cho Sati là “sự chú tâm đơn thuần”. Không phải là suy tư, không hợp tác với tư tưởng hay khái niệm, không trói buộc vào ý niệm hay hồi ức, chánh niệm chỉ ngắm nhìn, để ý đến kinh nghiệm, nhưng không so sánh với bất kỳ gì. Nó không đặt tên hay xếp loại đối tượng, chỉ quan sát mọi thứ giống như nó mới gặp lần đầu, không phân tích dựa trên sự phản ảnh và ký ức. Nó chỉ là kinh nghiệm trực giác về những gì đang xảy ra mà không có sự hiện diện phương tiện truyền đạt của tư duy. Nó đến trước hơn tư tưởng trong quá trình hình thành cảm giác.

Chánh niệm là sự tỉnh giác ở phút giây hiện tại, xảy ra ở đây và bây giờ. Nó là sự quan sát những gì đang xảy ra ở phút giây này. Vĩnh viễn ở trong hiện tại, thay đổi một cách dai dẵng như con sóng bạc không ngừng nhấp nhô theo thời gian. Nếu bạn đang nhớ về vị giáo viên lớp hai của mình, thì đó là ký ức. Khi bạn có chú tâm là mình đang nhớ về thầy cũ, thì đó là chánh niệm. Nếu kế tiếp, bạn khái niệm hóa cả tiến trình và tự nhủ thầm, “Ô, mình đang nhớ,” đó là suy nghĩ.

Chánh niệm có ba hoạt động căn bản. Chúng ta có thể dùng những hoạt động này như là những định nghĩa thực dụng cho từng mệnh đề: (a)
Chánh niệm nhắc cho chúng ta về những gì chúng ta nên chú tâm lúc đang làm; (b) Chánh niệm nhìn sự việc như-nó-là; và (c) Chánh niệm nhìn sâu vào bản chất của tất cả mọi hiện tượng. Hãy đi sâu vào chi tiết của những định nghĩa này hơn.”
(Thư viện Hoa Sen)

Hoa Nguyen
‎@ Hạnh Trương: “Tứ Niệm Xứ không phải là bài tập thiền chi cả, nó là bài tập tuệ quán…”.Tôi cũng thấy Tứ Niệm xứ là pháp Quán, và thường nghe nói là “quán Tứ Niệm xứ”.
Vô Vô Không

Từ ‘sati’ xuất phát từ một ngữ căn mang nghĩa là nhớ-để làm gì, ngoài ra nó còn là một nhân tố trí tuệ biểu hiện tâm tức thời (sự nhanh trí), nghĩa là (biểu hiện) sự để tâm vào giây phút hiện tại, hơn làm cái khả năng của trí nhớ để ý (liên…See More

A comprehensive manual of Abhidhamma
books.google.com.au

Tính Nguyễn Huhu… rõ ràng, rõ ràng lắm!!!! Cảm ơn anh Hai thật nhiều!!!!
Ruộng phước, ruộng phước vô thượng ở đời!!!!

Hoa Nguyen Một từ ngữ khi được nhiều người sử dụng sẽ mở rộng và có khi thay đổi ý nghĩa. Đó là trường hợp của “chánh niệm”, không phải chỉ có nghĩa chú tâm (như anh Hạnh Trương nói). Tôi thấy còn có các nghĩa (mở rộng) như : để tâm lên đối tượng, theo dõi để nhận biết, đồng thời biết tâm mình đang trên đối tượng, và cũng sẽ biết khi tâm không còn trên đối tượng (để kéo tâm trở lại).

Chú tâm là từ hay vì cho thấy phần hoạt động của chánh niệm là như thế nào, trong khi các nghĩa như tuệ tri, ý thức, nhận biết,… chỉ ghi nhận phần chức năng của chánh niệm. Nhưng thử so sánh chú tâm với trú niệm (là từ đề nghị vẫn thấy chưa ổn). “Chú tâm” không giữ được từ ” Niệm” của nghĩa Sati trong tiếng Pali. Chú tâm nghĩa hơi mơ hồ vì trải rộng, không nói được ý đặt tâm lên đối tượng vào lúc này, ngay bây giờ. Niệm là phần rất nhỏ của tâm, hay chỉ là sát-na tâm, nên trú trên từng niệm nói được ý nghĩa về hiện tại hơn (về hiện trú). Chúng ta biết cái gọi là hiện tại chỉ xảy ra ở từng niệm, khi niệm trước đã là quá khứ, và niệm tiếp theo thuộc tương lai. Theo tôi, trú niệm trên hơi thở có độ chính xác hay phân giải cao hơn chú tâm đến hơi thở, giống như dùng đơn vị nhỏ hơn khi đo lường.

Hoa Nguyen Có người dịch Mindfulness là Giác niệm.

Tam Bach ”HT cũng hy vọng nếu Tam Bach đọc kỹ Post này nhiều lần, sẽ hiểu được tại sao HT có suy nghĩ là Tứ Niệm Xứ không phải là bài tập thiền chi cả, nó là bài tập tuệ quán và nó có vai trò dù cực lớn, nhưng nó phải được bắt đầu trước khi vào Bát Thánh Đạo.”
Cảm ơn anh HT,

Thực tình MT cũng ko nhận thức TNX là một bài tập thiền (hehe, lại đặt ra câu hỏi thiền là gì?). Nói đúng hơn, TB hiểu TNX, về mặt tột cùng, là một tâm sở chi phần của BCD, và cũng như tất cả các pháp, là vô ngã, nên “mình” không thể thực tập TNX, TNX sẽ sinh khởi khi các nhân duyên của nó đầy đủ. Chẳng hạn như đang ngồi, đi thiền để quan sát thân, tâm, nhưng lại hoàn toàn chạy theo vọng tưởng. Vì vậy, “mình” chỉ có thể nghiên cứu các điều kiện để làm nó sinh khởi và vun bồi những điều kiện ấy. Những điều kiện ấy là:

Bốn Yếu Tố Để Phát Triển Chánh Niệm :
1.Chánh Niệm và Giác Tỉnh
2.Tránh Người Không Chánh Niệm
3.Thân Cận Người Chánh Niệm
4.Hướng Tâm Vào Sự Chánh Niệm

Ngoài ra, đây là các đặc tính của chánh niệm theo kinh điển:
Không Hời Hợt Bề Mặt
Giữ Đối Tượng Trong Tầm Quán Sát
Đối Diện với Đề Mục
Thấy Tứ Diệu Đế
Chánh Niệm Là Nguyên Nhân của Chánh Niệm
( http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/NgayTrongKiep/NTKSN6.htm)
3 nghĩa của Tứ niệm xứ (satipathana):
- Đối tượng của chánh niệm ( danh, sắc của thực tại chân đế hay thân, thọ tâm, pháp)
- Tâm sở chánh niệm sinh khởi với tâm dục giới đi kèm tâm sở trí tuệ, và hay biết bốn đối tượng thân, thọ, tâm, pháp
- Đạo lộ do Đức Phật chánh đẳng giác cùng các thánh đệ tử đã phát triển.
(theo Survey of Pamatha Dhamma- by SuJin Boriharnwanaket)
Trên đây chỉ là vài kiến thức đóng góp vào doc khảo cứu về chánh niệm này, không mong tranh cãi đúng sai ạ.
Life is Practice is Life

http://www.thienvacuocsong.info/
http://www.trungtamhotong.org/
http://www.accesstoinsight.org/
http://www.buddhanet.net/
http://www.dhammastudygroup.org/
http://sayadawutejaniya.org/teachings/

Hoa Nguyen Trong đoạn kinh trích sau đây (trích từ bài của Tỳ Khưu Hộ Pháp trên trang trung tâm Hộ tông), chánh niệm có nghĩa là “trực nhận”,
và tỉnh giác là “trực giác thấy rõ biết rõ”. Trực nhận, trực giác là thấy biết thẳng, không qua suy nghĩ, suy luận.

Trong bài kinh Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta) Đức Phật dạy về chánh niệm như sau__
“Katamā ca bhikkhave sammāsati?…”.
“Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là chánh niệm?
- Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu hay hành giả trong Phật giáo này:

1- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ “thân trong thân” để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này.
2- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ “thọ trong thọ” để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này.

Hoa Nguyen Tam Bạch viết :”HT có suy nghĩ là Tứ Niệm Xứ không phải là bài tập thiền chi cả, nó là bài tập tuệ quán… Thực tình MT cũng ko nhận thức TNX là một bài tập thiền (hehe, lại đặt ra câu hỏi thiền là gì?) “.

Tôi nghĩ Tứ Niệm xứ có thể cho là bài tập thiền quán. Đúng là Thiền dịch từ Dhyana (Phạn) hay Jhana (Pali) chỉ có nghĩa là pháp Định Chỉ của Tứ Thiền thuộc Bà la môn giáo, còn quán là của riêng Phật giáo sau đó. Đạo Phật ở Trung Quốc mở rộng nghĩa của Thiền để bao gồm luôn pháp quán hơi thở An ban (anapanasati), theo từ điển Shambhala về Phật giáo và Zen cho biết. Vậy Thiền Phật giáo (từ đó) gồm hai bộ phận bổ sung cho nhau là Định (An chỉ) và Quán là quán chiếu hay quán sát nay thường gọi là Minh sát (Vipassana) (“Minh” không biết dịch từ tiếng nào trong Pali hay chỉ thêm ý ? ). Định để giúp tâm an định, thanh tịnh, và Quán để phát sinh trí tuệ (Phật giáo). Thông thường tu Định trước để có định lực, sau mới tu Quán. Tứ niệm xứ được thiền Minh Sát chuyên dùng, nhưng người tu theo Định cũng tập quán Tứ Niệm xứ, nhất là sau khi tu tập thành công Tứ thiền. Ở Bắc tông trước đây khi hành thiền vẫn tập các pháp quán lấy từ Tứ Niệm xứ (được giản lược) là quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, và cũng thành tựu tam tướng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29912)
Trung tâm cuả triết lý cuả Luận là Abhidhamma Pitaka,(Tạng Vi Diệu Pháp) một trong các bộ phận thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền cuả Phật Pháp. Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn được tổ chúc tại Ấn độ trong những thế kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
(Xem: 92142)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 20935)
-Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau. Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. Thiền quán sử dụng cận định và sát na định
(Xem: 28207)
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng).
(Xem: 27705)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
(Xem: 20031)
Đức Phật đã dạy trong tất cả các sinh hoạt của chúng ta – đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải để sức nóng thiêu huỷ các tật xấu ấy. Nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ thiêu huỷ chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày….Cách thức để trang bị đầy đủ là thực hành thiền định, khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm thức. Đây là cách giúp chúng ta luôn giữ lấy chánh niệm, để sẵn sàng đối phó với nhiễm ô, và như vậy chúng ta có thể hàng phục được nhiễm ô trước khi chúng xuất hiện, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ đề mục thiền quán trong tâm thức nội tại
(Xem: 20999)
Có hai đường lối để hộ trì Phật Giáo. --Một, được gọi là āmisapūjā, dưỡng nuôi, hay hộ trì bằng sự dâng cúng vật chất, như bốn món vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men. --Hai, dâng cúng bằng cách thực hành Giáo Pháp (patipatipūjā -- dâng cúng pháp hành) là dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối thiết thực nhất, người dưỡng nuôi Phật Giáo phải phát triển Giới, Định, Tuệ cho đến khi ba phần nầy luôn luôn ở với mình. Đó là người dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối chân chánh.
(Xem: 25324)
Kể từ khi vắng đức Phật và các đại đệ tử, Phật giáo thường phải đối đầu với những tình trạng đen tối với những diễn dịch sai lạc, bên cạnh đó chưa kể đến những thành phần bất hảo trong Tăng đoàn. Tuy nhiên may mắn có những vị Trưởng lão Thánh Tăng từng thời kỳ đã mang trách nhiệm và quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nền đạo pháp. Do đó, những thời kỳ kết tập kinh điển ra đời để bảo tồn các lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 28112)
Lời dạy của Đức Phật là: "Khi chúng ta thấy bất cứ điều gì, đừng có dính mắc vào điều đó, mà hãy chú tâm để phát huy sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất thật của sự vật.". Hãy theo dõi tâm để thoát khỏi sự dính mắc của trần cảnh. Khi quý vị nghe âm thanh hay hoặc dỡ, chỉ nghe bằng sự tỉnh thức. Bạn phải có chánh niệm để ngă
(Xem: 47056)
Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
(Xem: 46504)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát
(Xem: 39432)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
(Xem: 31598)
KINH PHÁP CÚ Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
(Xem: 20821)
Bởi vì thân thể con người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầy trong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiền với các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinh hành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luận ở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích của pháp thiền nầy.
(Xem: 19817)
Có 2 bộ Kinh thuộc về Đại Tạng Kinh. Khi in ấn để phát hành các loại sách, thì cũng chỉ có 2 bộ kể trên là đã có in rõ ràng các chữ: "Đại Tạng Kinh" ở trên bìa. Đó là: 1. Bộ Nikaya Sutta được dịch từ tiếng Pali. 2. Bộ Kinh A Hàm được dịch từ tiếng Trung Hoa
(Xem: 15955)
Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
(Xem: 16552)
Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành tích cực và thù thắng của người tại gia cư sĩ. Bát Quan Trai là gì.? Ý nghĩa Bát Quan Trai. Đã được Ngài Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác giảng trong khóa tu học tại Âu Châu