(Xem: 1766)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2232)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

IIB. Chú giải Đức Phật DĪPAṄKARA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15186)

IIB. Chú giải Đức Phật  DĪPAṄKARA

Những cư dân thành Ramma là các cận sự nam đã tổ chức buổi bố thí lớn dành cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu đứng đầu là đức Phật Dipaṅkarā, kính lễ và kính bái ngài bằng những vòng hoa, dầu thơm v.v...

Những cư dân thành Ramma là các cận sự nam đã tổ chức buổi bố thí lớn dành cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu đứng đầu là đức Phật Dipaṅkarā, kính lễ và kính bái ngài bằng những vòng hoa, dầu thơm v.v... Khi ngài đã dùng bữa xong và rút tay ra khỏi bát của ngài, họ ngồi xuống gần ngài và nóng lòng muốn nghe lời chúc phúc của ngài về cuộc bố thí ngày hôm nay. Sau đó đạo sư đã ban phước cho họ với những lời ngọt ngào chúng ta sắp sửa được nghe sau đây:

“Của bố thí được coi là nguồn hạnh phúc v.v... là cầu thang và là nguồn trợ lực cho những kẻ nên giống như chư Thiên[1]

65

Của bố thí chính là nơi cư trú của một người, là niềm trợ giúp cho cả họ hàng và là dòng suối mát tuyệt vời nhất cho chúng sanh bị buồn sầu ám Đảnh.

66

[120] Của bố thí được ví như một chiếc tàu hiểu theo nghĩa chuyên chở chúng sanh thoát khỏi đau khổ; và của bố thí cũng được khen ngợi như là một thành phố, bằng cách gìn giữ chúng sanh khỏi mọi sợ hãi.

67

Và của bố thí lại được ví như là một con rắn độc hiểu theo nghĩa rất khó bị tấn công; của bố thí là cánh hoa sen vô tỳ vết khỏi tham lam v.v...

68

Trên đời này chẳng có sự trợ giúp nào dành cho một người nào cả ngoài của bố thí; chính vì thế hãy thực hiện việc bố thí theo chiều hướng tích cực.

69

Những của bố thí khôn ngoan chính là nguồn tái sanh nơi thiên đàng. Ai là người trên thế gian này. Đang say mê với hạnh phúc, lại chẳng phải là người đang say mê thực hiện bố thí đó sao?

70

Ai là người khi nghe thấy việc bố thí tạo chứng đắc nơi các chư Thiên, lại không thực hiện bố thí, bố thí là sợi dây ràng cột hạnh phúc, là niềm vui cho cõi lòng ta nhỉ?

71

Khi một người nào đó đang di chuyển đó đây lại thực hiện bố thí, người đó có thể tìm thấy niềm vui sướng trong một thời gian dài, được các tiên nữ bao quanh, nơi Nandana, là Nandana dành cho các vị chư Thiên.[2]

72

Người bố thí tìm thấy phỉ lạc tột đỉnh; trên thế gian này người đó bước đi trong niềm kính trọng và người bố thí còn được hưởng tiếng thơm vô tận,[3] và được tín cẩn.

73

Đang khi thực hiện việc bố thí, người đó sẽ được phồn vinh và được nhiều của cải[4]sẽ được sống lâu; người đó cũng sẽ được một thân hình duyên dáng; được vui chơi đùa giỡn với các chư Thiên trên trời, được trú ngụ trong ngôi nhà vang tiếng nhạc công đờn hát.

74

Tài sản của kẻ trộm, của kẻ thù, của nhà vua, nước, lửa cũng không thể phân chia được; nhưng của bố thí người đó thực hiện thì thực sự sẽ xuất hiện nơi lãnh vực trí của chư Thinh văn, nơi lãnh vực Phật Độc Giác và lãnh vực Phật Toàn Giác”

75

Sau khi ngài đã chúc phước cho của bố thí đó bằng cách bắt đầu như vậy và ngài đã giải thích những lợi thế khi ta thực hiện bố thí, ngay tức khắc ngài đã thuyết giảng một bài về trì giới[5] trì giới này thực sự là nền tảng cho mọi chứng đắc[6] trên cõi đời này và cả trên cõi đời sau nữa:

“Giới đức là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất; người có giới đức tiến tới với giới đức đạt tới cõi Tam Thập Tam. Vì đạo đức chính là nơi trú ẩn, là căn hầm và là nguồn trợ giúp cho kẻ nào đang trong Vòng Luân Hồi tái sanh.

76

Và tìm đâu ra, tại cuộc sống này hay cuộc sống mai hậu, được nguồn trợ giúp khác cho những người xứng với trì giới đó? Giới đức là nguồn trợ giúp chính để có được những ân đức đặc biệt giống như trái đất cũng là nguồn trợ giúp cho những gì bất động và cho cả những gì đang di chuyển[7].

77

Giới đức thật dễ thương làm sao. Giới đức là điều tối thượng trên đời này, kẻ nào có giới đức chính là người có phẩm hạnh tốt và là một cuộc tu tập cuộc sống Thánh hạnh[8].”

78

[121] Chẳng có đồ trang sức nào sánh bằng đồ trang sức giới đức. Chẳng có dầu thơm nào sánh bằng dầu thơm giới đức. Chẳng có cách nào tẩy sạch được các vết nhơ phiền não sánh bằng giới đức cả. Chẳng có cách nào làm giảm bớt cơn sốt nung đốt (do các đam mê, v.v...) lại sánh bằng giới đức được. Chẳng có bậc thang nào để trèo lên đỉnh tầng trời sánh bằng giới đức. Và cũng chẳng có ngưỡng cửa nào để vào được kinh thành Níp Bàn lại sánh bằng giới đức được. Như có lời nói rằng[9]:

Các vị vua cho dù được trang điểm bằng vàng vòng châu báu cũng không sáng giá bằng những người thu thúc được tô điểm bằng những đồ trang sức do giới đức mà có. Ta có thể tìm đâu ra được một loại dầu thơm giống như loại dầu thơm do giới đức đem lại, phất phới bay trong gió và cũng bay ngược được với gió chăng?

Dầu thơm của loài hoa sẽ không bay ngược chiều gió được, cũng như mùi thơm gỗ đàn hương hay hương nhang hay mùi thơm vừng mè; một người tốt sẽ tràn ngập mọi chốn và mùi thơm giới đức của người đó sẽ bay ngược với chiều gió.*

Gỗ đàn hương hoặc mùi hương nhang và hoa sen, cũng như dầu mè[10] - trong số những loại dầu thơm thì dầu thơm giới đức là loại tối thượng*1

Ngay cả dòng sông Hằng hay sông Jumnā, sông Sarabhū cũng như sông Sarassatī, cả dòng sông sâu chảy xiết Aciravatī hay ngay cả Đại sông Mahī[11] cũng không thể quét sạch được những vết nhơ của các chúng sanh. Vì chỉ có dòng nước giới đức mới có thể rửa sạch được những vết nhơ của chúng sanh mà thôi.

Ngay cả những cơn gió thổi làm mây mưa tới, hoặc ngay cả gỗ đàn hương màu vàng, ngay cả những chuỗi hạt vàng ngọc hoặc đá quí hay ngay cả vẻ sáng ngời của những ánh trăng cũng chẳng thể giúp ích gì trên đời này[12] hay làm dịu cơn sốt cho các chúng sanh cũng chẳng giúp gì được mà chỉ có giới đức thánh thiện mới thực sự đem lại nguồn mát lạnh vĩnh cửu.

Giới đức có thể đẩy lùi hoàn toàn được sợ hãi tự khiển trách của lương tâm và đối với người có giới đức luôn luôn đem lại tiếng thơm và hạnh phúc.

  âu ta có thể tìm thấy được bậc thang sánh được với giới đức để có thể trèo lên thiên đàng được, hoặc ở đâu ta có thể tìm thấy một ngưỡng cửa để vào được thành phố Níp-bàn?

Như vậy giới đức có thể được biết đến như điều thuận lợi tối thượng, làm nguyên nhân cho mọi ân đức đặc biệt, và tước đoạt được sức mạnh nơi mọi khiếm khuyết.

Khi đức Thế Tôn đã giải thích về những lợi thế của giới đức mang lại ngài nói thêm. “Tùy thuộc vào[13] giới đức này mà ta chứng đắc được thiên đàng” và khi đã giải thích điều này như vậy ngay lập tức ngài đã thực hiện một bài nói chuyện về Thiên Đàng như sau: “Thiên đàng là nơi hoàn toàn thoải mái, sung sướng, đáng mong đợi, và hoàn toàn hạnh phúc; ở đó có nhiều điều thích thú và chúng sanh thường xuyên chứng đắc niềm vui sướng vô tận.

* Dh. 54. A. I 226. Ja iii 291; Miln 333, DA 56.

** Dh 55, và vì đã bỏ qua ở trên A I 226

Các vị chư Thiên của bốn Đại Thiên Vương nhận được hạnh phúc thần tiên, niềm vui sướng thần tiên kéo dài cả chín mươi trăm ngàn năm,[14] các vị chư Thiên thuộc cõi Tam Thập Tam Thiên cũng nhận được niềm hạnh phúc thần tiên đó kéo dài cả ba vạn triệu và sáu mươi trăm ngàn năm.[15] Như vậy ngài đã thực hiện một bài nói chuyện bắt đầu với điều có liên quan với những ân đức đặc biệt nơi thiên đàng. [122] Còn nữa, sau khi đã thử thách họ với bài thuyết giảng về thiên đàng như vậy, ngài lên tiếng: “Ấy vậy thiên đàng này lại vô thường, không tồn tại vĩnh cửu, ở đó ta chẳng còn ước muốn, chẳng còn chấp thủ điều chi nữa.”, và ngài lại trình bày chi tiết về nỗi hiểm hoạ, tính phù phiếm, điều đồi bại do dục lạc đem lại và những lợi thế do xuất ly những điều kể trên mang lại,[16] ngài cũng thực hiện một bài thuyết giảng về Phật Pháp, mà đỉnh cao của Pháp chính là bất tử.

Khi ngài đã nói chuyện về Phật Pháp với một số lượng công chúng đông đảo đến như vậy, và đã khiến cho một số đông đã xuất gia quy y phật. Và một số đã chăm chú thực hiện năm giới. Và một số lại thiết lập Thánh quả Nhập Lưu và một số nơi Thánh quả Nhất Lai, số khác lại thiết lập nơi Thánh quả Bất Lai một số khác trong bốn Thánh quả, một số khác chứng đắc tam minh, số khác đạt đến lục thắng trí. Số khác lại thiết lập được bát chứng đắc, đứng lên khỏi chỗ ngồi ngài rời khỏi thành phố Ramma và tiến vào trụ trì tại ngôi chùa Sudassana. Theo như lời kể lại rằng:

IIB 189. Rồi các chúng sanh sau khi đã tiếp đãi vị lãnh đạo thế gian với Tăng Đoàn của ngài, liền tiến đến gặp vị đạo sư Dpaṅkarā để được quy y Phật.

190. Đức Như Lai kiến lập một số người xuất gia quy y Phật, kiến lập năm giới cho một số khác, số khác nữa được kiến lập Thập Giới.

191. Đối với một số người ngài ban Sa-môn với bốn Quả tối thượng; số khác với tuệ phân tích. Một số khác với nhiều điều không thể sánh bằng.

192. Đối với một số chúng sanh vĩ đại ngài ban bát thiền chứng huy hoàng, nơi một số người ngài đạt đến tam minh và số khác lại là lục thắng trí.

193. Theo cách thức như vậy vị đạo sư động viên đám đông. Với cách thức này Giáo Pháp của đấng bảo vệ cõi trần đã được lan rộng khắp nơi.

194. Đạo sư Dpaṅkarā với xương hàm mạnh phi thường, vai rộng, Ngài đã tạo cho nhiều người thắng vượt, ngài đã giải thoát chúng sanh khỏi ranh giới xấu xa.

Nhận thấy chúng sanh có thể được Giác Ngộ cho dù họ có ở xa đến hàng ngàn do tuần (yojana) vị ẩn sĩ vĩ đại này đã cất công đến cùng họ để biến họ thành Giác Ngộ.

189. Trong trường hợp này họ có nghĩa là những cận sự nam là thần dân thành phố Ramma.

189. NơI nương tựa hay quy y[17] ở đây được hiểu như là nơi trú ngụ. Kẻ chạy lại nơi nương tựa đó. Ở nơi đó phải chen chúc nhau, phải chiến đấu, phải tan rã. Như vậy đây quả thật là nơi nương tựa. Tam bảo đó là gì vậy? Khi chúng sanh chạy lại với Tam bảo đẻ tìm nơi nương tựa, nhờ vào chính hành vi chạy lại nương tựa[18] đó, đã tiêu hủy và đánh tan sợ hãi, buồn khổ ranh giới xấu xa và các phiền não. Như vậy điều này ta gọi là nơi nương tựa. Và người ta đã đề cập đến vấn đề này như sau:

Người nào quy y với Đức Phật tìm nơi nương tựa sẽ không phải sa vào khổ cảnh, sau khi đã từ bỏ xác thân nhân lọai, họ sẽ được gia nhập với tầng lớp các vị thần tiên.[19]

[123] Bất kỳ ai quy y với Pháp tìm nơi nương tựa....[20]

Bất kỳ kẻ nào quy y với Tăng Đoàn tìm nơi nương tựa... sẽ được gia nhập với tầng lớp các vị thần tiên1 trên trời.

Tâm trạng nổi lên khiến ta có được những hiện trạng có Tam Bảo trợ giúp được gọi là quy y Tìm nơi nương tựa. Chúng sanh có được hiện trạng này ta gọi là kẻ chạy lại tìm nương tựa nơi cửa Phật. Như vậy ba điều này nên được hiểu như vậy: nơi cư trú, quy y nơi cư trú (nương tựa) việc chạy lại tìm nơi nương tựa.[21]

189.Người đó có nghĩa là Phật Dīpaṅkarā. Sở hữu cách (tassa) nên được hiểu theo nghĩa đối cách “Họ chạy lại đó tìm kiếm nơi nương nhờ” cũng là một cách giải thích.

189. (Nơi người) đạo sư có nghĩa là nơi đạo sư.[22]

190. Một số khi chạy lại tìm nơi nương tựa: ý nghĩa ở đây được ngài kiến lập là một số cá nhân quy y tìm nơi nương tựa. Ta nên hiểu ý nghĩa ở đây là nhằm ám chỉ đến thời gian quá khứ, cho dù có đề cập đến ý nghĩa ở hiện tại. Đây cũng là ý nghĩa được áp dụng cho những trường hợp còn lại. (trong những đoạn kệ khác) “Một số chúng sanh[23] tìm đến nơi nương tựa” cũng là một cách giải thích. Và đây là điều vô cùng ý nghĩa.

190. Một số chúng sanh được kiến lập với ngũ Giới có nghĩa là ngài kiến lập một số chúng sanh với năm giới trong việc tránh xa.

190. Một số chúng sanh khác được kiến lập với thập giới có nghĩa là ngài kiến lập một số cá nhân khác nơi thập giới. “Một số chúng sanh được (kiến lập với mười pháp thiện.” Cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa của điều này là ngài tạo ra một số chúng sanh để hiểu được có mười pháp được coi như là thập thiện nghiệp.”[24]

191. Đối với một số người ngài kêu gọi gia nhập Sa môn: Về điểm này, theo như chân đế tuyệt đối thì Thánh Đạo được gọi là bậc Sa môn. Như người ta nói rằng: “Và hỡi các vị tỳ khưu, bậc Sa môn là gì vậy? Đó chính là Bát Thánh Đạo vậy, tức là chánh kiến...chánh định. Hỡi chư vị tỳ khưu, điều này được gọi là bậc Sa môn.”*

191. Bốn Thánh Quả tối thượng: ý nghĩa ở đây ám chỉ bốn quả tuyệt đối[25] phân từ “ma” chỉ là liên từ nói kết giữa hai từ. Người ta nói rằng ở đây có chuyển đổi giống. Ý nghĩa ở đây là ngài ban cho một số chúng sanh bốn Thánh Đạo, bốn thánh quả Sa môn để minh chứng ân đức[26] của họ.

191. Có một số điều không gì sánh nổi. Có nghĩa là đối với một số chúng sanh ngài ban cho bốn điều duy nhất đó chính là bốn tuệ phân tích.

192. Với một số chúng sanh là chứng đắc huy hoàng, có nghĩa là đối với một số chúng sanh ngài ban cho bát thiền chứng chỉ xuất hiện thông qua những phấn đấu tiêu diệt các pháp cái.

192. Tam minh nơi một số (chúng sanh) có nghĩa là tuỳ theo ân đức (ngài dành cho) một số chúng sanh tam minh bao gồm thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh.

* Xin đọc S. v. 25 được trích trong DA, 158.

192. Dành cho lục thắng trí có nghĩa là ngài ban tặng cho một số chúng sanh sáu thắng trí.

193. Theo cách thức này có nghĩa là theo phương pháp này, theo thứ tự sau.

193. Số đông có nghĩa là một đám đông người.

193. Được động viên có nghĩa là ngài động viên.[27] Ta phải hiểu rằng người ta nói với biến đổi các thì, trong những câu tương tự như vậy kể từ nay ý nghĩa phải được coi như chỉ nhằm diễn đạt quá khứ mà thôi.

193. Nhờ vậy mà được lan truyền rộng rãi có nghĩa là nhờ vào lời động viên và thuyết giảng mà Giáo Pháp của Phật Dpaṅkarā được lan truyền rộng rãi, sâu rộng và một cách đáng kể.

[124] 194. Hàm có sức mạnh phi thường có nghĩa là: người ta kể lại rằng cả hai hàm của vị Đại Nhân đều tròn trịa giống như mặt trăng vào ngày 12 trong nửa đầu của tháng. Người nào có hai hàm mạnh mẽ chính là có sức mạnh phi thường nơi hai hàm cũng được gọi là hàm mạnh như hàm sư tử vậy.[28]

194. Vai rộng có nghĩa là người nào có cặp vai giống như cặp vai của con bò mộng được gọi là có vai rộng[29]; ý nghĩa ở đây là khi cặp vai của người nào tròn trịa[30] cân đối. Cặp vai thật dễ thương trông giống như một cặp trống vàng vậy.

194. Hồng danh là Dpaṅkara có nghĩa là với hồng danh gọi là Dīpaṅkara

194. Giúp nhiều người vượt qua có nghĩa là giúp nhiều chúng sanh để vượt qua[31] lại được chính Đức Phật Dīpaṅkara hướng dẫn.

194. Người đó được giải thoát có nghĩa là người đó được giải thoát.[32]

194. Khỏi cảnh xấu xa có nghĩa là khỏi khổ cảnh[33] - đối cách hiểu theo nghĩa một xuất xứ cách.

195. Đến đây, nhằm vạch rõ những ý nghĩa một hiện trạng tạo ra khả năng vượt qua khỏi và tự thoát khỏi, các đoạn kệ cho biết “chúng sanh nào có thể được tỉnh thức (Giác Ngộ)” Trong trường hợp này “chúng sanh nào có thể được tỉnh thức. Có nghĩa là “một thế hệ có thể được Giác Ngộ hay đây chính là một cách hiểu mà thôi.”

195, Nhận thấy có nghĩa là hoặc là thấy với Phật nhãn của Đức Phật Dīpaṅkarā hoặc với Biến nhãn.[34]

195. Ngay cả cách xa cả trăm ngàn do tuần (yojana) có nghĩa là đang sống cách xa ngay cả hàng trăm hàng ngàn do tuần (yojana) vô số kể. Và điều này cũng phải được coi như là được đề cập đến mười ngàn cõi ta bà thế giới.

Người ta nói rằng sau khi đã chứng đắc quả Phật thì đạo sư Dīpaṅkara đã trải qua bảy tuần liên tiếp dưới gốc cây Bồ Đề. Trong tuần lễ thứ tám, sau khi đã đồng ý với việc thỉnh cầu của Vị Đại Phạm Thiên liên quan đến Giáo Pháp, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay trong ngôi chùa Sunanda và đã khiến cho một trăm vạn triệu chư Thiên và con người được nếm hương vị Giáo Pháp. Đây là lần thấu triệt Pháp hội đầu tiên): Rồi vị đạo sư, thấu hiểu được mức trưởng thành nơi trí của con trai mình, là Samavattakhandha Usabhakkhandha,[35] ngài đã phong con trai đó trở thành người tối thượng trong số các Thinh văn đệ tử của ngài và giảng dạy Phật Pháp tương tự như những lời giáo giới Rāhula, ngài đã khiến cho chín mươi vạn triệu chư Thiên và chúng sanh thấu triệt Pháp.[36] Đây là lần Thấu Triệt Pháp hội thứ hai. Còn nữa, sau khi đã thực hiện được Phép song thông ngay dưới gốc cây Acacia tại cổng thành Amaravatī và đã giải thoát một lượng chúng sanh đông đảo khỏi mọi gông cùm, Đức Phật Dīpaṅkara đã ngồi xuống, bao quanh ngài là một đám đông các vị chư Thiên giống như ánh sáng mặt trời chói chang, ngài ngồi trên một tảng đá[37] được trang hoàng cẩn thận dưới bóng cây dễ thương ngay tại gốc cây Pāricchattaka[38] trong nơi trú ngụ các chư Thiên và của vị Tam Thập Tam. Khiến cho chính mẹ của ngài thành một người đàn bà tuyệt vời nhất, đó là Bà Sumedhā, là người mang phỉ lạc cho toàn thể đám ông các vị chư Thiên. Đức Phật Dīpaṅkara chư Thiên các chư Thiên, được toàn thể thế gian này biết tiếng như là một vị chư Thiên tinh luyện[39] thuyết giảng Tạng Vi Diệu Pháp trong vòng bảy bộ, lại cho chín mươi ngàn vạn triệu chư Thiên được nếm hương vị Phật Pháp. Đây là lần Thấu triệt Pháp hội thứ ba. Do đó người ta nói rằng:

IIB.196. Vào lần thấu triệt Pháp hội ầu tiên Đức Phật Dpaṅkara đã Giác Ngộ một trăm vạn triệu sanh linh; vào lần thấu triệt Pháp hội thứ hai vị bảo vệ đã thức tỉnh được chín mươi vạn triệu chúng sanh.

196.Và khi Đức Phật Dīpaṅkara đã thuyết pháp trong nơi cư trú thuộc các chư Thiên lại diễn ra lần Thấu Triệt Pháp hội thứ ba, khiến cho chín mươi ngàn vạn triệu chúng sanh Giác Ngộ.

[125] Và Đức Phật Dīpaṅkara lại có ba Tăng Đoàn làm đồ đệ. Tăng Đoàn đầu tiên gồm một trăm ngàn vạn triệu có mặt trong ngôi chùa Sunanda.

IIB. 198. Đạo sư Dīpaṅkarā có ba Tăng Đoàn; cuộc tụ họp đầu tiên lên tới một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh.

 Rồi chính ngài với mười sức mạnh, được khoảng bốn trăm ngàn[40] Tỳ khưu vây quanh, đã tiến hành đi từ làng này sang làng khác, qua các khu chợ búa, các thành thị và giúp đỡ rất nhiều người. Dần dà ngài tiến đến một thị trấn kia có một ngọn núi hết sức thơ mộng được gọi là Chỏm Đá Nārada. Chỏm đá này được một đám rất đông chúng sanh kính lễ, nổi tiếng trên khắp thế gian này có các chư Thiên thường lui tới, họ rất sợ vì là một đỉnh núi làm nơi một số loại cây và loại hoa thơm ngát hương mọc rất nhiều, một chỏm đá có rất nhiều đoàn thú hoang dã lui tới. Người ta kể lại rằng toàn bộ vùng đó có một Dạ-xoa (Yakkha) tên là Nārada thường hay lui tới và đám rất đông các chúng sanh đó mỗi năm một lần phải tổ chức tế sống một mạng người cho Dạ-xoa (Yakkha).

Thế rồi sau nhận thấy dân chúng chứng đắc những ân đức đặc biệt, đức Phật Dīpaṅkara đã sai đến đây Tăng Đoàn các vị tỳ khưu từ khắp tứ phương đến. Một mình ngài, không có bất kỳ một người nào hộ tống, ngài đã leo lên núi Nārada, trong lòng tràn ngập từ bi sâu đậm, để có thể xua đuổi Dạ-xoa (Yakkha) ra khỏi[41] ngọn núi đó. Rồi con yêu tinh ăn thịt người tỏ vẻ rửng rưng với chính hạnh phúc của mình, rất tài tình trong việc sát hại chúng sanh, không thể chế ngự được cơn thịnh nộ[42] của mình, tâm Dạ-xoa tràn ngập bực tức[43] muốn xua đuổi ngài Như Lai Thập Lực bằng làm cho ngài khiếp sợ, hắn liền khiến ngọn núi rung chuyển. Nhưng đang khi hắn làm cho ngọn núi rung chuyển để làm cho ngài khiếp sợ, thì nhờ vẻ oai nghiêm[44] của Đức Phật Dpaṅkara khiến cho ngọn núi đang rung chuyển xụp đổ ngay lên chính đầu tên Dạ-xoa vậy. Bởi vậy dạ xoa vô cùng khiếp sợ và nghĩ, “Thế thì ta sẽ phóng hoả ngọn núi.” Và hắn đã tạo ra một đám lửa lớn nhìn không cũng phải khiếp sợ. Vì gió thổi ngược lại,[45] nên đám lửa chỉ đem lại thống khổ cho chính hắn, vì không thể thiêu rụi bất kỳ một miếng vải nhỏ y cà sa của Đức Phật Dīpaṅkara. Nhưng yakkha Dạ xoa suy nghĩ: “Không hiểu ta đã thiêu rụi vị Sa môn hay chưa [46]?”

Ngó quanh hắn nhìn thấy vị Sa môn Như Lai Thập Lực, giống như mặt trăng mùa thu vô tỳ vết đem lại vui sướng cho mọi chúng sanh (và quan sát thấy) Đức Phật Dīpaṅkara giống như đang ngự trên một đoá hoa sen trên mặt hồ nước mát lạnh, dạ-xoa suy nghĩ, “Ôi, vị Sa môn này đầy vẻ uy nghi. Bất kỳ điều hại nào ta gây ra cho ngài đều dội ngược lại về phía ta [47] Nhưng ngoài vị Sa môn này ta chẳng còn bất kỳ vẻ oai nghi nào khác cũng như nguồn trợ lực nào khác. những rung chuyển trên mặt đất vẫn ứng yên lại được hỗ trợ trở lại chỉ bằng mặt đất mà thôi, Nào ta sẽ đến qui y nơi vị Sa môn này”.

Sau khi đã nghĩ như vậy, hắn liền quì sụp đầu xuống chân Đức Phật Dīpaṅkara, gót chân ngài được trang trí với nhiều tướng bánh xe, và nói rằng: “Thưa ngài, việc phạm tội lỗi này đã chiến thắng ta.” Thế rồi dạ xoa (yakkha) chạy lại tìm nương tựa nơi Đức Phật Dīpaṅkarā.

Sau đó Đức Phật Dīpaṅkara đã nhanh chóng thuyết pháp cho dạ xoa. Khi kết luận bài thuyết pháp chính dạ xoa (yakkha) được kiến lập thánh quả nhập lưu cùng với mười ngàn dạ xoa khác nữa. Người ta kể lại rằng kể vào ngày hôm đó các cư dân sống trong toàn cõi Ấn độ

[126] mỗi người đều dẫn theo một người khác từ khắp các làng mạc để tế lễ cho ngài (dạ xoa), đồng thời họ cũng mang theo rất nhiều vừng mè, gạo xay, đậu tằm, đậu tây và đậu nhỏ, rồi bơ đặc, bơ tươi, phô mai, dầu, mật, mật đường v.v... rồi ngày hôm đó dạ xoa đã dành cho Đức Phật Như Lai Thập Lực toàn bộ những gì dân chúng đem đến và ngài đã trả lại toàn bộ những dầu mè v.v... Đã được chuyển đến dâng cúng.

Rồi sau khi đã để cho những người này được xuất gia quy y bằng cách nói “Thiện lai Tỳ khưu” (đây là công thức) xuất gia, vị đạo sư khiến cho họ được kiến lập nơi bậc A-la-hán chỉ trong vòng bảy ngày. Vào đêm trăng rằm tháng Magha Đức Phật Dpaṅkara ứng giữa một đám đông một trăm ngàn các vị tỳ khưu đã cùng nhau tụng Giới bản trong một tập thể đã được thiết lập bốn chi.[48] Bốn chi đó được gọi là: Tất cả đều là: “Thiện lai tỳ khưu.”[49]; tất cả đều chứng đắc lục thắng trí; tất cả đều đến mà không phải báo trước; và ngày trai giới là ngày rằm (trong hai tuần có ánh trăng.)[50] Đây là bốn chi và đây cũng là tăng đoàn thứ hai. Do đó người ta nói rằng:

IIB 199. Lại nữa, khi vị Chiến Thắng đã rút khỏi vùng núi (tách khỏi) Nārada, ta thấy xuất hiện một trăm ngàn người, đã đoạn tận các lậu hoặc, các vết nhơ đã biến mất.

199. Trong trường hợp này đã rút hỏi vùng núi có nghĩa là đã ra đi sau khi rút khỏi đám đông các vị tỳ khưu.

199. Cùng đến với có nghĩa là tụ họp lại.

Và khi các cư dân vùng Ấn độ đang tổ chức một lễ hội hàng năm trên đỉnh núi[51] chính lúc đó Đức Phật Dīpaṅkara, lãnh tụ thế gian, đã đến cư trú qua mùa mưa trên ngọn núi có tên là Sudassana. Người ta kể lại rằng các chúng sanh đã qui tụ lại để mừng lễ hội đó. Khi nhìn thấy đức Như Lai Thập Lực, họ nghe một bài thuyết giảng về Giáo pháp của ngài. Cảm thấy mãn nguyện và hài lòng họ đã xuất gia. Vào ngày Đại Lễ Tự Tứ [52] Đạo sư lại tổ chức một buổi thuyết pháp phù hợp với tình trạng tâm của họ. khi đã lắng nghe lời thuyết pháp đó và đã quán xét về Pháp hành [53] (construction) và họ đã chứng đắc A-la-hán bằng nhận tuệ giác từ từ và thánh đạo tuần tự. Rồi họ đã mời Đạo sư cùng với chín mươi ngàn vạn triệu vị tỳ khưu. Đây là tăng đoàn thứ ba, Do đó có người nói rằng:

IIB 200. Trong suốt thời gian vị anh hùng vĩ đại đang cư trú trên núi Sudassana vị đại ẩn sĩ được mời” với chín mươi ngàn vạn triệu vị tỳ khưu.

201. Vào thời đó ta là một vị ẩn sĩ búi tóc, rất nghiêm khắc trong những việc khổ hạnh, di chuyển trên không. Rất rành ngũ thắng trí.

Đoạn kệ này được viết nhằm giải thích về các vị tiền bối[54] Trong tập Biên Niên Ký về Đức Phật Dīpaṅkara trong tập Atthasālinī. Đó là tập Chú giải về tác phẩm Dhammasaṅgan.[55] Nhưng trong tập Biên Niên ký sự về Đức Phật không có lý do tại sao điều đó lại không thích hợp. Tại sao thế? Điều này đã được nói tới ở trên trong chương bản tường trình về Sumedha[56]

Đang khi Đức Phật Dīpaṅkara đang thuyết pháp đã diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội cho mười ngàn và hai mươi ngàn người. Không có xảy ra kết thúc những cuộc thấu triệt pháp hội cho một vài ba người.[57] chính vì thế Giáo Pháp của Đức Phật Dīpaṅkarā đã trở nên phổ biến rộng rãi nơi nhiều người. Do đó có người nói rằng:

[127] IIB 202. Đã diễn ra việc thấu triệt Pháp hội với mười ngàn và hai mươi ngàn chúng sanh. Còn thấu triệt do một hai người là điều không thể đếm được bằng tính toán.

202. Trong trường hợp này với mười và hai mươi có nghĩa là mười ngàn hay hai mươi ngàn người.

202. Cuộc thấu triệt Pháp hội có nghĩa là hiểu thấu đáo Pháp Tứ Điệu Đế.

202. Do một hoặc hai có nghĩa là do một cũng như hai. Ý nghĩa ở đây là theo cách thức bắt đầu như vậy (thấu triệt) được thực hiện với một, hai, ba hay bốn, mười người và vô số kể. Như vậy, vì sự thấu triệt là vô số kể (theo con số.) và tính chất to lớn của việc chứng đắc đã được nổi tiếng rộng khắp, và cách thức[58]. Được biết đến trong số nhiều người cũng như nơi các vị chư Thiên đã diễn ra thành công trong việc tu luyện tăng thượng giới,v.v...Và sự tiến tới chánh niệm và chánh định, v.v... Do đó người ta nói rằng:

IIB. 203. Giáo Pháp được tinh luyện kỹ càng của Đức Phật Dīpaṅkara đã rất nổi tiếng rộng khắp nơi chúng sanh, giáo pháp này rất thành công và phát triển rộng khắp.

203. Trong trường hợp này được tinh luyện kỹ càng có nghĩa là được tinh luỵên một cách tinh vi do Đức Phật Dīpaṅkara thực hiện và tinh luyện.

Bốn trăm ngàn vị tỳ khưu đã chứng ắc Lục Thắng trí và có được sức mạnh thần thông đang tụ tập chung quanh Đức Phật Dīpaṅkara là đạo sư thuộc mọi thời đại.Và vào thời đó tất cả những ai là hữu học nhưng đã ra đi vào cõi thiên hằng họ thường bị coi thường - Ý định ở đây là chỉ những ai đã đoạn tận các lậu hoặc và chứng đắc hoàn toàn Níp Bàn. Chính vì thế Giáo Pháp của Đức Phật Dīpaṅkara được triển nở đầy đủ, rất thành công, chiếu rọi liên tục với các vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc. Do vậy người ta nói rằng:

IIB. 204. Có Bốn trăm ngàn người đã chứng đắc Lục thắng trí. Có sức mạnh thần thông to lớn, luôn vây quanh Dpaṅkarā, là đấng thế gian giải.

205. Coi thường những ai là hữu học vào thời gian họ từ giã cuộc sống này như là các chúng sanh không thể chứng đắc được mục tiêu của mình.

206. Thế giới đang triển nở tối đa chiếu sáng liên tục nơi các vị A-la-hán là những người đã luôn kiên trì và đã đoạn tận các lậu hoặc và trở thành vô tỳ vết.

204. Trong trường hợp này bốn trăm ngàn có nghĩa là được thể hiện nơi con số; để chứng tỏ cho thấy rằng như vậy các vị tỳ khưu này đã là một con số cụ thể. Chứng đắc lục thắng trí, và sức mạnh thần thông ý nghĩa ở đây nên được hiểu như vậy. Hay thể chủ cách[59] nên được hiểu theo nghĩa sở hữu cách[60], những ai có được sáu thắng trí, và tiềm năng lực thần thông to lớn.

205. Liên tục có nghĩa là thường xuyên liên tục. Ý định ở đây là họ bao vây xung quanh ngài với Thập Lực và không rời bỏ Đức Phật bất luận họ phải đi đến âu.

205. Vào thời điểm đó có nghĩa là vào lúc đó[61]. Đối với từ ‘samaya’ (thời gian, v.v...) có tới chín nghĩa bắt đầu với samavāya (biến cố). như người ta nói rằng:

[128] Đó là biến cố, sát na, thời gian, nhiều, nguyên nhân, và quan điểm, thu nhận được, và là từ bỏ và thấu triệt, có nghĩa là điều cần được xem thấy.*

Ở đây ta nên hiểu là thời gian: ý nghĩa là: vào thời điểm đó.

205. Là các Chúng Sanh có nghĩa là con người.[62]

205. Vẫn chưa chứng đạt được mục tiêu có nghĩa là: những ai chưa đạt đến được, chưa đạt được mục tiêu của mình - “mục tiêu” (manasa) đó là một biểu hiện tham ái. và biểu hiện tư duy và biểu hiện bậc A-la-hán. Như người ta nói rằng: mục tiêu như là cái bẫy đi xuyên qua cả không gian” ở đây mục tiêu được nói đến như là tham ái. Về điểm này người ta nghĩ rằng, “ý, tâm linh, mục tiêu, trái tim, sự sáng chói.” về vấn đề này cũng có thể là bậc A-la-hán. “Làm thế nào, được nổi tiếng nơi mọi người, một người là hữu học có thể kết thúc thời gian nghiệp chướng của mình mà vẫn chưa đạt được mục tiêu? Nhưng ở đây ta chỉ muốn nói đến bậc A-la-hán. Chính vì thế ý nghĩa ở đây là: Thánh quả của bậc A-la-hãn vẫn chưa thể đạt được.[63]

205. Những người hữu học. Hữu học được hiểu theo nghĩa nào? Hữu học hiểu theo nghĩa chứng đắc Phật Pháp đối với những người mới bắt đầu và điều này được đề cập đến như sau: “Thưa ngài, người mới hữu học đến mức độ nào? Các vị tỳ khưu, ở đây một vị tỳ khưu là người chứng đắc hữu học chánh kiến... có được chánh định của người mới hữu học.”* Hơn thế nữa, những người mới hữu học tự tu luyện chính mình. Và có lời nói rằng: “Hỡi các vị tỳ khưu, người mới hữu học tự tu luyện chính mình, và như vậy người đó là người tự luyện tập. Chính vì thế người đó được gọi là hữu học. Và người đó tu luyện điều gì vậy? Người đó tự tu luyện tăng thượng giới, tu luyện tăng thượng tâm, và luyện tập cho được tăng thượng tuệ. Người đó tự tu luyện cho chính mình vì thế ta gọi họ là người mới hữu học[64]**

* VA o 106tt. DA 31, M I, 7; SA I 9; AA i. 11; KhA 104 UdA 19. Pts A iii 530 Asl 57.
Vin I 21, S i 111, trích trong UDA 367. Ita 61, Asl 140. v.v...
Dhs 6, Vbh 87.
S. i 121 trích Pháp cú kinh (Dhammapada) I 432, Asl 140. việc ám chỉ ở đây là Về Godhika người đã tự vẫn trước khi đạt đến bậc A-la-hán, nhưng tuy nhiên ngài cũng đạt đến Níp-bàn.

* S. v. 14
** A i 231

206. Triển nở một cách toàn diện có nghĩa là đâm chồi nẩy lộc một cách mỹ miều.

206. Lời (pāvacana) có nghĩa là lời tán dương (vacana). Hay là lời (pavavana) là lời (vavana) làm cho phát triển.. từ (pāvacana) chỉ đơn giản là từ (pavacana). Ý nghĩa ở đây là Giáo Pháp.

206. Chiếu sáng có nghĩa là soi rọi một cách sáng láng. Soi rọi liên tục.[65]

206. Liên tục có nghĩa là vĩnh viễn. “chiếu rọi trên thế gian này cùng với các chư Thiên” cũng thường được đọc thấy.

Thành phố của Đức Phật Dīpaṅkara được gọi là Rammavati; cha của ngài, một vị vua quí tộc sát đế lị có tên là Sudeva, mẹ ngài là Sumedhā; Sumaṅgala và Tissa là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; Thị giả của ngài tên là Sāgata; hai tối thượng nữ thinh văn của ngài là Nandā và Sunadā; Cây Bồ đề của Phật tổ là cây Pipphali[66]. Ngài cao khoảng tám cubit. Tuổi thọ của ngài vào khoảng một trăm ngàn năm.[67]

Nhưng vì lý do gì ta chứng tỏ cho thấy các thành phố v.v... là nơi họ được sinh ra? Người ta nói rằng:Không ai biết thành phố nơi cua người nào đó sanh ra thì cũng chẳng biết cha mẹ người đó là ai, nếu không hay biết thành phố nơi sanh, cũng như không biết gì về cha mẹ người đó, chẳng phải người đó là một chư Thiên hay Thiên Chủ (Sakka) hoặc Ma-vương hay Phạm thiên hoặc bất kỳ một chư Thiên nào khác. [129] Nghĩ rằng: Một điều lạ lùng như vậy cũng chỉ là chuyện bình thường thôi.[68] Có thể tưởng rằng người đó cũng không đáng được ta lắng nghe. Chính vì thế sẽ chẳng có thấu triệt pháp diễn ra; nếu không có thấu triệt diễn ra thì những lời của đức Phật sẽ trở thành vô dụng và Giáo Pháp chẳng là nhân tố dẫn đến giải thoát. Chính vì thế cách phân định ranh giới thành phố là nơi sanh v.v... của tất cả Chư Phật nên được nêu ra. Do vậy người ta nói rằng:

IIB207. Rammavatī là tên thành phố, Sudeva[69] là tên của một vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Sumedhā là tên của mẹ ngài Dīpaṅkara là một vị đạo sư.

 213. Sumaṅgala và Tissa là tối thượng nam thinh văn, Sāgata là tên của thị giả Đức Phật Dīpaṅkara đạo sư.

 214. Nandā và Sunandā là tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ đề của Đức Phật đó được cho là cây Pipphal

  216. V đại hiền triết Dīpaṅkara cao tám mươi cubit. Ngài toả sáng như một cây ánh sáng, như cây vương đế sāla đang đâm chồi xum xuê.

Tuổi thọ của vị Đại ẩn sĩ này vào khoảng một trăm ngàn năm. Sống lâu đến như vậy nên ngài tạo cho biết bao nhiêu người được vượt qua khổ ải.

 Sau khi được Phát sáng giáo pháp và tạo cho nhiều chúng sanh vượt qua được triền cái. Ngài chiếu sáng rực giống như một đám lửa. Cùng với các đồ đệ của ngài, ngài đã tịch diệt.

Và Sức Mạnh thần thông đó và đám đồ đệ vĩ đại đó và những kho báu nơi chân ngài toàn bộ đều biến mất. Có phải toàn bộ những pháp hành đều trống rỗng cả chăng?

207. Trong trường hợp này Sudeva tên của một Quí Tộc Sát Đế Lị có nghĩa là Sudeva là tên của cha ngài, là đế vương Quí tộc Sát Đế Lị.

Người mẹ có nghĩa là người sinh thành[70]

214. Pipphali có nghĩa là cây Bồ đề là một loại thuộc họ Ficus religiosa[71]

216. Cao tám mươi cubit có nghĩa là chiều cao khoảng tám mươi cubit.

216. Giống như một cây ánh sáng có nghĩa là giống như một cây ánh sáng toả sáng với các cuộn[72] ánh sáng và chùm hoa. Ngài đã được phú cho với một hình hài hoàn hảo theo chiều cao và chung quanh. Thân hình của ngài được trang điểm với Ba mươi hai tướng đại nhân và tám mươi tướng phụ. Đang khi Đức Phật còn sống trên đời này, ngài toả sáng, có nghĩa là ngài phát sáng[73] giống như một chòm sao chói lọi với muôn vàn ánh lửa và những ánh sáng lung linh dưới vòm trời.

216. Giống như một cây vương đế đang đâm chổi xum xuê. Có nghĩa là: giống như một cây Sāla vương đế đang trổ bông với muôn vàn hoa trái nơi các chồi non và giống như cây Trầm Hương, cao hàng trăm do tuần (yojana) với muôn vàn hoa đang hé nở. Cũng giống như vậy Đức Phật cao tám mươi cubit toả sáng liên tục.

217. Một trăm ngàn năm có nghĩa là tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm.

217. Sống lâu đến như vậy có nghĩa là sống một khoảng thời gian lâu đến như vậy.

[130] 218. Giúp cho chúng sanh vượt được thác ghềnh có nghĩa là chính ngài đã khiến cho chúng sanh vượt qua được[74] “khiến cho con người lẫn chư Thiên vượt qua được” cũng là một cách dịch. Ý nghĩa của câu này là thế gian này cùng với các chư Thiên.[75]

219. Và sức mạnh thần thông tiềm tàng đó có nghĩa là: tính cách tráng lệ đó, tính cách uy nghiêm đó.

219. oàn tuỳ tùng có nghĩa là những người đi theo tuỳ tùng[76].

219. Toàn bộ đã tan biến hết: ý nghĩa ở đây là những đặc tính tráng lệ đó, được nói đến đều đã biến mất hết, đều tan biến đi.

219. Phải chăng toàn bộ những pháp hành đó đều trống rỗng cả sao? Có nghĩa là: Phải chăng tất cả những gì là pháp hành đều trống rỗng, hư vô cả hay sao? Ý nghĩa ở đây là: chúng thường xuyên trống vắng bản chất thiết yếu, v.v...

Về vấn đề này, cho dù có phân định ranh giới theo thành phố v.v... Được truyền xuống trong bản văn. Ấy vậy có nhiều chủ đề lại không được để lại, hay đưa ra trước chúng ta cần được giải thích. Có nghĩa là phân định giới hạn bằng con trai, phân nh bằng người vợ, phân định bằng các toà lâu đài, phân định bằng cuộc sống gia đình, phân định bằng các vũ nữ, phân định ranh giới bằng việc xuất gia, phân định ranh giới bằng cuộc phấn đấu khổ hạnh, phân định ranh giới bằng ngôi chùa, bằng những người trợ lý[77] và lý do nhằm khai sáng những điều đó giống như những gì ta đã nói đến ở trên.[78]

Và rằng ngài Dīpaṅkara có tới một trăm ngàn cung nữ trong số đó người vợ chính của ông có tên là Padumā, và con trai của ông có tên gọi là Usabhakkhandha. Do vậy người ta nói rằng:

Vợ của ngài Dīpaṅkara có tên gọi là Padumā[79] - miệng của nàng có hình dáng một bông sen. Usabhakkhandha là con trai của đạo sư Dīpaṅkara

79

Và ba toà lâu đài của ngài được biết đến với tên là Hāṃsa. Koca, Myūrā. Ngài sống trong hoàng cung trong vòng mười ngàn năm.

80

Ngài đã xuất gia cưỡi trên lưng voi, vị Chiến Thắng cư trú trong công viên[80] Nanda, Nanda [81] có nghĩa là đem lại niềm vui sướng tột độ cho thế gian, là tên người phụ tá của ngài

 81

Có ba điều khác nhau giữa Chư Phật:[82] Khác nhau về tuổi thọ, khác nhau về chiều cao, khác nhau về gia cảnh, khác nhau về thời gian cần để phấn đấu khổ hạnh trước khi đạt đến Giác Ngộ, khác nhau về hào quang chiếu sáng.

Trong trường hợp này, khác nhau về tuổi thọ; thí dụ, chiều dài tuổi thọ của Đức Phật Dīpaṅkara là một trăm ngàn năm, tuổi thọ của Đức Phật chúng ta là một trăm năm. Khác biệt về chiều cao[83] có nghĩa là một số vị thì cao, số khác lại thấp; thí dụ. Dīpaṅkara cao tám mươi cubit. Còn Đức Phật chúng ta chỉ cao có mười tám cubit mà thôi. khác biệt về gia cảnh có nghĩa là một số vị được sinh ra trong gia đình Quí tộc sát đế lị, một số sinh ra trong gia đình Bà-la-môn; thí dụ như, Dīpaṅkara và một số vị khác sanh ra trong gia đình Quí tộc sát đế lị, Kakusandha, Koṇāgamana và các vị khác sinh ra trong gia đình Bà-la-môn. Khác biệt về thời gian cần để phấn đấu khổ hạnh có nghĩa là một số thực hiện phấn đấu chỉ trong một thời gian ngắn như đối với Đức Phật Kassapa.

[131] Đối với một số khác, như thể Đức Phật của chúng ta, thì cần đến một thời gian dài. Khác biệt về hào quang có nghĩa là các hào quang nơi thân hình Đức Phật Maṅgala lan toả ra tới mười ngàn cõi ta bà thế giới, còn hào quang của Đức Phật chúng ta chỉ vào khoảng độ một sải. Khác biệt về hào quang còn tuỳ thuộc vào khuynh hướng - tới mức độ một vị ước muốn. tới mức độ ánh sáng rực rỡ nơi thân hình thể chất của ngài toả sáng ra. Ý định của Phật Maṅgala là “chớ gì nó toả sáng đến mười ngàn cõi ta bà thế giới này...”

Nhưng không có gì khác biệt nơi bất kỳ vị nào về những ân đức đặc biệt lãnh hội được.

Và đối với toàn thể Chư Phật thì có bốn vị thế không thể thay đổi được[84]: đó là tư thế kiết già chỉ có một vị thế mà thôi; vị thế Chuyển Pháp Luân là ở tại Chư Tiên đọa xứ trong lộc giả cũng không thể thay đổi được; việc đặt bước chân đầu tiên vào cổng thành Saṅkassa vào thời điểm ngài giáng lâm từ cõi thần tiên[85] cũng không thể thay đổi được; vị thế bốn chân giường trong Hương Phòng tại Jetavana cũng không thể thay đổi và thiền viện không thể thay đổi cho dù có nhỏ hay lớn.[86]

Nhưng [87] có một sự khác biệt hơn nữa chỉ trong trường hợp Đức Phật của chúng ta mà thôi dưới góc độ phân định ranh giới thời gian đối với những ai sinh ra cùng thời với nhau. Và liên quan đến sự phân định các chùm sao hộ mệnh, có bảy vị này được sinh ra cùng thời với vị Bồ Tát Toàn Tri đó là Mẹ của Rāhula, trưởng lão Ānanda, Channa, Kanthaka, những hầm châu báu, cây cổ thụ Bồ đề, Kāḷudāyin.[88]

Người ta kể lại rằng Vị Đại Nhân thọ thai xuống lòng mẹ, đã lên đường thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại. Chuyển Pháp Luân và thực hiện Song thông dưới chòm sao Uttarāsāḷha; hạ sanh và chứng đắc Chánh Đẳng Giác và tịch diệt nhập Níp Bàn dưới chòm sao Visākha, và rằng Tăng Đoàn các đồ đệ của ngài, và việc từ bỏ các sự việc cùng xảy ra về tuổi thọ lại xảy ra dưới chòm sao Māgha. Sau khi đã kể ra nhiều sự kiện như vậy ta phải giải thích rằng việc giáng trần từ cõi các thần tiên thì dưới chòm sao Assayuja. Điều này là sự phân định do rất nhiều yếu tố khác nhau.

Điều còn lại trong đoạn kệ coi như rất rõ ràng.

Chính vì thế Đức Phật Dīpaṅkara, đã thực hiện bổn phận của toàn bộ Chư Phật, đúng lúc ngài chứng đắc nhập tịch chung cuộc. Níp Bàn chẳng còn chấp thủ tái sanh hiện hữu nữa.

Trong niên đại Đức Phật Dīpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực đã nổi lên (xuất hiện) thì cũng có ba vị khác nữa cũng đồng thời nổi lên đó là: Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Sāṇaṅkara. Họ không được bàn tới ở đây vì không thọ ký Bồ Tát lúc họ còn hiện hữu. Nhưng để chứng tỏ trong tập Chú giải về toàn bộ Chư Phật đã nổi lên ngay từ lúc đầu niên đại đó nên người ta đã nói như sau:

Taṇhaṅkara, Medhaṅkara và rồi đến Saraṇaṅkara, và vị tự Giác Ngộ Dīpaṅkara, Koṇdañña người tối thượng nơi các con người.

Maṅgala và Sumana và Revata, Sobhita là hiền triết.

Anomadassin, Paduma, Nrada, Padumuttara. Sumedha, và Sujāta và Piyadassin là những người rất nổi tiếng lừng lẫy khắp nơi.

Atthadassin, Dhammadassin, Siddhattha là lãnh tụ thế gian này.

Tissa và Chánh Đẳng Phussa, Vipassin, Sikhin. Vessabhū, Kakusandha, Koṇgamana. và cả vị lãnh đạo Kassapa.

[132] Các vị này đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác, chấp thủ biến mất, và chánh định.

Sau khi đã nổi lên giống như ngài đắc thủ hàng trăm hào quang, xua tan bóng tối bao la,

Toát ra trông tựa như một khối lửa cùng với các đồ đệ của các ngài, rồi các ngài tịch diệt.[89]

Kết thúc Chú giải ở mức độ này và không thực hiện bất kỳ giản lược nào hay mở rộng tập Chú giải Biên Niên Sử Ký về đức Phật Dīpaṅkara trong tập Chú giải Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào, là tập Chú giải Biên Niên Ký Sự về Chư Phật.

Đến đây kết thúc tập Biên Niên Ký đức Phật đầu tiên.

 


[1]. Một cách giải thích nhiều từ trong năm đoạn kệ đầu tiên xuất hiện trong MA iii. 90, AA iv. 90, UdA 281

[2]. Suranandana, Nandana là một cánh rừng rất đẹp nơi cõi Tam thập tam thiên (Tāvatimsa)

[3]. Khyāti, xin đọc KhA 101 về từ này và từ khyāta; cũng xin đọc MR&III., tr. 108 n. 14

[4]. Hai loại của cải và tài sản bhoga, trong A I 92; thuộc của cải thế gian và của cải Phật Pháp

[5]. Bài nói chuyện tiếp diễn về bố thí, trì giới và thiên đường thường diễn ra trong Kinh Phật Pāli. Để có một số tham khảo xin đọc BD iv. 23, n.1

[6]. Ý nghĩa không còn nghi ngờ gì nữa về những thành tích thành công trong việc nhập thiền.

[7]. Xin đọc bản văn tr. 55

[8]. Ariyavuttusamācāro yena vuccati sīlavā. Xin ọc thêm Jā. iv 42 sīlavante ariyavuttine

[9]. Chín trong số mười một đoạn kệ cũng được tìm thấy trong Vism 10 nhưng theo thứ tự khác nhau

[10]. Vassikā hay vassikī, jasminum sambac, là loại hoa bậc nhất do hương thơm của nó, M iii.7, S iii.156, A iv 22, Miln 182

[11]. Xin đọc A iv. 101

[12]. Samayanti; sameti cơ bản có nghĩa để gộp chung lại với nhau, để hợp nhất lại

[13]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 472, MA iii 91v.v... Để hiểu đoạn này.

[14]. Như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 647, nhưng xin đọc thêm Kvu 208

[15]. Xin đọc thêm Pháp cú kinh (Dhammapada) I 365

[16]. Như trong Vin I 15 v.v...

[17] Xin đọc thêm MAI 231tt, khA 10tt.

[18] Saraṇam Saraṇāgamanaṃ Saraṇassa gantā ca veditabbā

[19]. Trong td. D ii 255, S I 27, Jā I 97, xin được trích Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 233, KhA 16, xin trích Divy 195, cũng trong Sikahāmuccaya. Bản dịch tiếng anh tr. 172, xin đang kể Sūkarikā vadāna

[20] Ja I 97, Divy 196

[21]. Xin đọc KhA 16

[22]. Sutthuno ti satthāram, sở hữu cách số ít và đối cách số ít.

[23]. Kassaci dành cho đoạn kệ của kañci

[24]. Thiện hạnh nơi thân (ba cách) khẩu (bốn cách) ý (ba cách) xin đọc Trung Bộ Kinh I 286

[25]. Caturo phala-m-uttame ti cattāri uttamāni phalāni ti attho

[26]. Upanissaya; có ba loại ghi trong Vism 536, nhưng tôi nghĩ không được áp dụng ở đây.

[27]. Ovadati ti ovadi, hiện tại và bất định

[28]. Sīhahanu như trong D ii 18 iii 144, 175, m ii 136. xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 450 trong đó hàm dưới của Đại Nhân giống như hàm sư tử. Thì tròn trịa hơn hàm trên. Đặc tính “viên mãn” được ám chỉ đến hình dạng của hai hàm do không nghi ngờ gì là do 20 chiếc răng trên mỗi hàm đó là một tướng của một vị Đại Nhân.

[29]. Usabhakkandha

[30]. Lại là một tướng đặc biệt của một đại nhân xin đọc td. D ii 18, Trung Bộ Kinh ii 136, DA 449

[31]. Tārayatī ti...tāresi

[32]. Parimocetī ti parimocesi. Mặc dù vị Chú giải đã nói rằng trong các đoạn văn cảnh như vậy vì các động từ này ở hiện tại cách phải được coi như là thì quá khứ ngài vẫn khẳng định hiệu quả này.

[33]. Duggatin ti duggatito

[34]. Xin đọc bản văn tr. 33

[35]. Ở đây BvAC gọi là ngài bằng một trong hai tên trên. BvAB lại thêm một tên nữa được gọi giống như trong Phật Tông ii 209. cùng với những cách giải thích khác nhau này ngài được gọi theo hai tước hiệu là Đại Nhân

[36]. BvAC ghi là dhammābhisamayaṃ pāpesi, BvAB ghi là dhammābhisamayaṃ pāyesi, iều này muốn đưa ra cách diễn đạt đồng nhất về ba cơ hội diễn ra thấu triệt Phật Pháp.

[37]. Paṇḍukambalasilātala, là ngai của Thiên Chủ (Sakka)

[38]. Cây trầm hương

[39]. Visuddhideva; xin đọc thêm bản văn tr. 30

[40]. Theo như BvAB và BvAC giải thích là bốn ngàn

[41]. Vinetum, với nghĩa là đuổi khỏi hay thoát khỏi vô minh, v.v...cũng có nghĩa là thực thi kỷ luật.

[42]. Trong đọan văn này có năm âm kkh được gom lại: manussabhakkho sakahitanirapekkho paravadhadakkho yakkho makkhaṃ

[43].Pharita-; BvAB –pareta-, khuất phục, thắng, bị ảnh hưởng.

[44]. Ta nên hiểu đây là vẻ oai nghiêm sức mạnh thần thông của ngài.

[45]. Pakkhitta; BvAB ghi là khitta. Xin đọc thêm S I 13 =64= Sn 662= Dh 125

[46]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến còn thêm phần thứ hai của câu hỏi

[47]. Theo nghĩa đen ngọn lửa chỉ dội lại trên ta, mam’ ūpari yeva patati

[48]. Caturaṅgasamaṅṅāgata sannipāta như đã được ghi trong bản văn tr. 204, 249, hay caturaṅgikasannipāta như ghi lại trong bản văn tr. 163, 169, 298. Một số giải thích như ở trên trong Jkm 31; cũng như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 418 ngoại trừ ở đây mục thứ hai giải thích “bát khất thực và y cà sa dành cho họ lại do sức mạnh thần thông đem lại.” tôi cũng thấy từ caturaṅgikasannipata ược giải thích (trong Friendly Ways, tháng hai-ba 1967) có liên quan đến Đức Phật Cồ Đàm như sau: các vị tỳ khưu đã qui tụ lại mà không được báo trước Đức Phật đã phong chức cho họ, tất cả đã kiến lập A-la-hán, và vào ngày rằm tháng Magha”

[49]. Có nghĩa là, được Đức Phật cho xuất gia bằng các từ, “Thiện lai tỳ khưu”

[50]. Xin đọc Vin I 104

[51]. Xin đọc Vin iv 85 và BD ii 335, n. 4

[52]. Mahāpavāranā. Phật Lạp Nhật là một nhiệm vụ tu trì thực hiện vào cuối mùa mưa (giải hạ) Đại Tự Tứ. Đọc Vin I 137 tt.

[53]. Saṅkhāra.

[54]. Nidāna, xin đọc văn bản tr. 4, 5

[55]. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 71 (Ke)

[56]. Xin đọc IIA đặc biệt bản văn 78, 92 tt

[57]. BvAB mà tôi theo dõi và đọc rất kỹ... có ghi vīsatisahassāna ca dhammbhisamayo ahosi yeva, ekassa pana dvinaṃ tiṇṇaṃ catunnan ti ca ādivasena abhisamayānaṃ anto natthi.

[58]. Nīyanika

[59]. Chaḷabhiññ mahiddhikā

[60]. Chaḷabhiññnaṃ, mahiddhikānaṃ

[61]. Tena samayenā ti tasmim samaye.

[62]. Mānusaṃ bhavan ti manussabhāvaṃ có nghĩa là, hiện trạng nhân loại

[63]. Đối với đoạn này xin đọc MA I 40t giải thích là “bậc A-la-hán” do “thánh quả A-la-hán”.

[64]. Về đoạn này xin đọc MA I 40 một định nghĩa rõ ràng về sekha, hữu học được thấy trong Chú giải Tăng Chi Bộ ii 331

[65]. Upasobhatī ti abhirājatī atirocati. Hai t này xuất hiện để đem lại ý nghĩa toả sáng, làm lu mờ các nguồn sáng khác.

[66]. Đây là một tên khác dùng để gọi Assattha, cây bồ đề, chính vì thế mà tự điển Anh Ấn gọi là cây pipul thay cho Bo. Xin đọc chú thích đoạn IIB 214 trong CB

[67]. Chư Phật và các người đồng thời với ngài cũng có chiều dài tuổi thọ ngang ngửa với nhau.

[68]. Anacchariya: ý nghĩa đáng ngờ, nghĩa đen là. không mấy tuyệt vời

[69]. Phật Tông Sumedha

[70]. Janikā ti janetti, người mẹ đã sanh ra ngài

[71]. Pilakkakapitthana. Đây không phải là hai cây riêng rẽ nhưng là một loại cây kapitthana gọi là pilakkhakapitthana, xin đọc trong CB IIB 214, chú thích.

[72]. Ākula, vớng vít. quấn quít.

[73]. Sobhatī ti sobhittha

[74]. Santāretvā mahājanan ti tārayitvā mahājanaṃ

[75]. Sadevakam lokaṃ

[76]. Yaso ti parivāro. Về ý nghĩa của yasa xin đọc trong Tự điển Pāli-Anh (PED) s. v. và bản văn tr. 152,160,257 (mahāyaso ti mahāparivāro)

[77]. Xin đọc bản văn tr. 2-5

[78]. Xin đọc bản văn tr. 128

[79]. Lotus có nghĩa là hoa sen

[80]. Xin đọc thêm Phật Tông IIB 207-12

[81]. Sāgata trong Phật Tông IIB 213

[82]. Tám được ghi lại trong bản văn tr. 296 và một khác bịêt nữa trong số tám điểm này cũng được ghi lại trong SnA 407. Miln 285 công nhận có bốn khác biệt giữa các vị Bồ Tát mà thôi. tất cả đều khớp với các khác bịêt giữa Chư Phật như đã đựơc khẳng định trong các đoạn văn và trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 424

[83]. Pamāṇa, số đo

[84]. Avijjahitaṭṭhāna. Xin đọc bản văn tr. 297 tt. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 424, DAT ii 19; MA ii 166

[85]. Sau khi đã giảng thuyết vi diệu pháp nơi cõi chư thiên. cũng xin đọc bản văn tr. 232

[86]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 423, MA ii 166 về kích thước các thiền viện dâng cúng cho Đức Phật.

[87]. Đoạn này xuất hiện trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 425

[88]. Những người sanh cùng thời, sahajātāni, đựơc ghi lại trong bản văn tr. 276, 298 và cũng ghi trong td. Jā I 54, Chú giải Tăng Chi Bộ I 301, ThagA ii 221, đôi khi cũng cho thấy một số thay đổi. Xin đọc phần giới thiệu xlv tt. và về bốn kho báu, xin đọc Lamotte Vkn 278, n. 34, liên hệ đến Devy 60 tt. và Mhvu iii 383

[89]. Jā I 44, CpA 15

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn