(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XIX. Chú giải Phật tổ PHUSSA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 16162)

XIX. Chú giải Phật tổ PHUSSA

 [232] Tiếp theo sau Đức Phật Tissa sau khi đã kéo dài trong một thời gian vô định, do quá trình giảm xuống, tuổi thọ tăng dần trở lên và lại giảm xuống dần đến mức độ chúng sanh chỉ còn được hưởng tuổi thọ vào khoảng chín mươi ngàn năm, lúc đó Đức Phật Phussa đã xuất hiện trong thế gian đó. Sau khi đã chu tất các pháp Ba la mật. Ngài tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu có tên là Sirima, hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua Jayasena đang trị vì trong thành phố Kāsi. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ, ngài đã Đản sanh trong công viên Sirimā. Ngài đã trải qua cuộc sống hậu cung trong vòng chín ngàn năm.[476] Người ta kể lại rằng ngài có ba tòa lâu đài tên là Garuḷapakkha[477], Haṃsa và Suvaṇṇahrā[478]. Có khoảng ba mươi ngàn phụ nữ phục dịch cho ngài trong hậu cung với Kisāgotamī ứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và người con trai của ngài tên là Anupama được sanh ra cho người vợ của ngài là Kisāgotamī, sau khi đã lên đường thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại, ngài đã rời khỏi hoàng cung cưỡi trên lưng voi. Cùng với một đoàn người khoảng mười triệu người cũng đã xuất gia theo gương của ngài trong cuộc xuất gia đó. Đoàn người này đang vây quanh ngài, đã quyết định thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh kéo dài trong vòng sáu tháng. Rồi sau khi đã từ biệt đám đông và rút lui sống một mình trong vòng một tuần, ngài đã tiến tới rất nhiều tĩnh lặng. Khi ngài đã tham dự một bữa tiệc cơm sữa ngọt do người con gái một thương buôn tên là Sirivaḍḍhā dâng cúng cho ngài vào ngày rằm tháng Visākha ngay tại một thành phố nào đó, ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Simsapā[479].

Vào ban đêm, sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do một vị đạo sĩ[480] tên là Sirivaḍḍhā Ngài đã tiến lại gần gốc cây Bồ Đề Āmalaka và rải đám cỏ khô đó trên một khoảng đất rộng ba mươi tám cubit. Sau khi đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác và thốt lên những lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần lễ gần Cây Bồ Đề đó. Khi ngài thấy mười triệu vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài đã có khả năng thấu triệt Pháp, ngài liền di chuyển trên không, và đáp xuống vườn Lộc Uyển là nơi cư trú của nhà ẩn sĩ trong thành phố Saṅkassa, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay giữa đám đông. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh tham dự. Do vậy có lời kể lại rằng:

XIX

1. Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có đạo sư Phussa, là người trí tuệ[481], vô địch, là vị lãnh đạo cao nhất trên thế gian này.

2. Khi Ngài đã xua tan mọi bóng tối và gỡ mọi rối rắm to lớn cho thế gian. Ngài đã làm mưa xuống nước bất tử để làm tươi tắn thế gian với cả các chư Thiên nữa.

3. Khi Đức Phật Phussa đã Chuyển Pháp Luân trong buổi lễ hội các chòm sao,[482] đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội có khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh tham gia.

[233] 1. Trong trường hợp này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có nghĩa là: một đại kiếp trong đó nổi lên hai đức Phật cùng một lúc. Được gọi như ở trên là đại kiếp Maṇḍa[483].

2. Đã gỡ rối cho có nghĩa là đã làm sáng tỏ (gỡ rối)

2. Tình trạng rối rắm lớn có nghĩa là về vấn đề này “tangle” là một từ đồng nghĩa với ái dục. Điều này, do thường xuyên nổi lên vì thường xuất hiện cả trên lẫn dưới các đối tượng thiền, lại được cho là rối bời như mớ bòng bong” được biết đến như là mạng lưới (với những sợi dây[484] hiểu theo nghĩa bện quấn lại[485]: đó là một mối rối bời to lớn.

2. Với các chư Thiên có nghĩa là thế gian này cùng với các chư Thiên.

2. Mưa xuống có nghĩa là đổ mưa xuống.

2. Nước bất tử.[486] Có nghĩa là làm tươi mát (thế gian) ngài đã đổ mưa xuống bằng thứ nước của những bài thuyết pháp được coi là bất tử.

Và khi trong thành phố Bāraṇasī của nhà vua tên là Sirivaḍḍha, người đã từ bỏ một số tài sản rất lớn, ngài đã xuất gia trong một cuộc xuất gia gồm các vị đạo sĩ. Chín mươi ngàn các vị đạo sĩ đi theo ngài. Đức Phật Tổ đã thuyết pháp cho họ. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội gồm tới chín mươi ngàn người tham dự. Và khi ngài diễn giải Phật Pháp cho chính con trai của ngài, là hoàng tử Anupana, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba gồm tám mươi ngàn người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XIX.4. Cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng chín mươi ngàn người. Cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có khoảng tám mươi ngàn chúng sanh.

Vào thời đó trong thành phố Kanṇakujja, con của Đức vua Surakkhita và con của vị thầy tử tế, ồng tử Dhammasena cùng với sáu mươi ngàn người đi đến diện kiến Đức Phật Phussa bậc A la Hán, Chánh Đẳng Giác, khi Ngài đến thành phố của họ. Sau khi đảnh lễ Ngài và mời thỉnh Ngài, họ đã tổ chức một cuộc đại thí khoảng bảy ngày, và khi họ đã nghe Pháp do Đấng Thập lực[487] thuyết, những vị ấy đã đắc A la Hán. Đức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa sáu mươi ngàn vị tỳ khưu này. Đó là Tăng hội thứ nhất. Lại nữa, trong thành phố Kāsi Ngài đã giảng dạy Biên Niên Ký Sự của Chư Phật trong một cuộc hội họp có ít nhất khoảng hoàng thân quốc thích của Đức vua Jayasena. Khi họ nghe thời pháp nầy, năm mươi ngàn người đã xuất gia bằng cách “Thiện lai tỳ khưu” (công thức cho xuất gia) và đã đắc A la Hán. Đức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa những vị nầy. Đó là Tăng hội thứ nhì. Còn nữa, khi bốn mươi ngàn người nghe thuyết giảng điều lành trong một cuộc hội họp về đại điềm lành. Mahā, Maṅgala[488], những vị ấy đã xuất gia và đắc A la Hán. Đức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa những vị nầy. Đó là Tăng hội thứ ba. Do vậy, có lời kể rằng:

XIX

5. Và Phật Tổ Phussa, vị đại ẩn sĩ, đã qui tụ được ba nhóm người kiên định, những vị ấy đã đoạn tận các lậu hoặc là những người vô tỳ vết, và an tịnh trong lòng.

[234] 6. Tăng hội ầu tiên gồm sáu mươi ngàn người; Tăng hội thứ hai gồm năm mươi ngàn người.

7. Tăng hội thứ ba là nhóm gồm tới bốn mươi ngàn người, là những người đã được giải thoát khỏi toàn bộ sanh y không còn dính líu gì đến tái sanh.

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là một Quí Tộc Sát Đế Lị, tên là Vijitviṅ cư ngụ trong thành phố Arimanda. Sau khi đã nghe diễn giải Giáo Pháp và rất thán phục đức Phật Tổ Phussa, ngài đã tổ chức một cuộc đại thí cho ngài. Sau khi đã từ bỏ vương quốc rộng lớn của mình, ngài đã xuất gia trước sự chứng kiến của Đức Phật Tổ Phussa, ngài đã thấu triệt được Tam Tạng, ngài là chuyên gia về Tam Tạng, ngài đã thực hiện thuyết Giảng Giáo pháp cho đại chúng và chu tất Giới Ba la mật. Đức Phật Tổ đó lại thọ ký về ngài như sau, “Người đó sẽ trở thành một Phật Tổ.” Do vậy mà có lời nói rằng:

XIX

8. Vào thời điểm đó ta là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Vijitāvin. Sau khi đã từ bỏ vương quốc rộng lớn của mình, ta đã xuất gia trước sự hiện diện của (Đức Phật Phussa) vị Đại ẩn sĩ.

9. Và đức Phật Phussa, vị lãnh đạo thế giới tối thượng, cũng đã thọ ký về ta như sau: ”Chín mươi hai đại kiếp kể từ nay vị này sẽ là một đức Phật.”

10. Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh....”

11. ...Để chu tất mười pháp Ba la mật.

12. sau khi đã học hỏi thông suốt Tạng Kinh và Tạng Luật cùng toàn bộ Giáo pháp chín chi của vị đạo sư. Ta đã khai sáng Giáo Pháp của vị chiến thắng.

13. Sống cuộc đời chuyên cần, tu tập được những điều tu tập Phạm trú, sau khi đã đạt đến Ba la mật thắng trí ta đã được gia nhập cõi Phạm Thiên[489].

Thành phố của Phật tổ Phussa tên là Kāsī[490], quốc vương cha ngài tên là Jayasena[491], mẹ ngài tên là Sirimā. Surakkhita[492] và Dhammasena là tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị Thị giả của Ngài tên là Sabhiya. Sālā và upasālā [493]là hai tối thượng nữ thinh văn của Ngài. Cây Bồ Đề có tên là Āmalaka. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Kisāgotamī. Con trai của ngài tên là Anupama[494] Khi xuất gia ngài cưỡi trên lưng voi. Do vậy có lời nói rằng:

XIX

14. Kāsika là tên thành phố ngài đã trụ trì trong đó, Jayasena là tên của Quí Tộc Sát Đế Lị, và Sirimā là tên của mẹ Phật tổ Phussa, vị đại ẩn sĩ.

[235] 20. Cây Bồ Đề của đức Phật Tổ đó được cho là cây maṇḍa.

22. Và thân hình của vị hiền nhân này cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ngài chiếu sáng như thể đức Như Lai có ngàn Hào quang, trông tựa trăng rằm.

23. Tuổi thọ bình thuờng của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu người vượt qua được bộc lưu.

Khi ngài đã động viên được biết bao nhiêu chúng sanh[495] vượt qua bộc lưu, vị đạo sư đó cũng đã nổi tiếng vô cùng, và ngài đã viên tịch với các đồ đệ của ngài.

20. Trong trường hợp này āmaṇḍa có nghĩa là cây[496] Giác Ngộ āmalaka.

Khi ngài đã động viên có nghĩa là ngài đã đưa ra những lời động viên, sau khi đã thuyết giảng.

24. V Đạo sư này cũng đã vô cùng nổi tiếng, có nghĩa là: vị đạo sư đó, nổi tiếng vô cùng. “Khi ngài đã trở nên nổi tiếng vô song” cũng là một cách giải thích.[497] Ý nghĩa theo như đối với tất cả những gì được nói về ngài là, “sau khi đã từ bỏ địa vị cao trọng của mình”[498] Họ cho là Đức Phật Phussa đã Níp-bàn trong công viên hoàng gia Sena[499] tại thành phố Kusinārā. Người ta cho là xá lợi của ngài đã được phân tán.

Nhng gì còn lại trong các đoạn kệ khác đã quá rõ ràng.

Đến đây kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ Phussa.

Đến đây cũng kiết thúc Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ mười chín.

-ooOoo-


[476]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon cho là khoảng 6.000 năm, nhưng 9.000 năm của Be, BvAB Jkm lại đồng ý cho là tốt hơn hết là với chiều dài tuổi thọ của ngài.

[477]. Phật Tông ghi là Garuḷa

[478]. Phật Tông ghi là –bharā. Người khác lại giải thích là –bhārā, - tārā

[479]. Dulbergia sisu

[480]. Taāpasa, BvAB ưa ra điều này như là v.1 do upāsaka

[481]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là asadiso, độc nhất. Nhưng Bv, Be, và BvAB đều ghi asamasamo.

[482]. Phussa cũng còn là tên gọi một chòm sao. Đoạn kệ này cũng được dịch rất tốt là, “khi ngài đang Chuyển Pháp Luân trong một cuộc lễ hội các chòm sao Phussa” người ta cũng đã coi ngài được sanh ra dưới chòm sao này hay có một lễ hội được tổ chức vào ngày sinh nhật của ngài, và ngài được đặt tên theo đó. Mhvu iii. 245

[483]. Bản văn tr. 191

[484]. Suttagumhajālapūvassaṅkhātajatā. ṇamoli. Ppn tṛ 109 gợi ý rằng Jālapūva trong Vism 108 “có thể là điều giờ đây ta biết được tại Ceylon như là loại nhẩy dây hay đại loại như vậy” từ Jālapūva cũng xuất hiện trong Pháp cú kinh (Dhammapada) I 319 với v.1 là pūpa.

[485]. Hay, khâu lại với nhau. saṃsibbana

[486]. Amatambu

[487]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại chèn từ bhagavati pasīdīvati te saparivāro pabbajitvā (cảm thấy hài lòng với Đức Thế Tôn những người này, cùng với đoàn tuỳ tùng của họ vây quanh đã xuất gia. Và chú ý đến việc bỏ sót trong BvAC. Rất có thể số ít, saparivāro tợng trưng cho sự khác biệt này vì giống như mỗi hoàng tử rất có thể có đoàn tuỳ tùng riêng của mình, số nhiều ở đây xem ra thích hợp hơn

[488]. Xin đọc bản văn tr. 136

[489]. Về hai đoạn kệ sau cùng này xin đọc bản băn tr 138, 151. 200

[490]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Kāsika

[491]. Chú giải Tăng chi Bộ Kinh i.256-259 ghi la Mahinda

[492]. Phật Tông ghi là Sukhita

[493]. Phật Tông ghi là Sālā Upacālā

[494]. nanda trong Phật Tông XIX.16

[495]. Be-BvACB bahū jane, Phật Tông mahā jane

[496]. malaka trong bản văn trang 232. Chú giải trung Bộ Kinh IV.147 cũng chú thích maṇḍa (ở M.Tri-101) bằng malaka. Xem MLS iii.140.n.3

[497]. So jahitvā amitayaso

[498]. Visesaṃ hitvā

[499]. Như trong Be, BvAC, Ja Jkm nhưng Phật Tông ghi là Sona, Thup 15 ghi là Sundara

-ooOoo-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn