(Xem: 1811)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2272)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XVII. Chú giải Phật tổ SIDDHATTHA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15969)

XVII. Chú giải Phật tổ SIDDHATTHA

Khi Đức Thế Tôn Dhammadassin đã chứng đắc níp-bàn và đại kiếp đó đã qua đi và Giáo Pháp của ngài cũng đã biến mất theo, và khi một ngàn bảy trăm lẻ sáu đại kiếp cũng đã trôi qua.

Khi Đức Thế Tôn Dhammadassin đã chứng đắc níp-bàn và đại kiếp đó đã qua đi và Giáo Pháp của ngài cũng đã biến mất theo, và khi một ngàn bảy trăm lẻ sáu đại kiếp cũng đã trôi qua. Chín mươi bốn đại kiếp trước đây có một đạo sư, tên là Siddhattha, người chăm sóc đến hạnh phúc thế gian[423] và đạt đến đỉnh cao chân đế,1 đã xuất hiện trên thế gian này trong một đại kiếp.[424] Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

1. Tiếp theo sau Đức Phật Dhammadassin đã khởi xuất Phật tổ Siddhattha, lãnh tụ thế gian[425] ngài đã xua tan mọi bóng tối và giống như mặt trời mọc vậy.

Vị Bồ Tát Siddhattha cũng vậy, sau khi đã chu tất được các pháp Ba la mật, được tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài đã gián trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Suphassā, là vợ nhiếp chính của nhà vua tên là Udena trị vì thành phố Vebhāra. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ ngài đã Đản sanh hạ ngay trong công viên Viriya. Và khi Vị Đại Nhân được sanh ra những công trình do nhiều người thực hiện và mong đợi từ bấy lâu nay đã trở thành hiện thực và thành công mỹ mãn (atthāsiddhi). [426] Chính vì thế mà họ hàng của ngài đã đặt tên cho ngài là Siddhattha[427] Ngài sống trong hậu cung khoảng thời gian mười ngàn năm. Ba lâu đài dành cho ngài có tên là Kokā, Suppala, Paduma[428]. Có khoảng bốn mươi tám ngàn phụ nữ sống trong cung để hầu hạ ngài với Hoàng Hậu Somanassā [429] lãnh đạo đám phụ nữ này.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và cậu con trai của ngài là Anupama được hạ sanh cho hoàng hậu Somanassā, ngài đã lên đường xuất gia vào một đêm trăng rằm tháng Āsḷhi trên một chiếc cáng bằng vàng và được cáng tới nơi vui chơi giải trí Viriya. Ngài đã xuất gia như vậy. Một trăm ngàn vạn triệu người xuất gia theo gương ngài. Họ cho là Vị Đại Nhân cùng với những người này đã thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh cam go trong vòng mười tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha, ngài đã tham gia một bữa tiệc cơm sữa ngọt do một nữ Bà la môn tên là Sunettā đang cư ngụ trong một ngôi làng bà la môn tên là Asadisa dâng cúng cho ngài.

[224] Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Badara. Vào buổi tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Varuṇa dâng cúng cho ngài, ông là người gác cánh đồng ngô và sau đó ngài tiến lại gần cây Bồ Đề Kaṇikra, ngài đã rải tám bó cỏ khô được một khoảng đất rộng bốn mươi cubit. Ngồi thiền kiết già tại đó. Sau khi đã chứng đắc trí toàn tri và đưa ra lời tuyên bố oai nghiêm, ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Khi ngài thấy một trăm ngàn vạn triệu vị tỳ khưu xuất gia cùng với ngài đã chứng đắc khả năng thấu triệt Tứ Diệu Đế, đi theo một con đường dốc đứng,[430] ngài đã xuống sảnh iện Con Nai tại Gayā và Chuyển Pháp Luân tại đó. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có tới một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

Sau khi ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác và đã khiến cho cả thế gian với các vị chư Thiên vượt qua bộc lưu. Ngài đã mưa xuống từ đám mây Giáo Pháp, khiến cả thế gian với các chư Thiên trở nên tươi mát.

Và dưới thời ngài, với lòng nhiệt tình mãnh liệt đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội. Cuộc Pháp hội ầu tiên có đến một trăm ngàn vạn triệu người tham dự.

Trong trường hợp này với cả các chư Thiên có nghĩa là thế gian cũng như các chư Thiên nữa.

2. Từ đám mây Phật Pháp có nghĩa là từ đám mây mưa do diễn giải Giáo Pháp đem lại.

Và trong thành phố Bhīmaratha, được nhà vua tên là Bhīmaratha mời[431], khi ngài ngồi trong phòng đại sảnh ường được xây ngay chính giữa thành phố. Ngài đã vỗ lên tiếng trống bất tử, tràn ngập khắp tứ phương thiên hạ với giọng nói đầy yêu thương dịu dàng và rõ ràng. Một cảm giác sảng khoái được nghe tiếng ngài, vô cùng ngọt ngào, xuyên đến tận tâm can những người thông minh. Giống như một buổi lễ dâng hiến bao la, một giọng nói sâu đậm và ngọt ngào. Đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhì có khoảng chín mươi vạn triệu người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

4. Và còn nữa, khi ngài vỗ trống trong thành phố Bhīmaratha, liền xuất hiện một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng chín mươi vạn triệu người tham dự.

Và khi ngài đang diễn giải phần Biên Niên Ký Sự về Chư Phật trong một cuộc tụ họp những người họ hàng thân thiết tại thành phố Vebhāra. Pháp nhãn nổi lên cho khoảng chín mươi vạn triệu người. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

Khi Đức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp trong thành phố kiêu sang Vebhāra. Thế rồi cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba diễn ra cho chín mươi vạn triệu cư dân tham gia.

Trong thành phố Amara xinh đẹp dễ coi, có hai anh em, là Sambahula[432] và Sumitta đang cùng trị vì vương quốc. Thế rồi đạo sư Suddhattha, nhận ra các vị vua này đạt đến các ân đức, ngài đã bay trên không trung và đáp xuống ngay trung tâm thành phố Amara để lại dấu chân hiển thị[433] như thể bước đi trên mặt đất bằng cách đi trên đó bằng gót chân được trang điểm bằng tướng bánh xe.

[225] khi ngài đến được nơi vui chơi giải trí Amara ngài đã ngồi xuống trên chính hòn đá bằng phẳng rất tuyệt vời được làm lạnh đi do lòng bi mẫn.[434] rồi hai anh em nhà vua, nhìn thấy dấu chân của đức Như Lai Thập Lực liền đi theo dấu vết đó và đến đức Phật Siddhattha. Vị đạo Sư đã đạt đến chân lý tuyệt đối. Đó là việc dẫn đàng chỉ lối cho toàn thế giới, cộng với đoàn đi theo ngài, và sau khi đã kính lễ vị Phật Tổ họ đã ngồi xuống quanh Ngài. Đức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp cho họ thích hợp với căn cơ của họ. Khi hai người đã nghe bài thuyết pháp, được tràn đầy niềm tin, cả hai người đều xuất gia và chứng đắc A-la-hán. Đức Phật tổ đã tụng Giới Bổn giữa đám đông khoảng độ một trăm vạn triệu người đã đoạn tận lậu hoặc. Đó là Tăng Đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

Và con người siêu phàm giữa các chúng sanh này đã có ba nhóm người kiên định, đoạn tận các lậu hoặc và đã trở nên tinh tuyền vô tỳ vết và an tịnh trong lòng.

Có cả thảy ba cơ hội đã họp lại gồm toàn những người tinh tuyền vô tỳ vết: gồm một nhóm một trăm vạn triệu người, chín mươi vạn triệu người và tám mươi vạn triệu người.

7. Trong trường hợp này chín mươi và tám mươi vạn triệu có nghĩa là có những nhóm người tụ họp lại gồm chín mươi vạn triệu và tám mươi vạn triệu người.

7. Đã có ba cơ hội như vậy có nghĩa là ba cơ hội này chính là để tụ họp lại[435] “đã có ba cơ hội như vậy”[436] cũng là cách giải thích vậy.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta là một thầy Bà la môn tên là Maṅgala đang cư ngụ tại thành phố Surasena. Sau khi đã tinh thông được các Kinh Phệ Đà và kinh Vedanga. Ngài đã ban tặng một kho báu gồm biết bao nhiêu là tài sản quí báu cho người nghèo và người không được bảo vệ, v.v... và vì ngài đã ước ao xa lánh thế tục, ngài đã xuất gia theo các vị ẩn sĩ và đã chứng đắc các tầng thiền và thắng trí. Khi nghe có Đức Phật Siddhattha đã xuất hiện trên thế gian này và đang sống tại đó, ngài đã đến gặp ngài, kính lễ ngài, và khi ngài đã nghe thuyết pháp ngài liền tiến đến gặp ngài. Bằng sức mạnh thần thông siêu phàm, ngài đã biến cây Táo Hoa Hồng đơm trái táo hoa hồng (Jambu) vùng đất táo hoa hồng này (Jambudipa) được gọi[437] như vậy xuất phát từ cây Táo Hoa Hồng đó. Ngài đã hỏi Siddhattha vị đạo sư và đoàn tùy tùng của ngài gồm tới chín mươi vạn triệu vị tỳ khưu đang ngồi trong thiền viện Surasena. Và đang chăm sóc cho ngài làm tươi mát cho ngài với trái táo lấy từ cây táo hoa hồng đó. Rồi sau khi đã dùng những quả đó vị đạo sư đã thọ ký, “Chín mươi tư đại kiếp kể từ giờ trở đi ngài sẽ trở thành một Đức Phật hồng danh là Cồ Đàm” do vậy có lời nói rằng:

XVII

  Vào thời điểm đó ta là một vị ẩn sĩ tên là Maṅgala, khắc khổ, khó ai có thể vượt qua, đầy đủ sức mạnh thắng trí.

 Mang lại một quả lấy từ cây Táo Hoa Hồng ta đã đưa quả đó cho đức Phật Siddhattha: khi vị Chánh Đẳng Giác đã nhận quả đó ngài đã nói những lời sau đây:

“Các người có nhận ra vị ẩn sĩ tốc rối rất kham khổ này chứ? Chín mươi bốn đại kiếp kể từ giờ phút này trở về sau ngài sẽ là một đức Phật.

[226] 11. Khi ngài đã nhất quyết thực hiện phấn đấu khổ hạnh...”

12.Khi đã nghe những lời này ta càng quyết tâm trong lòng. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để chu tất được Ba la mật.

8. Trong trường hợp này khó có thể vượt qua có nghĩa là khó tấn công, hay đây chỉ là một cách giải thích.

Và thành phố đức Phật tổ đó cư ngụ có tên là Vebhāra, vị vua cha của ngài Phật tổ tên là Udena- và tên của vị vua đó cũng là Jayasena[438]. Mẹ ngài tên là Suphassā. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài có tên là Sambala[439] và Sumitta. Vị thị giả cho ngài tên là Revata. Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài tên là Sīvalā và Surāmā. Cây Bồ Đề của ngài là cây Kaṇikra. Thân hình của ngài cao sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài một trăm ngàn năm. Somanassā là tên của người vợ chính của ngài. Anupama là tên con trai của ngài. Ngài đã xuất gia trên một chiếc cáng bằng vàng. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

13.Vebhāra là tên thành phố ngài cư trú. Udena là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Suphassā là tên của mẹ ngài Siddhattha[440], Đại ẩn sĩ

18. Sambala5 và Sumitta là hai tối thượng nam thinh văn. Revata là tên thị giả cho ngài Siddhattha, vị đại ẩn sĩ.

19. Sīvalā và Surāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó được cho là Cây Kaṇikāra.

21. Và đức Phật này cao sáu mươi ratanas lên tới trời. Giống như một cột trụ[441] bằng vàng ngài chiếu sáng trên Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới.

22. Và vị Phật Tổ đó, không có gì sánh bằng, có sức mạnh vô song, vô địch, vị có mắt đã lưu lại trên thế gian này được một trăm ngàn năm.

Ngài đã để lộ ra một luồng sáng toả [442]ra rất xa. Đã khiến cho các đồ đệ của ngài đâm hoa kết trái, duyên dáng với những chứng đắc[443] đạt được, ngài viên tịch cùng với các đồ đệ của người.

Trong trường hợp này sáu mươi ratanas có nghĩa là ngài cao đủ sáu mươi Ratanas trên trời.

Giống như một cây cột bằng vàng trang điểm với có nghĩa là giống như một cây cột trụ khảm với đủ loại ngọc quí đa dạng và đủ loại trang sức bằng vàng.

Ngài toả sáng tới Thập Vạn Đại Thiên Thế Giới, có nghĩa ngài toả sáng khắp toàn thể mười ngàn vũ trụ[444]

23. Rất xa có nghĩa là trải rộng bao la. Có nghĩa là nguy nga sáng ngời.

[227] 23. Khiến cho đâm chồi nảy lộc có nghĩa là: đã khiến cho các đồ đệ của ngài đạt đến nhan sắc đẹp tuyệt trần giống như một cây trổ bông với những chiếc bông là ắc chứng thiền định, thắng trí thánh đạo và chánh quả.

23. Duyên dáng có nghĩa là: tự tỏ ra duyên dáng[445], tự tỏ ra đáng yêu[446] hấp dẫn thu hút

23. Các chứng đắc có nghĩa là: với những thiền chứng hiệp thế và siêu thế và các thắng trí.

23. Viên tịch có nghĩa là tịch diệt Níp Bàn chẳng còn chấp thủ dính dáng bụi trần.

Và họ cho biết rằng đạo Sư Siddhattha đã Níp Bàn ngay tại nơi vui chơi giải trí Anoma trong thành phố Kañcanaveḷu.[447] Ngay trong thành phố đó họ đã cho xây một điện thờ, được làm bằng đá quí, cao tới bốn do tuần (yojana)

Mọi sự còn lại trong đoạn kệ này đã quá rõ ràng.

Đến đây kết thúc Phần Bình Luận Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ Siddhattha

Kết thúc Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ mười bảy.

 


[423]. Chú ý đến cách chơi chữ về hồng danh của ngài: lok-attha-attho-caro. Adhigataparam-attho

[424]. Đại kiếp Sāra, xin ọc bản văn tr. 191

[425]. BvACB ghi là lokanāyako; Bv ghi nāma nāyako

[426]. Atthāsiddhim agamaṃsu

[427]. “Nhiệm vụ được hoàn tất” hay là thực hiện được một cách thành công.

[428]. Phật Tông xvii 14 ghi là Kokamudā

[429]. Phật Tông xvii 15 ghi là Sumanā

[430]. Anilapattha giống như trong bản văn tr. 178, 192

[431]. Nimantito, thường thường là mời dùng bữa ăn.

[432]. BvAC ghi là Sambahula; BvAB lưu ý điều này là một v.1 giải thích Sambala. Giống như đoạn kệ về bản văn tr. 226, và cả trong Be Samphala trong Bv xvii 18

[433]. Padacetiyāni dassetvā là dấu chân để lại trên mặt đất do các “vị thánh” mà thôi. xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 194 người ta kể lại rằng khi Chư Phật nhất quyết để lại dấu chân nghĩ rằng: chớ gì người này người kia nhìn thấy dấu chân này, chỉ được nhìn thấy nơi một chỗ đã đặt chân lên, và không được nhìn thấy ở nơi nào khác.

[434]. Ở đây là chơi chữ: karuṇāsītale silātale

[435]. Ete āsuṃ tayo ṭhānā ti etāni tīṇi sannipātaṭṭhānāni ahesuṃ

[436]. ṭhānān etāni tīṇi ahesuṃ

[437]. Xin đọc Vin i. 30

[438]. Được gọi như vậy trong Ja i 40

[439]. Xin đọc chú thích trong bản văn tr. 224

[440]. Xin đọc xi 27

[441]. Xin đọc xi. 27

[442]. Vipula; Phật Tông ghi là vimala, vô tỳ vết

[443]. Phật Tông vilāsetvā ca samapāttiyā; Be, BvAC ghi là villāsetvā samāpatyā BvAB cũng lại ghi a v.1 varasamāpattiyā

[444]. Dasasahassī virocati dasasahassiyaṃ virocati

[445]. Vilāsetvā ti vilāsayitvā

[446]. Kīḷayitvā; nghĩa thông dụng nhất của chơi. Là thể thao, tự tiêu khiển. Hình như không thích hợp ở đây

[447]. Trống vàng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn