(Xem: 1752)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2192)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Những Người Sanh Cùng Thời Với Nhau

10 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15132)

Những Người Sanh Cùng Thời Với Nhau

Đã từ lâu đời nay con số bảy được coi như là một biểu tượng viên mãn và hoàn thiện.[165] Vì thế cho nên con số bảy được coi như là bảy người đã được sanh ra cùng thời với nhau, cùng thời với vị Bồ Tát, sanh ra cùng một ngày với ngài, satta sahajatāni[166];

Đã từ lâu đời nay con số bảy được coi như là một biểu tượng viên mãn và hoàn thiện.[165] Vì thế cho nên con số bảy được coi như là bảy người đã được sanh ra cùng thời với nhau, cùng thời với vị Bồ Tát, sanh ra cùng một ngày với ngài, satta sahajatāni[166]; và cũng chính vì thế, các ngài cũng sanh ra cùng một ngày với sáu người khác, thế nên mỗi ngày có sáu người cùng sanh ra đồng thời với mình. Ngoài vị Bồ Tát và họp thành một nhóm bảy người. Cho dù nhóm này thực chất là một nhóm không có tầm quan trọng và về phương diện này lại khác nhau tùy thuộc vào từng thành viên trong nhóm, tuy nhiên, vì lịch sử tương đồng, và ngay cả lịch sử đáng tin cậy (chắc chắn) nơi một số nhóm như vậy, và vì truyền thống rất sống động thể hiện rõ ràng nơi một số tập Chú giải, thế nên một cuộc nghiên cứu (trạch pháp) ở đây xem ra không phải là lỗi thời.

Những người sanh cùng thời với nhau được liệt kê ít nhất ba lần trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[167] và ít nhất bảy lần trong năm tác phẩm Chú giải khác cũng như trong tác phẩm Jkm.[168] Ngoài ra, có một tác phẩm Chú giải chỉ đề cập đến một người trong nhóm, và tác phẩm Chú giải khác lại đề cập đến nhân vật khác và còn nữa có tác phẩm đề cập đến nhân vật thứ ba như là một thành viên khác của nhóm được coi như là người sanh ra đồng thời với vị Bồ Tát.

Có một ngoại trừ rất hay và hơi kỳ cục, nhờ đó ta biết được có một số cơ sở “lịch sử” vững vàng chứ không chỉ hỗn độn, nhóm bảy người đồng sanh ra cùng thời xem ra bất biến xuyên suốt các danh sách này, cho dù có thể được giàn dựng hay mô tả một chút khác biệt gồm có: Rāhulamāta, Ānanda. Channa, Kanthaka, Nidhikumbhā, Mahābodhirukkha, Kāludāyin[169]. Có một ngoại trừ luôn xảy ra với trường hợp Ānanda, vì không giống các nhân vật khác, nhân vật này không xuất hiện đồng bộ đều đặn. Ta thấy xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 131. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) tr. 425. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58[170], 358, cũng xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến tương ứng với tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 276 hình như là một nhân tố chính thống đối với Ājānīyo hatthirājā[171] trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, trong đoạn này lại đưa ra cách giải thích trong một phụ chú cuối trang.

Danh sách các vị sanh cùng thời với nhau được ghi trong Ja i. 54, cho dù được đề cập đến gồm bảy vị, nhưng thực chất chỉ gồm sáu vị như đã được ghi trong tác phẩm do Fausboll xuất bản. Sáu vị này gồm có Rāhulamātā devī, Channo amacco, Kāḷudāyi amacco, Kanthako assarāja. Mahābodhi rukkho, cattāro nidhikumbhiyo. Trong danh sách này ta không thấy có tên Ānanda cũng như tên người kế vị ông, là hatthirājā, con voi hoàng gia như được ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 276. Nhưng một câu hỏi nổi lên phải chăng chính Fausboll phải chịu trách nhiệm về việc thiếu xót này. Vì trong lần xuất bản tại Bangkok tác phẩm Jātakanidāna tr. 75, lại khớp với Fausboll, tập I, tr. 54, thì Ānando rājakanidāna được xếp vào giữa Kāḷudāyi amacco và Kanthako assarāja.

Ānanda cũng đã bị bỏ xót trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 298, nhưng ở đây BvAC lại lấp đầy chỗ trống cũng như trong BvAC tr. 276, bằng cách đưa ra tên của ngài. Cho dù không thấy bất kỳ giải thích nào khác. Chính vì thế chúng ta muốn biết thêm: không hiểu Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến (BvAB) có đưa ra cách giải thích chính thống hay các vị biên tập[172] sau này chỉ ghi như vậy khiến cho tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) được thích hợp hơn chăng. Ta cũng được gợi ý phải lưu ý đến việc loại bỏ tên Ānanda trong tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) tr. 58 do SHB xuất bản.

Việc loại bỏ hay gộp lại kỳ lạ và không bình thường tên của ngài Ānanda này hình như muốn gợi ý cho ta một số nghi ngờ ở đâu đó, đôi khi hoặc ngày sanh của ngài thực chất có diễn ra cùng một ngày với vị Bồ Tát hay không. - một nghi ngờ chính yếu liên quan đến các quan điểm đối chọi nhau về tuổi khi ngài qua đời.[173] Thêm vào đó lý do tại sao tên ngài thường xuyên không xuất hiện trong hầu hết các trường hợp có sự hiện diện của ngài? Việc thay thế tên người khác vào chỉ nhằm mục đích làm tròn “số bảy” luôn luôn là một con voi: con voi có tên là Ājānīyo hatthirājā được ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 276. và con voi āroha-niyahatthi trong Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) I 301, ThagA ii 221, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 532, như vậy việc mô tả con voi là một phương tiện di chuyển chớ không phải là phương tiện làm việc. Tự nhiên vị Bồ Tát có voi để cưỡi đang khi ngài vẫn còn sống cuộc sống người đời, cho dù phần việc ngài lãnh nhận không thể so sanh với phần việc Kanthaka assarājā đảm nhận, nhưng trên hết vào đêm ngài thực hiện chuyến xuất gia vĩ đại gia nhập cuộc sống vô gia cư,[174] công cụ giúp cho ngài thành công đắc lực nhất phải kể cơ bản chính là con ngựa.

Trong Vv 81, 15 người ta ghi lại Kanthaka đã nói. “Trong thành phố nguy nga tráng lệ tên là Kapilavatthu thuộc bộ tộc Thích Ca, tôi tên là Kanthaka, người sanh cùng thời với con trai[175] của vị Suddhodana.” Đây là một trong số hai lời tuyên bố Kinh Phật liên quan đến những người sanh cùng thời với nhau hiểu theo nghĩa chúng ta đang đề cập đến ở đây như tôi đã khám phá ra. Lời tuyên bố còn lại được tìm thấy trong tác phẩm Ap 501, đoạn 19 trong đó Kāḷudāyin được đại diện khi tuyên bố rằng, “tadahe va ahaṃ jto saha teṅ’eva vaḍḍhito. “Tôi đã được sanh ra cùng ngày với ngài (Siddhattha, đoạn kệ 18) và cùng lớn lên với ngài.” Chẳng có đoạn văn nào liên quan đến một trong bảy thành viên cùng sanh ra trong một ngày, cũng chẳng có đoạn văn nào trong số bốn đoạn văn Chú giải đã được triển khai chỉ một thành viên duy nhất mà thôi. Trước tiên có đoạn Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 314 chứng thực cho lời tuyên bố của Kanthaka. Thứ hai, trong SA ii 317 có một đoạn mô tả ngắn về Channa, nói rằng: Tathāgatena saddhiṃ ekadivase jāto, được sanh hạ trong cùng ngày duy nhất với Vị Như Lai; và thứ ba là, trong tập Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 284, chúng ta thấy có đoạn Tathāgatassa pana jātadivase... cattāro nidhayo upagatā, vào cùng ngày sanh của vị Bồ Tát đã có bốn bình đựng báu vật xuất hiện.[176]

Với bốn đồ đựng báu vật này, cattāro hay catassa nidhikumbhā hay nidhikumbhiyo hay là cattāro nidhayo, hình như điều này đã khiến cho chúng ta gia nhập vào cõi tưởng tượng. Kích thước đo đạc đồ đựng kho báu được đưa ra[177] rất lớn: khoảng một gāvatu và một nửa do tuần (yojana),[178] ba gāvutas, một do tuần (yojana)[179] sức chứa các bình này, được ghi lại ít nhất một lần[180] là khoảng độ baffling[181]: saṅkho. Chank hay là viên ngọc quí nhất trong bình thứ nhất. Rồi elo (muối? Nước?), rồi đến uppālo, và cuối cùng là puṇḍarika., bình thường là hai loại huệ nước và bông sen. Người ta cho rằng do có sự can thiệp của Sakkha nên ta mới có được những chiếc bình quí này vào lúc các vị nổi tiếng giáng lâm, tỷ dụ như Jotika, là những người lập được nhiều công đức[182] và có lẽ sự xuất hiện của các ngài sẽ là một biến cố quan trọng. Chính vì thế gộp lại trong số bảy nhân vật được sanh ra cùng thời với nhau là điều đương nhiên.

Nói về bốn Kho Báu vĩ đại, “vỏ sò” (saṅkha), "hoa sen” (paduma), cây piṅgala elapatra, tập Chú giải Mahāvastu[183] cũng như tập Divy tr, 61 cho biết: đây là bốn địa danh khác nhau; bản văn trước cũng đã khẳng định cả bốn địa danh được các nhà vua Mãng xà (Nagas) bảo vệ cẩn mật và bản văn sau này lại cho là cả bốn địa danh đó có bốn vị hoàng đế[184] vĩ đại trị vì.

Tác phẩm Vkn cho biết bốn kho báu vĩ đại đó, mahānidhāna, chứa đựng trong đó đủ loại châu báu có giá trị rất lớn và không bao giờ cạn kiệt. Được nói đến như là điều kỳ diệu thứ sáu trong số tám điều tuyệt trần, thường thấy xuất hiện liên tục tại nơi cư trú khác nhau, như là nơi cư trú của các vị thần linh (Devi).[185] Giáo sư Lamotte, trong một đoạn chú thích[186] vô cùng hấp dẫn và có nhiều thông tin lại quả quyết rằng: theo đa số các tư liệu tiếng Phạn, bốn kho báu sẽ xuất hiện vào biến cố Đức Phật Maitreya xuất hiện; và theo các nguồn tư liệu khác, cả bốn kho báu này đã tồn tại và xuất hiện theo thoả thuận và được các cư dân địa phương đó sử dụng vào ngày bảy tháng bảy mỗi bảy năm. Đây là điều gợi nhớ lại một đoạn văn trong Mihn[187] nói về Kho báu của một vị hoàng thượng hoàn vũ, nói rằng: khi vị hoàng thượng biến mất thì kho báu đó được dấu kín[188] và chỉ xuất hiện trở lại vào lần vua Chuyển Luân Vương kế tiếp do những tu tập chính đáng của ngài, lại có sáu kho báu khác cũng xuất hiện theo như thoả thuận của ngài.[189] Chính vì thế, điều này có thể không được công nhận, để có thể suy đoán là bốn đồ chứa kho báu này biến mất một cách kỳ diệu như chúng đã xuất hiện để đánh dấu một biến cố đặc biệt hiếm có khi một vị Bồ Tát giáng trần. Vì chẳng có biểu thị nào khác hơn xuất hiện khi ngài giáng lâm.

Cây Bồ Đề là một phạm trù khác hẳn. Đây là một cây thực sự, hiện vẫn còn một cành chiết từ cây đó vẫn đang trổ hoa tại thiền viện Mahāvihāra trong thành phố Unurādhapura và người ta thường cho rằng đây là một cây lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.[190] Nhưng bằng cách nào ta có thể khẳng định được cây này xuất hiện đồng thời với vị Bồ Tát giáng lâm và chính vì thế cây đó vào khoẳng 35 năm tuổi vào thời Đức Phật đạt đến Giác Ngộ và vẫn còn sống cho đến khi Nàng Saṅghamitt, con gái của vị hoàng đế Asoka (273-232 trước CN)[191] đi từ Ấn Độ mang theo một cành sang Sri Lanka? Rất có thể đây là toàn bộ hiểu biết về truyền thuyết cho là cành cây Assattha này đã được trồng vào khoảng 35 năm tại địa điểm đó là tại Ấn độ và tại một địa danh duy nhất tại đó các cành cây khác nhau đã được chiết ra thành những cây khác nhau khi Chư Phật xuất hiện. Nhưng nếu có một truyền thuyết như vậy thì tôi không hề hay biết gì cả.

Cũng không phải vô ích nếu đề cập đến ở đây một chút về độ dài tuổi thọ của một số vị khác: một phụ nữ, ba người đàn ông và một con ngựa được cho là được sanh ra cùng thời với vị Bồ Tát.

Theo Ap ii tr. 584 (đoạn kệ 3 tt) có ghi lại Rāhulamātā đã viên tịch ở tuổi 78, lúc đó tên gọi của nàng là Yasodharā.[192] Người ta cho rằng nàng đã cưới Đức Phật Cồ Đàm ở tuổi mười sáu và nếu hai người cùng sanh đồng thời với nhau thì chắc hẳn Đức Phật cũng phải ở tuổi mười sáu. Nhưng rất có thể hình như Rāhula đã không hề sanh ra cùng ngày với Đức Phật đâu, có lẽ trước hoặc sau độ một tuần lễ[193] gì đó thì ngài Cồ Đàm là cha ngài, thực hiện một Chuyến Xuất Gia vĩ đại khi ngài đang ở vào tuổi hai mươi chín.[194]

Cái chết của Ānanda không được đề cập đến ở bất kỳ đoạn văn Kinh Phật nào ở mức độ tôi có thể biết được. Tuy nhiên, trong Pháp Cú Kinh (DhA) ii tr. 99 người ta ghi lại rằng ngài qua đời ở tuổi 120.[195] Chính vì thế, nếu ngài đã sanh ra cùng một ngày với vị Bồ Tát, ắt hẳn ngài đã phải sống lâu hơn khoảng độ 40 năm sau khi Đức Phật nhập Níp bàn, và chính vì thế ngài cũng đã là một vị a-la-hán trong suốt bốn mươi năm đó. Nhưng trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 413 thì lại có một quan điểm khác về tuổi thọ của ngài. Vì ở đây người ta cho là Ānanda, Mahākassapa và Anuruddhatthera tất cả đều qua đời ở vào tuổi 150 – và Bakkulatthera lại qua đời vào tuổi 160. Toàn bộ những người này được cho là sống thọ dīghāyuka, cho dù chẳng có ai sống được đến tuổi 200, cũng chẳng có đoạn văn nào nói về Ānanda lại sanh ra đồng thời với Chư Phật khác cả. Ngoài những đoạn đề cập đến những người sanh cùng thời được trích dẫn trong đoạn này, hoặc được gộp lại hay bỏ qua tên ngài, cũng có một số đoạn Kinh Phật khác cho dù không đề cập gì đến tuổi tác khi ngài qua đời hay việc ngài sanh ra đồng thời với những ai. Nhưng lại truyền tải một khía cạnh khác theo truyền thống sau này. Vì những đoạn văn trên ghi lại rằng sau khi ngài sanh ra tại Tusitapura. “Cùng với vị Bồ Tát của chúng ta” amhkaṃ Bodhisattena saddhiṃ và viên tịch tại nơi ngài được sanh ra trong hậu cung Amitodana, một người Thích Ca[196] là em trai của Suddhodana. Lamotte lại khẳng định rằng[197] Ānanda đã viên tịch một năm trước Ajātasattu, cái chết của ngài được cho là diễn vào năm 463 trước CN. Theo truyền thống thì Đức Phật chết vào năm thứ tám triều đại nhà vua này. Nếu là năm 462 trước CN thì thật sự cũng là ngày chết của Ānanda và nếu như ngài đã sống được 120 tuổi hay 150 tuổi. Một điều đáng nghi ngờ là không rõ ngài có sanh ra cùng một ngày với Đức Phật Cồ Đàm hay không.[198] Các tư liệu phương bắc liên quan đến Ānanda có hơi khác một chút. Tôi tin là xuất phát từ các nguồn Chú giải Pāli, và đã không được tra cứu đến nơi đến chốn.

Hình như không có dấu hiệu nào cho thấy tuổi của Kāḷudāyin là bao nhiêu khi ngài qua đời. Sau khi trở thành A-la-hán và đã thôi thúc thành công đức Phật Cồ Đàm vừa lúc mới giác ngộ để ngài trở về Kapilavatthu theo lời thỉnh cầu nhất quyết của cha ngài. Người ta tuyên bố rằng ngài là người xuất sắc nhất trong số các đồ đệ làm hài lòng các bộ tộc[199] nhưng sau đó đã trở thành một nhân vật lu mờ và rất ít chi tiết biết về ngài đã được ghi lại.

Rõ ràng, Channa, phải sống lâu hơn Đức Phật, ngay trước khi ngài đạt đến Níp bàn. Đã chỉ thị cho nanda nhằm áp đặt hình phạt brahmadaṇḍa (cấm không cho tiếp xúc với người khác) cho người đánh xe ngựa của ngài[200], nổi tiếng kiêu căng và ngạo mạn, kết quả là ngài đã đạt đến bậc A-la-hán và sự trừng phạt và hình phạt đã tự động qua đi.[201] Không tài nào có thể khám phá ra tuổi thọ của ngài, nhưng hình như ngài sống được vào khoảng 120 năm như nhiều người khác đã nói lại, là những người cũng đạt đến lứa tuổi đó. Vì là một cụ già khoảng tám mươi tuổi khi nhận hình phạt Brahmadanda, hình như ngài đã qua đời sau Đức Phật không lâu.

Cùng sanh đồng thời có Kanthaka[202] là con ngựa của vị Bồ Tát, vì quá đau buồn ngay sau khi đã mang Đức Phật Cồ Đàm ra đi và khi ngài xuất gia (từ bỏ hoàng cung) và đời sống vinh hoa phú quí trong hậu cung con ngựa đã chết vì cơn xốc tim và Đức Phật Cồ Đàm đã ra đi một mình tìm kiếm Níp bàn và để lại đàng sau ngài ngựa Kanthaka và người đánh xe. Vì người ta cho rằng Đức Phật Cồ Đàm đã xuất gia và sống cuộc sống mới vào lúc ngài 29 tuổi. Chính vì thế khi chết ngựa Kanthaka cũng ở tuổi 29, một tuổi thọ tương đối với một con ngựa và không có gì quá đáng. Người ta kể lại rằng chú ngựa này đã rất thân thiết với Mahasatta, là Đại Nhân, trong nhiều kiếp trước.

Một Số Đặc Tính Khác

Trong phần giới thiệu về tác phẩm CB[203] ta cần lưu ý đến tầm quan trọng gắn với các cây Bồ Đề xuất phát từ thời Rg-Phệ Đà trở về trước, cả về biểu tượng tuổi thọ và về những lợi ích thực tiễn như làm chỗ che mưa che nắng. Đây có lẽ là những lý do cho thấy tại sao Chư Phật ai cũng ngồi thiền dưới gốc cây suốt đêm trước khi các ngài chứng đắc Giác Ngộ. Sự quan tâm đến Cây Bồ Đề này tồn tại trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Ngoài một danh sách và không thấy có một danh sách nào khác khoảng độ mười ba cây Bồ Đề do hoàng tử Jayasena trồng nhằm làm đẹp cho công viên hoàng gia: hai cây Bồ Đề đặc biệt kích thích tưởng tượng của các vị biên soạn Chú giải của chúng ta khiến cho các vị đó mô tả chúng với các từ sinh động như sau đây: cây Pṭilā, nở đầy hoa và nặng trĩu quả vào lúc đức Phật Vipassī chứng đắc Giác Ngộ[204] và cây Bồ Đề của ngài Sikkhin[205] là cây Puṇḍarīka, cũng có cùng kích thước và nặng trĩu hoa trái. Thật khó lòng biết được lý do tại sao sự lựa chọn cả hai trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và Trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA)[206] lại rơi trên hai cây có tên nêu trên, trong khi đó chẳng có loại cây nào được mô tả hết.[207]

Tuy nhiên hai cây Bồ Đề này, được sử dụng như là một loại kiểu mẫu cho ba loại cây khác như sau: Cây Bồ Đề Sāla của đức Phật Vessabhū[208] và cây Bồ-đề Udumbara[209] của đức Phật Koṇgamana, cây đầu được cho là có cùng kích cỡ giống như cây Pāṭalī là cây có hoa trái dồi dào. Cây thứ hai cũng có qui mô giống như cây Puṇḍarka và cũng có vô số hoa trái[210] che phủ toàn cây”. Vả lại chỉ có trái và không có hoa làm thành một phần mô tả này là một ví dụ điển hình khác, các tác phẩm Chú giải lưu ý tới trong việc biên soạn. Vì rất hiếm khi ta nhìn thấy hoa của cây Udumbara là điều không thể thực hiện được. Ngoài loại cây Sāla và cây Udumbara, ta còn thấy nói đến cây Bồ Đề Sirīsa[211] của đức Phật Kakusandha, cũng có cùng kích cỡ như loại cây Pāṭal (và cả kích cỡ của cây Puṇḍarka nữa) giống như loại cây này, lại có mùi thơm ngọt ngào. Chính vì thế trong hai loại cây vừa kể, cây Pāṭal xem ra đáng chú ý hơn về mặt hoa, còn cây Puṇḍarka lại đặc biệt về quả. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không mô tả gì thêm hơn nữa và cũng chẳng đưa ra điều gì khác với tập Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). Đó là một mặt không đưa ra bất kỳ tương đồng nào giữa cây Sāla và mặt khác giữa cây Nigrodha và cây Assattha cả[212]

Như ta đã đề cập đến ở trên: loại cây Bồ Đề Assattha này có tuổi thọ khoảng 35 năm vào thời Đức Phật Cồ Đàm chứng đắc Giác Ngộ.[213] Tuy nhiên rất có thể đây là một sai lầm nếu ta cố gắng và tính toán về tuổi thọ của các cây đã lớn một cách tuyệt diệu như vậy đối với các cây: Pāṭal, Puṇḍarka Sāla Udumbara và cây Sirīsa. Vì cho dù chúng ta có thể tính toán tuổi thọ của Chư Phật khi các ngài chứng đắc đến Giác Ngộ ngay dưới gốc cây.[214] Chẳng có truyền thống nào kể lại bất kỳ vị Bồ Tát nào, ngoài Đức Phật Cồ Đàm lại có bất kỳ người sanh cùng thời với các ngài cả. Một điều nữa là kích cỡ của cây Bồ Đề cũng không liên quan nhiều đến tuổi thọ của cây cả. Nhưng chỉ là muốn xem đó như là điều ăn khớp giữa tuổi thọ và kích cỡ vĩ đại của toàn bộ Chư Phật với những người đương thời với các ngài. Chúng ta có thể tin rằng không những chỉ có người mới được kể đến mà còn có cả súc sanh, cây cối và cỏ cũng đã được đem ra so sánh.

Thực vậy con voi Naga to lớn, tên là Doṇamukha, vi cách mô tả sinh động và chi tiết về các phần của thân thể to lớn của nó[215] giống như một ngọn núi. Ấy vậy vị Phật Tổ Piyadassin lại có thể lấy bàn tay của ngài đánh vào đầu nó và như vậy thì kích cỡ của bàn tay ngài phải có tỉ lệ với chiều cao của con voi là 80 cubit, chỉ có một con voi với thân hình to lớn như thế nào đó mới có thể so sánh được với sức mạnh chết người của đức Phật này. Vào thời Đức Phật Cồ Đàm khi chúng ta đã bước vào thời gian lịch sử. Một con voi tên là Nālāgiri, do Devadatta và Ājātasattu với một cố gắng nhằm giết Phật Tổ phải có kích cỡ như một con voi ta thường thấy ngày nay. Vì chúng ta được biết ghi lại là Đức Phật Cồ Đàm đã đưa cánh tay phải của mình ra và đánh vào trán con voi[216].

Cho rằng đoạn văn này không thấy ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại không phản Đảnh những sức mạnh đáng kinh ngạc của vị biên soạn như là một người kể chuyện. Vì những cố gắng của Devadatta giết vị Phật Tổ lại được “gán cho năm thứ 37 sau ngày chứng đắc Giác Ngộ: nói cách khác, khi Đức Phật đã ở tuổi 72”[217] và một bài tường trình dài, thật hấp dẫn và vô cùng chi tiết về lần tái sanh cuối cùng của ngài Bồ Tát,[218] khi ngài đã xuất khỏi nơi cư trú tại cõi trời đâu suất, sau khi đã từ trần khỏi cá nhân Vessantara, tự nhiên ngài không tiến xa hơn là Chuyển Pháp Luân. Vì đây là một bài tường thuật chỉ nhằm nói về Đức Phật Cồ Đàm ở lần xuất hiện cuối cùng như với tư cách là một vị Bồ Tát. Như vậy đã quá rõ ràng là đỉnh điểm của 24 tiểu sư Chư Phật, trải qua một trăm ngàn đại kiếp và bốn vô số lượng (A tăng kỳ) trong mỗi cuộc sống đó các ngài đều tỏ rõ ước vọng đạt đến bậc A-la-hán với 24 đức Phật khác nhau. Tất cả đều luôn tự trưởng thành chính mình để đạt đến bậc A-la-hán đó. Tuy nhiên đây quả thật là một câu chuyện vĩ đại và cảm động, được kể lại một cách tuyệt vời.

Đây hình như là điều thật đáng tiếc đối với vị biên soạn Chú giải chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa do quyết tâm không muốn biến tác phẩm Chú giải của ngài quá dài dòng, nên ngài đã không ghi lại thời gian, hay nơi chốn trong các câu chuyện khác, ngoài việc kể lại sáu câu chuyện huyền thoại trải qua những ngày biên soạn đó.[219] Một điều kỳ cục đó là tất cả những điều này lại tập trung vào việc thuần hoá đức Phật liên quan đến một kẻ thù hùng mạnh căm ghét và vô nhân đạo. Toàn bộ những thế lực thù địch này chỉ trừ vị Thiên Vương (deva-raja), là các Dạ xoa ăn thịt người (yakkhas) có hai vị mang tên là Naradeva, đương nhiên thường được hiểu theo nghĩa không thuận lợi[220]. Mục tiêu toàn bộ những câu chuyện đầy xúc động này được kể lại với một nhiệt tình bao la như vậy là chỉ nhằm cho thấy sức mạnh của Đức Phật là tuyệt vời nhất và vô địch trong bất kỳ tình huống nào.

Kết luận, có một số đoạn kệ trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không được gán cho bất kỳ nguồn nào cả, kể cả cho các vị trưởng lão Porṇas, Porṇatthakath hoặc giả Kinh Pāli nữa. Ở mức độ tôi có thể khám phá ra được, những đoạn kệ này không thể hiện bất kỳ công trình Chú giải song song nào cả. Bất kỳ ai chịu trách nhiệm về các đoạn kệ này đều không thể chứng tỏ mình là một người minh chứng tài khéo được. Rất có thể ít nhất trong một dịp người đó chính là Buddhadatta đi nữa, vì đang lúc giới thiệu một bộ gồm 17 đoạn kệ,[221] ngài đã nói rằng: tasmā mayā pākaṭatt Dīpaṅkarakumārassa jātiyaṃ dassitāni, chính vì thế tôi đã chứng cho thấy hiện trạng những sự việc theo phong tục thông thường có liên quan đến ngày giáng lâm của vị hoàng tử Dipaṅkara.” Có nghĩa là, các điềm báo thời điểm ngày sanh của ngài được đưa ra bằng đoạn kệ rất thích hợp đi kèm theo với điềm báo tương tự viết bằng văn vần.

Còn nữa, lại còn có một nhóm gồm 8 đoạn kệ ‘được gán cho” Đức Phật Tổ Piyadassin và người ta cho rằng chính ngài đã nói với con voi hung hản ngài đã thuần hoá được bằng những tư tưởng xuất phát từ lòng Từ Tâm mà ra. Ai biết được điều gì Đức Phật tổ này đã nói khoảng một trăm ngàn đại kiếp đã qua? Cũng tương tự như vậy chẳng ai biết được thực chất người nào đã biên soạn ra các đoạn kệ đó? Nhưng điều này không mang lại hậu quả gì nghiêm trọng; trên hết các đoạn kệ này chỉ nhằm tô điểm cho tác phẩm Chú giải này mà thôi. Với mục đích nhằm kiềm chế gây hại hay sát sanh mà thôi và thay vào đó là tu luyện lòng từ tâm và bi mẫn mọi nơi mọi lúc. Không có cách nào khả dĩ biết được ai là tác giả, hay là những tác giả của các đoạn kệ không được gán cho bất kỳ ai, đã xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon và chính các tác giả biên soạn lãnh trách nhiệm đến mức độ nào. Những đoạn kệ không thể gán cho bất kỳ ai làm tác giả tôi đã đánh dấu thứ tự bên phía tay mặt trang giấy. Các đoạn kệ được trích dẫn hay các cách giải thích khác hoặc được trích từ tác phẩm Phật Tông theo thứ tự xuất hiện mang tính liên tục.

Xuyên suốt tác phẩm biên soạn đã được chính tác giả cho thấy ngài là một nhà ngữ pháp tài ba. Khi đã hoàn tất được cách sử dụng các từ. Với tư cách là một nhà kể chuyện tài ba và rất có thể cũng với tư cách một con người tài ba kiệt xuất và đầy tưởng tượng. Toàn bộ những điểm này, cộng với những ngụ ngôn tuyệt đẹp và các ẩn dụ, cộng với những thoả hiệp và những cách đánh giá theo truyền thống các từ trong nhiều cách khác nhau đã không được sử dụng trong tác phẩm Chú giải này.

Tôi chân thành tỏ bày lòng biết ơn sâu xa, tôi đã nhận được trong việc sửa soạn cho tập Chú giải này từ phía ngài B. Rāhula và ngài L.D. Somadasa.

 Luân đôn, 1976
I.B. Horner

 


[165]. Td. bảy viên ngọc quí của Hoàng Đế Hoàn Vũ, bảy điều vô giá được mô tả trong Kinh Bản Sanh vi 489, và các cuộc bố thí mỗi cuộc cho 700 người, nt. 503

[166]. Trong Ja vi 512 có đoạn Mahāsatto sahajāte saṭṭhisahasse amacce...oloketvā đã bị dịch sai nghĩa (Cowell vi 265) là “60.000 vị cận thần đã được sanh ra khi nhà vua...” thay vì “được sanh ra cùng thời với nhau”. Hơn nữa ta nên lưu ý rằng sahajā trong tác phẩm CP II 4, 8 không được hiểu theo nghĩa đen nhưng liên quan đến cuộc “xuất gia” cùng một lúc của một người cùng với vợ. CpA 136

[167]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, tr. 131, 276 và 298

[168]. Ja i. 54. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 425, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 301, ThagA ii. 221. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58 358 và 531tt, Jkm 26.

[169]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 284 (bốn bình đựng di cốt) SA ii. 317 (Channa), Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314 (kanthaka).

[170]. Danh sách giống như trong BvC 131. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 425, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58 358.

[171]. Ở đây n.11 cho là tên của Ānanda lại bị bỏ xót trong SHB.

[172] Không thấy ở bất kỳ nơi nào khác? trong Mhvu ii 25 con voi của ngài Bồ Tát có tên là Candana. EC 37 có thêm Kāḷudāyin làm tròn danh sách bảy người trên cơ sở không thấy có tên này trong Jkm, ấn phẩm tiếng Anh tr. 26 ấn bản Bangkok lại có ghi. Ở đây không có việc bỏ xót Ānandatthera.

[173]. Xin đọc dưới đây, tr. xlvii tt. Đối với nhiều quan điểm đối chọi về ngày sanh của ngài, ngày ngài đựơc phong chức và ngày chết của ngài xin đọc DPPN, s.v. Ānandna và bách khoa tự điển về Phật giáo. Fasc 4, tr. 529tt

[174]. Xin đọc đoạn tr. 282tt.

[175]. Xin đọc Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314

[176]. Cũng xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 23.

[177]. Ja I 54, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 284, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 276, Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 208, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58, PtsA iii 677 (không vào thời điểm ngài Như lai hạ sanh)

[178]. PtsA iii. 677 giải thích là “hai gavutas” nhưng cũng tương đương với một nửa yojanas

[179]. Xin xem bản đo lường trong biên niên sử ký về Bảo Tháp., tr. 15, n. 38

[180]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). i. 284

[181]. DAT không giúp gì được.

[182]. Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 208, PtsA iii. 677. ngài là một trong năm người có công đức rất lớn được nói đến trong Vism 382tt., Chú giải Tăng Chi Bộ i. 405. Pháp cú kinh (Dhammapada) I 385

[183]. Mhvu iii. 383, và xin đọc bản dịch của Jone, iii. 380tt và 381 n.

[184]. Xin đọc tự điển phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) s.v. elapatra, pingala và Sankha.

[185].Vkn 278tt

[186]. Nt, n. 34

[187]. Miln 218.

[188]. Trong Vepulla Mountain, Ja iv. 232

[189]. D ii 175, Trung Bộ Kinh iii. 174

[190]. Tuy nhiên có một cây bình thường rất nổi tiếng được trồng tại Kos. Liên quan đến truyền thuyết của người Hippocrates, cũng là một cây rất lâu năm, ta không hay biết gì về tuổi thọ của cây này.

[191]. Vincent Smith, Asoka, 1960, tr. 73 tt.

[192]. Xin đọc DPPN, s.v. Rāhulamāta, là những tên mẹ Rāhula và vợ của Đức Phật khi xuất hiện đã được gọi với tên đó.

[193]. Ja. i. 62

[194]. Xin đọc, Histoire du Bouddhisme Indien (lịch sử Phật Giáo Ấn độ) tr. 733 tt. về một số khả năng bất đồng về tuổi của Ngài Rāhula khi cha ngài vừa rời khỏi nhà (xuất gia) đồng thời cũng quay trở lại Kapilavaṭṭhu.

[195]. Tôi vô cùng biết ơn ngài John Ireland đã khiến tôi lưu ý tới đoạn này. Người phụ nữ Visākhā và bốn người Bà la môn, Pokkharāsādi và Bramāya (M. ii. 133), Sela và Bāvari (Sn 1019) tất cả những người này đã được trích trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 413 họ đã sống được 120 tuổi. mỗi người được đề cập đến trong đoạn này có nhiệm vụ để thực hiện trong Kinh Phật. Người ít quan trọng nhất là chính là bà ngoại của cô gái là người họ hàng của Revata trong vùng Acacia Wood dự tính là cưới vợ vào năm bảy tuổi. nàng đã sống đến 120 tuổi, như ghi lại trong Pháp cú kinh (Dhammapada) ii. 189.

[196]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). ii. 492. Chú giải Tăng Chi Bộ I 292. ThagA iii.111

[197]. Lịch sử Phật Giáo Ấn độ tr. 102. xin cũng đọc nt. tr. 227-8, 331.

[198]. Không có sự thống nhất ý kiến, tuy nhiên, người ta ghi lại năm 563 trước CN như đã ghi lại theo truyền thống Sinhale có thể chấp nhận được là ngày sanh của Đức Phật Cồ Đàm.

[199]. A i. 25

[200]. D ii. 154

[201]. Vin ii 292, VA vii 1403

[202]. Trong Mhvu ii. 193 cũng cho là sanh đồng thời. “Sanh ra cùng thời với ngài.”

[203] Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 316

[204]. Tr. xxxvi tt

[205]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 168

[206]. Nt. 236

[207]. Nt 243

[208]. Chú giải Trường Bộ Kinh

[209]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 415tt

[210]. Một thông tin nhỏ được đưa ra về cây Bồ Đề thật dễ thương của ngài Koṇḍañña trong oạn văn tr. 140 nhưng chẳng có mô tả gì nhiều.

[211]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 248.

[212]. Nt. 258

[213]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 416, “không có hoa”

[214]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 253

[215]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 416, rất có thể muốn ám chỉ những cây Bồ Đề của Phật tổ Kassapa và Phật tổ Cồ Đàm

[216]. Như trên tr. xlvii

[217]. Thí dụ, Vipassin đã sống cuộc đời trong hậu cung 8000 năm. Và thực hiện cuộc phấn đấu trong 8 tháng.

[218]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 210

[219]. Nt. 211

[220]. Vin ii. 195

[221]. Nāṇamoli. Cuộc đời Đức Phật, Kandy 1972, tr. 258

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn