(Xem: 1764)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2231)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Mục lục-Lời giới thiệu

01 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 19669)

Chú giải lịch sử chư Phật.

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA

Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA

Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. Horner 

Bản Dịch Việt Ngữ: Tỳ Khưu Thiện Minh

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

I. NGUỒN TƯ LIỆU CÁC TẬP CHÚ GIẢI

II. CHỨC NĂNG MỘT TẬP CHÚ GIẢI

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI

III 1. Những trích dẫn Kinh Điển
III 2. Những cách giải thích khác
III 3. Những Liệt Kê
III 4. “Những lần” liệt kê
III 5. Một chương sách phụ
III 6. Nhiều nghĩa đa dạng

IV.NHẬP ĐỀ

Ngữ Pháp.
Trùng Âm
Những Người Sanh Cùng Thời Với Nhau.
Một Số Đặc Tính Khác.
Viết Tắt
Viết Tắt Tên Tiếng Anh

V. Xuất xứ Phật tông

VI.Chú giải về tiền thân

I.Chú giải về địa điểm du hành – Châu báu (Sẽ cập nhật)

IIA. Chú giải Bồ Tát  SUMEDHA
IIB. Chú giải Đức Phật DĪPAṄKARA
III. Chú giải Đức Phật KOṆDAÑÑA
IV. Chú giải Đức Phật MAṄGALA.
V.Chú giải Phật tổ SUMANA.
VI: Chú giải Đức Phật Tổ REVATA.
VII: Chú giải Đức Phật Tổ SOBHITA.
VIII. Chú giải Đức Phật Tổ ANOMADASSIN.
IX. Chú giải Phật Tổ PADUMA
X. Chú giải Đức Phật Tổ NĀRADA
XI. Chú giải Đức Phật Tổ PADUMUTTARA
XII. Chú giải Đức Phật Tổ SUMEDHA.
XIII. Chú giải Đức Phật Tổ SUJĀTA.
XIV. Chú giải Đức Phật Tổ PIYADASSIN
XV. Chú giải Đức Phật Tổ ATTHADASSIN
XVI. Chú giải Phật Tổ DHAMMADASSIN
XVII. Chú giải Phật Tổ SIDDHATTHA
XVIII. Chú giải Đức Phật Tổ TISSA
XIX. Chú giải Phật Tổ PHUSSA
XX. Chú giải Đức Phật Tổ VIPASSIN
XXI. Chú giải Đức Phật Tổ SIKHIN
XXII. Chú giải Đức Phật Tổ VESSABH
XXIII. Chú giải Đức Phật Tổ KAKUSANDHA
XXIV. Chú giải Đức Phật Tổ KONAGAMANA
XXV. Chú giải Đức Phật Tổ KASSAPA
XXVI. Chú giải Đức Phật CỒ ĐÀM

DIỄN GIẢI VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI CHƯ PHẬT.

-ooOoo-


Lời Giới Thiệu

Hội Thánh Điển Pāli đã tồn tại gần trăm năm. Cho đến thời điểm, năm 1976, hội đã xuất bản hầu như toàn bộ các tác phẩm kinh điển viết bằng tiếng Pāli ngoại trừ các tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), Thí Dụ Kinh (Apadāna), Bộ Song Đối (Yamaka) và một phần tác phẩm Paṭṭhāna. Nhng cho đến nay chỉ xuất bản được bốn tập Chú giải mà thôi: đó là các tập Chú giải về Tiểu tụng Khuddakapāṭha[1], Pháp cú Dhammapada[2], Dhammasaṅgaṇi[3] và Thuyết luận sự Kathāvatthu[4]. Nhằm kỷ niệm sinh nhật thứ một trăm vào năm 1981 Hội Thánh Điển Pāli đã thiết lập một dự án dịch thuật các tập Chú giải (Aṭṭhakathā). Mục tiêu của dự án này nhằm xuất bản càng nhiều bản dịch Anh Ngữ càng tốt, ngay sau khi đã sẵn sàng, chứ không đợi phải đến ngày kỷ niệm một trăm năm mới thực hiện. Tôi cảm thấy một vinh dự lớn lao vì bản dịch tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (Bhudhavaṃsa) (BvA) của tôi có tên gọi là Mahuratthavilāsinī hay ý nghĩa ở Anh Ngữ là Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào (Clarifier of the sweet meaning) (CSM) là tác phẩm đầu tiên được đưa vào in ấn trong dự án này. Điều đó có nghĩa là hầu như tác phẩm đã gần hoàn tất trước khi dự án được hình thành, điều này đã tạo cho tôi một lợi thế lớn so với các bạn dịch thuật đồng nghiệp của tôi.

Và như vậy, tôi nắm bắt cơ hội này để thực hiện một số nhận xét chung, ngắn gọn bao quát có thế; trước tiên về nguồn gốc tập Chú giải, rồi đến chức năng và cuối cùng là một số vấn đề liên quan đến phương pháp thực hiện. Tôi hy vọng công việc này sẽ giúp đưa ra những đường nét hướng dẫn cho những nghiên cứu trong tương lai, khi ta nhắm tới cấu trúc và tổ chức Chú giải như một khối toàn diện, không loại trừ công việc nghiên cứu những điểm dị đồng và bất đồng có thể phát hiện tồn tại nơi các Tập Chú giải và giữa các Tập Chú giải với các nhóm nghiên cứu.[5] Thí dụ như các tác phẩm BvA, Jātakanidāna, VvA, PvA. CpA và ApA có thể giải thích cho rằng có liên quan nhiều hơn với việc Chú giải những vấn đề truyền thuyết hơn là các giới luật tu trì (Vinaya), các chủ đề học thuyết và rất nhiều các điểm khác về (Sutta Kinh Phật), hay những khái niệm triết học siêu hình (Abhidhamma Vi Diệu Pháp).

Vì các tập Chú giải họp thành một ngành quan trọng trong văn chương Pāli, căn bản đối với việc giải thích chính xác về Phật Pháp. Không phải vì thế mà chúng không thu hút chú ý của một số vị có thẩm quyền đáng tin cậy trong lãnh vực nghiên cứu văn bản Pāli. Nổi bật nhất trong mối tương quan này ta thấy nổi lên E.W. Adikaram[6], ông đại khái đã chia các tư liệu của mình thành hai nhóm: những khác biệt có liên quan đến các Tập Chú giải (Aṭṭhakathās) và Kinh điển (Canon) và những khác biệt giữa tập Chú giải (Aṭṭhakathās) với những gì còn lại. Tất cả những gì ông đề cập đến đều đáng cho chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng và đắn đo suy xét. Những nhận định do Thiền sư ṇamoli thực hiện về các công vụ[7] Chú giải và nhiệm vụ của các tập Chú giải[8] cũng rất ư là sáng suốt và hữu ích, tuy có ngắn hơn đôi chút. Tác phẩm vừa xuất bản mới đây của M. Winternitz[9] và của B.C. Law,[10] cả hai công trình nghiên cứu này đều đề cập đến những vấn đề chung chung liên quan đến xuất xứ Chú giải, sự tăng trưởng, mục tiêu và nội dung[11] của các tác phẩm Chú giải Kinh Phật.

Những gì tiếp theo sau đây tôi muốn đề cập đến các tập Chú giải với những đường hướng khác hơn và cách tiếp cận những phương pháp Chú giải tôi đã đưa ra trong Chương III trong phần nhập đề này, được thực hiện toàn khối từ những góc độ tôi chưa thấy được thảo luận cho đến giờ phút này. Nhưng trước tiên, những nguồn tư liệu của các tập Chú giải (ctys) phải được tái khẳng định, bất chấp toàn bộ những gì đã được đề cập đến rất nhiều về vấn đề này. Hình như vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ và còn gây hiểu lầm. Thứ hai, mục tiêu hay đối tượng của các Tập Chú giải (ctys) cũng cần được xác định trở lại một lần nữa, chủ yếu là đưa ra những điểm nhấn mạnh đúng đắn về lý do và sự cần thiết trong việc biên soạn ra chúng. Thế rồi, trong đoạn III có một số phương sách đặc trưng được sử dụng trong qui trình làm sáng tỏ những điểm trên cũng được thẩm tra lại. Không ít khi công việc làm sáng tỏ dễ hiểu này lại còn trở nên hữu ích trong việc truyền đạt kiến thức cho ta nữa.

Nguồn tin: buddhanet.net

-ooOoo-

[1]. Do Trưởng lão Nāṇamoli, tập Chú giải (trong MR và III.) 1960

[2]. Do E.W. Burlingame, Các truyền thuyết Phật Giáo, tập 3, in lại năm 1969 bản gốc của H.O.S tr. 28,29,30

[3]. Do Pe Msung Tin, Tập Chú giải, tập 2 1920,1921 in lại năm 1976

[4]. Do B.C Law, thuyết luận sự Chú giải (debates Commentary, 1940

[5]. Xin đọc BPE, ấn bản lần thứ ba, phần giới thiệu tr. XXVI

[6]. EHBC, Colombo 1946, đặc biệt là trang 1-42

[7]. Tập Chú giải (Illustrator), phần giới thiệu vi (trong MR&III).

[8]. Tạp chí Guide, 1962, phần giới thiệu xliii

[9]. Lịch sử ấn độ. Văn chương, bản dịch Calcutta 1933, II 183-210

[10]. Lịch sử văn chương Pāli, London 1933. II 384-576

[11]. Bà Rhys Davids cũng đã đưa ra một số nhận định cho là “điều này cho thấy rất hữu ích khi thời gian đã sẵn sàng để thực hiện việc nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử các tập Chú giải Phật Giáo” BPE, giới thiệu tr. xxx

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn