(Xem: 1492)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

IX. Chú giải Phật tổ PADUMA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15278)

IX. Chú giải Phật tổ PADUMA

Và tiếp theo sau Đức Phật Anomadassin khi tuổi thọ của con người đã giảm dần dần từ một trăm ngàn năm xuống chỉ còn mười năm, rồi tăng lên trở lại tới một trăm ngàn năm. Thế rồi có một Đức Phật tên là Paduma (Liên hoa) xuất hiện trên thế gian này.

Và tiếp theo sau Đức Phật Anomadassin khi tuổi thọ của con người đã giảm dần dần từ một trăm ngàn năm xuống chỉ còn mười năm, rồi tăng lên trở lại tới một trăm ngàn năm. Thế rồi có một Đức Phật tên là Paduma (Liên hoa) xuất hiện trên thế gian này. Khi ngài đã hoàn tất các Pháp Ba la mật ngài được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất.[89] Kết thúc sinh mệnh tại cõi đó, ngài đã giáng trần xuống thành phố Campa[90] sống trong hoàng cung của vị vua tên là Asama, tái sanh trong lòng hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Asamā (không gì sánh nổi) có sắc đẹp không gì sánh nổi v.v... Sau mười tháng Ngài đã đản sanh ngay trong khu vui chơi giải trí Campaka. Vì khi ngài giáng lâm có một trận mưa hoa sen từ trời rơi xuống trên toàn cõi vùng biển Jambudīpa. Nam Diêm Phù Đề Chính vì thế vào ngày lễ đặt tên cho ngài thầy xem tướng và họ hàng đã chọn và đặt tên cho ngài là Hoàng Tử Liên hoa vĩ đại.

Ngài đã trải qua cuộc sống trong hoàng cung trong vòng mười ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là Uttara, Vasuttara và Yasuttara.[91] Có ba mươi ngàn phụ nữ hầu hạ ngài trong cung, đứng đầu là bà Uttarā. Rồi Khi hoàng hậu nhiếp chính Uttarā đã sanh cho ngài một hoàng tử tên là Ramma, một Đại Nhân và sau khi đã chứng kiến bốn hiện tượng, ngài đã xuất gia bằng một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc chiến xa có ngựa thuần chủng kéo. Ngay vào lúc ngài xuất gia, có một đoàn người tuỳ tùng khoảng mười triệu người cũng xuất gia theo gương của ngài.

Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt, do nàng Dhaññavat dâng cúng, nàng là con gái một thương gia tên là Sudhañña cư ngụ tại thành phố Sudhaññavat. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong một khu rừng soài,[92] Buổi tối cùng ngày ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Titthaka, một Đạo sĩ loã thể dâng cúng cho ngài và tiến lại gần cây Bồ Đề Soṇa ngài đã rải cỏ khô xuống một đám đất trống rộng khoảng ba mươi tám cubit. Ngồi kiết già trên đó, ngài đã nhất quyết đạt đến Bốn Chi Phần tinh tấn[93],

[178] Cảm thắng đoàn quân Ma-Vương và chứng đắc tam minh trong suốt ba canh đêm. Ngài thốt lên những lời tuyên bố long trọng: Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục” Khi ngài đã trải qua bảy tuần gần cây Bồ Đề, thuận theo lời thỉnh cầu diễn giải Giáo Pháp của vị Phạm Thiên, ngài đã quán xét các chúng sanh từng người một bằng cách phân chia,[94] ngài đã nhận thấy có những vị tỳ khưu, con số chừng độ mười triệu, họ là những người đã cùng xuất gia với ngài. Vào chính lúc đó, từ con đường hư không ngài đi xuống và tiến vào nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya gần thành phố Sudhaññavat, có các vị tỳ khưu vây quanh, ngài đã Chuyển Pháp Luân cho họ. Một cuộc thấu triệt Pháp hội đã diễn ra cho khoảng một trăm ngàn chúng sanh. Do vậy có lời nói rằng:

IX 1. Xuất hiện sau Đức Phật Anomadassin là một vị Chánh Đẳng Giác tên là Paduma, một con người tuyệt hảo nơi mọi chúng sanh, không ai sánh bằng,

2. Giới hạnh của ngài khôn ví định kéo dài liên tục, trí vinh quang của ngài thì vô số kể và việc giải thoát của ngài lại không thể sánh bằng.

3. Khi Đức Phật sáng chói khôn ví đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội, giúp quét sạch nỗi u ám lớn lao.

2. Trong trường hợp này giới hạnh khôn ví có nghĩa là, so sánh với giới hạnh của những người khác,[95] thì đây là giới hạnh duy nhất, tối thượng, và tuyệt hảo.

2. Định kéo dài liên tục: có nghĩa là: khả năng thiền định của ngài không tài nào so sánh nổi. Bản chất (thiền định)vô tận của ngài nên được coi như tuyệt tác trong số những thần thông được khai sáng trên thế gian này, kể cả Song thông v.v...

2. Trí vinh quang của ngài có nghĩa là trí toàn tri của ngài. Hay trí không thể chia sẻ cho những người nào khác.

2. Và giải thoát (tự do) của ngài có nghĩa là: và giải thoát (tự do) của ngài là do kết quả ở bậc A-la-hán đem lại.[96]

2. Không thể so sánh bằng có nghĩa là chẳng có sự so sánh nào.

3. Sự sáng chói khôn ví có nghĩa là sự sáng chói về trí không gì sánh nổi “Sự sáng chói không gì sánh bằng”[97] cũng là một cách giải thích “ngài đã tạo ra được ba cuộc thấu triệt Pháp hội” có nghĩa là nhờ vào lời tiếp theo sau đó[98] có một chuyển tiếp cần được hiểu ở đây.

3. Quét sạch nỗi u ám lớn lao có nghĩa là đẩy lùi si mê to lớn.

Một thời gian sau đó Đức Phật Paduma sau khi đã cho những người em trai, là hoàng tử Sāla và hoàng tử Upasāla xuất gia. Với một đoàn tuỳ tùng đông đảo trong một cuộc tụ tập các người họ hàng và diễn giải Giáo Pháp cho họ. Ngài đã khiến cho chín mươi mười triệu người được nếm hương vị Giáo Pháp và khi ngài diễn giải Giáo Pháp cho vị trưởng lão Ramma thì có cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi mười triệu chúng sanh diễn ra. Do vậy có lời nói rằng:

IX 4. Ở cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên, Vị Chánh Đẳng Giác đã khiến cho một trăm mười triệu chúng sanh đạt đến Giác Ngộ; cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có tới chín mươi mười triệu nhà hiền triết được Giác Ngộ.

5. Và khi Đức Phật Paduma khích lệ động viên chính con trai mình, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba, con số người chứng đắc Giác Ngộ lên tới tám mươi mười triệu người.

[179] Và khi nhà vua Bhāvitatta[99] đã tự tu luyện bản thân và xuất gia theo khẩu hiệu, “Thiện lai tỳ khưu” trước sự chứng kiến của Đức Phật Paduma – Đức Phật Liên hoa – Đức Phật đã tụng Giới Bổn có khoảng một trăm mười triệu người vây quanh và đây là đoàn người đầu tiên qui tụ lại với Đức Phật Paduma.

Vào một lần khác sau này Ngài Paduma vĩ đại, bậc Ngưu Vương với một dáng đi cân đối đã đến trải qua mùa mưa gần thành phố Usabhavati[100]. Các cư dân sinh sống trong thành phố đó đã tiến lại gặp Đức Phật, rất nóng lòng được nhìn thấy ngài, Đức Phật đã diễn giải Giáo Pháp cho họ và có nhiều người ở đó, tâm được tràn đầy niềm Tịnh tín, họ đã xuất gia. Rồi đấng Như Lai Thập Lực đã đến thăm theo lời “tự tứ” tinh luyện cho các chúng sanh. Với những lời thuyết giảng Giáo Pháp đó và những lời khác đã có ba ngàn vị tỳ khưu xuất gia. Đây là lần qui tụ thứ hai.

Nhưng những người đó lại không xuất gia tại đó, sau khi đã nghe biết về những lợi ích do những vật liệu may y cà sa kathina đem lại, vào ngày đầu nữa tháng âm lịch, ngài đã cung cấp nguyên liệu may y cà sa kathina trong vòng năm tháng liền, là một cuộc bố thí đã đem lại năm quả báo[101]. Rồi sau khi đã yêu cầu vị Tướng quân Chánh Pháp là vị tối thượng nam thinh văn, là trưởng Lão Sāla, có tâm rộng mở.[102] các vị tỳ khưu chính thức phân phát nguyên liệu may y cà sa kathina cho ngài. Đang khi đó các vị tỳ khưu lại thực hiện gia công nguyên liệu y cà sa kathina và có các bạn hữu thực hiện công việc may vá. Và Paduma vị Chánh Đẳng Giác đã sỏ chỉ qua lỗ kim. Và khi chiếc y cà sa của ngài đã hoàn tất thì ngài đã ra đi một cuộc du hành có tới ba trăm ngàn các vị tỳ khưu tham gia. Và vào một dịp sau đó Đức Phật sư tử, giống như một con sư tử trong số các chúng sanh, một người xuất gia sư tử anh hùng[103] đã đến cư ngụ qua mùa mưa.... Giống như cành rừng Gosiṅga sla, là một rừng rậm trong đó có các cành cây uốn cong xuống do sức nặng của các chồi non và quả cây vô cùng thơm tho. Được tràn ngập với nước ngọt ngào,[104] được trang điểm với những cánh hoa sen tinh khiết và các đoá huệ nước, cánh rừng này là nơi thường xuyên có các con vật hoang dã qua lại uống nước như : nai, linh dương, sư tử, cọp, voi, ngựa, bò tót và trâu rừng; và khắp nơi là những con ong cái kêu vo ve[105], những con ong thợ[106] và những con ong thường xuyên lui tới những chồi non để tận hưởng hương thơm hoa quả lạ. Trái cây và nước cốt hoa đã làm say mê lòng chúng. Và những tiếng kêu ngọt ngào của những con chim chu cái[107] đang cất tiếng hót[108] giống như những nhạc cụ tiếng trầm.[109] Các chúng sanh chứng kiến đức Như Lai Thập Lực, vị Như Lai, Pháp vương, đang cư trú tại đó với những người tuỳ tùng đi theo, sáng chói với hào quang của Đức Phật, đang khi nghe Giáo Pháp của ngài và đặt niềm tin vào Giáo Pháp đó, họ đã xuất gia theo tiếng mời gọi xuất gia: “Thiện lai tỳ khưu”. Sau đó ngài cất tiếng mời, vây quanh ngài là hai ngàn các vị tỳ khưu, đây là Tăng Đoàn thứ ba Đức Phật Paduma đã qui tụ. Do vậy có lời giải thích như sau:

IX 6. Đại ẩn sĩ Paduma đã qui tụ được ba Tăng Đoàn: cuộc qui tụ đầu tiên gồm một trăm ngàn mười triệu chúng sanh.

7. Khi vật liệu may y cà sa Kathina đã được tụ tập lại các vị tỳ khưu trong thời gian phân phát chính thức y cà sa cho ngài Tướng quân Chánh Pháp.

8. Rồi ba trăm ngàn các vị tỳ khưu vô tỳ vết, đã được thấu triệt Lục Thắng trí, lại có được tiềm năng thần thông to lớn không gì có thế sánh nổi, đã tập chung lại với nhau để thực hiện công việc may vá này.

[180] 9. Và còn nữa, con người khoẻ mạnh như bò mộng đó đã an cư (mùa mưa) trong rừng; lại diễn ra một cuộc qui tụ gồm hai trăm ngàn chúng sanh tham dự.

7. Trong trường hợp này Trong thời gian phân phát chính thức y cà sa Kathina có nghĩa là vào thời điểm phân phát[110] nguyên liệu để may y cà sa kathina.

7. Đối với vị Tướng quân Chánh Pháp có nghĩa là nói về Trưởng Lão Sāla, vị Tướng quân Chánh Pháp.

8. Không gì so sánh nổi có nghĩa là không thể vượt thắng nổi; ta nên hiểu đây là việc loại bỏ tận cách[111] ở đây.(một loại sáng tác thơ)

9. Người đó có nghĩa là vị Đại Nhân Paduma.

9. Trong một khu rừng có nghĩa là một cánh rừng lớn.

9. An cư có nghĩa là nơi trú ngụ mùa mưa.

9. Nhập có nghĩa là thấu triệt[112].

9. Gồm tới hai trăm ngàn có nghĩa là khoảng hai trăm ngàn[113] “Rồi lại diễn ra một cuộc tụ tập”[114] cũng là một cách giải thích nếu ý nghĩa[115] ở đây xem ra có phần tốt hơn.

Thế rồi khi đức Như Lai đã trải qua mùa mưa ngay trong khu rừng rậm, vị Bồ tát của chúng ta[116] đã trở thành một con sư tử nhìn thấy ngài ngồi (tại đó) trong bảy nhập thiền diệt. Có được niềm tin vững chắc, đã đến kính lễ [117]ngài và đi quanh ngài từ phía phải, tràn đầy niềm phỉ lạc và hạnh phúc ngài đã rống lên ba lần tiếng rống sư tử.[118] Trong suốt bảy ngày ngài vẫn không từ bỏ khỏi phỉ lạc do tâm cung kính Đức Phật và vẫn tiếp tục phục kính lễ ngài, hy sinh chính mạng sống mình vì phỉ lạc và hạnh phúc đó con sư tử đã không đi kiếm mồi. Rồi đến lúc kết thúc bảy ngày đó, vị Đạo sư, là sư tử nhân, xuất khởi khỏi thiền diệt, nhìn con sư tử, nghĩ rằng, “Chớ gì con vật này cũng đặt niềm tin nơi Tăng Đoàn các vị tỳ khưu.” và rồi ngài có ý định, “Chớ gì Tăng Đoàn cũng đến.” Vô số [119] các vị tỳ khưu đã đi đến ngay lập tức. Con sư tử lại hướng ý định của mình về với Tăng Đoàn. Rồi vị đạo sư, nhận ra ý định của con sư tử, thọ ký, “Trong tương lai vị ấy sẽ trở thành một Đức Phật hồng danh là Cồ Đàm.” Do vậy có lời nói rằng:

IX 10. Đã có thời ta là một con sư tử, chúa tể muôn loài. Ta đã nhìn thấy vị chiến thắng trong rừng tăng thêm viễn ly.[120]

11. Ta đã kính lễ phủ phục dưới chân ngài, vòng quanh ngài, ta rống lên ba tiếng rất lớn. và chạy lại chăm sóc vị Chiến Thắng trong suốt một tuần lễ.

12. Một tuần lễ trôi qua đức Như Lai thoát ra xuất khởi thiền chứng vinh quang. Suy nghĩ với mục tiêu trong tâm ngài là qui tụ lại viễn ly các vị tỳ khưu.

13. Thế rồi vị anh hùng vĩ đại đó cũng đã thọ ký giữa họ rằng: “Vô số đại kiếp kể từ giờ về sau vị nầy sẽ là một Đức Phật.

14. Sau khi ngài đã thực hiện phấn đấu khổ hạnh.” “ ....bắt gặp đối diện với người này.”

15. Khi nghe thấy những lời ngài thọ ký. ta lại càng có xu hướng trong tâm là nhất tâm quyết định tu tập nhiều hơn để hoàn tất được mười pháp Ba la mật.

[181] 10. Trong trường hợp này tăng thêm viễn ly có nghĩa là chứng đắc thiền diệt.

11. đi vòng quanh ngài có nghĩa là thực hiện vòng quanh ba lần.

11. Chăm sóc cho ngài có nghĩa là trông nom[121] hoặc đây chỉ là một cách giải thích

11. Rống lên to lớn có nghĩa là rống lên tiếng sư tử ba lần.

12. Xuất phát từ thiền chứng vinh quang có nghĩa là thoát ra khỏi thiền diệt vinh quang

12. Suy nghĩ với mục tiêu trong tâm có nghĩa là chỉ đơn giản có ý định trong tâm, “Chớ gì toàn bộ các vị tỳ khưu đều qui tụ về đây”.

12. Quy tụ có nghĩa là tụ tập họ lại với nhau.[122] Và Thành phố nơi trú ngụ của Đức Phật Paduma có là Campaka. Vị vua cha của ngài tên là Asama[123] mẹ ngài cũng có tên gọi là Asamā. Sāla và Upāsala là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài có tên là Varuṇa. Rdhā và Surādhā là hai[124] tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài là cây Cổ Thụ Sonā. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài vào khoảng một trăm ngàn năm. Tên người vợ chính của ngài là Uttarā, có rất nhiều ân đức không gì sánh nổi về vẻ đẹp v.v... Hoàng tử Ramma là tên của hậu duệ[125] vô cùng dễ thương.[126] Do vậy có lời nói rằng:

IX 16. Campaka là tên thành phố. Asama[127] là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Asamā là tên của người mẹ Paduma, vị đại ẩn sĩ.

21. Sāla và Upasāla là tối thượng nam thinh văn. Varuṇa là tên vị thị giả cho Paduma. Vị đại ẩn sĩ.

22. Rādhā và Surādhā[128] là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề của Đức Phật đó là cây Đại cổ thụ Soṇa.

24. Vị Đại nhân có thân hình cao khoảng năm mươi tám ratana. Hào quang của ngài, không có gì sánh nổi, túa ra khắp tứ phương thiên hạ.

25. Luồng sáng mặt trăng, mặt trời và luồng sáng của nhiều loại châu báu. Một chiếc cột trụ[129] trang hoàng bằng những tràng hoa và đá quý - toàn bộ những thứ đó đều lịm tắt đi trước hào quang rực rỡ của vị Chiến Thắng tối thượng.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bảo nhiêu chúng sanh vượt qua bộc lưu.

Sau khi đã Giác Ngộ chúng sanh với tâm trí đã trưởng thành mà không bỏ xót một ai. Sau khi đã huấn dụ những lời tối hậu. ngài và các đồ đệ đã viên tịch.

Giống như một con rắn lột da đã già cỗi. Giống như một cây rụng hết các lá vàng. chính vì thế toàn bộ những pháp hành đã bị tiêu huỷ, Ngài đã tịch diệt như một ngọn lửa.

[182] 25. Trong trường hợp này luồng sáng châu báu, luồng sáng một cột trang hoàng hoa, đá quí. Có nghĩa là luồng sáng của châu báu, và luồng sáng của ngọn lửa[130] và luồng sáng của châu báu.

25. Lịm tắt đi có nghĩa là bị chế ngự bởi.

25. Hào quang rực rỡ của vị Chiến thắng tối thượng có nghĩa là tất cả những ánh sáng rực rỡ đó đều lịm tắt đi trước ánh sáng rực rỡ của thân thể vị Chiến Thắng tối thượng.

27. Những ai có tâm trí đã trưởng thành có nghĩa là ngài vẫn có thể dẫn dắt chúng sanh cho dù những khả năng của họ đã hoàn toàn trưởng thành.

28. Những chiếc lá già có nghĩa là lá đã già cỗi.

28. Giống như[131] một cây giống như[132] một cây.

28. Toàn bộ những pháp hành[133] có nghĩa là sau khi đã tiêu diệt toàn bộ những pháp hành. Cả bên trong lẫn bên ngoài. “hết mọi pháp hành” cũng là một cách giải thích Ý nghĩa vẫn y hệt nhau.

28. Giống như ngọn lửa có nghĩa là giống như ngọn lửa đã tắt ngấm, đã lụi đi vì thiếu nhiên liệu (để có thể phục hồi lại được hiện hữu)

Theo như phương pháp đã được đề cập đến ở trên, việc nhắc nhở trong các đoạn kệ ý nghĩa xem ra đã quá rõ ràng.

Kết thúc phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật tổ Paduma

Cũng kết thúc Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ tám

 


[89]. BvAC 177 ghi là bhavane, còn BvAB lại ghi là thành phố tinh tuyền.

[90]. BvAB, Jkm 13 ghi là Campaka

[91]. Bv ix, 17 ghi là Nandā, Suyasā, Uttarā; Be ghi Nandā, Vasubhā. Yasuttarā; BvAB ghi Nanduttarā, Vassuttara Yasuttara.

[92]. BvAC ghi là sahakāravane. BvAB mahāsālavante (khu rừng cây sāla vĩ đại)

[93]. Xin đọc bản văn tr. 83

[94]. Bhājamabhūte

[95]. Aññaslema, có lẽ đây là một “giới hạnh khác nữa”

[96]. Xin đọc bản văn tr. 175

[97]. Atulatejā

[98]. Nhắc lại từ tassa. Chính vì thế đoạn kệ có thể được đọc như sau: atulatejassa dhammacakkappavattane tassa tayo abhisamayā, mối liên quan có thể xuất hiện giữa cách toả sáng chói chan của ngài với con số những cuộc thấu triệt diển ra.

[99]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại bỏ qua, chính vì thế mà tên ngài lại xuất hiện là Subhāvittata

[100]. Usabha, con bò mộng “Đại tiên tri bò mộng” và các cách diễn đạt đại loại như vậy chỉ có nghĩa là “vĩ đại nhất, quí phái nhất” v.v...

[101]. Pātipade. iều này cũng có thể hiểu là “đi theo chánh đạo.”

[102]. Không nghi ngờ, điều này ám chỉ trong Vin MV VII dòng 5. Visālamati một cách chơi chữ về tên vị trưởng lão.

[103]. Sīhavikkantagāmī. Xin ọc thêm Miln 400, sīho vikkantacarī

[104]. Varivāha, người sách nước. Ở đây hình như muốn ám chỉ các đầm nước và dòng suối hơn là mây mưa.

[105] Hay là, tiếng rì rầm, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 179 ghi là gumugumāyamāne, BvAB lại ghi là Gumbu- với v.1 gumu- cũng xin đọc bản văn tr. 95

[106]. Bhamaramadhukara; chỉ có madhukara xuất hiện trong Vism 136.

[107]. Vadhā, con cái thuộc bất kỳ loại vật nào. M-W-. nghĩa này không thấy ghi trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[108]. Apagīyamāne, xin ọc M-W-, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[109]. Kākali, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[110]. Atthāra... attharaṇa

[111]. Vibhatti-lopa giống như trong ItA ii 18 v.v...

[112]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là upāgato ti upāgami; Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Miến ghi Upāgamīti upāgato.

[113]. Dvinnaṃ satasahassinan ti dvinnaṃ satasahassānaṃ

[114]. Tadā āsi samāgamo cho đoạn kệ tadā samāgamo āsi

[115]. Xin đọc attho thay vì atthi

[116]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon bỏ qua

[117]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vanditvā còn BvAB lại ghi là sutvā.

[118]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon chỉ ghi bhikhu. Nhưng xin đọc đoạn kệ 12

[119]. Paviveka, loại, rút khỏi

[120]. Upaṭṭhahaṅ ti upaṭṭhahiṃ từ sau được giải thích trong Phật Tông

[121]. Samāmayī ti samāhari

[122]. Samānayī ti samāhari

[123]. BvAB lại ghi thêm ahosi

[124]. BvAB ghi thêm tassa

[125]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến cũng vậy

[126]. Anuttarā

[127]. Atiramma

[128]. Tanaya

[129]. Paduma trong Ja I 36

[130]. Như trên, Rāmā và Uparāmā

[131]. Phật Tông –agghi- Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon –aggi-, là lửa, Agghi là thể rút gọn của từ agghiya

[132]. Va.....viya

[133]. Sabbasaṅikhāre...sabbasaṅkhāraṃ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn