(Xem: 1506)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1861)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

II. Chức năng & III.Một số phương pháp chú giải.

01 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 16758)

II. Chức năng một tập chú giải & Một số phương pháp chú giải.

 

II. CHỨC NĂNG MỘT TẬP CHÚ GIẢI

Mục tiêu căn bản nhất của mỗi Tập Chú giải chính là giải thích ý nghĩa các từ, các cụm từ nơi các đoạn Kinh Phật được rõ ràng, dứt khoát và còn phải là điều giải thích chung cuộc nữa, “để khám phá” theo như lời[54] E. Hardy, và hầu như vượt qua mọi nghi ngờ và mọi tranh luận. Để bảo toàn tối đa Giáo lý của đức Phật theo ý nghĩa đã được trù liệu từ trước, và đã được các vị luận sư truyền đạt lại một cách liên tục, ācariyaparampara[55]. Lúc nào cũng vẫn có những người nói xuyên tạc, luôn vẫn có và sẽ còn có nhiều người cải tiến” sẵn sàng đưa ra những nhận định của riêng mình. Thông qua cả bạn lẫn thù luôn có những thay đổi độc hại và việc làm giảm giá trị lời của Đức Phật vẫn thường xen vào trong một thời gian dài bất tận. Các vị Chú giải đóng vai trò là áo giáp để bảo vệ và chống lại những tình huống như vậy. Vì họ chiếm một vị thế độc nhất đó là những người duy trì và giải thích Phật Pháp đích thực. Điều thiết yếu không những là chỉ hiểu họ, nhưng còn phải theo dõi họ một cách cẩn thận và chấp nhận ý nghĩa họ gán cho một từ một cụm từ mỗi lần họ Chú giải. Giờ đây họ rất “gần gũi” với Kinh Pāli. Họ không thêm vào bản văn hoặc bớt đi điều gì còn phải được nghiên cứu thấu đáo. Và chẳng có tập Chú giải nào được viết ra vào những thời điểm sau này có thể được ghi thêm vào đó. Với các ṭikàs hay những tập Chú giải phụ giải thích những điểm trong các tập Chú giải “cần phải được làm sáng tỏ thêm phần giải thích chính xác hay đôi khi chỉ là thêm vào những thông tin”[56] là điều chúng ta không quan tâm đến ở đây.

-ooOoo-

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI

Các tập Chú giải chính là một kho tàng về kiến thức sắp loại từ kiến thức tột đỉnh để đạt đến tư tưởng Phật Giáo. Ví dụ như Tam Bảo, Ngũ Uẩn,(khandha), Giới (dhātu), các Xứ (āyatana), y tương sinh (paṭiccasamuppāda). Các quyền (indriya), Chánh Đạo (magga) và tám thành tố cấu tạo thành chánh đạo gọi là Bát Chánh Đạo, Thiền (jhāna) và các chứng đắc (samāpatti), các điềm báo (tướng) hiện tượng hiện hữu (lakkhaṇa), giải thoát (vimutti), níp-bàn và các từ đồng nghĩa khác, thông qua những khái niệm triết học và tâm lý học ít được đề cao, đến các vấn đề quen thuộc như: nơi chốn, cây cối. Gia súc hay súc vật.

Trong tập Chú giải này tác giả đã thường xuyên lưu ý đến Ngữ Pháp; những thay đổi thì và giống cách này cách khác cũng được tác giả thay thế dần và cũng được lưu ý đến một cách đặc biệt như ta đã thấy xuất hiện trong thực tế được ghi lại trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và vấn đề này được gọi là cách sử dụng ngữ pháp hay các qui tắc Ngữ pháp (lakkhaṇa[57]).

Các tác giả cũng sử dụng rất nhiều cách ví von và các ẩn dụ được kể lại và dùng làm đối kháng cũng như các câu chuyện thường xuyên được nói đến để minh hoạ một điểm nổi lên và đưa ra một số viễn cảnh cho toàn bộ vấn đề. Một vài điểm này có liên quan đến quá khứ, rất có thể là những điều cổ xưa hoặc giả là những chuyện cổ tích, có những lúc là những biến cố không mấy xa xưa. Câu chuyện có thể được kể dưới dạng chuyện Kinh Bản Sinh, số khác được coi như là có thực và không quá xa xưa, rất có thể là những sự kiện đang diễn ra và sự xuất hiện có thể liên quan đến những vấn đề như thuộc lãnh vực chính quyền địa phương. Các phong cách hay tập tục nổi cộm và cách thức ứng sử lại được công bố là tốt hay xấu, nghiêm túc hay không nghiêm túc cả hai đều có liên quan đến những hậu quả xã hội và kết quả nghiệp chướng nữa. Nhưng vấn đề này không thể truyền đạt trong một khuôn khổ hạn chế bài giới thiệu và ở đây chỉ đưa ra một đường nét bao quát bản chất vấn đề, luôn luôn là mối quan tâm lịch sử đáng cho chúng ta lưu ý. Không còn nghi ngờ gì nữa toàn bộ những tập Chú giải đã sử dụng tư liệu này như là một loại tác dụng phụ của các từ ngữ và các đoạn văn đang được Chú giải cách đặc biệt nhằm làm rõ điều cốt lõi những vấn đề này và đầu tư với tính xác thực đáng tin cậy. Tuy nhiên toàn bộ các từ và các đoạn văn này hầu như là vô tận có thể tìm thấy trong các chi mục ở hầu hết các ấn bản của Hội Thánh Điển Pāli (PTS).

Các nhà Chú giải, với sự trợ giúp của trí nhớ không chê vào đâu được, chắc chắn đã chế ngự được toàn bộ các công trình Kinh Phật, nếu không muốn nói là tất cả. Bằng không thì, với sự trợ giúp của việc giải thích Chú giải bằng cách nào họ đã có thể rút ra từ các tác phẩm này một cách thích đáng và đi thẳng vào vấn đề khi có cơ hội yêu cầu[58] hoặc trình diễn một cách tài tình giáo lý lỗi lạc và tiềm tàng chứa đựng[59] bên đó?

Lẽ đương nhiên nội dung các tác phẩm Chú giải này có khác nhau giữa Luật Tạng, Kinh tạng và Vi diệu pháp. Các nội dung này còn thay đổi tùy bản chất và rất có thể còn tùy tầm quan trọng chủ yếu nó truyền tải, nếu có bất kỳ tác phẩm Kinh Phật đặc biệt nào đang được Chú giải. Như vậy theo Ngài Hoà Thượng ṇamoli thuật lại trong tác phẩm KhA[60] “Mức độ quan trọng trong việc nhấn mạnh chung cuộc lại nằm ở bản văn viết về Từ Tâm được coi là căn bản để đạt đến hạnh phúc tột đỉnh Níp-bàn đã được khai thác triệt để trong tập Chú giải.

Các nội dung các tập Chú giải có thay đổi là điều tự nhiên. Tuy nhiên các nội dung này cũng tương ứng và phù hợp với nhau đặc biệt trong các từ không thể tránh khỏi và luôn được lặp đi lặp lại xem ra chỉ nhằm nhồi nhét trong Giáo Pháp. Kết quả là, những cách giải thích Chú giải cho thấy có rất ít hoặc không có sự bất đồng đáng kể nào không chỉ trong một hoặc hai tác phẩm Chú giải mà hầu như toàn bộ các tập Chú giải đó như trong các đoạn văn song hành hoặc có thể đem ra so sánh với nhau được, mặc dù đôi khi độ dài đoạn văn có thay đổi và không tương đồng với nhau. Thí dụ như, tất cả các tập Chú giải đều sử dụng từ Như Lai hầu như chính xác hoàn toàn gồm tám lý do tại sao Đức Phật lại được biết đến[61] như là một vị Như Lai. Đây không phải là từ có hai nghĩa. Cũng tương tự như vậy, hình như chỉ có một cách giải thích duy nhất về từ caturaṅgika-sannipāta[62], tức là Tăng Đoàn Tứ Phần các vị tỳ khưu (four factored Assembly of the bhikkhus). Hay chúng ta có thể quay trở lại với một tập Chú giải khá dài và rất giống với tập Chú giải pāṇtipāta. t nhất đã diễn ra trong năm tác phẩm Chú giải,[63] hay đối với những giải thích về các từ tiếp theo rất đa dạng trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 1051 tt., AA v 7-9, hay duvidhaṃ hi kammaṭṭhānaṃ, trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 721-4. MA I 275-8, hay một số loại paññā ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 931-3, MA iv. 82-6, SA i. 119-122. rõ ràng đây chỉ là tất cả những nhắc lại được lấy ra, nếu không phải trong tác phẩm Chú giải đã được sửa soạn và đã được sẵn sàng trước đó, rồi trích từ một số nguồn thông thường khác. Mặt khác, lại có những trường hợp khi các tác phẩm Chú giải có những từ giống nhau và có thay đổi một cách đáng kể. Một ví dụ rõ ràng về điểm này có thể tìm thấy trong các tập Chú giải về các thần linh bhassara, Subhakiṇha và Vehapphalā nh trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 37. MA i. 35 và Chú giải Tăng Chi Bộ iv 27. Vì cho dù một số ít chỉ là cách diễn tả loại suy có thể được sử dụng, toàn bộ những điểm này đều có một điểm chung. Hoặc giả ít nhất cũng có hai các định nghĩa khác nhau về từ bhikkhu, một cách xuất hiện trong tác phẩm Padabhājaniya[64] hay tập Chú giải cổ về các Luật Giới bản[65] còn định nghĩa khác lại xuất hiện trong Niddesa[66]. Cả hai từ này đều được biết bằng tiếng Pāli và mặc dù ngay từ lúc đầu các tác phẩm Chú giải đều được chấp nhận cho là Kinh Pāli trước khi được “đóng lại”.

Hơn nữa, một từ Kinh Phật rất có thể không được Chú giải ngay trong chính tác phẩm Chú giải đó, cho dù việc Chú giải đó có thể xuất hiện tại nơi nào khác, tuy nhiên, tính cách đáng tin cậy của việc chuyển đổi vị trí giải thích từ tác phẩm Chú giải này sang tác phẩm Chú giải khác cũng có thể đặt ra vấn đề và đôi khi không được chấp nhận[67]. Tuy nhiên hình như thường xảy ra những trường hợp gần như diễn ra thường xuyên. Thí dụ, BvAC tr. 33 Chú giải từ deva-cakkhu cho là deva-cakkhu nghĩa là hiểu biết siêu phàm, abhiññā, chỉ nổi lên do sự gia tăng thêm ánh sáng, lokavaḍḍhana; rất có thể điều này không nói lên cho chúng ta biết nhiều. Nhưng tác phẩm ItA ii. 28 lại coi dibba-cakkhu có nghĩa là, đang tăng thêm ánh sáng kasina, kasiṇalokaṃ vaḍḍhetvā. có ánh sáng kiến thức xuất hiện giống như thiên nhãn, dibbacakhuññaṇassa. Mặc dù có liên quan đến It và ItA liệu cho là Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng đã yên lặng ám chỉ kasiṇa này chăng? Nhiệm vụ của dibbacakhu được giải thích khác đi trong Ndi tr. 255tt.

Hay, một ví dụ khác, có ý nghĩa liên quan và chính vì thế lại được gán cho từ dukkha trong tác phẩm Chú giải Tăng Chi Bộ ii 96, 203, 208 v.v... lại chính là từ vaṭṭadukkha, nỗi thống khổ do phải tái sanh nơi vòng luân hồi trong khi đó nơi tác phẩm Chú giải Tăng Chi Bộ ii 263, iii. 182 dukkha được giải thích có liên quan đến bốn chân đế.[68] Tuy nhiên, những chân đế này đã bao trùm cả vaṭṭadukkha và việc chấm dứt đau khổ này thể theo Chân Đế thứ ba. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) tr. 63 và Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) tr. 41. trong một lời khẳng định dài về từ dukkha, đã cắt nghĩa chân đế này không theo bất kỳ cách nào trong hai cách trên. Nhưng có những từ khác đã xác định rõ ràng các ý nghĩa[69] như thể vedenā[70] rất có thể đã được gộp lại trong một ý nghĩa khác trong năm ý nghĩa hai tác phẩm này đã thừa nhận để đưa ra một chỉ số đối với việc phổ biến dukkha trong cuộc sống chúng ta. Chính vì thế, dukkha, đã trở thành một ví dụ một từ được giải thích ngắn gọn do một số tác phẩm Chú giải. Được thực hiện một cách kỹ càng hơn ở các tác phẩm khác, cho dù ngay cả không phải luôn luôn đều có cùng một ý nghĩa rõ ràng. Nhưng một khi, Phật Pháp “sâu xa, khó lòng nhận ra, khó lòng hiểu thấu... lại khả dĩ dễ hiểu đối với kẻ khôn ngoan.”[71] Lại được am hiểu tường tận, đặc tính liên quan và chính xác của ý nghĩa này đã trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên rất nhiều nội dung chính trong các tác phẩm Chú giải có thể thay đổi từ cách này sang cách khác[72], phương pháp Chú giải căn bản và bất biến như ngày nay chúng ta đã nắm bắt được lại phải được thực hiện theo một tuần tự liên tiếp trong khi nó xuất hiện. Ấy vậy, ta không thể nào Chú giải được hết toàn bộ các từ trong Kinh Phật. Có đôi khi chúng ta phải đánh giá với sự trợ giúp Chú giải chẳng có điều gì là sẵn sàng cả. Rất có thể hoặc ý nghĩa đó đã bị thất lạc ngay cả do thời gian các tập Chú giải cổ xưa được biên soạn. Hay từ đã được am hiểu đầy đủ, lúc đó không còn hay không với đặc tính chính xác và chắc chắn nữa.

Ngoài ra phương pháp Chú giải cơ bản này được theo dõi suốt do tất cả các tập Chú giải. Chúng xuất hiện chung nơi một số các phương tiện Chú giải rõ nghĩa khác nữa. Không nhất thiết phải sử dụng trong mọi lúc, nhưng khi nào có nhu cầu nổi lên, lúc đó các phương pháp này sẽ quay trở lại với nhau, hay đôi khi chúng sẽ trở thành những công cụ tích cực.

Cho dù những công cụ này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiểu biết ngày càng lớn lao và chính xác hơn về cấu trúc xét một cách toàn diện. Song chỉ một phần nhỏ thuộc chủ đề rộng lớn này được trình bày ở đây, và chẳng có yêu sách nào được thực hiện ở đây nhằm đạt đến mục đích hoặc hiểu biết về bất luận điều gì hay bằng bất kỳ cách nào. Tuy nhiên, toàn bộ những gì được trình bày dưới đây về những phương pháp Chú giải có thể được thêm vào và ta có thể đem ra tranh cãi về các phương pháp khác. Song giống như vị biên soạn Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), vì sợ phải trình bày tác phẩm quá dài dòng, thế nên tôi chủ chương không trình bày quá dài theo những chỉ số một số phương pháp Chú giải được các tác giả Chú giải sử dụng.

III 1. Những trích dẫn Kinh Điển

Mỗi tập Chú giải, đặc biệt khi cố gắng vượt qua toàn bộ những tranh cãi, thì cũng có thể đưa ra rất nhiều trích dẫn trong các tác phẩm Kinh Phật. Cho dù thường xuyên có thể đề cập đến đích danh các tác phẩm này[73] hay đưa ra những gì hiện nay ta thường hiểu là những trích dẫn chính xác. Tác phẩm đó có thể đưa ra trích dẫn bằng các từ sau. vuttaṃ pi c’etaṃ. Hay vuttaṃ (pi) h’etaṃ.” Chúng ta có thể nói về điều này”; hay với cách diễn tả, yath[74]’āha hay ten’āha, như người ta đã nói.” Đôi khi còn thêm vào “do Đức Phật đã dạy”[75] hay “do các vị Poranas”[76] hay do một số người khác. Nhưng không nhất thiết phải đưa ra tên nguồn tài liệu. Hay một vị Chú giải có thể chỉ đưa ra những mô tả nguồn cung cấp, tỷ như một người bà la môn có kiến thức, chẳng có bất kỳ biểu thị nào cho thấy những trích dẫn đó có thể xuất hiện rải rác trong các tác phẩm Kinh Phật.[77]

III 2. Những cách giải thích khác

Có nhiều cách “giải thích khác”, pātha, có thể được đưa ra và xuất hiện tuy không mấy thường xuyên trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[78] Khi một cách giải thích khác nhau được ghi nhận, ta có thể nói rằng, ayam eva vā pātho[79], “hoặc đây chính là cách giải thích”. Hay có thể nói,... vā pātho[80] hay (chữ này chữ kia) là cách giải thích”, chủ yếu khi có một sự biến đổi ý nghĩa nhất định[81], cách giải thích khác thường này hay bị bác bỏ vì không đúng hay chính xác[82], hay cũng có thể được chấp nhận. Trong trường hợp này ta có thể nói đó là “có cùng một ý nghĩa”, “ý nghĩa là hoàn toàn giống nhau.” Ý nghĩa giống nhau”, so yev’attho, hay, ayam ev’attho[83]. Cũng có những trường hợp trong đó một tác phẩm Chú giải, sau khi đã đưa ra một cách giải thích khác đi và khẳng định điều đó có nghĩa là gì và thêm “ý nghĩa này tốt hơn” hay chính xác hơn ayaṃ sundarataro[84].

Một đoạn văn rất thú vị trong KhA tr. 78 chứng tỏ cho thấy việc chuyển giao Chú giải một cách tỉ mỉ về vấn đề này như sau: “Và ở đây trong đoạn “một là gì?” (ekam nāma kiṃ) cách giải thích theo hai cách đó là kim ki ha. Ở đây theo cách giải thích ở tiếng Sinhale là kī ha, vì những người Sinhale thường nói kī ha khi phải nói là kiṃ. Một số (keci) khẳng định ha chỉ là một tiểu từ, và cũng như vậy trong chính cách giải thích[85] theo truyền thống các vị trưởng lão. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp ý nghĩa vẫn hoàn toàn giống nhau và có thể được giải thích tuỳ theo ý thích.”[86] Đây không phải là điều độc nhất. Các đoạn khác như đã được đề cập đến ở trên cho thấy có một chút thay đổi trong chính ý nghĩa nữa. Như vậy điều này cũng tốt thôi.

Có hai trường hợp rất thú vị được trích trong UdA[87] trong đó người ta đưa ra nhiều cách giải thích: (1) Kya nu’ atthā ti, katamāya nu bhavatha? Kāya notthā ti pi pāli: so ev’attho. Kāya nvetthā ti pi paṭhanti: tassā katamāya nu etthā ti attho. (2) Na khv’etam ti, na kho etaṃ. Ayam eva vā pāṭho: - na kho tan ti pi paṭhanti, na kho etam icc’ eva padavibhāgo.

Ngược lại đối với Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), như ta đã ghi nhận, lại đưa ra các cách giải thích khác. Hình như MA viết về Mstas 51-100[88] thí dụ, lại đưa ra rất ít nếu không nói là chẳng đưa ra bất kỳ tham khảo nào về những điểm này cả. Điều này hình như cũng đúng trong rất nhiều trường hợp được ghi trong những điều còn lại trong MA, với rất ít ngoại lệ. Đó là trong MA I tr. 137 khó có thể được kể là điều này xuất phát từ cách mô tả có sẵn (stock) về nhiều ý nghĩa từ agga-sadda, từ ‘agga’. Nhưng lý do đàng sau sự thiếu xót này trong các cách giải thích khác chỉ có thể được phỏng đoán mà thôi. Liệu vị biên soạn tập MA có biết được những khác biệt đó và nghĩ rằng đây là điều không cần thiết đem gộp lại chăng, và tuy nhiên rất có thể lại phán đoán chắc điều đó không mấy khả thi được suy luận rằng tập MA đã có kích cỡ quá lớn rồi chăng? hay liệu ngài biên soạn đó, chủ yếu chỉ mới sử dụng có một nguồn tư liệu chăng? Hoặc giả rất có thể còn có thể xuất hiện nơi các mối liên quan khác, sự cố ý loại bỏ những quan điểm không chính thống về đặc tính chính thống chăng?”

III 3. Những Liệt Kê

Một hình thức làm sáng tỏ việc Chú giải lại gồm trong việc liệt kê ra các loại khác nhau nơi cùng một tiết mục duy nhất, toàn bộ điều này có thể có một số liên quan với các từ kinh điển. Thí dụ như, trong MA (Chú giải trung bộ Kinh) ii 112 đặc tính liên quan với từ Kinh Phật. Thí dụ như, trong MA ii 112 qui trình làm dịu đi toàn bộ cấu trúc. Sabbasaṅkhāra-samatha, được giải thích theo hai giai đoạn: trước tiên, bằng cách khẳng định rằng do rung động, lắc lư và dằn vặt các saṅkharas. thì cách làm dịu đi đã đem lại kết quả. Và thứ hai, bằng cách nói đến việc loại bỏ sang một bên cũng một tiết mục.  đây có bốn upadhi. Cụ thể là một căn bản dẫn đến tái sanh. Chính vì thế từ upadhi xuất hiện ở đây bốn lần như là yếu tố cuối cùng của một từ ghép: Khandha-upadhi, kilesa-, abhisaṅk-, hāra-. pañcakmaguṅa-upadhi[89]. Toàn bộ những phương thức (chấp thủ) này phải được loại bỏ vì chúng cản trở chống lại việc chứng đắc Níp-bàn. Upadhis được giải thích hầu như đầy đủ hơn trong SA i. 31 và SnA 44 theo thứ tự nghiệp chướng, khandha, kilesa. abhisaṅkhāra. Chúng là trong số ba vivekas, tránh khỏi được liệt kê như là kāya, citta, upadhi.[90]

Nhng ví dụ khác trong đó việc liệt kê được dùng để giải thích đó là mariyādā trong MA iv. tr. 89 trong đó có hai loại được đưa ra và rồi lại hai loại nữa; có hai loại; thuộc đồng ruộng. Khetta, ba loại trong MA iv. 114, Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 9; thuộc loại biến mất. Antaradhana. Năm loại trong Chú giải Tăng Chi Bộ 1 87 nhưng chỉ có ba loại trong MA iv. 115. VbhA 431; thuộc về Níp bàn chung cuộc, có ba loại trong MA iv. 116 - hai loại cuối này nằm trong giải thích về apubbam acarimaṃ; về sư tử, sīla, có bốn loại trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 827. Chú giải Tăng Chi Bộ iii 65, SnA 125; bàn về thế đứng của sư tử, sihaseyyā, có bốn loại ghi trong UdA 403; về thu thúc, saṃvara, có năm loại ghi trong ItA i 110[91], về bài nói chuyện, kathā, về các Vị Phật, có hai loại được ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 382, KvA 34, cụ thể là sammuti paramattha; về bài nói chuyện (bình thường), có ba loại được ghi trong MA ii. 258 có tên là ekanālikā, caturassā, nisinnavatthikā. Thế rồi trong tác phẩm KhA vẫn còn bốn loại nói chuyện khác nữa, có tên là catubbidhā, bốn thứ có tên và ví dụ của mỗi loại cũng được đưa ra; cũng lại có ba loại vivekā, tức là tách rời hay viễn ly. Và ba loại thế gian. loka, được nhắc đến dưới đây[92] và nhiều loại khác nữa. Điều đương nhiên là con số không được hiểu theo nghĩa đen nhưng đôi khi lại có nghĩa là “các loại” như trong các ví dụ vừa mới nêu ra trên đây; và ôi khi lại là “lý do để” một điều rất rõ ràng được nhận ra trong phần liệt kê bốn loại suttanikkhepa. Những lý do để thực hiện một bài thuyết pháp.[93] Trong mọi trường hợp thường được nói là loại nào đã được nhắm tới ở đây, trong đó “ở đây” có nghĩa là đoạn văn hiểu theo văn cảnh kinh điển đã được làm sáng tỏ.

Hơn thế nữa, một vị Chú giải có thể chọn ít đề tài hơn trong số một tổng đề tài bao la, hay một số lớn hơn có thể được thêm vào con số ít hơn. Điều này một lần nữa mang tính chất chứng tỏ và về đặc tính uyển chuyển nơi các tác phẩm Chú giải lẫn chú ý đã được dành cho việc biên soạn các tập Chú giải này. thí dụ, như chúng ta đã thấy trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 87 đã đếm từng antaradhaāna, tức là lần biến mất”tức là năm lần... Điều này có thể thực hiện được bằng cách thêm vào ba lần được kể đến ở nơi khác. Cũng như vậy KhA 120 thêm vào ba loại huyên náo, Kolāhala đối với loại đó KhA 272 và SA I 130 lại ám chỉ như vậy, những điều không thể thích hợp với nhu cầu của họ. Như vậy đối với KhA kolāhala là năm lần, pañcavidha. Còn đối với Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và SA lại có tới ba kolāhala.

Như vậy chúng ta đem ra trình bày ở đoạn kế tiếp có liên quan đến “cỗ máy Chú giải”[94] nhưng trước khi tiếp tục công việc có lẽ ta cần phải nhấn mạnh trở lại một lần nữa rằng rất ít ví dụ điển hình được nêu lên trên đây chỉ họp thành không hơn không kém một thành phần không nghĩa lý gì trong việc liệt kê những tỷ lệ, nếu được gom lại sẽ trở thành bao la; và hơn thế nữa những điều liệt kê trên đây chỉ là một khía cạnh trong Kinh Phật mà thôi[95] cũng như các tác phẩm Chú giải vậy.

III 4. “Những lần” liệt kê

Đây là một phương cách trong đó khi ta nói đến từ này từ nọ “gấp x lần.” Thí dụ như, trong VA i 225 saddhamma (Chánh Pháp) là tividha gấp ba lần. Một trong ba “lần” được khẳng định một cách súc tích, hình như không đưa ra bất kỳ một ưu tiên nào trong những lần đó, toàn bộ những lần này được ứng dụng một cách đồng đều. Hai lần, duvidha, còn có tầm quan trọng đồng đều, về vinaya trong tác phẩm MA i. 22 (xin đọc cùng tác phẩm ii. 208), SA ii. 253. SnA 8, ItA i. 110. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl). 351. một lần thuộc vinaya thu thúc, saṃvara, điều còn lại thuộc về cách đoạn trừ, pahāna. Rồi sau đó mỗi lần này lại chia ra thành năm “lần”, pañcavidha, tất cả đều có tên gọi khác nhau; rồi sau đó tác phẩn SnA lại tiếp tục triển khai đề tài này rất dài dòng. Toàn bộ những “lần” không thấy đưa ra ở đây. Như vậy chẳng có gì được ưu tiên cả. Trong tác phẩm UdA 362 ta có catubbhidha ogha, đó là bốn loại bộc lưu tham dục (kāma), hiện hữu (bhava), tà kiến (diṭṭhi) vô minh (avijjā) toàn bộ bốn loại bộc lưu này đều phải được vượt qua một cách đồng đều để cho vị a-la-hán có thể tồn tại an toàn trên mảnh đất khô ráo nơi bến bờ bên kia.

Tuy nhiên các đoạn khác, như trong tác phẩm UdA 233 khi đề cập đến giới (sīla) người ta cho rằng chỉ có hai loại giới, “các loại” xuất hiện tùy theo các phạm trù khác nhau, đó là lokiya lokuttara, thuộc loại hiệp thế và loại siêu thế. Cả hai đều rất cần thiết vì loại đầu tiên lại rất cần cho loại thứ hai được coi như là căn bản cho loại sau. Lại có một cách phân biệt khác tinh tế được thấy trong bốn loại niềm tin, catubbidhā saddhā, trong tác phẩm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 529, iii 1028, ở đây mỗi loại chỉ được áp dụng cho một con người cụ thể trong một giai đoạn khác nhau trong qui trình tiến tới chánh đạo có tầm quan trọng ngang nhau. Nhưng còn nữa, cũng nhằm ám chỉ đến các giai đoạn được chứng đắc. Là tividha viveka[96], tức ba loại viễn ly hay thân viễn ly (kāya), tâm (citta) và sanh y (upadhi). Mặt khác, cho dù pavāraṇā được cho là gồm bốn loại trong MA i. 93, do hiệu quả đem lại thì điều này chỉ ám chỉ từ này có bốn ý nghĩa thích ứng cho bốn cơ hội khác nhau. Một trong các cơ hội đó được gọi là “cơ hội được mong đợi nơi trần thế này”, ayaṃ idha adhippetā. Nh vậy trong SnA 74, 255 santhava được mô tả chỉ gồm có ba loại mà thôi, loại thứ ba được dự định ở trang 74 và hai loại đầu tại trang 255. và trong một số tác phẩm Chú giải một câu hỏi, pucchā, được cho là gồm năm loại, pañcavidhā[97]; sau khi đã mô tả mỗi loại thì loại đúng nhất được hiểu trong mỗi văn cảnh.

Cũng còn có một từ quan trọng đó là “mắt” và “kiến thị”, cakkhu, quan trọng vì tác phẩm Bhagavan đôi khi lại có một tính ngữ là cakkhuma, là người có nhãn thức. Chính vì thế cakkhu phải được giải thích đầy đủ và được phân tích dài dòng trong tác phẩm Niddesa[98]. Tuy nhiên, không có sự xuất hiện của từ vidha, có nghĩa là loại. Điều này được giới thiệu trong tập Chú giải ngắn hơn thuộc tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 33 và ItA i. 99. Tuy nhiên hai đoạn này cho thấy có sự khác biệt đáng kể. Cả hai đều đề cập đến kiến thị gồm hai loại: maṃsacakkhu aṇcacakkhu (paññācakkhu trong tác phẩm ItA). Và khác biệt đầu tiên gồm hai loại và khác biệt thứ hai gồm năm loại. Được so sánh ở một vài chừng mực nào đó là hai loại kicca[99], tức là điều đã được thực hiện, loại đầu tiên trong hai loại này, niratthaka. Còn lại như một loại không có sự chia ra, nhưng loại thứ hai Sātthaka, được liệt vào loại gồm năm lần mỗi thứ đều có tầm quan trọng đối với cuộc sống tu trì hàng ngày.

Đôi khi, có lẽ chỉ thỉnh thoảng thôi một từ lại ám chỉ một số “loại” đa dạng được diễn tả theo như các đoạn Kinh Phật là nơi nó xuất hiện, thí dụ như MA, i. 62 đã đưa ra sáu đoạn theo kiểu này để cho thấy số “loại” thấy nơi từ āsava, lại gồm tới từ hai, deveha, đến bảy, sattadha, loại, như đã được truyền xuống trong mỗi đoạn được liệt kê gộp một loại được Chú giải (Trung Bộ Kinh i. 6), là nơi āsava gồm bảy loại. Một con số cũng đã đạt đến do cùng những giai đoạn trong ItA i. 114tt. Ta cũng nên lưu ý ở đây là tác phẩm ItA có nói về thân xác, kaya, gồm rất nhiều loại, bahuvidha[100] và các vị hiền triết. Munayo, cũng thuộc nhiều loại, anekavidha[101] Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 44 có đề cập đến mười sáu loại”đối với mahāpaññā, người khôn ngoan vĩ đại, nhưng lại không cung cấp bất kỳ thông tin cho biết họ thuộc những hạng người như thế nào.Những tập Chú giải về từ này xuất hiện chỗ này chỗ khác[102] cũng chỉ biến các loại này thành rõ ràng.

III 5. Một chương sách phụ

Một tập Chú giải thỉnh thoảng lại đưa ra một số con số có lẽ từ hai hiện trạng trở lên. Tất cả mọi người có thể dính dáng đến một hiểu biết toàn diện và một hành động đánh giá thích hợp về từ được Chú giải. Như vậy Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii. 1062, Chú giải Tăng Chi Bộ IV. 118, trong một bài Chú giải khá dài dòng về app’ichassa[103] một người có ít hay không có ước muốn, đưa ra bốn vấn đề, vì lý do đưa ra, có thể không ước ao có được đó là: paccaya. Adhigama. Pariyatti. Dhutanga, những nhu cầu thiết yếu của một nhà sư. Chứng ắc (một trong số bất kỳ giai đoạn Thánh đạo và Níp-bàn nào) kiến thức về các bản văn Kinh Phật. Và những việc tu tập khổ hạnh. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) và Chú giải Tăng Chi Bộ lại thêm vào một loại văn phong Chú giải mà vấn đề đã được thảo luận đầy đủ trong Thanh Tịnh Đạo.[104]

Những tham khảo về Thanh Tịnh Đạo, có thể được gọi là phương sách Chú giải phụ hay là phương pháp phụ, rất thường xuyên được cả hai vị Buddhaghosa và Dhammapala thực hiện để cho một tác phẩm Chú giải cần thiết phải thảo luận ở mức độ vắn tắt nhất. Về điều đã được bàn soạn đến từng chi tiết. Chính vì thế phương pháp phụ này lại là một điều biểu thị khác mà dịch giả các bộ Chú giải tiếng Sinhale cổ cũng đang thể hiện như là những vị biên tập luôn theo khả năng của các vị đó, giới thiệu các cách rút gọn thay thế vào tính cách dài dòng. Vì tuy nhiên Thanh Tịnh đạo là tác phẩm của chính Buddhaghosa, được soạn thảo sau những tác phẩm Chú giải cổ này vào lúc ngài đã tìm hiểu, học hỏi, nắm vững và hệ thống hóa được những nội dung của các tác phẩm này một cách thành thạo có thể chứng thực được công việc dịch và ấn bản các tác phẩm này sang tiếng Pāli. Với “tập bách khoa các giáo lý của Đức Phật”[105] để có thể chuyển lại cho chúng ta, chỉ cần kiến thức lẽ thường cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), đã không xuất hiện nói đến Thanh Tịnh Đạo ch danh và chúng ta không thể nói đến, tỷ dụ như “ba thế giới”, là tayo lokā[106], saṅkhāraloka. Sattaloka. Okāsaloka. Đã được đặt nền tảng trực tiếp trên cách phân tích[107] tương ứng của Thanh Tịnh Đạo.

III 6. Nhiều nghĩa đa dạng

Cuối cùng, tôi muốn thu hút chú ý của các bạn đến một phương pháp Chú giải khác, theo tôi nghĩ có tầm quan trọng không thể bỏ qua được.[108] Phương cách này lại liên quan mật thiết đến các từ Kinh Phật có nhiều nghĩa khác nhau và xuất phát từ bản chất phân tích các từ này, đó là sadda (âm thanh). Với một văn cảnh như vậy sadda (âm thanh) được sử dụng theo chính nghĩa của “từ”.Thí dụ như cuốn tự điển cổ tiếng Pāli, là Abhidhānappadīpikā, liệt kê 14 nghĩa khác nhau của từ dhamma, là dhammadda, kết thúc với ādo[109] vân vân và vân vân” là một cách trù liệu khôn ngoan, vì tôi có thể thêm vào đó ba ý nữa. Bất kể từ đó có là gì đi chăng nữa, sau khi các tác phẩm Chú giải đã khẳng định điều đó thì lập tức đưa ra những nghĩa khả dĩ có thể đưa ra. Rồi trích các đoạn Kinh Phật và cho biết ở đâu từ đó có nhiều nghĩa thích hợp với nhau. Cuối cùng, và các từ đó luôn luôn phải khẳng định được từ nào là thích hợp. Như vậy khả năng xảy ra nghĩa sai sẽ được loại bỏ và thay thế vào đó bằng nghĩa đúng nhất.

Để đưa ra một ý tưởng ngắn gọn về phương pháp này, tôi sẽ đơn cử từ “sādhu” ayam’ sādhu-saddo, hay sadhū ti ayam’ saddo āyācana-sampaṭicchana-sampahaṃsana-sundara-daḷhīkammādisu (Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã bỏ qua đoạn này, kết thúc bằng từ sundarādisu) dissati. Tuy nhiên, ta phải hiểu những từ này như sau: āyācana, SnA 176;sampaṭicchana. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 47; daḷhikamma, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 171; MA i. 19; SA ii. 7.  mức độ tôi biết được Chú giải Tăng Chi Bộ đã không khảo sát tỷ mỷ từ sādhusadda, nhưng lại định nghĩa từ sādhu bằng một hay những nghĩa theo các văn cảnh thấy trong Tăng Chi bộ Kinh (Anguttara), là nơi xuất hiện. Chính vì thế āyācana được chọn lựa kỹ càng trong Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 136; từ sampahaṃsana được chọn trong Chú giải Tăng Chi Bộ iv. 120, 167; sundara được chọn trong Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 290, iv. 98. như vậy năm nghĩa của sādhu đã được liệt kê đầy đủ và được sử dụng đúng lúc thích hợp.

Đến đây tôi đưa ra một danh sách các từ có nhiều nghĩa khác nhau tôi đã thấy trong các đoạn Chú giải trong đó các từ này đã được bàn cãi. Xét một cách tổng quát các đoạn này đều giống nhau, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Tuy nhiên thường thấy xuất hiện những khác biệt cũng như liên quan đến ý nghĩa. Một điều ta nên nhận thấy rằng các từ này thường thích hợp với đoạn văn này đoạn văn nọ trong bản văn Kinh Phật. Tôi không có ý muốn tạo ra một bảng kê các từ và tôi cũng hoàn toàn ý thức được danh sách các từ này không thể được coi như là đầy đủ.

Một số tập Chú giải đã sử dụng "sadda" như là một “từ”

[Các từ có sadda đi kèm theo, nhưng không có nhiều nghĩa hay chỉ có một nghĩa được đưa ra ở đây tôi đánh dấu bằng một hoa thị]

aṅgaṇa MA i. 139 (không có sadda), BvA[110] trang175

agga VA 173. DA i. 235, MA i. 136, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 124 135, i 114, ItA i. 102

ajjhatta UdA 374

attha SA i. 334, SnA i. 238, ItA i. 81

atthi VA i. 209 (không có sadda)

* anu ItA I 168, ThagA i. 114

anta DA i. 103, ItA ii 112; xin đọc MA i. 87

antarā Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 34 Chú giải Tăng Chi Bộ iii. 75, SnA i. 20, UdA 109 164, ItA īi. 95

* api UdA 278 392, ItA i. 45, Chú giải Vimānavatthu 94

abhi VA i. 20. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) ii 20

abhikkanta VA i. 170. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 227, MA i. 139. ii. 124, SA i. 14. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 105 375 KhA 114. SnA i. 155, UdA 286, Chú giải Vimānavatthu 52 (ngắn hơn)

* ādi Chú giải Tăng Chi Bộ īi. 9 BvA 65

āyatana Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 124; xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ īi 272. PṭsA i. 83. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) (không có sadda). VbhA 45 tt

āram(b)bha PtsA i. 44, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 145, PugA 246

āsajja Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 55

iti VA ii.442, AA, iii.14, UdA-45,215, itAi.19tt, 23tt

idaṃ ItA i. 107

* idha VA v 1067

ukkā MA i. 175 (không có sadda), Chú giải Phật Tông (BvA). 144

uposatha SnA i. 199. UdA 296; xin đọc MA iv. 74 (không có sadda)

uppanna Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 67

uḷāra Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) īīi. 878, SA īīi. 208, Chú giải Vimānavatthu 10, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 30.

Eka UdA 18, ItA i. 37

etaṃ ItA i. 5

eva SA iii. 123, UdA 392

evaṃ Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 26 MA i. 3, SA i. 5. Chú giải Tăng Chi Bộ (SA) i. 4, KhA 100. SnA i. 135, UdA 6, PṭsA iii 529

kappa Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 103, MA ii. 125, SA i. 15. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 377, KhA 115, CpA 10, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 65.

kāma Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 11

kiṃ Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 16

* kira Jā i. 158, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 322, PvA 103

kusala Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 49, PṭsA i. 129,. 205, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 38

kevala MA ii. 125, SA i. 15, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 376, KhA 115

khandha ItA ii. 22

* kho ItA i. 54

gati MA iii. 364

* gandha ItA ii. 57

guṇa Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 43 76; xin đọc thêm SA i. 23 (không có sadda)

ca KhA 228, ItA i. 54 93 172 178, ii. 23, 32, Chú giải Vimānavatthu 74, PvA 18, ThagA i. 108 155, īi. 10 125 156 249 256 273, īīi. 75 79, CpA 12 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 185, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 171, 297

cakka MA ii, 27, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 120, iii. 9, PṭsA iii. 626

cakkhu Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i.183; xin đọc thêm ItA i. 99, Ndi 354 tt (không có sadda) Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 33

channa ThagA i. 25

ṭhāna MA i. 102

tathāgata ItA i. 117

* tu ItA ii. 151, CpA 117

te Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 9

dukkha ItA ii. 5, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 63, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 41

deva Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu(VvA)18,ThagA i. 27

dhamma Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 99, (xin đọc Pháp cú kinh (DhA) i. 22, MA i. 17, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iv. 97, ItA i. 39 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 13, PṭsA 38.

Pariyāya VA i. 132, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 36, MA i. 18, ItA i. 151

* pasu ItA ii. 70

pātimokkha ItA ii. 129

puñña ItA i. 73

* putta ItA ii. 70

bodhi Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 55 145; xin đọc. VA i. 139, iv. 952, MA i. 54, SA ii 153, UdA 27, CpA 18 (tất cả đều không kèm theo sadda)

brahma MA i. 34, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 11

brahmacariya Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 177, MA ii. 41, ItA i. 107

bhūta MA i. 31, KhA 165, NdA iii. 96

* matta SnA i. 137; xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 35

* mama Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iii. 162

maya Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 10

mūla MA i 12. UdA 27

me Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 28, MA i 4. SA i. 5 Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 6, KhA.101, SnA i. 135, UdA 11, ItA i. 22, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 25 ThagA i. 26 ii. 144, PṭsA iii. 530

yaṃ Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)52

* yathā Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 48

rūpa Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 21, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 41

loka UdA 107

vaṇṇa Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 37, MA ii 125, SA i. 14, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 375-6, KhA 114, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 16

Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 51, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 29 55, īīi. 171, iv. 75, SnA i. 266, UdA 211 278 321 422, ItA īi. 52 104, ThagA i. 57, ii. 173 228, iīi. 12 85, CpA 130.

vidhā Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 304

vutta MA i. 94, UdA 45, ItA i. 4

veda Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 68

* vedanā Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 41

vo MA i. 18, ItA i. 39

saṃsaṭṭha Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 70

saṅkhā MA i 75

saṅgaha Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 305

sacca SA i. 328, SnA i. 232

sabba MA i. 17, ItA i. 52, CpA 18

samaya VA i. 106, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 31, MA i. 7, SA i. 9, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 11, KhA 104, UdA 18, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 127, PṭsA iii. 530, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 57

sampanna MA i. 153 (không có sadda, ItA ii. 175, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 14 (không có sadda)

sādhu Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 171, MA i. 18, SA ii. 7, SnA i. 176 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 47

sukha ItA i. 74, ii. 4, ThagA i. 27, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 40

suta Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 28. MA i. 4, SA i. 6 Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 6, SnA i. 135, UdA 11, ItA i. 23, PṭsA iii. 530

suvaṇṇa Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 9

* hi PvA 103, ThagA i. 77 130 171

Ta cũng thấy tồn tại một cách đối thuộc dạng khác nữa trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 3 và tập Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 124. Cả hai đoạn văn này đều được ghi vào mục lục, mà không thấy xuất hiện bất kỳ nhất quán nào, những địa danh Đức Phật đã lưu lại (hay trải qua mùa mưa) trong suốt hai mươi năm đầu sau khi ngài đã đạt đến Giác Ngộ.

Cũng vậy, chỉ có một tập Chú giải khác tôi được biết ngoài tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã đề cập đến bốn vị trí không thay đổi hay bó buộc tất cả Chư Phật phải lui tới, là sabbabuddhānaṃ cattāri avijahitaṭṭhānāni[111]. Bốn vị trí là: ngồi thiền trong tư thế xếp bằng để đạt đến Giác Ngộ tại một địa điểm và cùng một địa điểm; Chuyển Pháp Luân trong thánh địa Con Nai ngay trong nơi cư trú của các vị thuộc các vị đại hiền triết (chư Thiên); địa điểm đặt dấu chân đầu tiên ngay tại cổng thành Saṅkassa ngay sau khi giáng lâm từ cõi chư Thiên (sau khi đã kết thúc thuyết giảng Vi Diệu Pháp nơi cõi chư Thiên) và vị trí bốn chân giường nơi Hương Phòng tại Jetavana. Cả thiền viện cũng không được khác cho dù có rộng hay hẹp về kích thước. Chỉ có khác được là thành phố mà thôi. - Rất có thể thành phố có thể được xây dựng ở những địa điểm khác nhau trong phạm vi tương đối xa cách với thiền viện.

Tôi xác tín rằng đang phát triển một ý thức cho là Giáo Pháp thuộc Kinh Pāli sẽ trở nên rất thâm sâu, tinh tế và chính xác, dễ hiểu và có hệ thống[112] tôi cũng xác tín rằng Giáo Pháp này không khó hiểu và cũng chẳng dễ gì như có một thời người ta đã nghĩ thế.[113] Một điều có thực là cho dù toàn bộ các từ được sử dụng, hay hầu hết các từ đó có thể được dịch sang tiếng khác, ấy vậy vẫn có vấn đề tồn tại mà một số vấn đề đó mang nhiều ý nghĩa tại đoạn văn này hay đoạn văn khác. Nếu không phải do các tập Chú giải thì các phương pháp chính xác, dễ hiểu và có hệ thống trong việc Chú giải cũng giúp ta rất nhiều. Mục tiêu chính của bài giới thiệu này là nhằm trình bày ít nhất một số những phương pháp Chú giải không giống như các phương pháp đã được áp dụng trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Nhưng được coi như là những công cụ và dụng cụ được sử dụng xuyên suốt toàn bộ các tập Chú giải Kinh Phật vậy. Phật Pháp và Chú giải là hai điều phụ thuộc lẫn nhau. Việc Chú giải là điều cốt yếu đem lại hiểu biết cho bá tánh, thế nên Chú giải càng chính xác càng tốt đối với Phật Pháp. Cả hai cùng họp thành một khối toàn diện, ngăn nắp để có thể hướng dẫn bá tánh trong cuộc tìm kiếm ly Dục và đạt được Thập Toàn Giải thoát đích thực.

Luân Đôn năm 1976
I.B. Horner

 


[54]. Tập Chú giải Vimānavatthu (VvA) trong phần giới thiệu tr. IX.

[55]. Vin v 2t., VA 62. xin đọc ID 55.

[56]. PLC tr.192tt

[57]. E.g. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 89 114 175 258; xin đọc thêm ThagA i. 114

[58]. Xin đọc ví dụ. Ñṇamoli, mục hướng dẫn, phần giới thiệu tr. xliii.

[59]. Xin đọc thêm E Hardy, Chú giải Vimānavatthu , phần giới thiệu tr. ix, n. 1 trong đó ngài nói về hiểu biết của Dhammapala đối với các bản căn Kinh Phật thực sự quan trọng hơn là của chính ngài.

[60] Người minh hoạ (trong MR&III), phần giới thiệu vi.

[61]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 45. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 103. UdA 129, ItA i. 117, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 15. Việc giải thích các lý do đôi khi cho thấy nhiều điều không nhất quán.

[62]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 126, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) II. 418.

[63]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 69 MA i. 198, SA ii. 144, KhA 29, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 97.

[64]. Vin. III. 24 46 73 91 120 v.v... Xin đọc Vbh 245.

[65]. Xin đọc Vin. i.) Phần giới thiệu tr. XXI n. 1,2

[66]. Nd I 70. Cũng xin đọc các Chú giải về bhikhave, ItA i. 39, cũng có khác nhau.

[67]. Xin đọc đoạn III. 6 dưới đây về các từ có nhiều ý nghĩa.

[68]. Xin đọc ví dụ. Bản di mục và các trích dẫn, MA v. 136 tt.

[69]. Thí dụ Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 144, UdA 405, cả hai từ đều thường thấy xảy ra trong Nd.

[70]. Xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 35; xin đọc ở trên tr. X

[71]. Thí dụ Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 67 và D I.88 120 130, A i.163, 166

[72]. Với đoạn đoàn xin đọc ở trên tr. XI tt về keci,

[73]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 177, xin đọc 26 (ba dòng kẻ từ cuối trang và tr. 197 (từ đầu trang)

[74]. Xin đọc thí dụ, bản vi mục lục các trích dẫn. MA v. 136 tt

[75]. E.g. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 144, UdA 405. cả hai đều hay xảy ra trong Nd.

[76]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 35; xin đọc ở trên. tr. X.

[77]. Td. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 57, và D I 88 120 130 và A i. 163 166

[78]. Với đoạn này, xin đọc thêm đoạn ở trên tr. XI tt về keci

[79]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 94, 101 116

[80]. MA I 137. Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) v. bản chú dẫn 3,s.v từ patha có nhiều giải thích hơn trong AA.

[81]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 98tt. 101 123 128 256. MA IV. 9, SA i. 327. AA ii. 180,189,265 323

[82]. Td. VA i. 221. UdA 253 taṃ na sundaraṃ, iều đó không đúng, tốt hay chính xác

[83]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 85 173 267269, AA ii. 180 189 263 323.

[84]. Td như Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 256

[85]. Ayam eva patho

[86]. Theo bản dịch của ngài ṇamoli., ngời minh hoạ (trong MR&III) 81 tt.

[87]. UdA 105, 106 xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 49 đối với (1)

[88]. Td như trong VA i. 173, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 236. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 114

[89]. DAT i. phần giới thiệu LXII

[90]. Xin đọc SA i. 175

[91]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 169. Nd t 26 140tt. ItA ii 103. ItA I 146. UdA 231.

[92]. Xin đọc dưới đây tr. XXI

[93]. Tr. XXIII.

[94]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 50, MA I 15, SA ii 3, ItA I 35, BvAC tr. 64.

[95]. Xin đọc Ill (trong MR&Ill) tr. 135, n. 69

[96]. Trong toàn bộ các Tăng Chi bộ Kinh (Anguttara) Kinh Sangiti và thuộc D iii. Thí dụ như tập Ekuttaraka thuộc Vin v. 115-140,

[97]. Xin đọc ở trên tr. xix.

[98]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 68, MA ii. 334, SA ii. 8, Chú giải Tăng Chi Bộ I 101, ItA i. 40, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 58. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 55

[99]. Ndt 354-60. từ cakkhu, cakkhu-sadda, ược giải thích rất ngắn gọn trong DA. i. 183.

[100]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 45, qui về Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 125, UdA 116 đã đưa ra phân biệt giữa kicca karaniya, ý nghĩa đầu là những điều nhỏ mọn đã được thực.

[101]. ItA I 100, 150

[102]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). iii. 931, MA iv 82, SA I 119

[103]. Xin cũng đọc MA ii. 140. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 76. SnA 494

[104]. Xin đọc Vism 292.

[105]. DPPN s.v. Visuddhimagga

[106]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 11-12, 94, tỷ như UdA 207.

[107]. Vism 204 - H đã gán cho Nd.

[108]. Nhưng xin đọc bản danh mục ngữ pháp AA s.v. sadda đã liệt kê những cơ dịp có thể sử dụng trong Chú giải Tăng Chi Bộ, và bản danh mục các từ ngữ pháp. ThagA iii. Thí dụ các từ ati-. Anu- ca-sadda. Cả hai danh mục này đều do D.H Kopp biên soạn.

[109]. W. Rāhula, các khái niệm sai về Dhammata. Tạp chí Buddhist Studies in honourò I.B Horner, 1974, tr. 182.

[110] Tất cả những khác biệt của Chú giải Lịch sử Chư Phật đều do sự hiệu đính của hội thánh điển Pàli

[111]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 131, 297tt, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 424

[112]. Xin đọc thêm Vin. i. 4

[113]. Xin cũng đọc thêm lời Đức Cồ-Đàm khiểm trách Ananda trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 55

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn