(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

V. Chú giải Phật tổ SUMANA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15320)

V. Chú giải Phật tổ SUMANA

Như vậy toàn cõi thế gian đã chìm trong bóng tối trong giây lát[239] vào lúc Đức Phật Maṅgala nhập Níp Bàn.

Như vậy toàn cõi thế gian đã chìm trong bóng tối trong giây lát[239] vào lúc Đức Phật Maṅgala nhập Níp Bàn. Sau đức Phật tuổi thọ của loài người dần dần thu ngắn lại từ chín mươi ngàn năm đến chỉ còn mười năm, thế rồi dần dà tuổi thọ này lại tăng lên vào khoảng giữa các đại kiếp cũng tựa như tuổi thọ kéo dài khoảng từ một A-tăng-kỳ. Sau khi tuổi thọ giảm trở lại xuống chỉ còn chín mươi ngàn năm,[240] có vị Bồ tát tên là Sumana, đã hoàn tất được Pháp Ba la mật, ngài được sinh ra trong thành phố Cõi Trời Đâu Suất. Sau khi đã viên tịch khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu tên là Sirimā gia nhập cuộc sống hoàng gia của vị vua tên là Sudatta, tại thành phố Mekhala. Đã có những điềm lạ giống như những điềm lạ đã nói đến ở trên[241] xảy ra. Cho đến thời kỳ trưởng thành, ngài đã sinh sống trong ba lâu đài có tên là Nārivaḍḍhana, Somavaḍḍhana và Iddhivaḍḍhana[242], ngài có khoảng tám mươi ba ngàn vũ nữ trông tựa chư Thiên hầu hạ và cùng với các nô tỳ bồng lai phục dịch, và ngài đã được tận hưởng hạnh phúc nơi chốn bồng lai trong suốt một ngàn năm, ngài đã hạ sanh được một con trai không gì sánh nổi tên là Anupama do hoàng hậu Vaṭamsikā.

Sau khi đã chứng kiến bốn điềm lạ, ngài đã quyết định xuất gia trên lưng một con voi. Trong cuộc thoát ly đó có tới ba mươi vạn triệu chúng sanh cùng xuất gia theo gương ngài. Vây quanh ngài là một đoàn tuỳ tùng đông đảo, ngài đã thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng mười tháng. Sau khi đã dùng bữa cơm sữa trong đó có rất nhiều chất dinh dưỡng thần tiên truyền sức cho ngài do Anupamā, con gái một lái buôn tên là Anupama, đã dâng cúng cho ngài vào ngày rằm tháng Visākha, ngay tại nơi thị trấn Anoma. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Sala. Sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do Anupama, một ẩn sĩ lõa thể dâng tặng cho ngài. Ngài đã tiến lại gần cây Bồ Đề tên là Nāga và đi vòng quanh cây đó, ngài đã rải cỏ khô trong một khu đất rộng ba mươi cubit và ngồi thiền trong tư thế kiết già trên bảo tọa đó. Thế rồi, [154] sau khi đã đánh tan đoàn quân Ma-Vương và thấu triệt trí toàn tri, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng như sau:

Qua biết bao nhiêu kiếp tái sanh luân hồi...
Ta đã triệt phá được mọi ái dục.”

Do vậy có người nói rằng:

1. Tiếp theo sau Đức Phật Maṅgala phải kể đến vị lãnh đạo Sumana, vô song so với muôn pháp và cao trọng hơn mọi chúng sanh trên cõi đời này.

1. Trong trường hợp này sau Đức Phật Maṅgala có nghĩa là tiếp theo sau đức Phật Maṅgala.

1. Chẳng có gì có thể sánh bằng có nghĩa là không có vật gì sánh ngang với ngài được, độc nhất vô nhị nơi những việc pháp giới đức, thiền định và trí tuệ.

Người ta nói rằng sau khi đã trải qua bảy tuần lễ gần cây Bồ Đề và đã thuận theo lời yêu cầu của Phạm Thiên là phải giảng giải Phật Pháp, Đức Phật Sumana suy nghĩ. “Trước tiên ta phải giảng giải Phật Pháp cho ai đây?” Ngài đã thấy ba mươi vạn triệu người xuất gia cùng với ngài, kể cả đứa nhỏ Saraṅa, là em trai vợ ngài, và con trai của một thầy tu Bà la môn, cậu trai trẻ tên là Bhāvitatta cả hai đã đắc thủ được những ân đức đặc biệt. Nghĩ rằng, “Ta phải giảng giải Phật Pháp cho chính những người này,” giống như một loại ngỗng hồng đỏ hoàng gia, ngài xuất hiện tại khu vui chơi Mekhala băng qua con đường dọc theo một ngọn núi.[243] Sau khi đã truyền cho (nhắn) người bảo vệ nơi vui chơi giải trí điều đến cho ngài người em trai vợ, là cậu nhỏ Saraṇa, và người con trai thầy tu người Bà-la-môn, là cậu bé Bhāvitatta, cùng với ba mươi bảy vạn triệu người vây quanh họ và ba mươi vạn triệu người xuất gia cùng với chính ngài cộng với rất nhiều các chư Thiên và chúng sanh khác. Như vậy vào lúc Chuyển Pháp Luân ngài đã tạo cho cả trăm ngàn vạn triệu người được nếm hương vị Phật Pháp, do vậy mà có người đã nói rằng:

V. 2. Trong thành phố Mekhala, ngài cũng đã vỗ trống[244] bất tử, kèm theo là chiếc tù và Phật Pháp và Giáo Pháp chín chi của vị Chiến Thắng.

2. Trong trường hợp này Trống bất tử có nghĩa là chiếc trống đánh lên để đạt đến bất tử, để nhập Níp Bàn.

2. Ngài vỗ có nghĩa là ngài dóng lên. Ý nghĩa ở đây là: ngài đã giảng giải Phật Pháp. Chiếc trống bất tử này chính là lời của Đức Phật mà ỉnh cao chính là bất tử. Do vậy người ta nói về điều đó như vậy: đi kèm với tù và Phật Pháp, là chi thuyết giảng Giáo Pháp chín chi của vị Chiến Thắng.

2. Về điểm này, đi kèm với chiếc tù và Phật Pháp có nghĩa là đi kèm với những gì biết được trong chín chi thuyết giảng Giáo Pháp bốn chân đế.

Và Sumana, vị lãnh đạo thế gian, sau khi đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác chung cuộc, liền tiếp tục lên đường[245] đúng như lời ngài đã hứa[246] để giải thoát chúng sanh thoát khỏi các triền phược tái sanh, xây dựng thành phố bất tử vinh quang như là bảo chứng (bao gồm) châu báu, tài khéo chống lại cướp bóc[247] do những phiền não cướp bóc[248]. Những chiếc tường rộng lớn bao la chính là những giới đức, những đường hào vây quanh chính là thiền định, lối vào chính là tuệ quán, cánh cửa vững chắc chính là chánh niệm và tỉnh giác, toà đại sảnh v.v... Được trang hoàng với các thiền chứng cũng như chúng sanh làm tràn ngâp thành phố với những phẩm chất có lợi cho việc Giác Ngộ.[249] Do vậy có lời nói rằng:

[155] V 3. Sau khi đã chế ngự[250] được phiền não ngài chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác. Vị đạo sư đã kiến thiết một thành phố, là thành phố Diệu Pháp vinh quang tột đỉnh.[251]

3. Chính vì thế sau khi đã chiến thắng có nghĩa là sau khi đánh bại, sau khi khuất phục được. Ý nghĩa ở đây là: sau khi đã phá huỷ hoàn toàn Thiên tử Ma[252] và là người đã khiến cho mọi phiền não trở thành hiệu lực.

3. Ngài có nghĩa là ngài Sumana. “Sau khi đã chiến thắng các phiền não’[253] cũng là một cách giải. Vần hi ở đây chỉ là một tiểu ngữ trong đoạn kệ mà thôi.

3. Chứng đắc có nghĩa là đã đạt đến được; “Thành tựu”[254] cũng là một cách giải thích

3. Thành phố (nagara) có nghĩa là Thành phố níp-bàn

3. Thành phố Diệu Pháp vinh quang tột đỉnh có nghĩa là: trong số những thành phố vinh quang được biết tới như là Diệu Pháp là tối thượng, tốt nhất, được tồn tại như là một nguyên tắc căn bản [255] Hay tối thượng trong số những thành phố vinh quang. Bao gồm Diệu pháp Thành phố Diệu pháp Vinh quang tối thượng. Theo cách khác, “thành phố” cũng được hiểu đơn giản chỉ là đồng nghĩa với từ pura này[256] thành phố được đề cập đến ở đây chính là Níp Bàn hiểu theo nghĩa đây là nơi nghỉ ngơi, là nơi cư trú của những bậc hữu học cũng như vô học và các cá nhân thánh đức là những người đứng vững đã thấu triệt bản chất cơ bản của Phật Pháp. Và trong thành phố Diệu Pháp vinh quang này ngài đạo sư đã xây một chánh đạo, tức là những người niệm xứ, không hề gián đoạn, không quanh co, luôn thẳng tắp rộng rãi và trải rộng. Do vậy có lời nói rằng:

V. 4. Ngài đã xây dựng một phố chính, liên tục, không quanh co, thẳng tắp rộng rãi và trải rộng khắp: là những niệm xứ vinh quang tột đỉnh.

4. Trong trường hợp này liên tục có nghĩa là liên tục từ lúc sẵn sàng nhúng tay vào để chuyển tới thiện tốc lực tâm[257].

4. Không quanh co khúc khuỷu có nghĩa là không cong quẹo vì không có những nhược điểm khiến cho đặc tính quanh co xuất hiện.

4. Thẳng thắn có nghĩa là thẳng chỉ đơn giản từ không quanh co. Đây là một cách diễn tả, là cách giải thích đơn giản của nghĩa các từ trên.

4. Rộng rãi và trải rộng có nghĩa là rộng rãi và trải ra theo chiều dài và chiều rộng. Nên được hiểu có liên quan đến chiều rộng và chiều sâu của những niệm xứ hiệp thế và siêu thế.

4. Chánh đạo có nghĩa là đường lối to lớn thênh thang.

4. Những niệm xứ vinh quang tối thượng có nghĩa là cả những niệm xứ và pháp tối thượng giữa những pháp tột đỉnh vinh quang, tức là những niệm xứ vinh quang tối thượng. Hoặc còn có nghĩa là: việc niệm xứ vinh quang tối thượng chính là con đường nguy nga tráng lệ. Giờ đây cả hai phía vệ đường những niệm xứ đó trong thành phố vĩ đại Níp Bàn ngài đã rải ra những kho báu quí giá nơi Phật Pháp,[258] bốn thánh quả của bậc Sa môn[259] bốn tuệ[260] phân tích. Sáu thắng trí và tám thiền chứng[261] do vậy người ta nói rằng:

V 5. Nơi ường phố đó, ngài đã trải ra bốn thánh quả của bậc Sa môn, tứ tuệ phân tích, sáu thắng trí. Tám thiền chứng.

[156] Giờ đây Đức Phật nói rằng: “những ai chứng đắc được những châu báu và những của cải là những người không dễ duôi, chuyên niệm, trí tuệ có tàm, có úy, và tinh tấn v.v...”; và cho thấy những phương tiện tạo ra những châu báu này ngài nói:

V 6. Những ai tỏ ra không dễ duôi, tâm không bị hoang du, đầy đủ với tàm và nghị lực, họ sẽ đạt được bất kỳ những gì thuộc ân đức vinh quang đặc biệt như mình mong muốn.

6. Trong trường hợp này những kẻ nào (ye) là một đại từ bất định.

6. Không dễ duôi có nghĩa là tình trạng đối nghịch lại với tính chây lười cẩu thả xuất hiện nơi họ một đặc tướng không tách rời khỏi chánh niệm.

6. Tâm Không bị sơ cứng tâm linh có nghĩa là không có năm loại tâm hoang vu.[262]

6. đầy đủ với tàm và tinh tấn: tàm[263] có nghĩa là ngài có lòng hổ thẹn về thân ác hạnh v.v...[264] Đây là từ đồng nghĩa với tính khiêm tốn. Tinh tấn chính là một hiện trạng của người nào đó đã tỏ ra đầy khí lực[265]. Đặc điểm lại tỏ ra tích cực. Những cá nhân[266] có đủ tư cách để chịu đựng và đắc thủ được loại tàm và tinh tấn này.

6. Những người này (te): đây là một đại từ bất định

6. Còn nữa những người này (te)[267] có nghĩa là những người con trai thuộc những gia đình vị vọng chiếm được, đạt đến được tiến tới phân biệt được nơi châu báu đó những ân đức đặc biệt theo như cách đã nói ở trên.

Và Đức Phật Sumana, với tâm của mình ngài biết rõ tâm của tất cả mọi chúng sanh, sau khi đã gõ trống Phật Pháp và xây thành Phật Pháp. Nhờ vào những phương pháp này ngài đã thức tỉnh trước tiên một trăm ngàn vạn triệu người theo như lời người ta kể rằng:

V 7. Như vậy, nhờ vào việc ứng dụng tận tâm này, vị đạo sư đã giúp chúng sanh vượt qua bộc lưu, tỉnh thức trước tiên một trăm ngàn vạn triệu người cả chúng sanh lẫn chư Thiên.

7. Về vấn đề này vượt qua khỏi có nghĩa là chính ngài đã kéo họ vượt qua khỏi đại dương luân hồi nhờ vào con tàu Thánh Đạo.

7. Một trăm ngàn vạn triệu: ý nghĩa là: crores một trăm nghìn [268] được diễn tả theo cách ngược lại các từ.

Và khi Sumana, lãnh tụ thế gian, đã dẹp tan niềm kiêu hãnh và tính tự phụ của các nhóm ngọai giáo ngài liền thực hiện Song thông ngay tại gốc cây soài trong thành phố Sunandavatī. Ngài đã khiến cho một ngàn vạn triệu chúng sanh được nếm hương vị Phật Pháp. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy người ta nói rằng:

V8. Vào thời điểm diễn giải Phât pháp lần thứ hai, khi người đại anh hùng đã động viên các nhóm ngọai giáo, có một ngàn vạn triệu chúng sanh thấu triệt (Pháp).

8. Trong trường hợp này các nhóm ngọai giáo có nghĩa là các nhóm đã trở thành các môn phái và[269] các nhóm môn phái. Một số lại giải thích: Đức Phật đã diễn giải Phật Pháp để cảm thắng các ngoại giáo.”

Và khi các chư Thiên thuộc Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới và các chúng sanh đã qui tụ lại nơi thế gian này họ đã thực hiện một cuộc nói chuyện về tịch diệt: làm sao họ có thể nhập vào tịch diệt này? Làm sao được nhập vào tịch diệt này

[157] Làm sao họ xuất khỏi tịch diệt? Không thể phân biệt được giữa nhập, quyết định và xuất khởi. v.v... Các vị chư Thiên thuộc sáu cõi dục giới với các con người và vị Phạm Thiên nơi chín cõi Phạm Thiên, lại phân thành hai phe. (cả hai) đều nghi kỵ lẫn nhau. Chính vì thế vào buổi chiều cùng với nhà vua tên là Arindama, rất được lòng dân, họ đã rủ nhau đến gặp Sumana, là đức Như Lai Thập Lực, là người bảo vệ thế gian. Khi họ đã quyết định tụ tập lại với nhau, thì nhà vua Arindama liền hỏi Đức Phật Sumana một câu hỏi về tịch diệt đó. Thế rồi chính vì lời giải Thích Câu hỏi của Đức Phật về tịch diệt, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng chín mươi ngàn vạn triệu chúng sanh. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có người nói rằng:

V. 9. Khi con người và các vị chư Thiên, một lòng một ý cùng nhau gặp ngài Sumana và đặt ra một câu hỏi về tịch diệt và về điều nghi ngờ trong tâm.

10. Và rồi khi ngài đang diễn giải Phật Pháp,[270] về việc làm sáng tỏ[271] tịch diệt. Đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội[272] có chín mươi ngàn người trở lại.

Và Đức Phật Sumana có ba Tăng Đoàn đồ đệ. Trong lần tụ tập đầu tiên sau khi ngài đã trải qua mùa mưa tại thành phố Mekhala, Đức Phật tham gia vào cuộc “lễ tự tứ đầu tiên, ngài đã mời tới một ngàn vạn triệu vị A-la-hán cùng xuất gia theo công thức “Thiện lai tỳ khưu” là công thức kêu mời xuất gia. Đây là lần qui tụ đầu tiên. Sau một thời gian khi nhà vua Arindama đang ngự trị trên núi vàng nhờ sức mạnh tài khéo của ngài, đã nổi lên một khoảng cách độ một do tuần (yojana) từ thành phố Saṅkassa, mặt trời quang vinh, vị hiền triết, giống như mặt trời mùa thu xinh đẹp trên núi Yugandhara, đang thuần hoá khoảng chín mươi ngàn vạn triệu các chúng sanh đang trên đường đi tới vây quanh nhà vua Arindama. Hãy để họ xuất gia theo công thức “Thiện lai tỳ khưu.” Các vị đã đạt đến bậc A-la-hán vây quanh chính ngày hôm đó ngài đã tụng Giới Bổn nơi một Tăng Đoàn đã ủ tứ chi phần[273] Đây là Tăng đoàn thứ hai. Và khi Thiên Chủ (Sakka), vua các chư Thiên tiến lại gần để nhìn thấy người chăm lo hạnh phúc cho chúng sanh, rồi Đức Phật Sumana lại tụng kinh Giới Bổn vây quanh ngài là tám mươi ngàn vạn triệu vị A-la-hán. Đây là Tăng Đoàn thứ ba. Do vậy có người nói rằng:

V 11. Nhà ẩn sĩ vĩ đại Sumana có ba Tăng Đoàn gồm toàn những người kiên định và đã đoạn tận mọi lậu hoặc. Họ là những người vô tỳ vết và an tịnh trong lòng.

12. Khi Đức Phật đã an cư mùa mưa trong việc công bố “lễ Tự tứ Ngài đã mời một Tăng Đoàn gồm tới một trăm ngàn vạn triệu người.

13. Tiếp theo sau đó, với một đoàn thể vô tỳ vết qui tụ lại trên núi vàng lại diễn ra một cuộc qui tụ thứ hai gồm chín mươi ngàn vạn triệu.

14. Khi Thiên Chủ (Sakka), vua các chư Thiên, đến gặp Đức Phật, lại diễn ra một cuộc qui tụ lần thứ ba gồm tám mươi ngàn vạn triệu.

[158] 12. Về vấn đề này liên quan đến việc công bố “lễ Tự tứ[274]có nghĩa là có thay đổi giống cần được hiểu ở đây. ý nghĩa ở đây là: nhân việc công bố ‘lễ Tự tứ

13. Tiếp theo sau đó có nghĩa là việc tiếp theo sau lời mời.

13. Trên ngọn núi vàng có nghĩa là gồm có vàng ròng.

14. đến để gặp Đức Phật có nghĩa là đến để yết kiến Đức Phật [275]

Người ta nói rằng vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là một vua Long Vương gọi là Atula, là một người có sức mạnh thần thông vĩ đại, có quyền lực vô song. Khi nghe rằng có một đức Phật xuất hiện ngài liền ra khỏi nơi cư trú có một đoàn người họ hàng bao vây. Sau khi đã tổ chức một cuộc bố thí gồm có các nhạc cụ chư Thiên cho đức Phật Sumana là người có hàng trăm ngàn vạn triệu các vị tỳ khưu[276] vây quanh, đã ban tặng cuộc bố thí vĩ đại đó và dâng mỗi vị tỳ khưu một cặp y cà sa, ngài đã được thiết lập vào nơi nương tựa. Vị đạo sư này cũng đã thọ ký về ngài như sau, “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một Đức Phật “Do vậy người ta nói rằng:

V 15.Vào thời đó ta là một vị Long Vương (Naga) có sức mạnh thần thông to lớn. Tên ta là Atula. Có nhiều tài khéo dồi dào.

16. Rồi, xuất phát với những bà con ruột thịt từ nơi ở của vị Long Vương (Naga). Ta đã phục vụ vị Chiến Thắng và Tăng Đoàn của ngài với những nhạc cụ chư Thiên do các Long Vương nagas biểu diễn.

17. Sau đó ta đã phân phát một trăm ngàn vạn triệu bộ y cà sa cho các vị tỳ khưu và đã chiêu đãi họ với đồ ăn thức uống. Ta đã chạy lại tìm nơi qui y nơi ngài.

18. Đức Phật Sumana, lãnh tụ thế giới cũng đã thọ ký về ta như sau: “Vô số đại kiếp kể từ đây vị này sẽ trở thành một đức Phật”..

19. Khi ngài đã phấn đấu khổ hạnh...” “....chúng ta sẽ được đối diện với con người này.”

Có tám đoạn kệ được diễn giải giống như trong biên niên ký sự về Đức Phật Koṇḍaña.

20. Khi ta đã nghe được những lời này, càng ngày ta càng xác định được chiều hướng tâm linh của ta. ta nhất quyết dốc lòng tu tập để hoàn thành được thập độ (mười Ba la mật).

Và Mekhala là tên thành phố của Đức Phật Sumana. Cha ngài là đức vua Sudatta. Mẹ ngài có tên là Sirim; Saraṇa và Bhāvitatta là tối thượng nam thinh văn của ngài. Udena là thị giả (tu trì) của ngài. Soṇā và Upasoṇā[277] là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài, cây Bồ Đề của ngài có tên là cây Nāga. Thân hình của ngài cao khoảng chín mươi cubit. Quãng đời ngài kéo dài tuổi thọ chính xác khoảng độ chín mươi ngàn năm. Vaṭaṃsak[278] là tên hoàng hậu của ngài. Anupama là tên con trai của ngài. Ngài xuất gia trên lưng voi, Aṅgarja là trợ lý cư sĩ của ngài, Ngài sống tại Aṅgrma. Do vậy có lời nói về ngài như sau:

[159] V 21. Mekhala[279] là tên thành phố. Sudatta là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Sirimā là tên của mẹ ngài Sumana. Cũng là một ẩn sĩ vĩ đại.

22. Ngài sống cuộc đời trần tục trong vòng chín mươi năm. Ba toà lâu đài tráng lệ của ngài là Canda, Sucanda. Vaṭaṃsa.[280]

23. Có tới tám mươi ba ngàn phụ nữ được trang điểm lộng lẫy. Vợ của ngài là bà Vaṭaṃsik, con trai của ngài có tên là Anupama.

24. Sau khi ngài đã được chứng kiến bốn điềm lạ ngài liền xuất gia trên lưng một con voi. Vị chiến thắng đã thực hiện phấn ấu khổ hạnh trong vòng không đầy mười tháng.

25. Sumana, vị lãnh tụ thế giới. Vị anh hùng vĩ đại. Được một vị Phạm Thiên thỉnh cầu với ngài. Ngài đã Chuyển Pháp luân tại thành phố[281] Mekhala xinh đẹp kiêu hãnh.

26. Saraṇa và Bhvitatta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Udena là tên người thị giả cho Sumana, vị đại ẩn sĩ.

27. Soṇā và Upasoṇā [282] là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài và đức Phật vô cùng nổi tiếng này đã Giác Ngộ ngay gốc cây Nāga.

28. Varuṇa và Saraṇa là tối thượng cận sự nam; Cālā và Upacālā[283] là hai tối thượng cận sự nữ của ngài.

29. Đức Phật đó, xuất hiện cao[284] chín mươi cubit, tỏa sáng giống như một cột trụ đầy hoa trước sự chứng kiến của cả mười ngàn chúng sanh.

30. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều người vượt qua (bộc lưu).

31. Sau khi đã khiến cho hàng triệu người vượt qua bộc lưu những người đó lại tạo cho biết bao nhiêu người vượt qua được bộc lưu và Giác Ngộ những người đó có thể Giác Ngộ được những người khác. Đấng Chánh Đẳng Giác ấn định như một vị vua các quần thần thiên đàng, ngài đã nhập Níp Bàn.

32. Những ai đã trở thành các vị tỳ khưu, những vị ấy đã đoạn tận các lậu hoặc và trở thành nổi tiếng. Và đức Phật duy nhất này đã toả sáng ánh hào quang không gì sánh nổi. Toàn bộ đã tan biến đi.

33. Và trí vô ịch đó và cả những kho báu không gì sánh nổi đó, tất cả đều tan biến i. Thế thì toàn bộ các pháp hữu vi đều là trống rỗng cả hay sao?

34. Đức Phật nổi tiếng Sumana này cũng đã tịch diệt trong công viên Aṅgārāma. Toà tháp của vị Chiến Thắng được xây dựng để tưởng nhớ đến ngài cao bốn do tuần (yojana) [285]

[160] 29. Về vấn đề này giống như một cột trụ trang hoàng hoa lá có nghĩa là ánh sáng tuyệt đẹp của ngài được trang điểm với đủ loại á quý.

29. Chiếu sáng trên cả Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là ngay cả Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới đều toả sáng ánh hào quang của ngài. Ý nghĩa ở đây là: ngài toả sáng rực rỡ.

31. Có thể tạo cho chúng sanh vượt qua bộc lưu có nghĩa là có khả năng khiến cho nhiều người vượt qua bộc lưu.[286] Ý nghĩa ở đây là: tất cả những người được đức Phật hướng dẫn qua khỏi bộc lưu.

31. Vị vua các quần thần thiên quốc có nghĩa là giống như mặt trăng.

Ấn định có nghĩa là tiến tới quyết định[287]. Một số người giải thích: “nhằm quyết định xuất gia”[288]

Duy nhất có nghĩa là duy nhất không còn ai khác.[289]

Rất nổi tiếng có nghĩa là được nhiều người biết đến. Danh tiếng lẫy lừng. Đoàn tuỳ tùng lớn lao.

33. Và trí đó có nghĩa là kiến thức toàn tri đó.

Vô địch không gì sánh nổi có nghĩa là khôn ví[290], độc nhất.

Điều còn lại đã quá rõ ràng.

Kết thúc phần Chú giải Biên niên Ký Sự Phật Tổ Sumana

Kết thúc Biên niên Ký sự Đức Phật Thứ Tư


[239]. Xin đọc bản văn tr. 151

[240]. Tác giả Bishop Bigandet, Legend of the Burmese Buddha, tái bản lần thứ 14 Luân Đôn 1911 tr.22, n. 18 đã đưa ra một bài tường thuật rất hay về những thay đổi tuổi thọ tuỳ thuộc vào giới hạnh hay tính hung ác của một người. Giáo lý của Đức Phật về những người độc ác có tuổi thọ ngắn sẽ trở thành vô ích.

[241]. Xin đọc bản văn tr. 96tt, IIA 83-108

[242]. Cả ba tên đều khác như ghi trong Phật Tông và dưới đây, đoạn kệ 22

[243]. Pavanapatha, cũng có nghĩa là “đường mòn trong rừng”

[244] Phật Tông ghi là ahani, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon lại ghi là ahaṇī, BvAB thì ghi là āhanī

[245]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại thêm paṭipadam, là đường đi hay là lối đi.

[246]. Paṭiññ; iều này phải ám chỉ về công việc ngài đã nhận theo yêu cầu của vị Phạm Thiên

[247]. Viluppamānassa; Tự điển Pāli-Anh (PED) chỉ có ghi là vilumpa-

[248]. Xin đọc Miln 332 để gia nhập vào thành phố níp bàn một khi các phiền não đã được diệt trừ.

[249]. Xin đọc Ap tr. 44, đoạn kệ 95, 96, Miln 341tt.

[250]. Nijjinitvā, Phật Tông ghi là jinitvāna.

[251]. Saddhamma-, Phật Tông ghi là dhamma-; xin đọc Dhammanagara trong Miln 341 tt.

[252]. Có lẽ ở đây có một “Thiên tử Ma” thực sự hay chỉ mang tính là chuyện cổ tích, cũng có tên gọi là Vasavatti”

[253]. Jinitvā kīlese hi

[254]. Patvā ...patto. Phật Tông cũng giải thích là patto

[255]. Padhānabhūta. Xin đọc Vism 511, và Ppn 584, n. 23 về ý nghĩa padhāna.

[256]. Có nghĩa là, nagara, thành phố là một từ đồng nghĩa với pura, cũng là thị trấn

[257]. Javana, tức là tốc lực tâm, một giai đoạn quan trọng trong qui trình tâm; ở đây là nghĩa là tư. Thiện hay bất thiện (có nghĩa là, nghiệp chướng) được tạo ra. Xin đọc yṇatiloka nhng tự điển s.v. lại ghi là javana. Đây là một bộ phận của cittavithi, tức là những loạt tâm xuất hiện trong qui trình tâm. “Chánh đạo” đoạn kệ này đề cập đến chính là mahāvīthi.

[258]. Xin đọc Miln 336tt. tức là “cửa hiệu châu báu của Đức Phật”

[259]. Những Thánh quả thuộc bốn thánh đạo như của vị nhập lưu v.v... xin đọc D iii. 227 S. v 25, A iii 272, Miln 344, 358

[260]. Xin đọc td. Miln 339

[261]. Xin đọc Miln. 214. v.v... Đối với những loại này.

[262]. Xin đọc Trung Bộ Kinh Sta 16, Cetokhilasutta; cũng như trong D iii. 237, A. iii 248, iv 400. v. 17

[263]. Hiri được định nghĩa trong Vism 464 với cùng các từ như ở đây.

[264]. “v.v...” muốn ám chỉ về hành khẩu ác hạnh và ý ác hạnh.

[265]. Xin đọc Vism 464 trở lại

[266]. Bhabbapuggala có một loại ý nghĩa chuyên môn.

[267]. Đoạn kệ giải thích là te te ime. Từ te thứ hai được dịch với ime như là “(bất kỳ kẻ nào) trong số những người này

[268]. Koṭisatasahassiyo ti satahassahassakoṭiyo

[269]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là ca. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là vā, nghĩa là hoặc

[270]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là dhammaṃ desente; Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là dhammadesane.

[271]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là -paridīpanaṃ; Phật Tông, Be lại ghi là –dīpane.

[272]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là dhammābhisamayo, Phật Tông. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là tatiyābhisamayo, tức là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba.

[273]. Caturaṅgasamannāgata, xin ọc bản văn tr. 126

[274]. Abhighuṭṭhe pavāraṇe, giống đực; nhưng pavāraṇā lại là giống cái. Chính vì thế mà hình thức giống cái được đề ra ở đây đó là: abhighuṭṭhāya pavāraṇāya.

[275]. Buddhadassanupāgamī ti buddhadassanattham upāgami

[276]. Rất có thể lại ám chỉ đến những người được đề cập đến trong băn văn tr.154

[277]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là Sonā Upasonā.

[278]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích cho là-sakā  đây; tr. 153 -sikā

[279]. Ja I 34 ghi là Khema.

[280]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon lại đưa ra một tên khác; đầu tiên được gọi là Sirivaḍḍhana trong BvAB

[281]. Puravaruttame; Phật Tông puravuttame

[282]. Như ở trên, Sonā Upasonā

[283]. Phật Tông ghi là Cāḷā Upacāḷā

[284]. Phật Tông Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là Hatthasamuggato Be Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là hatthamuggato.

[285]. Trích Thup 10

[286]. Tāraṇīye ti tārayitabbe

[287]. Atthamī ti atthaṅgato

[288]. Attham gatto

[289]. Asādiso ti asadiso (asadiso trong Phật Tông)

[290]. Atulan ti atulyaṃ. Đoạn kệ tr. 159 và Phật Tông giải thích là atuliyaṃ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn