(Xem: 1759)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2226)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

V.Xuất xứ lịch sử chư Phật & Chú giải tiền thân

10 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 18046)

Xuất xứ lịch sử chư Phật & Chú giải tiền thân

 

XUẤT XỨ LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

[1] Con kính lễ Đức Phật trí tuệ vô tận, từ bi vô lượng, tịch tịnh cấu uế, chú tâm an tịnh và từ ái vô biên. Con kính lễ Phật Pháp quang vinh soi sáng chúng sanh. Con Kính lễ Tăng Đoàn, kho tàng nhân đức và mô phạm quần sanh.

1

Vị Tướng quân Chánh Pháp (t.l. Sāriputta), với trí thông minh xuất sắc nhất trong số các đồ đệ của Đức Phật, vị Chiến Thắng, đã đặt câu hỏi về (sử biên niên Chư Phật)trước sự hiện diện đông đủ những người bà con của Đức Phật, tức Pháp Vương, vị đạo sư đã vượt qua bến bờ đại dương bên này mà đến được bến bờ bên kia đại dương, ngài là đấng vô tàn tích nhược điểm.

2

Tại đây, đức Như Lai đã công bố (Chú giải) tập sử biên niên Chư Phật, ngài thuộc dòng dõi Chư Phật tối cao, xuất thân từ dòng dõi tuyệt đối tinh tuyền, là vị lãnh đạo tuyệt hảo, thoát khỏi mọi nghiệp chướng tích lũy[1] và là người chỉ chăm chú nhập định[2] hoàn toàn.

3

Suốt cho tới ngày nay, các nam tử của đấng chăm lo hạnh phúc cho bá tánh đã truyền lại trong (tập Chú giải Lịch sử Chư Phật) chỉ những gì đã nghe, được ghi chép thành bản văn không gián đoạn và ý nghĩa bản văn cũng như toàn bộ những diễn tiến được kể lại.

4

Vì công việc Chú giải về thân thế Chư Phật, luôn luôn vẫn là một loại rượu tiên làm say mê tai người phàm, tạo ra niềm vui thanh thản và trí khôn ngoan tuyệt hảo cũng đã được truyền lại không gián đoạn cho hậu thế dân gian.

5

Và vì trong một thời gian dài ngài Buddhasīha[3], thoả thích nơi Giáo Pháp Tối Thượng và nơi ngài những việc đức hạnh và đạo đức phát triển liên tục, đã yêu cầu ta trong một thời gian rất dài, chính vì thế ta sẽ bắt đầu ghi lại tập Chú giải này.

6

[2] Vì đặc tính trường tồn nơi Giáo Pháp của vị Chiến Thắng luôn triệt phá điều bất thiện và điều ác, cũng nhắm phát triển và tu luyện công đức cho chính mình và nhằm tới niềm vui thanh thản cho mọi bá tánh.

7

Ta sẽ thực hiện biên soạn tập Chú giải Biên Niên Sử Chư Phật này, hoàn toàn vô tì vết và tinh túy vô biên. Đặt cơ sở trên qui trình bản văn truyền thống đã để lại nơi Đại Tự Viện (Mahāvihāra), và chứa đựng ngắn gọn những tư liệu căn bản.

8

Vì chẳng còn điều gì ở đây xứng áng được nghe khác hơn là việc thuật lại Biên Niên Sử Đại Chư Phật giúp tạo ra niềm vui thanh thản cho những ai chuyên tâm tu tập các phẩm chất đức hạnh nơi Chư Phật và quét sạch toàn bộ tội lỗi khỏi tâm hồn mình.

9

Chính vì thế, nhà ngươi đã là người chuyên nhập định đúng lúc. Loại bỏ những gì là phân tâm tán loạn, với tâm trí chú tâm, lắng nghe và kính cẩn ghé tai nghe ta đang giải thích tập Chú giải này đã được biên soạn cẩn thận và hết sức uyên thâm.

10

Giờ đây, vì kể lại tập Chú giải này là điều hiếm xưa nay chưa từng thấy, thế nên phải chú tâm lắng nghe liên tục và liên hệ tới những người thông thái[4]. Dẹp sang một bên toàn bộ những hoạt động (công việc) thường ngày khác.

11

Ở đây, như đã nói ở trên (đoạn kệ 8 ở trên) “Ta sẽ thực hiện biên soạn tập Chú giải Biên niên sử Chư Phật này một cách ngắn gọn”. Chính vì thế trước tiên tập Chú giải Lịch sử Chư Phật cần phải được định nghĩa rõ ràng. Đây là một cách định nghĩa. Kể từ đây trở đi tập Phật Tông nên được hiểu có nghĩa là một bài thuyết pháp chi tiết về dòng họ của hai mươi lăm vị Phật đã nổi lên trong suốt bốn A Tăng Kỳ, và một trăm ngàn đại kiếp theo như việc phân định việc xuất hiện theo đại kiếp v.v...

Như vậy đã có một sự phân định theo đại kiếp. Phân định theo tên tuổi, phân định theo bộ tộc. Phân định theo nguồn gốc gia đình. Phân định theo thành phố... theo cha... theo mẹ... theo cây Bồ Đề theo việc chuyển Pháp Luân...theo việc thấu triệṭ[5] theo Tăng Đoàn các đồ đệ...phân định tối thượng thinh văn.... phân định thị giả phân định theo tối thượng nữ thinh văn... phân định theo oàn tùy tùng các nhà sư... theo hào quang... theo chiều cao thân hình... theo các hành vi công đức...[6] đang khi còn là một vị Bồ Táṭ phân định theo lời thọ ký theo việc phấn đấu của vị Bồ Táṭ theo tuổi thọ, phân định việc chứng ắc Níp-bàn chung cuộc... theo hai mươi hai cách phân định này đã được truyền xuống trong bản văn Kinh Phật “công việc phân định” đã được định nghĩa một cách rõ ràng. Và còn có một số các đoạn không được gộp lại trong bản văn kinh phật cũng nên đem ra triển khai tại đây nữa: được định nghĩa. Các cách phân định theo kiểu này gồm có mười loại: phân định theo thời gian Bồ Tát trải qua cuộc sống thường nhật tại gia đình... phân định bằng ba toà lâu đài ngài cư ngụ trong thời gián đó... phân định theo số phụ nữ theo hầu cho ngài trong thời gian đó....vị phụ nữ chính... con trai... phương tiện xuất gia... [3] việc xuất gia... việc phấn ấu...[7] các thị giả người đời... phân định theo thiền viện[8] ngài trụ trì.

Sau khi đã vạch ra trong nhiều đoạn (mỗi đoạn)theo nơi vị trí riêng, chúng ta sẽ tiến tới[9] nơi này nơi khác theo một thứ tự nhất định.[10]

12

Và điều này được định nghĩa như sau đây:

Điều này do ai nói ra. Nói ra tại đâu và vì ai người ta đã nói ra những điều ở trên? nhằm mục đích gì. khi nào, và cho ai người ta đã đưa ra lời tuyên bố đó. Và ai là người đã truyền đạt lại?[11]

13

Trước tiên trình bày một cách tuần tự toàn bộ những điều này, sau đó ta sẽ thực hiện việc Chú giải về Phật Tông.

14

Về điểm này, “Điều này do ai công bố?” có nghĩa là ai đã nói ra bản Phật Tông này? Chính Đấng với kiến thức bất biến[12] trong mọi hoàn cảnh đã tuyên bố bản Phật Tông này, chính vị Như Lai Thập Lực, do chính ngài đã đặt niềm trông cậy vào Tứ Vô sở uý, do vị Pháp Vương, do vị Chúa tể Phật Pháp, do vị Như Lai Toàn Tri, người đã chứng đắc Tự Giác Ngộ chung cuộc.

Đã được công bố ở đâu?” Tập Chú giải này đã được công bố trong Đại Tự Viện ngay tại công viên Hoàng Gia Nigrodha trong một thành phố Kapilavatthu, đang khi ngài du hành trong một nơi Bảo Du Hành, là một cảnh tượng tuyệt vời để chiêm ngưỡng, là trung tâm chú ý cho các thần linh lẫn bá tánh phàm nhân.

Và vì ai điều này được công bố? Điều này được công bố vì lợi ích cho tám mươi hai ngàn thân quyến và vô số hàng triệu chư thiên và nhân loại.

Và tập Chú giải được công bố nhằm đem lại lợi ích gì?” tập Chú giải được công bố nhằm giúp cho bá tánh vượt qua tứ bộc lưu.

“Được công bố khi nào?” có nghĩa là Đức Phật không có một nơi cư trú nhất định trong vòng hai mươi năm sau khi chứng đắc Giác Ngộ.[13] Ngài đã đi tới bất kỳ nơi nào cảm thấy thoải mái. Và lưu lại tại đó. Điều đó xảy ra thế nào được? Sau khi đã Chuyển Pháp Luân ngay tại nơi Chư Thiên đọa xứ trong những ngày mùa mưa đầu tiên. Và tạo ra cho hàng triệu những người Bà la môn được thưởng thức thứ nước uống bất tử, ngài đã đến lưu lại trong vườn lộc giả tại nơi Chư Tiên đọa xứ gần thành phố Bārāṇasī; trong những ngày mùa mưa thứ nhì, ngài lưu lại trong Trúc Lâm ngay trong Đại Thiền Viện gần thành phố Rājagaha. Và trong mùa mưa thứ ba và thứ tư cũng giống như vậy; mùa mưa thứ năm ngài đã lại tại sảnh đường Trong ngôi nhà có mái lợp lá dầu hồi (Gabled House) trong một cánh rừng lớn gần thành phố Vesālī; trong mùa mưa thứ sáu ngài lưu lại trên Núi Maṅkula[14]; trong mùa mưa thứ bảy trong một nơi trú ngụ của Tam Thập Tam Thiên; trong mùa mưa thứ tám ngài lưu lại trong cánh rừng Bhesakalā gần ngọn Đồi Cá Sấu (trong đất nước) của nhà vua Bhagga; trong mùa mưa thứ chín ngài lưu lại tại Kosambī; mùa mưa thứ mười ngài lưu lại trong cánh rừng rậm gần thành phố Pārileyyaka[15]; trong mùa mưa thứ mười một ngài lưu lại trong một ngôi làng Bà-la-môn ở vùng Nālā; trong mùa mưa thứ mười hai tại thành phố Verañjā; trong mùa mưa thứ mười ba trên Núi Cāliya[16]; trong mùa mưa thứ mười bốn ngài lưu lại tại Đại Thiền Viện trong cánh rừng Jeta; trong mùa mưa thứ mười lăm ngài lưu lại trong thành phố Kapilavatthu; mùa mưa thứ mười sáu sau khi đã thuần hoá được ḷavaka tạo cho tám mươi bốn ngàn bá tánh được thưởng thức thức uống bất tử. Ngài đã lưu lại tại thành ḷav; trong mùa mưa thứ mười bảy ngài lưu lại trong thành phố Rājagaha; mùa mưa thứ mười tám ngài lưu lại trên ngọn Núi Cāliya; Cũng giống vậy trong mùa mưa thứ mười chín; nhưng mùa mưa thứ hai mươi ngài lưu lại một lần nữa tại thành phố Rājagaha

[4] Chính vì thế người ta đã nói rằng: “Đức Phật đã không có một nơi cư trú nào cố định trong suốt hai mươi năm đầu, sau khi ngài đã chứng đắc đến Giác Ngộ; ngài đã di chuyển đến bất kỳ nơi nào ngài cảm thấy thoải mái và ngài lưu lại đó.” Nhưng từ đó trở đi[17] ngài đã lưu lại gần thành phố Sāvatthi trong đại Thiền Viện ngay trong cánh rừng Jeta hay trong công viên ông Phương Tự vì tại đó đã có nguồn cung cấp các nhu cầu cần thiết [18]. Nhưng khi vị đạo sư đã chứng đắc Giác Ngộ và đã trải qua mùa mưa đầu tiên trong vườn lộc giả tại nơi Chư Tiên đọa xứ gần Bārāṇasī, Ngài đã thường xuyên lui tới vùng Uruvela khi mùa mưa kết thúc và tới nơi nào ngài “được mời đến”. Lưu lại tại đó trong vòng ba năm ngài đã thuần thục ba anh em vị ẩn sĩ tóc rối và hướng dẫn họ nghe lời “Mời Gọi Xuất Gia.” Đã có tới một ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia vào ngày rằm tháng Phussa. Ngài lại đến thành phố Rājagaha và trải qua ở đó hai tháng nữa. Như vậy là năm tháng đã trôi qua kể từ khi ngài rời khỏi thành phố Bārāṇasī, toàn bộ mùa đông lạnh giá đã qua và bảy hay tám ngày cũng đã qua đi kể từ ngày vị Trưởng Lão Udāyin[19] xuất hiện tại đây vào tháng Phagguna,[20] ngài[21] suy nghĩ, “Mùa lạnh đã trôi qua, mùa xuân đã trở lại. Đây là thời điểm đức Như Lai đến thành phố Kapila.” Nghĩ rằng ngài phải trở lại thành phố của những người bà con thân thích của mình, ngài đã khen ngợi cuộc đi này với sáu đoạn kệ[22].

Rồi sau khi đã nghe những lời của ngài[23] và cảm thấy xao xuyến trong lòng, để tỏ rõ thiện chí của ngài với những người anh em ruột thịt của mình, Vị đạo Sư đã rời khỏi thành phố Rājagaha vây quanh ngài có khoảng mười ngàn cư dân thành phố Aṅga và Magadha và cũng có khoảng mười ngàn cư dân thành phố Kapilavatthu vây quanh ngài – cả thảy là hai mươi ngàn người họ là những người đã triệt phá hết các lậu hoặc của mình. Đang khi ngài du hành khoảng độ một do tuần (yojana) một ngày, sau hai tháng ngài đã đặt chân đến thành phố Kapila[24], cách xa Rājagaha khoảng độ sáu mươi do tuần (yojana). Tại đó ngài đã thực hiện phép Song Thông[25] chính là để tỏ lòng kính lễ các người họ hàng của ngài. Thế rồi ngay sau đó tập Chú giải Lịch sử Chư Phật này được thuyết pháp kể từ ngày đó.

Lời phán ra đó là của ai?” Đây chính là lời của đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mà thôi, chớ chẳng do bất kỳ người đồ đệ nào chia sẻ hay chẳng do Chư Phật nào khác hoặc cũng chẳng phải vì chính họ nữa.

 “Và nhờ ai mà tập Chú giải này được truyền đạt?” Tập Chú giải này được truyền đạt xuống do có sự liên tục không gián đoạn các vị trưởng lão. Ta nên hiểu điều này như sau: bắt đầu với trưởng lão Sāriputta. Bhaddaji Tissa. Kosiyaputta. Siggava., Moggaliputta, Sudatta. Dhammika. Dāsaka. Sonaka và Revata[26] và như vậy họ đã truyền đạt xuống liên tục cho đến thời Đại Hội lần thứ ba. Và sau đó cũng được truyền đạt theo kiểu như vậy cho đến thời đại chúng ta đơn giản bằng sự kế tục của các đồ đệ của ngài.

Cũng chính vì có liên quan đến việc đó mà câu kệ trên đã được thốt lên:

Ai đã nói ra điều này, nói ở đâu và vì ai người đó lại nói ra? Vì điều gì. khi nào, và lời nói đó là của ai? Ai đã truyền lại điều đó?”

-ooOoo-

 
CHÚ GIẢI VỀ TIỀN THÂN

Tập Chú giải đã truyền đạt về điểm này như sau: Và bởi vì tập Chú giải này nhằm chỉ rõ ba vị tiền thân đó là: tiền thân xa[27], tiền thân không xa[28], tiền thân gần[29] được gọi là đã được giải thích, giải thích kỹ càng [5] và được thấu triệt, những người được nghe ngay từ lúc đầu đều am hiểu thấu đáo, vì thế cho nên chứng tỏ về các tiền thân này, chúng tôi xin giải thích như sau:

 Đây, việc phân định tiền thân này phải được hiểu ngay từ lúc đầu. Về vấn đề này, đây là cách minh họa vấn đề một cách ngắn gọn. Sau khi vị Đại Nhân đã thực hiện quyết tâm dưới chân đức Phật Dīpaṅkara đức Như Lai Thập Lực cho đến thời điểm ngài từ trần thân Vessantara và lại được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất. Quá trình hiện hữu được nói đến ở đây chính là vì tiền thân xa. Sau khi ngài đã từ trần và rời khỏi Cõi Trời Đâu Xuất cho đến khi ngài chứng đắc Tự ngộ Toàn tri trên bồ đoàn dưới cây Bồ Đề, qui trình hiện hữu được đề cập đến như là tiền thân xa của ngài. Khi điều này được nói ra: “Vào thời điểm Đức Phật đang lưu lại trong công viên Anthapiṇḍika tại cánh rừng Jeta gần Sāvatthī và ngài lưu lại tại địa điểm làm nơi cho các con sóc ăn trong Trúc Lâm gần thành phố Rājagaha và “ngài đang lưu lại trong sảnh đường của nhà Gabled House trong cánh rừng gần thành Vesālī,” khoảng thời gian giữa thời điểm ngài chứng đắc trí toàn tri đang khi ngài ngồi thiền trên bồ đoàn dưới gốc cây Bồ Đề cho tới thời điểm ngài đạt đến được Níp Bàn chung cuộc. Bất luận lúc nào Đức Phật lưu lại, ta nên hiểu đó là một tiền thân gần. Trong trường hợp này, nhờ trình bày ngắn gọn việc Chú giải tiền thân ngoại vi được hoàn tất liên quan đến ba tiền thân: tiền thân xa, tiền thân không xa và tiền thân gần.

-ooOoo-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn