(Xem: 1493)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XX. Chú giải Đức Phật tổ VIPASSIN

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 14997)

XX. Chú giải Đức Phật tổ VIPASSIN

Tiếp theo Đức Phật Phussa khi đại kiếp đó cộng với đại kiếp[1] xen kẽ đã qua đi, cách đây chín mươi mốt đại kiếp có một vị đạo sư tên là Vipassin[2] xuất hiện trên thế gian này, ngài là người đã có suy tư về toàn bộ những gì đã được biết đến,

Tiếp theo Đức Phật Phussa khi đại kiếp đó cộng với đại kiếp[1] xen kẽ đã qua đi, cách đây chín mươi mốt đại kiếp có một vị đạo sư tên là Vipassin[2] xuất hiện trên thế gian này, ngài là người đã có suy tư về toàn bộ những gì đã được biết đến, ý định của ngài là nhắm tới hạnh phúc cho toàn thể chúng sanh trên thế gian này, ngài là người đã minh sát (vipassin) mọi sự diễn ra trên đời này.[3] Khi đã chu tất các Pháp Ba la mật ngài đã tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất.– Là nơi cư trú được chiếu sáng với vô vàn vô số đá quí. Viên tịch khỏi cõi đó, ngài được giáng trần ầu thai trong lòng mẹ ngài là bà Bandhumatī, hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Bandhumā, trong thành phố Bandhumati. Nhà vua là người rất giàu có với muôn vàn họ hàng thân thiết (bandhumant). Sau mười tháng trong lòng mẹ ngài đã Đản sanh trong vườn Lộc Uyển tại thành phố Khema, trông giống như mặt trăng rằm chiếu sáng không gì cản trở nổi. Vào ngày lễ đặt tên cho ngài, những hoàng thân quốc thích gồm nhiều người có khả năng xem tướng, [236] đã đặt tên cho ngài là Vipassin, nói rằng: “Cả ngày lẫn đêm ngài chỉ chứng kiến thấy những điều tinh tuyền.”[4] Chẳng có bóng đêm nào có thể làm lu mờ được.[5] và ngài luôn quan sát với cặp mắt mở to.[6] Hoặc họ còn nói, “Vipassin có nghĩa là: ngài liên tục điều tra nghiên cứu đang khi Ngài ngắm nhìn sự vật.[7] Ngài đã sống trong hậu cung trong vòng tám ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là Nanda, Sunanda, Sirimā. Lại có đến một trăm hai mươi ngàn phụ nữ trong hậu cung hầu hạ ngài với hoàng hậu Sudassanā dẫn đầu. Hoàng hậu Sudassanā còn có tên là Sutanū.

Tám ngàn năm sau, khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và cậu con trai[8] của ngài tên là Samavattakkhandha đã được sinh ra cho hoàng hậu Sutanū, ngài đã lên đường thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo. Ngài đã xuất gia. Theo gương ngài có tám mươi tư ngàn người đã xuất gia cùng với ngài. Khi những người cùng xuất gia vây quanh ngài, họ đã hạ quyết tâm thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong suốt tám tháng và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã dùng một bữa ăn cơm sữa ngọt, do con gái một vị thương gia tên là Sudassana dâng cúng. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Sala, ngay lúc cây cối trong cánh rừng đang đâm chồi nẩy lộc xum xuê.

Sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do Sujāta, người canh giữ cánh đồng bắp dâng tặng và nhận ra cây Bồ Đề[9] Pṭal được trang hoàng lộng lẫy, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Đề, đi về phía bên phải. Ngày hôm đó, thân cây[10] Pāṭalī đã cao thêm tám ratanas và cành cây cũng toả rộng thêm khoảng năm ratanas và cao thêm một trăm ratanas. Cùng ngày hôm đó cây Pāṭalī đã che kín từ gốc đến ngọn với đủ loại hoa có hương thơm ngào ngạt như thể được cột vào một thứ vỏ cây có hương thơm, một loại hương vị chư Thiên thoảng đưa toả ra khắp vùng. Không chỉ có cây Pāṭalī mới toả hương ngào ngạt như vậy. Toàn bộ các cây Pāṭalī [11] khắp mười ngàn ta bà Thế Giới cũng đều toả hương, cả các cây có cành[12]cũng như dây leo cũng vậy và nước đại dương trở nên mát lạnh và ngọt ngào. Có đầy hoa sen ngũ sắc và các bông huệ nước che phủ mặt nước. Toàn bộ không gian giữa mười ngàn ta bà Thế Giới được giăng cờ, biểu ngữ và vòng hoa. Những bó hoa và những cây có chồi rủ xuống trải khắp nhiều vùng và toàn bộ bề mặt thế giới được một đám khói hương bột nhang thơm ngát che phủ. Sau khi đã tiến gần tới cây Bồ Đề và tám bó cỏ khô được rải trên một khoảng đất rộng tới mười ba cubit, ngài đã ngồi kiết già và quyết tâm nỗ lực để đạt đến Tứ chánh cần. Ngài đã ngồi với lời nguyền: “Ta sẽ không đứng lên cho tới khi trở thành một đức Phật.” Đang khi ngồi thiền như vậy, ngài đã cảm thắng được những đạo quân Ma Vương cùng với chính Ma Vương dẫn đầu đạo quân đó nữa.

Khi ngài đã dần dần thuần thục Thánh đạo,[13] Thánh đạo tứ trí, ngay sau khi Thánh Đạo và bốn trí Thánh quả, bốn tuệ phân tích, trí phân định, bốn trạng thái tái sanh, trí phân định năm ranh giới, bốn trí vô sở úy, sáu trí không thể chia xẻ với người khác và toàn bộ những ân đức đặc biệt nơi Chư Phật, thì ý định của ngài được hoàn tất. Ngồi ở tư thế kiết già đạt được Chánh Đẳng Giác ngài phán những lời long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.”*

Giống như ranh giới tia lửa toé ra từ chiếc xe, rồi từ từ tàn lụi đi, và không thể biết được, chính vì thế chẳng có ranh giới nào được vạch ra cho những người nào được giải thoát một cách chính đáng, thông qua trí tuệ, và họ đã vượt qua được triền phược và dục bộc lưu để đạt đến hạnh phúc vĩnh viễn*

[237] Sau khi đã trải qua bảy tuần gần cây Bồ Đề, ngài đã chấp thuận lời thỉnh cầu vị Phạm Thiên và nhận ra những chứng đắc các ân đức của hoàng tử Khaṇḍa,[14] là em rể của ngài và con trai Tissa2 là con trai của thầy tu, ngài đã đi trên không và đáp xuống trên vườn Lộc uyển tại thành phố Khema.[15] Khi ngài yêu cầu người canh gác nơi vui chơi giải trí điều cả hai người đến gặp ngài, ngài Chuyển Pháp Luân[16] ngay trước sự hiện diện của hai người này cùng với đoàn tuỳ tùng của họ. Thế rồi tại đây đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội với vô số các chư Thiên tham gia, do vậy mà có lời nói rằng:

XX

Và sau Đức Phật Phussa, Đấng Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Vipassin, là người tối ưu nơi các chúng sanh, một người có mắt, đã xuất hiện trên thế gian này.

Khi ngài đã diệt trừ vô minh và đạt đến vô thượng Chánh Đẳng Giác. Ngài đã quyết định Chuyển Pháp Luân trong thành phố ngài đang cư ngụ có tên là Bandhumatī.

Khi vị Lãnh đạo thế gian đã Chuyển Pháp Luân, ngài đã tỉnh thức cả hai người. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất, tham dự là rất đông các chúng sanh không thể đếm được.

2. Trong trường hợp này đã diệt trừ có nghĩa là đập tan ra thành từng mảnh. Ý nghĩa ở đây là: ngài đã đập tan tối tăm vô minh. Ngài “đã Chuyển Pháp Luân trong một thiền viện.” Cũng là một cách giải thích. “Trong Thiền viện đó” có nghĩa là trong vườn Lộc uyển tại Khema.

*. Xin đọc bản văn tr. 133.

2. Ngài đã thức tỉnh cả hai có nghĩa là ngài đã thức tỉnh cả người em cùng cha khác mẹ, là Khaṇḍa, con trai nhà vua, và Tissa, là con trai của vị tu hành.

3. Không thể kể đến bằng con số có nghĩa là: vô giới hạn không thể nào đếm xuể các chư Thiên có mặt trong cuộc thấu triệt Phật Pháp đó.

Thời gian tiếp theo ngài đã khiến cho Khaṇḍa, con trai của nhà vua, và Tissa, con trai của vị thầy tu, và khoảng tám mươi tư ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo gương của ngài được nếm hương vị Phật Pháp. Đó là cuộc thấu triệt pháp hội thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XX.

4. Sau này, nhờ tiếng tăm vượt bực ngài đã diễn giải Giáo Pháp tại đó. Cuộc thấu triệt thứ hai đã diễn ra khoảng tám mươi tư ngàn người.

3. Trong trường hợp này tại đó có nghĩa là tại vườn Lộc uyển trong thành phố Khema.

4. Tám mươi tư ngàn người đã xuất gia theo gương của đấng Chánh Đẳng Giác có nghĩa là: về vấn đề này, coi như chính những người này mà con số lên đến tám mươi tư ngàn người, đều là những tùy tùng cho Hoàng Tử Vipassin,.

Vào buổi sáng sớm khi họ đã lên đường[17] để chăm sóc cho hoàng tử Vipassin, và đã không gặp được ngài. Họ đã đi khỏi nơi đó để dùng bữa sáng và trở lại sau khi đã hỏi ra nơi cư trú của vị Hoàng Tử. Nghe tin hoàng tử đang ở đó, họ đã di chuyển đến nơi vui chơi giải trí, nói rằng, họ đang muốn tìm kiếm ngài. Khi họ vừa lên đường, thì cỗ xe của ngài đang quay trở lại. Ngài cho họ biết là vị hoàng tử đã xuất gia. Ngay tại nơi họ nghe được điều này, dẹp bỏ trở lại tất cả những đồ quý giá, chính họ [238] đã khoác vào chiếc y cà sa màu vàng ngay tại một cửa tiệm tạp hóa, và xuống tóc cạo râu, họ đã xuất gia. Sau khi đã làm như vậy, họ tiến lại gặp Đại Nhân và vây quanh ngài. Rồi vị Bồ Tát Vipassin suy nghĩ: “Nếu như đang khi thực hiện phấn đấu khổ hạnh là lại lưu lại ngay giữa đám đông thực không thích hợp chút nào. Vì trước đó những chủ gia nhân này đã di chuyển đến đây và vây quanh ta, chính vì thế giờ đây họ cũng làm như vậy. Ta phải làm gì với đám đông này đây?” Cảm thấy không hài lòng vì đám ông tụ họp lại quá đông, ngài nghĩ, “chính ngày hôm nay ta sẽ rời khỏi đây.” Nhưng nghĩ lại, “ Hôm nay không phải là ngày tốt để ta rời khỏi đây, rất có thể họ sẽ phát hiện ra ta, ngày mai ta sẽ lên đường.” Và ngày hôm đó dân chúng sống trong một ngôi làng giống như làng Uruvelā đã mời vị Đại Nhân cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài đến cư ngụ tại đó cho đến ngày hôm sau. Họ đã sửa soạn một bữa ăn cơm sữa ngọt cho vị Đại Nhân và khoảng hơn tám mươi tư ngàn người. Rồi vào ngày hôm sau, ngày rằm tháng Visakha, sau khi vị Đại Nhân Vipassin đã dùng bữa trong ngôi làng đó cùng với toàn bộ những cư dân trong làng đều xuất gia. Và đến nơi họ đang cư trú, tại đó những người nào xuất gia, đã hành động giống như vị Đại Nhân đã làm[18], mỗi người chuyển đến một chỗ dành riêng cho họ để qua đêm hoặc qua ngày hôm sau. Và sau khi vị Bồ Tát đã vào một căn chòi lợp lá và khi ngài đang ngồi, nghĩ rằng: “Đây là thời điểm thuận lợi để ra đi”. Sau khi đã lên đường và đóng cánh của căn chòi lá lại, ngài đã ra đi về phía bồ đoàn quanh Cây Bồ ề.

Họ cho biết những vị nào xuất gia, sẽ quay trở lại vào buổi tối để chăm sóc cho vị Bồ Tát và ngồi thiền vây quanh chiếc chòi lá của ngài. Nhận thấy trời đã quá về khuya, họ liền mở cửa căn lều lá nhưng không nhìn thấy ngài ở trong đó, họ liền nói với nhau: “Nào vị Đại Nhân đi đâu mất rồi?” Nhưng họ đã không ra đi tìm ngài vì họ nghĩ. “ Hình như vị Đại Nhân đã mệt mỏi vì đám đông và đang muốn ở một mình chăng? Nhưng thực sự chúng ta chỉ muốn nhìn thấy ngài trở thành một Đức Phật mà thôi.” Và họ đã lên đường đi về phía trong đại lục Jambudīpa Diêm Phù đề. Thế rồi, khi nghe tin Vipassin đã chứng đắc quả Phật và đã Chuyển Pháp Luân, toàn bộ những người đã xuất gia cùng với ngài liền tụ tập lại đúng lúc tại vườn Lộc uyển trong thành phố Khema, có Bandhumatī làm thủ đô. Bởi vậy Đức Phật Tổ đã diễn giải Giáo Pháp cho họ. Rồi ngay sau đó đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng tám mươi tư ngàn vị tỳ khưu có mặt. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba. Do vậy có lời kể lại rằng:

XX.

Khi họ đã đến ngôi chùa, vị có mắt đã diễn giải Giáo pháp cho tám mươi tư ngàn người xuất gia theo gương bậc Chánh Đẳng Giác.

Khi đã tiến lại gần và lắng nghe ngài diễn giải Giáo Pháp vào lúc ngài đang trình bày về mọi vấn đề, thì tất cả họ đều chứng đắc Pháp nhãn; đây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba

5. Trong trường hợp này tám mươi tư ngàn người đã xuất gia theo gương sáng (anupabbajum) của Bậc Chánh Đẳng Giác ở đây ta nên hiểu điều này có nghĩa là, “bậc Chánh Đẳng Giác” được dùng ở đối cách vì có tiếp đầu ngữ anu. Ý nghĩa ở đây là họ đã xuất gia theo ngài. Luật ngữ pháp này nên được hiểu rõ.[19] “vừa tới ngôi chùa tại đó[20] cũng là một cách giải thích.

6. Khi ngài còn đang thuyết có nghĩa là khi ngài đang thốt ra những lời diễn giảng.

[239] 6. Sau khi đã tiến lại gần có nghĩa là khi họ đã đi đến gần ngài, khi Pháp thí đã được phân phát.

Cả họ nữa cũng có nghĩa là cả họ cũng vậy. Coi như tám mươi tư ngàn người đã xuất gia và đã trở thành tùy tùng cho ngài Vipassin.

6. đi tới được (đạt đến) có nghĩa là nhận biết Giáo Pháp. Cuộc thấu triệt thứ ba diễn ra như vậy nơi những người này.

Và trong vườn Lộc uyển tại thành phố Khema, đang khi Đức Phật Tổ Vipassin còn ngồi giữa sáu mươi tám trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo gương của hai tối thượng nam thinh văn, dưới sự lãnh đạo của Đức Phật Tổ Vipassin, bậc Chánh Đẳng Giác đã tụng Giới Bổn mà rằng:

Kiên nhẫn, chịu đựng [21] là việc khổ hạnh tối thượng, Níp Bàn (trong mọi trường hợp[22]) cũng đều là tối thượng, Chư Phật đã dạy như vậy. Vì người nào làm hại người khác thì chẳng phải là người “xuất gia” cũng sẽ chẳng trở thành vị Sa môn nếu như kẻ nào làm hại người khác.

Không làm bất kỳ điều gì ác xấu, chu toàn toàn bộ những điều thiện, rửa sạch tâm tư của mình[23]: đây cũng là giáo lý của Chư Phật.

Không lạm dụng[24] kẻ khác, không gây hại[25] người khác và thu thúc theo đúng Giới Bổn[26], ăn uống có điều độ, chỗ nằm và chỗ ngồi vắng vẻ và chuyên tu tăng thượng tâm[27]: đây cũng là giáo lý của Chư Phật.

Và ta nên hiểu rằng đây là những đoạn kệ tụng Giới Bổn của toàn bộ Chư Phật. Đây là tăng đoàn đầu tiên.

Còn nữa, tăng đoàn thứ hai diễn ra sau khi có khoảng một trăm ngàn các vị tỳ khưu đã xuất gia và được chứng kiến Song thông và khi hai người em cùng cha khác mẹ của ngài Vipassin đã dẹp yên được những cuộc nổi dậy ở vùng biên cương và đã chiếm lại được những châu báu, họ dùng để trợ giúp Đức Phật tổ. Hai anh em đã dẫn Đức Phật Tổ trở lại thành phố của họ. Sau khi đã nghe ngài diễn giải Giáo Pháp và đã chăm sóc ngài Vipassin, cả hai đều xuất gia. Ngồi giữa đám đông khoảng độ tám mươi ngàn người trong vườn Lộc uyển tại thành phố Khema. Đức Phật Tổ đã tụng Giới Bổn. Đây là Tăng Đoàn thứ ba. Do vậy đã có lời giải thích như sau:

XX.

Vipassin, vị Đại ẩn sĩ, đã có được ba nhóm Tăng Đoàn, gồm toàn những người trung kiên đã đoạn tận lậu hoặc, đã được thanh tịnh và an tịnh tâm.

Nhóm Tăng Đoàn đầu tiên gồm sáu mươi tám[28] trăm ngàn người. Nhóm thứ hai gồm một trăm ngàn vị tỳ khưu.

Nhóm thứ ba gồm tám mươi ngàn vị tỳ khưu. Chánh Đẳng Giác đã toả sáng tại đó giữa những đoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại vây quanh ngài.

8. Trong trường hợp này sáu mươi tám trăm ngàn vị tỳ khưu có nghĩa là: một trăm ngàn vị tỳ khưu cộng với sáu mươi tám ngàn vị tỳ khưu đi theo.

[240] 9. Tại đó có nghĩa là tại vườn Lộc uyển  thành phố Khema.

9. Giữa đoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại có nghĩa là giữa Tăng Đoàn các vị tỳ khưu[29]. “Giữa Tăng Đoàn các vị tỳ khưu” cũng là một cách giải thích; ý nghĩa ở đây là: giữa Tăng Đoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại.

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là một Long vương tên là Atula, có sức mạnh thần thông phi thường và có vẻ mặt oai nghiêm lạ lùng. Bao quanh gồm cả trăm cả ngàn những Nagas không kể siết. Để tỏ lòng Kính Lễ Ngài Như Lai Thập Lực, có sức mạnh giới đức khôn ví, có tâm dịu mát do lòng từ bi bao la, và đối với đoàn tuỳ tùng, ngài dành nguyên sảnh đường thuộc quyền sở hữu của ngài[30] sảnh đường này được xây dựng để dâng kính ngài, có hình dáng giống như hình cầu thiên thể[31] mặt trăng được làm bằng các đá quý và ai cũng phải cho là đẹp đẽ và vô cùng kiệt xuất.[32] Đang khi thỉnh ngài còn ngồi tại đó, vị bồ tát đã tổ chức một cuộc đại thí bảy ngày, gồm toàn những của cải thần linh. Và ngài đã dọn cho Đức Phật Tổ một chiếc ghế được trang hoàng rất đẹp[33] với đủ thứ ngọc quý vô cùng đắt tiền. Chiếc ghế đó được làm bằng vàng, toả sáng liên tục do ánh sáng rực rỡ xuất phát từ những viên đá quý đó. Bởi vậy khi Đức Phật Tổ đã chúc phước cho việc bố thí chiếc ghế đó. Ngài đã thọ ký: “Chín mươi mốt đại kiếp sau kể từ bây giờ vị này sẽ là một đức Phật”. Do vậy có lời giải thích như sau:

XX.

Vào thời đó ta là một Long vương tên là Atula, người có sức mạnh thần thông vô song, là người tạo được rất nhiều công đức, là người mang ánh sáng.

Khi ta đã đến được với người trọng vọng nhất trên thế gian này, lúc đó đang chơi các nhạc cụ chư Thiên, vậy quanh ngài (Phật tổ) là vô số các vị Long vương.

Sau khi đã tiến tới gặp Vipassin. Vị Chánh Đẳng Giác là lãnh đạo thế gian và khi đã mời ngài, ta đã dành sẵn cho vị Pháp vương một chiếc ghế bằng vàng, được cẩn ngọc quí và đá quí và được làm đẹp với đủ thứ đồ trang sức.

Khi còn ngồi giữa Tăng Đoàn các vị tỳ khưu, đức Phật cũng đã thọ ký về ta như sau: “Chín mươi mốt đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành một đức Phật.

Sau khi đã rời khỏi thành phố tươi ẹp Kapila, Ngài sẽ trở thành một đức Như Lai. Khi ngài đã quyết tâm thực hiện phấn đấu khổ hạnh và thi hành những điều khắc khổ.

Sau khi ngồi dưới gốc cây Ajapāla và nhận một bữa cơm sữa tại đó, đức Như Lai sẽ lên đường đến Nerañjarā.[34]

Và vị Chiến Thắng sẽ dùng bữa ăn cơm sữa ngay trên bờ sông Nerañjarā và tiến đến gần gốc cây Bồ Đề bằng con đường quang vinh đã được sửa soạn.

Rồi, đi vòng quanh Bồ đoàn đó, vượt trội hẳn các vị nổi tiếng nhất, Ngài sẽ chứng đắc Chánh Đẳng Giác ngay dưới gốc cây Assattha.

Mẹ ngài sẽ có tên là Mayā, cha ngài, Suddhodana; ngài sẽ được gọi là Đức Phật Cồ Đàm.

[241] 19. Kolita và Upatissa, là người ly tham, an tịnh sẽ trở thành hai tối thượng nam thinh văn của Ngài.

20. Một người có tên là nanda sẽ là thị giả cho vị Chiến Thắng này,[35] Khemā và Uppalavaṇṇ là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài.

Vô lậu, ly tham, an tịnh tâm và nhập định là những ân đức đặc biệt của ngài. Cây Bồ Đề của Phật Tổ đó là cây Assattha.”[36]

Khi ta đã nghe tiếng ngài nói như vậy, ta càng ngày càng xác định được khuynh hướng trong tâm. Ta đã quyết định tu tập nhiều hơn nhằm chu tất được mười pháp Ba la mật.

10. Trong trường hợp này công đức có nghĩa là có công đức, công quả.[37] Ý nghĩa ở đây là: tích luỹ được công đức, được thu gom chất đống lại.

10. Người mang ánh sáng có nghĩa là được trang bị với ánh sáng rực rỡ.

11. Với vô số các Long vương Nagas có nghĩa là với các Nagas[38] đông vô số kể. Sở hữu cách ở đây là nên được hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

11. đang vây quanh có nghĩa là đang vây quanh vị Phật tổ.

11. Ta ám chỉ chính người đó.

11. đang chơi có nghĩa là đang phát ra tiếng, đang gẩy (đờn, nhạc cụ)

12. Được cẩn với ngọc và đá quý. Có nghĩa là dàn xếp, sắp xếp với các viên ngọc và v.v... và nhiều loại viên ngọc quý.

12. Được làm đẹp với đủ thứ trang sức. Có nghĩa là được làm đẹp với những trang sức làm bằng ngọc quí cẩn trên ghế, với những cách dàn dựng[39] bằng cây trầm v.v...

12. Một chiếc ghế bằng vàng có nghĩa là chiếc ghế làm bằng vàng.

12. Ta đã bố thí có nghĩa là ta đã cho.[40]

Và tên thành phố của Đức Phật Vipassin là Bandhumati, cha của Đức Phật Tổ tên là Bandhumā và mẹ ngài tên là Bandhumati; Khaṇḍa và Tissa là những tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài có tên là Asoka, Canda và Candamitta là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài tên là Pātali. Thân hình của ngài cao tám mươi Cubit. Nguồn sáng toả ra nơi thân xác ngài luôn toả sáng liên tục trong khoảng bảy do tuần (yojana), tuổi thọ của ngài là tám ngươi ngàn năm. Vợ của ngài có tên là Sutanū. Con trai của ngài tên là Samavattakkhandha; ngài đã xuất gia trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo, do vậy đã có lời giải thích như sau:

XX.

Bandhumatī là tên của thành phố của ngài. Bandhumā là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Bandhumatī là tên của mẹ ngài Vipassin, một vị Đại Hiền triết.

[242] 28. Khanda và Tissa là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Asoka là tên người thị giả của Vipassin. Vị Đại Hiền Triết

29. Candā và Candmittā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó chính là cây được nói là Pṭal.

31. Vipassin, lãnh đạo thế gian có thân hình cao đến tám mươi cubit. Hào quang quanh ngài toả xa tới bảy do tuần (yojana).

32. Tuổi thọ của đức Phật đó đạt đến tám mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều người vượt qua được bộc lưu.

33. Ngài đã giải thoát khỏi triền phược cho biết bao nhiêu chư Thiên và chúng sanh[41]. Còn đối với nhiều người bình thường ngài đã vạch ra cho họ biết đâu là Chánh Đạo đâu là tà đạo.

34. Khi ngài đã toả sáng và diễn giải hiện trạng bất tử, ngài chiếu sáng tựa như một đám lửa rồi lại viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

35. Sức mạnh thần thông quang vinh của ngài cộng với những công đức vinh quang và những đặc tướng đang đâm bông kết trái[42] đã biến mất hoàn toàn. Chẳng phải toàn bộ pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

33. Trong trường hợp này thoát khỏi những triền phược có nghĩa là ngài đã giải thoát các chư Thiên cũng như chúng sanh thoát khỏi những dục ái kiết sử v.v...; nghĩa là ngài đã chiếu sáng cho họ.[43]

33. Và ngài đã chỉ ra âu là chánh đạo đâu là Tà đạo nghĩa là ngài nói rằng: “Đây là con đường dẫn đến chứng ắc bất tử. Chánh đạo là Trung đạo được thoát khỏi các đoạn kiến và thường kiến. Chánh đạo này không dành cho những mệt mỏi thân xác v.v...” ý nghĩa ở đây là: Ngài đã chỉ ra cho thấy sự an nghỉ cho những người bình thường.

34. Khi ngài đã toả ra luồng sáng có nghĩa là: khi ngài đã trình diễn ánh sáng trí về Thánh đạo.

35. Và những đặc tướng đang nở rộ có nghĩa là thân hình của Đức Phật Tổ được trang điểm và nở rộ với những tướng bánh xe v.v...

Tất cả những gì còn lại trong các đoạn kệ đó đã quá rõ ràng.

Đến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Vipassin.

Cũng kết thúc Biên Niên Ký sự của Đức Phật Tổ thứ hai mươi.


[1]. Sāntarakappa. Người ta nói rằng mỗi một đại kiếp được chia thành sáu mươi tư chi phần xin đọc Tự điển Chú giải Pāli (CPD) xem từ antarakappa

[2]. Xin đọc thêm Mahāpadāna Sta. (oạn xiv) đã trình bày cuộc đời và giáo lý của Vipassī rất chi tiết. Ngài là Đức Phật đầu tiên trong sáu vị trước Đức Phật Cồ Đàm được công nhận trong đó. toàn bộ những điều này được đề cập đến trong Divy tr. 333

[3]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) tr. 411. Mhbv. Tr. 11

[4]. Visuddhaṃ passati.

[5]. Nimesa, làm lu mờ, che mắt; Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến giải thích là nimmita.

[6]. Vivaṭehi ca akkhīhi passati.

[7]. Viceyya passati

[8]. Tanaya, có nghĩa là hậu duệ.

[9]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA), 415

[10]. Xin đọc D ii. 4

[11]. Được đưa ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, nhưng không có trong BvAB

[12]. Sākhā trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 415, rambhā, là cây mã đề trong BvAB

[13]. Hatthagate katvā, nắm trong tay, có sở hữu được, ôm nhau.

[14]. Xin đọc D iii 4. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416, 437

[15]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 471 nói rằng vào thời đó nơi vui chơi giải trí Khema mà một nơi cư trú của các vị tiên tri. Isipatanta.

[16]. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 165 nói rằng ngài đã thuyết giảng Giáo Pháp bảy năm một lần. Tôi tin là đây không phải là chuyện lười biếng, nhưng là vì chỉ cần có vậy thôi. Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 lại cho là ngài thực hiện Bố Tát bảy năm một lần và việc động viên ngài thực hiện chỉ trong một ngày cũng đủ cho bảy năm. Đức Phật Sikhī và Đức Phật Vessabhū thực hiện Bố Tát sáu năm một lần. Về vị thế hay những gì khác liên quan đến những điều hạnh phúc Phạm Thiên xin đọc BA 190

[17]. Về đoạn tiếp theo xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 457

[18]. Mahāpurisassa vattam dassetvā

[19]. Xin đọc bản văn tr. 175

[20]. Hình như tattha thay cho tesaṃ trong oạn kệ 5: tesaṃ (tattha) ārāmappattānaṃ

[21]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 cho là hai từ này đồng nghĩa. Ba đoạn kệ này thấy có trong D ii 49, Dh 184, 183. 185 được trích trong Pháp cú kinh (Dhammapada). Iii 237, VA 186, đoạn cuối cùng cũng được trích trong Ud 43. dòng đầu tiên trong Vism 295. trong tác phẩm “Pātimokkha” bản dịch của hoà thượng ṇamoli, Bangkok 1966. tṛ 5 còn được gọi là Ovāda Pātimokkha ược gán cho Đức Thế Tôn Vipassin.”

[22]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 Chú giải ở đây bằng sabbākārena

[23]. Sacittapariyodapana Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 và Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 237. cho dù không giống trong bất kỳ tình huống nào. lại giống như trong cách giải thích sa- bằng từ attano

[24]. Với lời nói. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 479, UdA 253

[25]. Với thân xác giống như trên.

[26]. Không phạm phải bảy loại tội. UdA 253.

[27]. Ám chỉ tám loại thiền chứng

[28]. Phật Tông đã bỏ qua.

[29]. Bikkhugaṇamajjhe ti bhikkugaṇassa majjhe

[30]. Maṇḍapa

[31]. Maṇḍala

[32]. Maṇḍa

[33]. Maṇḍita.

[34]. Đoạn này được bỏ qua trong BvAC

[35]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) Ananda naāma naāmena upaṭṭhissati taṃ jinaṃ; Bv ghi là Anando nām uppaṭṭhaāko upaṭṭhissat imam jinaṃ

[36]. Xin đọc đoạn kệ 14-21 với IIA 62- 69

[37]. Puññavanto ti puññav

[38]. Nekānam nāgakoṭīnan ti anekehi naāgakoṭihi. Sở hữu cách và sử dụng cách.

[39]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là pavāḷarūpa. BvAB ghi là vāḷarūpa, họp thành những loại động vật hoang dã.

[40]. Adās ahan ti adāsim ahaṃ

[41]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) bāhu deve manusse ca. Bv ghi là bahudevamanussānaṃ

[42]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) ghi ca kusumitaṃ, Phật Tông ghi là catubhūmikaṃ các bản văn khác có ghi hơi khác một chút.

[43]. Vikāseti, khiến toả sáng, làm đâm chồi nẩy lộc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn