(Xem: 1823)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2280)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XXV. Chú giải Đức Phật tổ KASSAPA

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15303)

XXV. Chú giải Đức Phật tổ KASSAPA

[263]. Tiếp theo Đức Phật Koṇāgamana khi Giáo Pháp của ngài đã biến mất lúc đó tuổi thọ các chúng sanh đang kéo dài khoảng ba mươi ngàn năm đã dần dần giảm xuống chỉ còn mười năm, rồi lại tăng dần trở lại lên đến vô hạn định; tuổi thọ lại giảm xuống nửa, khi chúng sanh sanh ra với tuổi thọ hai mươi ngàn năm thì có vị đạo sư tên là Kassapa xuất hiện trên thế gian này, ngài là người bảo hộ cho vô vàn vô số con người.[218] Sau khi đã chu tất các pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng một nữ Bà-la-môn tên là Dhanavatī[219] là người đã có vô số ân đức đặc biệt (vipulaguṇavatī), bà là vợ của một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta2 đang cư trú trong thành Bārāṇas. Sau mười tháng thọ thai trong lòng mẹ, ngài đã Đản sanh trong vườn Lộc uyển ngay nơi cư trú của các bậc Đại ẩn sĩ.

Người ta đã đặt tên cho ngài là Cậu Bé Trai Kassapa[220] đúng theo truyền thống của gia tộc[221] ngài. Ngài sống tại gia một thời gian kéo dài hai ngàn năm. Ngài có ba toà lâu đài tên là Haṃsavā, Yasavā và Sirīnanda[222]. Có khoảng bốn mươi tám ngàn phụ nữ hầu hạ chăm sóc cho ngài đứng đầu là nữ người Bà-la-môn tên là Sunandā.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và một người con trai tên là Vijitasena được nữ người Bà-la-môn Sunandā hạ sanh, ngay tức khắc trong lòng ngài đã nổi lên một điều thôi thúc, ngài nghĩ, “Ta sẽ thực hiện một chuyến xuất gia vĩ đại” thế rồi, ngay sau suy nghĩ đó, một trong ba toà lâu đài của ngài bắt đầu quay vòng tròn như chiếc bàn quay của người thợ gốm, rồi toà lâu đài đó bay vọt lên bầu trời, vây quanh là hàng trăm ngàn bá tánh giống như mặt trăng[223] vô cùng kiều diễm vây quanh với các vì sao toả sáng, như thể trang điểm cho bầu trời tựa như làm sáng tỏ sức mạnh công đức của ngài. Và như thể kéo khỏi con mắt ngắm nhìn của các bá tánh và chính ngài mong mỏi đến được đỉnh ngọn cây đang di chuyển theo rồi tới đậu xuống mặt đất với cây Bồ Đề ở chính giữa.

Rồi vị Đại Nhân Bồ Tát đã quyết định dừng lại trên mặt đất, mặc biểu ngữ của các vị A-la-hán do các thần linh trao cho, và rồi ngài đã xuất gia. Các vũ nữ bước xuống khỏi toà lâu đài và đi bộ một đoạn đường khoảng độ một nửa gavuta, ngồi xuống với đoàn tuỳ tùng rồi dựng trại tại đó.[224] Sau đó tất cả những người đi theo ngài, ngoại trừ đám phụ nữ, đều xuất gia theo gương của ngài. Họ cho biết Vị Đại Nhân có các bá tánh đông đảo vây quanh đã quyết tâm thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày, vào ngày rằm trong tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do một nữ người Bà-la-môn tên là Sunandā dâng cúng và ngài đã trải qua một ngày tạm trú ngay trong cánh rừng Acacia. Vào buổi tối hôm đó ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Soma đem đến dâng cúng cho ngài, ông là người canh giữ vườn ngô và đang khi tiến đến gần cây Bồ Đề Nigrodha ngài đã rải những bó cỏ khô trên một khoảng đất rộng đến mười lăm cubit. Ngồi tại đó ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác. Ngài đã thốt lên lời tuyên bố long trọng như sau: Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.” Và ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Khi ngài thấy đám đông các vị tỳ khưu khoảng mười triệu người đã cùng xuất gia với ngài đã đạt được những ân đức đặc biệt, ngài liền bay lên không trung và đáp xuống vườn Lộc uyển gần nơi cư trú của các vị Đại ẩn sĩ, gần thành phố Bārāṇasi và các vị tỳ khưu đã vây quanh ngài ngay lúc đó ngài đã Chuyển Pháp Luân tại đó.

[264] Thế rồi cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên đã diễn ra có tới hai mươi ngàn người có mặt. Do vậy đã có lời kể về sự việc này như sau:

XXV.

Tiếp theo sau ngài Phật Tổ Koṇāgamana đã xuất hiện một Đấng Chánh Đẳng Giác có tên là Kassapa,[225] tối thượng giữa loài người, là Đế Vương Giáo Pháp, là người mang ánh sáng.

Sau khi đã từ bỏ một bên những tài sản trong gia đình: ngài đã thực hiện bố thí và phân phát của cải cho những người ăn xin rất nhiều thực phẩm, (kể cả) đồ uống và những thực phẩm nhẹ[226] và sau khi đã đạt được mục tiêu của mình, ngài xuất gia giống như một con bò mộng phá tan cây cột buộc bò và ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác.

Khi Đức Phật Kassapa, lãnh tụ thế gian đang Chuyển Pháp Luân, liền diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng hai mươi ngàn người tham dự.

2. Trong trường hợp này từ bỏ một bên có nghĩa là, bỏ lại đàng sau. quẳng đi, từ bỏ.

2. Tài sản của gia đình có nghĩa là nhà cửa của gia đình. Ý ở đây muốn nói là: từ bở (quẳng đi), giống như đồ rác rến. Đây là điều vô cùng khó khăn mới có thể bỏ đi được: vô số là tài sản, những kho tích trữ hàng ngàn hàng vạn của cải tài sản thật hấp dẫn trước con mắt của hàng ngàn con người.

2. Cho những người ăn xin có nghĩa là bố thí cho những người ăn xin.[227]

2. Cây cột bò có nghĩa là chuồng bò. Giống như con bò mộng phá tan chuồng, cũng như vậy vị Đại Nhân, phá bỏ được gông cùm ràng buộc mình cùng với gia đình nhà cửa ngài hàng yêu thích, vào chính lúc ngài muốn ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác.

Còn nữa, khi vị đạo sư đang du hóa tại một vùng nông thôn trong vòng bốn tháng, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng mười ngàn người tham dự. Và ngay tại cổng vào thành phố Sundara, ngài đã thực hiện Song thông ngay tại gốc cây có tên là Asana, ngài đã diễn giải Giáo Pháp tại đó. Thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho năm ngàn bá tánh tham dự. Còn nữa, sau khi đã thực hiện được Song thông, có một vị Thiên tử tên là Sudhammā đang cư trú trong cỏi Tam Thập Tam, một nơi cư trú mà đoàn quân kẻ thù các thần linh khó lòng chinh phục được – ngài đã ngồi tại đó và diễn giải bảy bộ về Tạng Vi Diệu Pháp cho các vị thần linh thuộc mười ngàn ta bà Thế Giới có thể học tập lại có mặt của chính mẹ ngài, đó là người phụ nữ có tên là Dhanavatī dẫn đầu. Ngài đã khiến cho ba ngàn vị thần linh được uống rượu thần Giáo Pháp. Do vậy, có lời kể về các chi tiết này như sau:

XXV

Trong bốn tháng khi vị Phật Tổ đang du hóa khắp thế gian, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng mười ngàn người tham dự. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai.

Sau khi ngài thực hiện Song thông[228] và đã long trọng tuyên bố[229] Giới trí, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng năm ngàn người tham dự.

 Ngài đã diễn giảng Giáo Pháp tại đó ngay trong sảnh đường Sudhammā trong thành phố cực lạc của các vị thần linh. Vị Chiến Thắng đã khiến cho ba ngàn vị thần linh chứng đắc Giác Ngộ.

[265] 7. Sau này, vào buổi diễn giải Giáo Pháp cho Dạ Xoa yakkha Naradeva. Thì cuộc thấu triệt này đã diễn ra cho biết bao nhiêu chư vị thần linh không thể kể siết.

4. Trong trường hợp này trong vòng bốn tháng có nghĩa là trong bốn tháng[230] hay đây chỉ là một cách giải thích.

Đang du hóa có nghĩa là đang đi du hành.

Khi ngài đang thực hiện việc thay đổi Song thông có nghĩa là khi ngài đã thực hiện được Song thông

5. Giới trí có nghĩa là bản chất trí toàn tri; ta cũng có thể nói được đây là yếu tố toàn tri.

5. Tuyên bố có nghĩa là diễn giải cho công chúng biết.

6. Sudhamma có nghĩa là trong nơi cư trú của Cõi Tam thập Tam có một sảnh đường tên là Subdhamma; ngồi tại đó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.

Giáo Pháp có nghĩa là Vi Diệu Pháp

Họ nói rằng hồi đó có một Dạ Xoa (yakkha) tên là Naradeva, một bán thần linh, nhờ vẻ oai nghiêm của Đức Phật Tổ, uy quyền[231] rất lớn ngài đã cảm thắng vị bán thần linh, Dạ Xoa (yakkha) này có sức mạnh tâm linh rất mạnh giống như Dạ Xoa Naradeva đã nói ở trên[232]. Trong bất kỳ thành phố nào thuộc Diêm phù đề (Jambudīpa), nếu có vị vua nào với thân xác thuộc tầm cỡ như vậy, vì là kẻ ăn thịt người chưa được thoả mãn, Dạ Xoa đó đã tạo ra một âm thanh và dáng vẻ bề ngoài giống hệt như vị vua đó, Dạ Xoa liền giết chết và xé xác vị vua đó, rồi chiếm lấy vương quốc cùng với các cung phi trong đó. Và người ta nói rằng Dạ Xoa đó là tên côn đồ đối với đàn bà. Những khi những người phụ nữ tài ba thông minh này khám phá ra, “Đây không phải là nhà vua của chúng ta, đây không phải là một con người”, rồi Dạ Xoa đó cảm thấy mắc cỡ (khi bị phát hiện ra) đã xé xác họ hết thảy rồi lại đi đến một thành phố khác. Bằng cách này Dạ Xoa Naradeva luôn chạy trốn khỏi đám đông loài người. Nhưng khi hắn đi về phía thành phố của Sunanda và các cư dân trong thành phố đó nhận ra hắn, họ khiếp sợ sẽ bị giết, thế nên đã rời bỏ thành phố và chạy trốn khắp mọi nơi. Thế rồi ngài Kassapa, đức Như Lai Thập Lực nhìn thấy bá tánh đang chạy trốn như vậy, liền dừng bước trước Dạ Xoa (yakkha). Naradeva liền rống lên một tiếng rống khủng khiếp, một tiếng quát khiến cho các thần linh cũng phải đứng yên tại chỗ. Nhưng vì Dạ Xoa không thể khuấy động khiếp sợ nơi đức Phật, hắn liền chạy lại tìm nơi nương tựa nơi ngài và đưa ra một câu hỏi. Khi ngài đã trả lời câu hỏi của Dạ Xoa và thuần hoá được nó và đang khi ngài diễn giải Giáo Pháp cho Dạ Xoa đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho cả con người lẫn thần linh đang hiện diện trước mặt ngài đông không thể ước tính nổi. Do vậy, ngay từ lúc đầu (của đoạn kệ này) đã có lời nói rằng:

7. Sau đó, ngay lúc đang diễn giải Giáo Pháp có nghĩa là sau này, vào lúc đang diễn giải Giáo Pháp [233]

7. Do những bá tánh này có nghĩa là do những người này[234] hay đây chính là một cách giải thích.

Và Đức Phật Kassapa chỉ tập họp được một tăng đoàn các đồ đệ duy nhất.[235] Tissa là con trai của một vị thầy tu đang cư trú trong thành phố Bārāṇas[236] Khi vị ấy thấy những tướng tốt trên thân hình của Kassapa, khi ngài còn là một vị Bồ Tát và đã nghe cha của mình đang nói về họ. Vị ấy suy nghĩ. “Không còn nghi ngờ gì nữa, ra đi trong một chuyến xuất gia vĩ đại, ngài sẽ trở thành một đức Phật. Sau khi xuất gia trước sự hiện diện của ngài, ta sẽ được giải thoát khỏi nỗi đau khổ của kiếp luân hồi.” Chính vì thế, sau khi đã đi đến Himavant là nơi có rất đông các vị đại hiền triết với niềm tin, ngài đã ra đi thực hiện một chuyến xuất gia làm đạo sĩ. Đã có đến hai mươi ngàn đạo sĩ vây quanh vị ấy trong chuyến xuất gia này.

[266] Sau này, khi vị ấy đã nghe thấy rằng Kassapakumāra đã ra đi thực hiện chuyến xuất gia và đã đạt đến Chánh Đẳng Giác. Vị ấy đã đến với đoàn tuỳ tùng của mình và cùng với họ xuất gia trước sự hiện diện của Đức Phật Kassapa theo khẩu hiệu. “Thiện lai Tỳ khưu” và vị ấy đã đạt đến bậc A-la-hán. Đức Phật Kassapa đã tụng Giới Bổn giữa tăng đoàn qui tụ lại vào ngày rằm tháng Māgha. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXV

Vị thần linh các thần linh đó chỉ qui tụ được một tăng đoàn duy nhất gồm những người kiên định, đoạn tận các lậu hoặc, vô tỳ vết, và có tâm an tịnh.

Đây là một đoàn thể có đến hai mươi ngàn vị tỳ khưu, gồm toàn những người trung kiên, nhờ tâm và giới đức những vị ấy đã vượt trội hơn những người khác còn đang mắc phải tham ái[237].

9. Trong trường hợp này những vị đã vượt trội hơn những người khác vẫn còn có trong mình đầy tham ái: ý nghĩa ở đây là toàn bộ những vị ấy đã đoạn tận mọi lậu hoặc những vị ấy đã vượt xa những người bình thường. những bậc nhập lưu v.v...

9. Những người kiên định nhờ tâm và giới đức[238] có nghĩa là những người giống như vậy họ đã nhờ vào hổ thẹn và giới đức[239] (mà vượt xa...)

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc bấy giờ là một người bà la môn tên là Jotipāla[240], ngài đã thông suốt ba Phệ Đà, quen biết với việc thám sát cả mặt đất lẫn trời cao. Vị ấy còn là bạn thân với Ghatīkāra, một người thợ gốm. Tiến lại gặp vị đạo sư cùng với ngài, vị ấy nghe bài thuyết pháp của Đức Phật Kassapa và cũng xuất gia trước sự hiện diện của ngài. Đã đầu tư cố gắng. Vị ấy đã thông suốt được Tam Tạng. Và thông qua việc hành trì giới, đã được Giáo Pháp của vị Phật Tổ khai sáng. Và rồi chính vị đạo sư cũng đã thọ ký về ngài. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXV

10. Trước đây ta đã là một người Bà-la-môn[241] tên là Jotipāla, một người đọc tụng nổi tiếng[242] rất sành giải thần chú, thông thạo ba Phệ Đà.

Ta đã đạt đến hoàn hảo về khoa học giải các đặc tướng. Theo truyền thống truyền thuyết và các bổn phận của một người bà la môn. Ta rất thành thạo trong việc giải thích những dấu chỉ xảy ra trên trời[243] dưới đất, là một nhà thầy phù thuỷ[244] có nhiều kinh nghiệm[245].

Ghatīkāra là cận sự nam cho Đức Phật Kassapa, là người đáng kính lễ, đáng cung kính,[246] ông đã biến mất nơi Thánh quả[247] thứ ba.

Ghatīkāra, đã dẫn ta với ông, tiến lại gần Đức Phật Kassapa, vị Chiến Thắng. Khi ta nghe Giáo Pháp của ngài, ta đã xuất gia trước sự hiện diện của vị chiến hắng.

Là người đã dùng hết cố gắng của mình. thành thạo mọi việc tuân thủ giới luật. Ta đã không vi phạm bất kỳ giới luật nào; ta đã chu tất mọi điều trong giáo pháp của vị chiến thắng.

[267] 15. Sau khi đã học hỏi nghiên cứu thấu đáo toàn bộ Giáo Pháp Chín chi của vị Chiến Thắng[248] ở một mức độ nào đó đức Phật Tổ đã truyền đạt lại. ta đã được Giáo Pháp của vị chiến thắng khai sáng.

16. Khi ngài đã nhận ra được điều kỳ diệu của ta mà chính Đức Phật Kassapa cũng đã thọ ký. “Trong Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một đức Phật.”

17. Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành Phố Pakila đầy thú vị,...”

31. Khi ta đã nghe được lời ngài, vô cùng sung sướng, tâm trí[249] phấn chấn. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để hoàn tất mười Pháp Ba la mật.

32. Như vậy, sau khi đã lánh xa khỏi tái sanh luân hồi, tránh xa được tà hạnh đã tham gia vào những việc khổ hạnh chỉ vì muốn tự chính mình Giác Ngộ[250] mà thôi.

11. Trong trường hợp này thành thạo giải Thích Các tướng trên trời dưới đất có nghĩa là thành thạo trong việc quan sát về trái đất cũng như toàn bộ Thiên văn như ngôi sao di luân.[251]

12. Cân sự nam có nghĩa là người phục vụ.[252]

12. Cung kính có nghĩa là tôn kính[253]

Biến mất có nghĩa là suy tàn đi[254] (đưa ra khỏi hay tràn ra)

12. Nơi Thánh quả thứ ba: định sở cách (nhằm ám chỉ) nguyên nhân hay lý do;[255] ý nghĩa ở đây là Biến mất là do đã đạt đến đệ tam Thánh quả.

Dẫn đến có nghĩa là đã được dẫn đến.

14. Trong mọi cách tuân thủ giới luật có nghĩa là: tuân giữ cả những giới luật nhỏ nhất. Cho đến những giới luật chính.[256]

14. Thành thạo có nghĩa là có tài khéo: tài khéo trong việc thọ trì giới luật.

14. Chẳng vi phạm điều gì có nghĩa là ngài đã giải thích ngài chẳng vi phạm ở bất kỳ nơi đâu hay ở bất kỳ nơi nào. Từ những giới đến định, thiền chứng v.v... Nói rằng: “ta chẳng bao giờ bỏ qua điều gì ta đã thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.” Ta chẳng vi phạm điều gì”[257] cũng là một cách giải thích. Có cùng một ý nghĩa.

14. đến một chừng mực nào đó[258] đây là cách diễn tả việc phân định ranh giới; ý nghĩ cũng giống như là nhiều đến nỗi[259]

15. Chính Đức Phật Tổ đã truyền đạt có nghĩa là đây là lời của Đức Phật Tổ.

15. Được Khai sáng[260] có nghĩa là ta đã được làm sáng tỏ3 ta đã giải thích dẫn giải.

16. Điều kỳ diệu của ta. Có nghĩa là việc tu tập chính đáng của ta. Ý nghĩa ở đây là khi Đức Phật Kassapa đã nhìn thầy điều kỳ diệu đáng kinh ngạc bất kỳ người khác nào cũng không thể chia sẻ được.

32. Lánh xa khỏi có nghĩa là lánh xa khỏi (tái sanh) kiếp luân hồi

32. Tà hạnh: ý nghĩa ở đây là tà hạnh không được thực hiện[261], đây là điều không thích hợp[262].

Thành phố là nơi sanh của Đức Phật Tổ Kassapa có tên là Bārāṇas. Cha của ngài là một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta, mẹ ngài cũng là một nữ Bà-la-môn có tên là Dhanavatī là một phụ nữ có phẩm hạnh tốt nhất. (pamaguṇavatī) Tissa và Bhāradvāja là hai tối thượng nam thinh văn[263] của ngài, [168] Sabbamitta là tên một vị thị giả[264] cho ngài Phật tổ. Anulā và Uruvelā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề là cây Nigrodha. Thân hình của ngài cao hai mươi cubit, tuổi thọ của ngài kéo dài hai mươi ngàn năm. Vợ của ngài và là người hầu chính có tên là Nandā, con trai của ngài tên là Vijitasena. Ngài xuất gia qua phương tiện toà lâu đài bay lên không trung do vậy có lời kể về điều này như sau:

XXV.

33. Bārāṇas là tên thành phố ngài sanh ra. Kikī là tên của vị Quí Tộc Sát Đế Lị, gia tộc vĩ đại của vị Tự Giác Ngộ đang sinh sống trong thành phố đó.

34. Và Cha của Đức Phật Kassapa là một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta. Dhanavatī là tên của mẹ[265] ngài, là đại ẩn sĩ.

 Tissa và Bhāradvāja là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Sabbamitta là vị thị giả cho ngài Kassapa. vị đại ẩn sĩ.

40. Anulā và Uruvelā [266]là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó có tên gọi là Nigrodha.

42.Vị Phật Tổ đó có thân hình cao khoảng hai mươi ratanas. Ngài giống như một tia chớp. Giống như mặt trăng có các thiên thể vây quanh.

43. Tuổi thọ của vị Đức Phật Kassapa kéo dài trong hai mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho rất nhiều bá tánh vượt qua được bộc lưu.

44. Sau khi đã tạo ra Hồ Giáo Pháp, ưa ra giới hạnh như một loại dầu thơm, ngài đã khoác vào chiếc y trào Lưu Giáo Pháp,[267] ngài kết[268] một vòng hoa Giáo Pháp

 Khi ngài đã đặt chiếc gương Giáo Pháp vô tỳ vết trước đại chúng, ngài lên tiếng. “ “Chớ gì những ai ước ao níp-bàn hãy nhận ra những đồ trang sức của ta.”

Đưa ra áo giáp [269] là giới hạnh, khoác vào mình chiếc áo giáp thiền định. Sau khi đã mặc lấy làn da Giáo Pháp và được ban tặng áo giáp[270] tối thượng.

Sau khi được ban tặng chiếc mộc Chánh niệm, cây giáo sắc bén trí tuệ. Được ban tặng cây gươm sáng chói Giáo Pháp và giới hạnh để tiêu diệt mối liên kết sai trái.

Sau khi được trang bị với đồ trang sức Tam minh. Tứ Thánh quả như một vòng hoa đeo trước trán. Sau khi được ban tặng đồ trang sức sáu thắng trí và hoa Giáo Pháp đeo trên mình.

[269] 49. Sau khi được ban cho chiếc dù màu trắng Diệu Pháp để tránh khỏi ác Pháp, tạo ra bông hoa vô úy[271] ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

50. Và vị Phật Tổ Chánh Đẳng Giác, không ai có thể sánh kịp, khó bề tấn công nổi. Và Pháp Bảo này, được khéo thuyết giảng[272] Pháp đến để mà thấy.

Và Tăng bảo chánh hạnh không gì sánh kịp. Toàn bộ đều biến mất. Phải Chăng tất cả pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

42. Trong trường hợp này giống như một tia chớp có nghĩa là giống như một tia chớp nằm[273] trong đám mây giông tố.

42. Như mặt trăng vây quanh là các thiên thể có nghĩa là trăng rằm vây quanh là một vòng[274] các chòm thiên thể.

44. Sau khi đã tạo ra hồ Giáo Pháp có nghĩa là tự mình đã tạo ra được hồ Giáo Pháp [275]

44. Sau khi được ban tặng giới hạnh như là một loại dầu thơm tho có nghĩa là: sau khi đã ban dầu thơm nhằm trang điểm cho tâm dưới dạng Tứ Thanh Tịnh giới.[276]

44. Được khoác y trào lưu Giáo Pháp[277] có nghĩa là: khi được khoác cặp áo choàng ngoài gọi là tàm và úy.[278]

44. Ngài đã kết vòng hoa có nghĩa là: sau khi đã sắp xếp, đã hoạch định được vòng hoa gồm ba mươi bảy Pháp nhằm giúp cho Giác Ngộ.

45. Chiếc gương Giáo Pháp vô tỳ vết:[279] ý nghĩa ở đây là chiếc gương vô tỳ vết được gọi là Thánh đạo Nhập Lưu; sau khi đã đặt gương Giáo Pháp trên bờ hồ Giáo Pháp để cho bá tánh soi rõ các hiện trạng có tội, vô tội thiện và bất thiện của mình.

45. Trước đại chúng có nghĩa là đối với đại chúng[280].

45. Những ai mong ước Níp-bàn. Có nghĩa là họ bước đi trên thánh đạo vô tỳ vết trong khi nhập lưu nhằm diệt trừ mọi cấu uế bất thiện. Và chỉ ước mong được Níp Bàn bất tử, vô vi, vô khổ hoàn toàn an bình và bất biến. Ý nghĩa ở đây muốn nói đến, chớ gì tất cả những ai chiêm ngưỡng đồ trang sức do chính ta trình diễn theo cách đã ề cập đến ở trên, “chớ gì những người nào hết lòng mong muốn Níp Bàn sẽ nhận ra được đồ trang sức của ta.” (alaṅkarā) cũng là một cách giải thích. Có cùng ý nghĩa như vậy. Đồ trang sức (alaṅkarā) được rút ngắn nguyên âm.[281]

46. Áo giáp giới hạnh có nghĩa là chiếc áo giáp gồm năm giới. Mười giới và Tứ[282] thanh tịnh giới.

46. Khoác vào chiếc áo giáp thiền định có nghĩa là mặc vào chiếc áo giáp thiền định chính là bốn bậc và năm bậc thiền.[283]

46. Sau khi đã khoác lên làn da Giáo Pháp có nghĩa là mặc vào một làn áo chính là chánh niệm và tâm trong sáng.

46. Sau khi được ban tặng cho áo giáp tối thượng có nghĩa là được ban tặng cho, tạo ra được một chiếc áp giáp tinh tấn tối thượng gồm bốn chi phần.[284]

47. Sau khi được ban tặng chiếc mộc chánh niệm có nghĩa là được bảo vệ do chiếc mộc bốn niệm xứ chống lại những tham lam, v.v...sân hận, kẻ thù và ác pháp.[285]

47. Cây giáo trí tuệ sắc bén. Có nghĩa là vì đặc tính có thể thấu triệt, đó chính là cây giáo trí tuệ sắc bén – ý nghĩa ở đây là cây giáo sắc bén quang vinh dành cho trí tuệ thiền; quán ý muốn nói là làm cho hao mòn sức mạnh của phiền não, điều này chỉ dành cho những người nào là đệ tử trung kiên hành giả[286]

[270] 47. Được ban tặng cho cây gươm Giáo Pháp sáng chói có nghĩa là được cây gươm quang vinh trí tuệ trong các Thánh đạo, một thứ vũ khí các đồ đệ hành giả đầy nhiệt huyết sẽ sử dụng. Xuất phát từ hòn đá mài tinh tấn.

47. Giới hạnh nhằm diệt trừ mối liên kết sai trái: có nghĩa là Giới đức siêu thế thánh vức nhằm mục đích diệt trừ mối liên kết với các phiền não, nhằm mục đích loại bỏ những phiền não.

48.Trang bị đồ trang sức Tam minh có nghĩa là được trang bị đồ trang sức gồm ba minh.

48. Tứ Thánh quả như là vòng hoa đeo trước trán[287] có nghĩa là biến Thánh quả trở thành đồ trang sức trên đầu[288]

48. đồ trang sức sáu thắng trí có nghĩa là sau khi được ban tặng cho sáu thắng trí nhằm làm đồ trang sức để trang điểm cho chính mình.

48. Những hoa Giáo Pháp eo trên mình. Có nghĩa là biến thành những vòng hoa được biết đến như là chín pháp siêu thế.

49. Được ban tặng chiếc dù màu trắng Diệu pháp để tránh khỏi ác pháp có nghĩa là đem lại lòng trinh trong tuyệt đối. Chiếc dù nhằm đạt đến giải thoát.[289] Nhằm tiêu diệt sức nóng bất thiện.

49. Tạo ra bông hoa vô úy: ý nghĩa ở đây là nhằm tạo ra bông hoa chính là bát chánh đạo dẫn đến thành trì vô úy.[290]

Người ta kể lại rằng Đức Phật Kassapa Níp-bàn viên tịch trong nơi vui chơi giải trí Setavyā trong thành phố Setavyā thuộc vương quốc Kāsi. Cũng có lời kể lại rằng: xá lợi của ngài không được phân tán. Các bá tánh[291] cư trú trong toàn cõi Diêm phù đề Jambudīpa đã gom góp nhằm làm ra những viên gạch bằng vàng mỗi cây trị giá cả triệu đồng tiền cẩn trong đó bảo ngọc. Và bên trong viên gạch đó cũng cẩn mỗi viên ngọc trị giá nửa triệu đồng tiền. Thực hiện việc gắn với thạch tín (arsenic) màu đỏ và chất dính kết là dầu lạc. Họ đã xây dựng một bảo tháp cao khoảng một do tuần (yojana) [292]

Và Đức Phật Kassapa sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ

Hành động duy chỉ nhằm tạo hạnh phúc cho bá tánh.

Trong vườn Lộc uyển thuộc thành phố quốc vương Kasi

Ngài đã sống hầu đem lại nguồn hạnh phúc bất tận cho thế gian.

Tất cả những điều còn lại trong các đoạn kệ coi như đã quá rõ ràng.

Đến đây kết thúc[293] Chú giải Biên Niên Ký Sự Đức Phật Kassapa.

Kết thúc ký sự niên đại Đức Phật Tổ thứ hai mươi lăm.

 


[218]. Anekamanussapo. Một cách chơi chữ về hồng danh Đức Phật Kassapa. ý nghĩa ở đây là –po có hơi khó hiểu, một phần là vì chúng ta không biết cách dịch chính xác tên của ngài Kassa-pa. Hay ngay cả nếu như có thể chia ra như vậy được chăng: tộc rất có thể là Kassapa-gotta; xin cũng đọc trong DPPB ii 477, n. 4. tuy nhiên cũng có thể coi từ ghép trên như là một từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn –Pri, có nghĩa là lấp đầy; thoả mãn, tràn đầy, tươi mát, dấu yêu, nuôi dưỡng; bảo vệ và cũng có lẽ chính vì thế đây là từ viết tắt của từ pāla, tức là người canh giữ. Người bảo vệ, người giữ gìn. Xin đọc tự điển Childers, từ bhūmipālā, có nghĩa là nhà vua.

[219]. D ii 7

[220]. Kassapakumāra. Kumāra không phải là “hoàng tử” ở đây vì ngài là một thầy Bà la môn.

[221]. Gottavasena. Xin cũng đọc SnA 285tt. ở đó Tissa gọi Kassapa bằng tên bộ tộc của ngài là gottena ālapati.

[222]. Bv ghi là Haṃsa Yasa Sirinanda; BvAC ghi là Sirinandana

[223]. Kāranikara.

[224]. BvAC senānivesa. BvAB senāsannivesa.

[225]. Được nói đến trong KhA 203, PvA 21 tiếp theo câu chuyện kể về Đức Phật Phussa. Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 nói rằng ngài làm lễ Bồ tát sáu tháng một lần. Xin cũng đọc Vin iii 7 tt

[226]. Be, BvAC ghi là bahv’ annapānabhojanaṃ; Bv ghi bahunaṃ pānabhojanaṃ

[227]. Yācake ti yācakānaṃ datvā.

[228]. Xin đọc xxiii 4. xxiv 5

[229]. Bv, Be, BvAB pakittayi, BvAC pakāsayi.

[230]. Catumāsan ti cātumāse

[231]. Mahesakkha. Xin đọc Cp II 8 1 trong đó cách giải thích từ mahesakkho được giải thích trong CpA 161 do mahāparivāra, oàn tuỳ tùng đông đảo, cũng giống như trong AA iii 183. nhưng chẳng có gì được nói về điều này ở trên cả.

[232]. Có lẽ ở trong bản văn tr. 253tt

[233]. Apare dhammadesane ti aparasmim. Dhammadesane.

[234]. Etesānan ti etesaṃ. Có liên quan đến con người lẫn các chư thiên vừa được nói đến ở trên.

[235]. Xin đọc D ii 6, Ja I 43.

[236]. Được nói đến trong SnA i 280 đã được sanh ra trong cùng một ngày với Kassapa và là một người bạn chí cốt kể từ khi còn nhỏ. Xin đọc toàn bộ đoạn SnA này Chú giải về đoạn kệ mở đầu., Sn 239 về Kinh magandha; trong đó người ta kể về câu chuyện trên rất chi tiết.

[237]. BvAC ghi là atikkantarāgavantānaṃ Be, BvAB atikantabhavantānam, Bv thì ghi abhikkantabhagavantānaṃ

[238]. Hirisīlena.

[239]. Hiriyā ca sīlena ca

[240]. Xin đọc Trung Bộ Kinh ii 46tt, S I 34tt., Ja I 43, Ap I 301, Miln 221, UdA 265, bản dịch Mhvu 1. 265 tt

[241]. BvAC ghi là ahaṃ tena samayena, Bv, Be, BvAB ahaṃ tadā māṇavako.

[242]. Ở đây và đoạn kệ tiếp theo, xin đọc A ii 6

[243]. Xin đọc D I 9

[244]. Katavijja, có nghĩa là “hiểu biết (hay bùa mê, phép yêu ma) có được hay kẻ nào có được hiểu biết khoa học, triết học.

[245]. Bv ghi là anāvayo, Be ghi là anavayo lưu ý BvAC lại ghi là anāmayo có nghĩa là “táo bạo, chịu đựng được” tôi chấp nhận ý nghĩa của Be. xin đọc trong Tự điển Chú giải Pāli (CPD) từ anavaya.

[246]. Jotipāla, coi như là Bồ Tát. Mặt khác lại tỏ ra thô lỗ với Đức Phật Kassapa xin đọc Trung Bộ Kinh Sta. 81. chính vì thế khi vị sau này trở thành Bồ Tát Cồ Đàm ngài đã phải trải qua đến sáu năm thực hiện những điều khổ hạnh trước khi đạt đến được Giác Ngộ.

[247]. Xin đọc thêm Trung Bộ Kinh ii 52

[248]. BvAC jinasāsana, Bv satthasā-, của vị thiền sư.

[249]. BvAC haṭṭho. Samviggamānaso, nh trong td. bản văn tr 170, 176, tiếp theo như ở trên. Bv Be BvAB bhiyyo cittam pasādayiṃ. Ta càng cảm thấy mình bị thôi thúc trong lòng hơn nữa.

[250]. Xin đọc thêm xxii 14

[251]. Joticakkācāre jotivijjāya

[252]. Upaṭṭhāko ti upaṭṭhāyako. Xin đọc Divy 426 để biết thêm ý nghĩa của từ upasṭhāyaka

[253]. Sappatisso ti sappatissayo

[254]. Vissuta không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) ý nghĩa của người nổi tiếng hay danh tiếng ở đây, vì ở đây hình như đây là từ đồng nghĩa với nibbuta. Đây có thể là một từ Pāli Phạn vi-sruta từ chữ vi-sru. Có nghĩa là chảy tới, chảy qua, chảy nhỏ giọt; hoặc có thể là khô ráo hết nước. (có liên quan đến từ kilesas)

[255]. Nimittasattamī. Xin phần giới thiệu tr. xxxiii tt

[256]. Được cho là khoảng 80 mahāvatta trong MA iii 30. cũng còn có những bổn phận hay những qui luật của người đồ đệ đối với người thầy dạy của mình.

[257]. Viết là na koci thay vì na kvaci.

[258]. Yāvatā

[259].Yāvatakaṃ iều này có cùng ý nghĩa với yāvatā

[260]. Sobhayim ...sobhesim (nguyên nhân)

[261]. Akattabbaṃ

[262]. Akaraṇīya, cũng có nghĩa là “không được thực hiện” “không nên thực hiện”

[263]. Xin đọc D ii 5

[264]. Nt. tr. 6

[265]. Bv, Be, BvAB Dhanavatī nāma janikā, BvAC mātā Bhanavatī nāma.

[266]. Phật Tông ghi là Anuḷā Uruvelā

[267]. Xin đọc xxiv 27

[268]. BvAC vibhajjiya, Phật Tông virājiya xin ọc thêm Trung Bộ Kinh I 364 virājeti, S ii 255 vighajeti

[269]. Kañcuka

[270]. Sannāha

[271]. BvAC ghi là māpayitv’ abhayaṃ. Bv māpetvā abhayaṃ

[272]. BvAC ghi là svākkhāto, Bv ghi svaākhyāto.

[273]. Saṇṭhita, sa chữa hay thiết lập

[274]. Parivesa xin đọc M-W- s.v parivesha, một vòng tròn, một vòng khuyên, vòng hoa, triều thiên; vòng quanh vòng tròn; vòng trời hoặc mặt trăng

[275]. Pariyatti có hai nghĩa một là chế ngự được và hai là kinh thi. Trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 21. MA ii 107 Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 23 lại có ba ý nghĩa

[276]. Catupārisuddhisīla. Nh trong td. A ii. 194 tt., Ja iii 291, Pháp cú kinh (Dhammapada) iv iii. Chú giải Tăng Chi Bộ I 87, ii 66 91, 133 (thu thúc) nhờ giới bổn là giới luật và rồi lại có chế ngự về các căn, tinh tuyền tuyệt đối trong cuộc sống. và về những gì đặt cơ sở trên những đồ thiết yếu trong cuộc sống. xin đọc Miln 336. Khác vơi Chú giải Tăng Chi Bộ iv 57, 60. hình như tinh khiết hoàn hảo nơi thân, khẩu, ý và cách sống được coi như là điều chính yếu nhất.

[277]. Xinđọc xxiv 27

[278]. Đựơc định nghĩa trong Dhs 30, 31

[279]. Xin đọc D ii. 93, S v 357

[280]. Mahājane ti mahājanassa

[281]. Bình thường ghi là alaṅkāra

[282]. Xin đọc ở trên, lưu ý đoạn 44. và xin đọc bản văn tr. 123

[283]. Tham khảo về bốn bậc thiền Jhana đôi khi được mở rộng thành năm

[284]. Xin đọc bản văn tr. 8 83, 133 142, 161 172, 177, 236 243

[285]. Từ ghép này cũng có thể được dịch thành: để bảo vệ khỏi điều xấu và kẻ thù là tham lam sân hận v.v...

[286]. BvAC kilesabalanidhanakaraṃ yogāvacaraṃ. BvAB - karasamatthaṃ vā yogāvacarayodhavaraṃ

[287]. vela

[288]. Vataṃsaka

[289]. Vimuttisesacchatta; coi sesa như là một ý nghĩa theo tiếng phạn là sesha.

[290]. Abhayapura, tương đương với nibbāna

[291]. Như ghi trong Thup. 17; xin đọc thêm bản văn tr. 141

[292]. MA iii 122tt có nói lên sự khác biệt ý kiến nơi bá tánh về sự khác biệt về kích thước của bảo tháp và về vật liệu được dùng để xây cất. Cuối cùng là đã đi đến quyết định là bảo tháp phải có hình tứ giác và một vị vua, vị hoàng tử, một vị tướng và một người lái buôn mỗi người đều có trách nhiệm xây một mặt bảo tháp đó. Những tiền bạc lại thiếu. Một cận sự nam có tên là Sorata, một vị bất lai đã đi khắp vùng Jambudīpa để lạc quyên dân chúng và gửi tiền thu được về xây dựng bảo tháp. Tháp này đã được hoàn tất nhưng Sorata trên đường về để đảnh lễ bảo tháp, đã bị các tên cướp giết chết trong rừng được gọi là Andhavana, tức là rừng người mù, vì chúng không thể nào tin được ngài không có tiền trong túi.

[293]. BvAC samattā, BvAB niṭṭhitā

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn