(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XXIV. Chú giải Đức Phật tổ KONAGAMANA

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 14853)

XXIV. Chú giải Đức Phật tổ KONAGAMANA [167]

Và tiếp sau Đức Phật Kakusandha và khi giáo pháp của ngài tan biến mất hết là khi bá tánh đã sanh vào thời điểm tuổi thọ chỉ còn vào khoảng ba mươi ngàn năm, vị đạo Sư Koṇāgamana, người luôn hướng[168] về hạnh phúc các bá tánh, đã xuất hiện trên thế gian này[169]. Nhưng trong trường hợp này ta phải hiểu rằng cho dù tuổi thọ đang ở trong một giai đoạn giảm xuống từ từ, việc tuổi thọ giảm xuống không phải như vậy. Vì tuổi thọ gia tăng lên rồi giảm xuống trở lại. Việc này xảy ra thế nào được? Trong cùng một đại kiếp Đức Thế Tôn có hồng danh là Kakusandha được tái sanh vào thời điểm tuổi thọ chỉ kéo dài có bốn ngàn năm. Nhưng đã có thời tuổi thọ đã giảm xuống chỉ còn có mười năm; còn nữa, tuổi thọ đó cũng tăng kéo dài một A Tăng kỳ, nhưng từ đó giảm dần xuống, tuổi thọ lâu trong một thời gian khoảng ba mươi ngàn năm, Ta phải hiểu rằng đó chính là thời điểm Đức Phật Tổ Koṇāgamana xuất hiện trên đời này.

Sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật ngài tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài được giáng trần tái sanh trong thành phố Sobhavatī[170] trong lòng một nữ Bà-la-môn có tên là Uttarā, là người đàn bà không ai sánh kịp (anuttara) về phẩm chất sắc đẹp, v.v... và là vợ của một Bà – la - môn có tên là Yaññadatta. Sau mười tháng ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ ngài trong nơi vui chơi giải trí Subhagavatī. Khi ngài Đản sanh thì cõi trời chư Thiên đã làm mưa xuống một trận mưa vàng ròng trên toàn cõi Diêm phù đề (Jambudipa). Chính vì nhằm cơ hội có vàng ròng rơi xuống như vậy, họ đã đặt cho ngài cái hồng danh là Kanakāgamana[171]. Nhưng dần dà hồng danh này đã được sửa đổi lại thành Koṇāgamana. Ngài đã trải qua cuộc sống tại gia vào khoảng ba ngàn năm. Và ba tòa lâu đài của ngài có tên là Tusita, Santusita. Santuṭṭha. Đã có tới sáu mươi ngàn phụ nữ cùng với nữ Bà-la-môn Rucigattā đứng đầu phục vụ ngài trong thời gian lưu lại tại gia.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng, và người con trai của ngài tên là Satthavāha đã được nữ Bà-la-môn Rucigattā hạ sanh. Ngài liền lên đường thực hiện Đại (xuất gia) trên lưng một con voi quang vinh và lên đường xuất gia. Theo gương ngài có Ba mươi ngàn bá tánh đã xuất gia. Vây quanh với những người này, ngài đã quyết định thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu tháng. Vào ngày trăng rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do con gái một người Bà-la-môn tên là Aggisona dâng tặng.

Sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Acacia. Vào ban tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô từ tay Tinduka dâng lên cho ngài, ông này là một người bảo vệ vườn ngô, và ông đã tiến gần ngài từ phía bên phải cây Bồ Đề Udumbara. Kích thước của cây này cũng giống như các cây Bồ Đề Puṇḍarīka đã đề cập đến ở trên.[172] trên cây có một số lượng quả rất lớn. Ngài đã rải những bó cỏ khô trên một khoảng đất rộng đến hai mươi cubit. Rồi ngài ngồi trên đó trong tư thế kiết già. Ngài đã cảm thắng đạo quân Ma-vương. Đạt được trí của đức Như Lai Thập Lực và ngài thốt lên lời tuyên bố long trọng. Khi đã trải qua bảy tuần lễ tại đó và nhận ra có tới ba mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia với ngài cũng đã đạt được những ân đức cao quí, ngài đã đi theo một lộ trình lên cõi trời[173] (bay trên không) và đáp xuống vườn Lộc uyển[174] tại nơi trú ngụ của các vị đại ẩn sĩ gần thành phố Sudassana, Ngài đã Chuyển Pháp Luân trước sự hiện diện của họ. Thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng ba mươi ngàn bá tánh tham gia.

Còn nữa, khi ngài đã thực hiện được Song Thông dưới gốc cây Sāla ngay cổng vào thành phố Sundara, ngài đã khiến cho hai mươi ngàn bá tánh được nếm hương vị Giáo Pháp. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. [259] Khi vị Phật Tổ đang diễn giải Tạng Vi Diệu Pháp cho đám đông các vị chư Thiên trong mười ngàn cõi ta bà Thế Giới, sau khi đã khiến cho chính mẹ của ngài là bà Uttara trở thành một người tuyệt vời nhất. Lại đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có khoảng mười ngàn người tham dự. Do vậy có lời nói về những điều này mà rằng:

XXIV.

Sau Đức Phật Kakusandha đã xuất hiện đấng Chánh Đẳng Giác hồng danh là Koṇāgamana, là người tối thượng nơi con người, là vị Chiến Thắng, là người trưởng thượng nhất trên thế gian này và là người có sức mạnh phi thường vào bậc nhất nơi các bá tánh.

Khi đã chu tất mười pháp, ngài đã vượt qua hoang địa. Tẩy sạch hết các cấu uế. Ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác.

Khi ngài lãnh tụ Koṇāgamana đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng ba mươi ngàn bá tánh tham dự.

Và khi ngài đang thực hiện các thần thông nhằm thu phục những học thuyết của ngoại giáo khác, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng hai chục ngàn người tham dự.

Thế rồi sau khi đã thực hiện thay đổi song thông[175] vị Chiến Thắng đã đi đến thành phố các thần linh. Ngài Chánh Đẳng Giác đã lưu lại đó suốt mùa mưa diễn giải bảy bộ Vi Diệu Pháp. Lại có cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba diễn ra cho khoảng mười ngàn người.

2. Trong trường hợp này khi ngài đã hoàn tất được mười Pháp có nghĩa là: khi ngài đã chu tất được mười pháp Ba la mật.

2. Ngài đã vượt qua hoang địa: có nghĩa là ngài đã vượt qua được hoang địa tái sanh.

2. Tẩy sạch hết có nghĩa là đã tẩy sạch đi.[176]

2. Toàn bộ các cấu uế có nghĩa là ba cấu uế tham lam v.v...

4. Và khi ngài đang thực hiện những thần thông nhằm thu phục những học thuyết của ngoại giáo khác, có nghĩa là khi Đức Phật Tổ đã thực hiện những thần thông.

5. Việc thay đổi có nghĩa là việc thay đổi sức mạnh thần thông. sau khi ngài đã thưc hiện Song thông ngay tại cổng thành Sundara. Ngài đã tiến vào thành phố các Thần Linh và lưu lại đó trên một tảng đá được trang hoàng lộng lẫy. Tại sao ngài lại lưu lại đó[177]?

6. Diễn giải bảy bộ Vi Diệu Pháp có nghĩa là ngài lưu lại đó và đã diễn giải cho các thần linh tạng Vi Diệu Pháp coi như đó là bảy bộ luận.

Đang khi đức Thế Tôn đang diễn giải Vi Diệu Pháp như vậy đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng mười ngàn người, Koṇāgamana, đã xuất hiện để chu tất toàn bộ các pháp Ba la mật tinh tuyền.[178] Ngài chỉ có duy nhất một Tăng Đoàn các thinh văn.[179] Đang khi ngài lưu lại tại nơi vui chơi giải trí Suridavatī gần thành phố Suridavati ngài đã diễn giải Giáo Pháp cho vị hoàng tử Bhīyasa và hòang tử Uttara và cho hai đoàn tuỳ tùng của hai vị gồm khoảng ba chục ngàn người. Sau khi đã để cho toàn bộ những người này được xuất gia theo khẩu hiệu “Thiện lai Tỳ khưu”, ngài đã tụng Giới Bổn giữa họ vào ngày rằm tháng Māgha.[180] Do vậy có lời nói về vấn đề này như sau:

XXIV

7. Vị thần linh các thần linh đó chỉ có một Tăng Đoàn gồm những người trung kiên nhất đã đoạn tận các lậu hoặc, được vô tỳ vết và được an tịnh trong tâm.

8. Đó là một Tăng Đoàn vào khoảng ba vạn các vị tỳ khưu là những người đã vượt qua được bộc lưu[181] và là những người đã phá tan thần.

8. Trong trường hợp này Những bộc lưu có nghĩa: đây là một từ đồng nghĩa để gọi tứ bộc lưu: Dục bộc lưu v.v... Và trong bất kỳ bộc lưu nào cũng có thể dìm sâu hắn xuống vực thẳm[182], khiến cho hắn chết chìm, chính vì hắn mà các bộc lưu này đã tồn tại. “Về các bộc lưu này”; sở hữu cách[183] ở đây nên hiểu theo nghĩa đối cách. Nghĩa ở đây là: vượt qua được tứ bộc lưu[184]

8. Phá tan:  đây cũng vậy cũng được hiểu theo cùng một phương pháp như trên.

8. Tử thần: có nghĩa là sự tử vong[185].

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là vị vua tên là Pabbata trị vì trong thành phố Mithila. Thế rồi, sau khi đã nghe Đức Phật Koṇāgamana xuất hiện nhằm đem lại nơi nương tựa cho mọi chúng sanh.[186] Ngài đã đến thành phố Mithila sau khi đã ra ngoài cùng với đoàn tuỳ tùng để gặp Ngài, nhà vua đã thỉnh ngài Như Lai thập lực, dâng cúng cho ngài một cuộc Đại thí. Và ngài đã yêu cầu đức Thế Tôn lưu lại mùa mưa tại đó. Để được chăm sóc cho vị đạo Sư và Tăng Đoàn các vị tỳ khưu của ngài trong vòng ba tháng. Vị Bồ Tát đã dâng cúng cho các Ngài lụa Pattuṇṇa Trung quốc, vải len, lụa Kasi, vải bông hảo hạng,v.v...cũng còn dâng cúng y cà sa rất đắt tiền, dép bằng vàng và nhiều vật dụng cần thiết khác nữa. Đức Thế Tôn đó cũng đã thọ ký về ngài. “Trong cùng Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một Đức Phật.” Thế rồi Đại Nhân.” Nghe lời thọ ký của đức Thế Tôn. Vị Bồ Tát liền từ bỏ vương quốc, và xuất gia trước sự chứng kiến của chính Đức Thế Tôn. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIV

Vào thời đó ta là một vị Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Pabbata, ta có biết bao nhiêu bạn hữu, cố vấn, các lực lượng đáng kể và kỵ mã.[187]

Ta đã đến để thấy Bậc Chánh Đẳng Giác và nghe Giáo Pháp vô thượng của ngài... ta đã mời Tăng Đoàn cùng với vị Chiến Thắng và dâng cúng cho ngài của bố thí khiến cho lòng ta mãn nguyện[188]

Ta đã dâng cúng cho đạo sư và các đồ đệ của ngài lụa Pattuṇṇa,[189] lụa Trung quốc và lụa Kasi. Cả vải len và cả dép xăng đan bằng vàng.

Và vị đại hiền triết đó ngồi ngay chính giữa Tăng Đoàn, ngài cũng đã thọ ký về ta như sau: “ Trong Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một đức Phật.”

Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành phố đầy vui thú Kapila...” “...ta sẽ gặp chính diện người này”[190]

[261] 14. khi Ta[191] đã nghe lời ngài ta càng có khuynh hướng trong lòng. Ta đã quyết định tu tập nhiều hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

15. Tìm kiếm trí toàn tri, ban phát của bố thí cho vị tối thượng trong số các con người. Sau khi đã từ bỏ vương quốc vĩ đại, ta đã xuất gia trước sự chứng kiến của vị Chiến Thắng.[192]

9. Trong trường hợp này các lực lượng đáng kể và nhiều Kỵ mã có nghĩa là đoàn quân của ta nhiều vô số kể, có cả kỵ binh gồm có ngựa và voi.

10. Để thấy Đấng Chánh Đẳng Giác có nghĩa là nhằm mục tiêu diện kiến Đấng Chánh Đẳng Giác.

10. Cho lòng ta mãn nguyện có nghĩa là cũng đúng như ta hàng mong muốn[193] Ý nghĩa ở đây là khi Tăng Đoàn có đức Thế Tôn đứng đầu đã thoả mãn với bốn loại thực phẩm[194], nói rằng. ‘đủ rồi, đủ rồi” với cử chỉ bằng tay họ cho biết bữa ăn kết thúc.[195]

11. Vị đạo Sư và các đồ đệ có nghĩa là: Ta đã dâng cúng cho vị đạo sư cũng như cho các đồ đệ[196] của ngài.

15. Đối với vị tối thượng trong số các con người có nghĩa là đối với đấng tối thượng trong số những người còn lại[197].

15. Sau khi đã từ bỏ có nghĩa là sau khi ta đã rời khỏi. [198]

Thành phố của Đức Phật Koṇāgamana có tên là Sobhavatī, cha ngài là một người bà-la-môn có tên là Yaññadatta, một nữ Bà-la-môn là mẹ của ngài có tên là Uttarā.[199] Bhīyyasa[200] và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn của ngài[201] Sotthija là tên của vị thị giả cho ngài.[202] Samuddā và Uttarā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài là cây Udumbara[203] Thân thể của ngài cao ba mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài ba mươi ngàn năm. Và vợ của ngài là một nữ Bà-la-môn tên là Rucigattā. Con trai của ngài tên là Satthavāha. Ngài xuất gia cưỡi trên lưng voi. Do vậy người ta kể về những điều này như sau:

XXIV.

Sobhavatī là tên thành phố. Sobha là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị. Gia Tộc vĩ đại của ngài Chánh Đẳng Giác tọa lạc giữa thành phố này.

Và Cha của Đức Thế Tôn là một người Bà la môn tên là Yaññadatta. Uttarā là tên của mẹ ngài Koṇāgamana, vị Đạo sư.

Bhīyyasa[204] và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn. Sotthija là tên vị thị giả cho ngài Koṇāgamana, vị đạo sư.

Sumuddā và[205] Uttarā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó ợc cho là[206] cây Udumbara.

[262] 25. Vị Phật Tổ đó cao ba mươi cubit. Giống như có một vòng trang điểm trên đầu trong lò nung là cách ngài được trang điểm như vậy bằng những tia sáng.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài đến ba mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều bá tánh vượt qua được bộc lưu.

27. Sau khi đã ưa ra lối đi có vòm che Giáo Pháp được trang điểm với trào lưu Phật Pháp, sau khi đã tạo ra được bó hoa Giáo Pháp ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của ngài.

28. đồ chúng của ngài, đại ân đức, và sau khi đã phổ biến Giáo Pháp chói loà đó, ngài cùng với toàn bộ bá tánh tất cả đều biến mất. Phải chăng toàn bộ những pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

25. Trong trường hợp này trong lò nung có nghĩa là trong chiếc lò của người thợ bạc.

25. Giống như một trang điểm trên đầu[207] có nghĩa là giống như một đồ trang sức[208] bằng vàng.

25. Được trang điểm bằng những tia sáng có nghĩa là được tô điểm, trang điểm như vậy bằng những tia sáng phát ra.

27. Sau khi đã ưa ra lối đi có vòm che Giáo Pháp [209] có nghĩa là sau khi đã thiết lập được chánh điện (ceitya)[210] gồm có ba mươi bảy Pháp giúp cho việc Giác Ngộ

27. Trang điểm bằng trào lưu Giáo Pháp[211] có nghĩa là được trang điểm bằng biểu ngữ Tứ Diệu Đế.

27. Sau khi đã tạo ra được bó hoa Giáo Pháp có nghĩa là tạo ra một bó gồm những vòng hoa và nhiều loại hoa bao gồm Giáo Pháp trong đó.[212] Sau khi đã xây được toà tháp Giáo Pháp[213] để cho bá tánh tôn kính vì họ đang đứng quanh Bồ đoàn Bảo tháp tuệ giác[214] vị đạo sư đã Níp Bàn viên tịch với tăng đoàn các đồ đệ của ngài.

28. Đại ân đức Giáo Pháp có nghĩa là chứng đắc ân đức đại thần thông.

28. Của ngài có nghĩa là thuộc về Ngài Phật Tổ.

28. đồ chúng có nghĩa là những người môn đệ của ngài.

28. Phổ biến Giáo Pháp chói lòa: ý nghĩa ở đây là, giống như Đức Phật Tổ, việc phổ biến những pháp siêu thế[215] đều biến mất.

Thật là hạnh phúc, ôi Koṇāgamana, đấng đoạn tận mọi lậu hoặc.

Vị đại ẩn sĩ, xuất hiện để biến chúng sanh thành vô tham[216]

Ngài xuất hiện từ dòng dõi10 tinh tuyền vô song,

Ngài đã lưu lại nơi cánh rừng xa săm, mọi bá tánh biết đến ngài chói loà ánh sáng.[217]

Mọi sự còn lại trong các đoạn kể khác đều đã quá rõ ràng

Đến đây kết thúc Phần Chú giải biên niên Ký Sự đức Phật Tổ Koṇāgamana

Kết thúc Biên niên Ký Sự về Đức Phật tổ thứ hai mươi bốn.

 


[167]. BvAC ghi Kona - trong suốt các đoạn kệ trừ đoạn kết.

[168]. BvAC ghi là ponāgamana. BvAB poṇā-; một cách chơi chữ với hồng danh của Đức Phật

[169]. BvAB ở đây lại thêm vào một đoạn kệ, không thấy ghi trong BvAC đưa ra một số giải thích về hồng danh của ngài. Nhưng BvAC lại đưa ra giải thích đủ ngay dưới đây.

[170]. Xin đọc D ii. 7

[171]. “Có vàng xuất hiện”

[172]. Bản văn tr. 243. xin đọc thêm tr. 248

[173]. BvAB ghi là gaganapatha. Một lối đi trên cõi trời; BvAC lại ghi là pavanapatha. Là một lối đi trong rừng. Cách diễn đạt này đã xuất hiện trong bản văn tr. 254. có lẽ BvAB là cách giải thích tốt nhất, có nhiều tương đồng hơn với devapatha, bản văn tr. 248. và surapatha, bản văn tr.243; cũng vậy với từ thường đựơc dùng nhiều hơn là ākāsena, bản văn tr. 161, 167, 198, 203, 208, 215, 227 232, 237, và từ anilapatha, con đường hư không. Bản văn tr. 178, 192, 224, và gaganatala, bản văn tr. 254, 263. Động từ được dùng để chỉ việc đến được tới nơi hằng mong ước luôn là ocarivā, có nghĩa là đáp xuống.

[174]. BvAC đã bỏ qua không ghi lại chi tiết này.

[175]. Xin đọc xxiii. 4

[176]. Pavāhiyā ti pavāhetvā

[177]. Đoạn kệ giải thích là vasati tattha sambuddho silāyaṃ paṇḍukambale: BvA lại giải thích là tattha paṇḍukambalasilāyaṃ vasi

[178]. Parisuddhapāramipūraṇāgamana. một kiểu chơi chữ.

[179]. Xin đọc D ii 6

[180]. Người ta cho rằng ngài đã tuân giữ Bồ tát một năm một lần, Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 236. xin cũng đọc Vin iii 7 tt.

[181]. Be, BvACB ghi là oghānam atikkantānaṃ; Bv ghi atikkanta-catur-oghānaṃ.

[182]. Ohananti

[183]. Oghānaṃ, sở hữu cách số nhiều,

[184]. Catubbhidhe oghe, đối cách số nhiều

[185]. Maccuyā

[186]. Saraṇagatasabbapāṇāgamana. một kiểu chơi chữ nữa về hồng danh của ngài.

[187]. Bv, Be. BvAB ghi là anantabalavāhano. BvAC ghi balavāhanam anappakaṃ

[188]. Bv ghi là yathicchakaṃ, BvAC lại ghi yadicchakam

[189]. BvACB giải thích là Pattuṇṇa, Bv ghi Paṭṭunna, xin ọc thêm Thup. 17

[190]. Xin dọc xx 14

[191]. BvAC ghi là tassāhaṃ. Bv tassāpi

[192]. Phật Tông ghi là tassa santike như đã được lưu ý trong Be với BvACB, lại giải thích là jinasantike

[193]. Yadicchakan ti yāvadicchakaṇ mặc dù tập vị Chú giải giải thích điều này như là điều tham khảo cho những người nhận. Cách giải thích ở trên đối với tôi hình như cũng chấp nhận được.

[194]. Rất có thể ám chỉ đến đến điều có thể ăn, uống, nhai, nuốt asita pīta khāyita sāyita

[195]. Pidahāpetvā. Pidahati thường có nghĩa là đóng, che phủ, khép lại. Có thể ý nghĩa ở đây là các vị tỳ khưu đã dùng tay ra hiệu là bữa ăn đã kết thúc hoặc họ lấy tay đậy bát khất thực lại để cho biết là bữa ăn đã mãn.

[196]. Satthu sāvake ti satthuno c’eva sāvakāna ca adsiṃ

[197]. Naruttame ti naruttamassa.

[198]. Ohāyā ti chāyitvā

[199]. D ii. 7

[200]. Phật Tông ghi là Bhīyyoso, Be, BvAB ghi Bhiyyasa. v. 1 Bhīyosa; D īi 4, S ii. 191 Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 417 Bhiyyosa; Ja I 43. Bhiyyosa v.1 - yasa

[201]. D ii. 4, S ii 191.

[202]. D ii. 6

[203]. D ii. 4

[204]. Xin đọc chú thích ở trên.

[205]. BvAC ghi là pavuccati, Bv ghilà vuccati.

[206]. BvAC ghi là yu vijjati tāvade, Bv ghi yu buddhassa tāvade, xin ọc CB, phần giới thiệu xxxiii

[207]. Kambu giống như trong Ja iv. 18. 130, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 167

[208]. Suvaṇṇanekkha. Xin ọc M iii. 102. xin xem MlS iii 141, n 2 để tham khảo thêm

[209]. Dhammaceti, trong đó ceti hình như có nghĩa là vòm cung, lối đi có hình vòm, thông qua đó người ta đi vào, ở đây là thích hợp với ý nghĩa của đoạn văn.

[210]. Cetiya, điện thờ, Tháp, rất có thể ceti chỉ là từ viết tắt. Cùng lúc đó ta nên nhớ là dhammacetiya trong M ii 124tt lại có nghĩa là làm nhân chứng cho hay là từ dùng Tôn kính trong Giáo Pháp xin đọc MLS ii 307. n. 1

[211]. Dhammadussa. Vải vóc được coi là một chiếc cờ đuôi nheo.

[212]. Xin đọc tiệm hoa của Đức Phật Miln 332

[213]. Dhammacetiya.

[214]. Vipassanā-cetiyaṅgama, bản dịch coi như rất không dứt khoát.

[215]. Lokuttaradhamma, cũng có thể ý nghĩa là Pháp siêu thế

[216]. Hai kiểu chơi chữ nữa đối với hồng danh của ngài. vīkāmapāṇāgamano. Visuddhavaṃsāgamano.

[217]. Sirināmadheyya

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn