(Xem: 1808)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2269)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

* 1.4-Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm (Kāmāvacarasobhaṇacitta)

08 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11783)

Vi Diệu Pháp - Hiện thực trong cuộc sống

Phần -1.4

 

Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm (Kāmāvacarasobhaṇacitta)

 

Dục-giới tịnh-hảo-tâm (Kāmāvacarasobhaṇa-

citta) là tâm thường phát sinh trong cõi dục-giới, thuộc về tâm-tịnh-hảo bởi vì tịnh-hảo tâm-sở (sobhaṇacetasika) đồng sinh.

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm chia 3 loại tâm:

1- Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm,

2- Dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm,

3- Dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm.

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm hợp với thiện nhân (kusalahetu) vô-tham (alobhahetu), vô-sân (adosahetu), và vô-si (amohahetu) gọi là trí-tuệ, chỉ hợp với tâm có trí-tuệ mà thôi.

Giảng Giải:

Kāmāvacarakusalacitta: Dục-giới đại-thiện-tâm còn gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm.

Định-nghĩa kusalacitta rằng:

Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti kusalaṃ,

Tâm nào làm cho rung động hoặc tiêu diệt ác-pháp mà chư bậc thiện-trí ghê tởm, tâm ấy gọi là thiện-tâm (kusalacitta). Thiện-tâm là tâm tốt, không bị ô nhiễm, không nóng nảy, không có lỗi, cho quả an lạc. 

Kusalacitta có 5 ý nghĩa:

1- Arogayattha: nghĩa không có bệnh là không có phiền-não tham, sân, si,… làm khổ tâm. Phiền-não tham, sân, si, … gọi là bệnh, vì làm khổ tâm, khổ thân đối với chúng-sinh,

2- Sundarattha: nghĩa tốt lành là sự lợi-ích, sự an lạc đối với chúng-sinh,

3- Chekattha: nghĩa khôn ngoan, người có thiện-tâm nói năng hành động đàng hoàng tử tế,

4- Anavajjattha: nghĩa không có lỗi đáng chê trách nào cả,

5- Sukhavipāka: có quả an lạc đáng hài lòng.

Kāmāvacarakusala (Mahākusala)

Dục-giới đại-thiện-tâm (Mahākusala) phát sinh do nương nhờ 3 pháp là vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động, nên dục-giới đại-thiện-tâm phân chia ra làm 8 loại tâm như sau: 

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,  

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

Giảng Giải 8 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

* Somanassasahagata:Somanassa+sahagata

- Somanassa: thọ hỷ,

- sahagata: đồng sinh với

Somanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ hỷ.

* Upekkhā sahagata:

- Upekkhā: thọ xả,

Upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả,

* ñāṇasampayutta: ñāṇa+sampayutta

- ñāṇa: trí-tuệ

- sampayutta: hợp với

ñāṇasampayuttaṃ: hợp với trí-tuệ,

ñāṇavippayutta: ñāṇa+vippayutta

- ñāṇa: trí-tuệ

- vippayutta: không hợp với

ñāṇavippayuttaṃ: không hợp với trí-tuệ,

* asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động,

* sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.

Mahākusalacitta: Đại-thiện-tâm hoặc dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm thuộc về dục-giới tịnh-hảo-tâm không có lỗi, cho quả an lạc, đặc biệt cho quả-tâm phát sinh nhiều hơn sức mình nghĩa là 8 dục-giới đại-thiện-tâm (mahākusala-citta) cho quả là 8 dục-giới đại-quả-tâm (mahā-vipākacitta)8 thiện-quả vô-nhân-tâm (ahetuka- kusalavipākacitta), gồm có 16 quả-tâm.

Dục-giới đại-thiện-tâm có khả năng biết 6 đối-tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tốt đáng hài-lòng đối với các hạng chúng-sinh trong tam-giới gồm có 30 cõi từ cõi địa-ngục cho đến cõi trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên (trừ cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) tuỳ theo khả năng của mỗi cõi.

Dục-giới đại-thiện-tâm có thể phát sinh đối với các chúng-sinh trong cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, phạm-thiên trong 15 cõi trời sắc-giới (trừ cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) và phạm-thiên trong 4 cõi trời vô-sắc-giới.

Dục-giới đại-thiện-tâm là tâm làm nền tảng của pháp bố-thí, pháp-hành-giới, pháp-hành-thiền-định để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới; pháp-hành-thiền-tuệ để dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ đạt đến gotrabhuñāṇa có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, và còn làm phận sự paccavekkhaṇañāṇa quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng-ngộ, phiền-não đã diệt-đoạn-tuyệt rồi, và phiền-não chưa diệt-đoạn-tuyệt được.

Cho nên, dục-giới đại-thiện-tâm với tác-ý thiện có khả năng đặc biệt biết rộng như vậy, nên gọi là đại-thiện-tâm (mahākusalacitta).  

Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 loại tâm do căn cứ vào 3 pháp: vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động.

1- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo thọ:

 - 4 tâm đồng sinh với thọ hỷ,

 - 4 tâm đồng sinh với thọ xả.

2- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo trí-tuệ:

 - 4 tâm hợp với trí-tuệ,

 - 4 tâm không hợp với trí-tuệ.

3- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo tác-động:

 - 4 tâm không cần tác-động,

 - 4 tâm cần tác-động.

1- Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Đồng Sinh Với 2 Thọ: 

- 4 tâm đồng sinh với thọ hỷ,

- 4 tâm đồng sinh với thọ xả.

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào có đức-tin (saddhā) trong sạch nhiều, vô cùng hoan hỷ trong phước-thiện ấy phát sinh thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ (somanassavedanā),  

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nàođức-tin ít, hoan hỷ không nhiều trong phước-thiện ấy phát sinh thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ xả (upekkhāvedanā).

* Nhân Phát Sinh Thọ Hỷ

Dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ có 6 nhân:

1- Somanassapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm đồng sinh với thọ hỷ, 

2- Saddhābahulatā: Có nhiều đức-tin.

3- Visuddhadiṭṭhitā: Có chánh-kiến thanh tịnh,

4- Ānisaṃsadassāvitā: Thấy rõ quả báu của thiện-nghiệp ấy,

5- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối- tượng tốt đáng hài lòng,

6- Kassacipiḷābhāvo: Không gặp điều bất lợi  nào cả. 

* Nhân Phát Sinh Thọ Xả

Dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ xả có 6 nhân:

1- Upekkhāpaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm đồng sinh với thọ xả,

2- Appasaddhatā: Có ít đức-tin

3- Avisuddhadiṭṭhitā: Có chánh-kiến không thanh tịnh

4- Ānisaṃsa adassāvitā: Không thấy rõ quả báu của thiện-nghiệp ấy,

 5- Majjhattārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng trung bình không tốt, không xấu,

6- Kassacipiḷikatā: Gặp điều bất lợi nào đó.

* Sự khác nhau của thọ hỷ, thọ xả trong đại-thiện-tâm và bất-thiện-tâm:

* Thọ hỷ đồng sinh với 4 dục-giới đại-thiện-tâmthiện-tâm vô cùng hoan hỷ nhiều trong phước-thiện hoặc thiện-nghiệp, nên thiện-nghiệp có nhiều năng lực, có nhiều quả báu đáng hài lòng nhiều.

* Thọ hỷ đồng sinh với 4 tham-tâmác-tâm hoan hỷ trong ác-pháp hoặc ác-nghiệp, nên ác-nghiệp nặng, có nhiều quả khổ đáng kinh sợ.

* Thọ xả đồng sinh với 4 dục-giới đại-thiện-tâmthiện-tâm hoan hỷ ít trong phước-thiện hoặc thiện-nghiệp, nên thiện-nghiệp có ít năng lực, có ít quả báu đáng hài lòng.

* Thọ xả đồng sinh với 4 tham-tâmác-tâm hoan hỷ ít trong ác-pháp hoặc ác-nghiệp, nên ác-nghiệp nhẹ, có ít quả khổ.

2- Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Hợp Với Trí-Tuệ:  

- 4 tâm hợp với trí-tuệ,

- 4 tâm không hợp với trí-tuệ.

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào với trí-tuệ hiểu biết rõ sự thật chỉ có nghiệp là của riêng mình mà thôi thì dục-giới đại-thiện-tâm ấy hợp với trí-tuệ (ñāṇasampayutta),

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào chỉ có đức-tin (saddhā) mà không có trí-tuệ hiểu biết rõ sự thật chỉ có nghiệp là của riêng mình mà thôi thì dục-giới đại-thiện-tâm ấy không hợp với trí-tuệ (ñāṇavippayutta).

Trí-tuệ đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có 2 loại trí-tuệ là:

1- Kammassakatāñāṇa: Trí-tuệ hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình, nghĩa là trí-tuệ hiểu biết rõ chỉ có tất cả thiện-nghiệp và bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) là của riêng mình mà thôi. Ngoài tất cả nghiệp ấy ra, còn lại những gì khác trong đời này thuộc về của chung, nếu người nào có thiện-nghiệp bố-thí thì được thừa hưởng quả của nghiệp ấy một phần của chung nào trong khoảng thời gian lâu hoặc mau tuỳ theo quả của nghiệp ấy.

Ví dụ: Đất đai thuộc về của chung, người nào có phước thì được thừa hưởng phần đất đai với thời gian lâu hoặc mau tuỳ theo quả của thiện-nghiệp ấy, đến khi mãn quả của thiện-nghiệp, thì đất đai ấy lại thuộc về của người khác.

Nếu người nào có trí-tuệ kammassakatāñāṇa biết sử dụng phần của cải nào mà mình đang sở hữu, đem ra làm phước-thiện bố-thí thì thiện-nghiệp bố-thí ấy thuộc về của riêng mình.

Như vậy, biến đổi của cải tạm thời trở thành tài sản quý báu vĩnh-viễn riêng mình.

Mỗi chúng-sinh sau khi chết chỉ có thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp nào của mình cho quả tái sinh kiếp sau mà thôi, kiếp sau của mỗi chúng-sinh thuộc về loại chúng-sinh nào trong 4 loài chúng-sinh, cõi nào trong 31cõi giới hoàn toàn tuỳ thuộc vào quả của nghiệp ấy mà thôi.

Mỗi kiếp mới của chúng-sinh đều tích-luỹ đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp từ vô số tiền kiếp của chúng-sinh ấy đã tạo từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại không bỏ sót lại một nghiệp nhỏ nào cả. 

Người có kammassakatāñāṇa: trí-tuệ hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình là người có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng theo 10 pháp chánh-kiến:

Dasavatthusammādiṭṭhi:

1- Atthi dinnaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Phước-thiện bố-thí có quả tốt an lạc.

2- Atthi yiṭṭhaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng : Phước-thiện cúng-dường có quả tốt an lạc.

3- Atthi hutaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đón rước, tiếp đãi có quả tốt an lạc.

4- Atthi sukatadukkatānam kammānaṃ phalaṃ vipāko: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đã tạo thiện-nghiệp, ác-nghiệp rồi, thiện-nghiệp cho quả an lạc, ác-nghiệp cho quả khổ.

5- Atthi ayaṃ loko: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Có cõi giới này nghĩa là có chúng-sinh tái sinh đến cõi giới này,

6- Atthi paro loko: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Có cõi giới khác nghĩa là chúng-sinh sau khi chết, nghiệp của họ cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi giới khác.

7- Atthi mātā: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đối xử tốt với mẹ có quả tốt an lạc, đối xử xấu với mẹ có quả xấu đau khổ,

8- Atthi pitā: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đối xử tốt với cha có quả tốt an lạc, đối xử xấu với cha có quả xấu đau khổ,

9- Atthi sattā opapātikā: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Có các chúng-sinh loài hoá-sinh to lớn ngay tức thì như chư-thiên 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên 16 cõi trời sắc-giới, 4 cõi trời vô-sắc-giới, chúng-sinh địa-ngục, ngạ-quỷ, a-su-ra.

10- Atthi loke samaṇabrāhmaṇā samaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Trong đời này, có sa-môn, bà-la-môn thực-hành pháp-hành-thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, chứng đắc các phép thần-thông, thấy rõ biết rõ cõi giới này, cõi giới khác, rồi thuyết giảng cho mọi người cùng biết, đó là điều có thật.

2- Lokiyavipassanāñāṇa: Trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới: Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có khả năng phát sinh từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: trí-tuệ thấy rõ biết rõ phân tích rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh, v.v… chỉ là danh-pháp, sắc-pháp mà thôi.

Tiếp theo, đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ tư gọi là udayabbayānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại do nhân-duyên sinh, do nhân-duyên diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại, v.v… cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhu-ñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, mặc dù tâm vẫn còn là dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

Trí-tuệ phát sinh có 3 cách:

1- Sutamayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, học hỏi, nghiên cứu chánh-pháp, gọi là trí-tuệ phát sinh do học (sutamayapaññā).

2- Cintāmayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do nghe nhiều hiểu rộng, học hỏi, nghiên cứu chánh-pháp của bậc thiện-trí làm nền tảng, rồi suy xét, tư duy sâu sắc về chánh-pháp, gọi là trí-tuệ phát sinh do tư duy (cintāmayapaññā).

3- Bhāvanāmayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ. Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gọi là trí-tuệ phát sinh do thực-hành (bhāvanāmayapaññā)

*Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ: 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào chỉ có đức-tin (saddhā) mà không có trí-tuệ kammassakatāñāṇa thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ (ñāṇa-vippayutta).

Như trường-hợp người tạo phước-thiện với tác-ý thiện-tâm giữ gìn phong tục tập quán theo truyền thống của gia-đình, nên chỉ có đức-tin mà không có trí-tuệ đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm ấy; hoặc khi có bạn thân đến tác-động làm phước-thiện bố-thí, người ấy có đức-tin làm phước-thiện bố-thí theo bạn thân mà không hiểu biết về kammassakatāñāṇa, nên tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, v.v…

* Nhân Phát Sinh Hợp Với Trí (1)

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí có 4 nhân:

1- Paññāsaṃvattanikakammupanissayatā: Tái sinh do nương nhờ thiện-nghiệp đồng sinh với trí-tuệ,

2- Abyāpajjalokupapattiyā: kiếp tái sinh không có phiền muộn, tâm mong mỏi trong thiện-pháp, 

3- Kilesadūratā: Tránh xa mọi phiền-não,

4- Indriyaparipākatā: Có tuệ-chủ đầy đủ.

* Nhân Phát Sinh Hợp Với Trí (2)

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí có 7 nhân:

1- Paripucchakatā: Thường tìm hiểu học hỏi trong chánh-pháp,

2- Vatthuvisuddhakariyatā: Thân tâm trong sạch lẫn các thứ vật dụng sạch sẽ,

3- Indriyasamattapaṭipādanatā: Giữ gìn 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) đều đặn với nhau,

4- Duppaññapuggalaparivajjanā: Tránh xa người thiểu trí,

5- Paññāvantapuggalasevanā: Thường hay gần gũi thân cận với bậc thiện-trí,

6- Gambhīrañāṇacariyapaccavekkhaṇā: Ham thích suy xét, tư-duy các chánh-pháp sâu sắc,

7- Tadadhimuttatā: Thường hướng tâm tìm hiểu chánh-pháp, để phát sinh trí-tuệ.

* Nhân Phát Sinh Không Hợp Với Trí (1)

Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí có 4 nhân:

1- Paññā asaṃvattanikakammupanissayatā: Tái sinh do nương nhờ thiện-nghiệp không đồng sinh với trí-tuệ,

2- Sabyāpajjalokupapattiyā: Kiếp tái sinh có phiền muộn, không mong mỏi trong thiện-pháp,

3- Kilesādūratā: Không tránh xa mọi phiền-não,

4- Indriya aparipākatā: Có tuệ-chủ kém.

* Nhân Phát Sinh Không Hợp Với Trí (2)

Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí có 7 nhân:

1- Aparipucchakatā: Không thích tìm hiểu học hỏi trong chánh-pháp,

2- Vatthu avisuddhakariyatā: Thân tâm không trong sạch lẫn các thứ vật dụng không sạch sẽ,

3- Indriya asamattapaṭipādanatā: Có 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) không đều đặn, 

4- Duppaññapuggalasevanā: Thường hay gần gũi thân cận với hạng thiểu-trí,

5- Paññāvantapuggalaparivajjanā: Không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí,

6- Gambhīrañāṇacariya apaccavekkhaṇā: Không thích suy xét các chánh-pháp sâu sắc,

7- Atadadhimuttatā: Không hướng tâm tìm hiểu chánh-pháp.

3- Đại-Thiện-Tâm Có 8 Tâm Chia Theo Tác-Động:

 - 4 tâm không cần tác-động,

  - 4 tâm cần tác-động.

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào với sự hiểu biết, rồi tự tác-động bằng thân, khẩu, ý tạo phước-thiện ấy, không có người khác tác-động thì dục-giới đại-thiện-tâm này phát sinh không cần tác-động (asaṅkhārikaṃ).

 Dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động có nhiều năng lực hơn cần tác-động.

* Nếu có bạn thân đến tác-động bằng thân, bằng khẩu làm phước-thiện nào thì người ấy mới phát sinh đức-tin làm theo phước-thiện ấy thì   dục-giới đại-thiện-tâm này phát sinh cần tác-động (asaṅkhārikaṃ).

Dục-giới đại-thiện-tâm cần tác-động có ít năng lực hơn không cần tác-động.

Trường-hợp có bạn thân đến tác-động, ta nên suy xét thế nào để cho dục-giới đại-thiện-tâm của mình trở thành không cần tác-động? 

Nếu khi nghe bạn thân đến tác-động làm phước-thiện nào thì ta nên suy xét rằng: Phước-thiện này là phước-thiện nên làm. Đó là cơ-hội tốt của ta, ta nên tạo phước-thiện ấy.

Khi ta suy xét như vậy, ta đã chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, ta tạo phước-thiện ấy với dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động.

Như trường-hợp Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đang an hưởng mọi sự an lạc trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên). Khi ấy, Đức-vua trời trong cõi trời dục-giới cùng chư-thiên, chư Đức phạm-thiên trên các cõi trời sắc-giới ngự đến hầu, chắp tay cung kính thỉnh Đức-Bồ-tát tái sinh làm người để chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, để thuyết-pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

Khi nghe lời thỉnh cầu của chư-thiên, chư phạm-thiên như vậy, Đức-Bồ-tát chưa nhận lời thỉnh cầu ấy, mà Ngài suy xét trong thời quá-khứ rằng: Đức-Bồ-tát kiếp chót tái sinh xuống làm người để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác đã xem xét như thế nào?

Theo lệ thường, chư Đức-Bồ-tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, thường xem xét 5 điều:

1- Xem xét về thời kỳ tuổi thọ con người,

2- Xem xét về châu đến tái sinh,

3- Xem xét về xứ sở đến tái sinh,

4- Xem xét về dòng họ nơi tái sinh,

5- Xem xét về mẫu-hậu để tái sinh đầu thai.([1][15])

Sau khi xem xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức-Bồ-tát Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, nên Ngài truyền dạy rằng:

- Này chư-thiên, chư phạm-thiên! Ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi, Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu, tại Trung-xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng dõi Sakya, Đức-vua Suddhodana là Đức Phụ-vương, Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī là mẫu-hậu của ta.

Nghe Đức-Bồ-tát Setaketu truyền dạy như vậy, tất cả chư-thiên, phạm-thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát, rồi chắp tay cung kính xin phép trở về cõi giới của mỗi vị. 

Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu quyết định chuyển-kiếp (cuti) từ cõi trời Tusita, tái-sinh (paṭisandhi) đầu thai với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động làm phận-sự tái-sinh vào lòng bà Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī vào canh chót đêm rằm tháng 6 (âm lịch).

* Nhân Phát Sinh Không Cần Tác-Động

Dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh không cần tác-động có 6 nhân:

1- Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm phát sinh từ dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động, 

2- Kallakāyacittatā: Có thân tâm an lạc,

3- Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: Có đức-tính nhẫn-nại chịu đựng thời tiết nóng, lạnh, v.v…

4- Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsasatā: Đã từng thấy kết quả trong công việc mình sẽ làm,

5- Kammesu ciṇṇavasitā: Có tính chuyên môn trong công việc mình sẽ làm.

6- Utubhojanādīsappāyalābho: Được thời tiết tốt, vật thực đầy đủ, v.v…

* Nhân Phát Sinh Cần Tác-Động

Dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh cần tác-động có 6 nhân:

1- Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm phát sinh từ dục-giới đại-thiện-tâm cần tác-động, 

2-Akallakāyacittatā: Thân tâm không có an lạc,

3- Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: Không có đức-tính nhẫn-nại chịu đựng thời tiết nóng, lạnh, ..

4- Kattabbakammesu adiṭṭhānisaṃsasatā: Không thấy kết quả trong công việc mình sẽ làm.

5- Kammesu aciṇṇavasitā: Không  tính chuyên môn trong công việc mình sẽ làm.

6- Utubhojanādī asappāyalābho: Găp thời tiết xấu, vật thực thiếu thốn, v.v…

Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Chia Theo Nhân:

Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo nhân (hetu) có 2 loại:

1- Tihetukakusalacitta: 4 dục-giới đại-thiện-tâm có đủ tam-nhânvô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ),

2- Dvihetukakusalacitta: 4 dục-giới đại-thiện-tâm chỉ có nhị-nhânvô-tham, vô-sân, không có vô-si (trí-tuệ).

* Dục-giới đại-thiện-tâm có đủ tam-nhân do nguyên-nhân nào?

Hành-giả khi đang tạo phước-thiện như bố-thí, giữ giới, thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ, v.v… do dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa hoặc lokiyavipassanāñāṇa, nên có đủ tam-nhânvô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ).  

* Dục-giới đại-thiện-tâm chỉ có nhị-nhân do nguyên-nhân nào?

Trong khi hành-giả đang tạo phước-thiện như bố-thí, giữ giới, thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ, v.v…do dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ kammassakatā-ñāṇa hoặc lokiyavipassanāñāṇa, nên chỉ có nhị-nhânvô-tham vô-sân, mà không có vô-si.  

Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm gọi là 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp.  

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh có 2 cách:

1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp do nương nhờ thân, khẩu, ý tạo 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp (kāmāvacarakusalakamma),

2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp tạo 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu).

1- Dục-Giới Đại-Thiện-Nghiệp Do Nương Nhờ 3 Môn:

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do thân gọi là thân-thiện-nghiệp, có 3 loại:

- Tránh xa sự sát-sinh,

- Tránh xa sự trộm-cắp,

- Tránh xa sự tà-dâm.

2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do khẩu gọi là khẩu-thiện-nghiệp, có 4 loại:

- Tránh xa sự nói dối,

- Tránh xa nói lời chia rẽ,

- Tránh xa nói lời thô tục,

- Tránh xa nói lời vô ích.

3- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do ý gọi là ý-thiện-nghiệp, có 3 loại: 

- Tâm không tham lam của cải người khác,

- Tâm không thù hận người khác,

-Tâm có chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng theo thật-tánh của các pháp .

2- Dục-Giới Đại-Thiện-Nghiệp Phát Sinh Từ 10 Phước-Thiện (Puññakiriyāvatthu):

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh từ 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu):

1- Phước-thiện bố-thí,

2- Phước-thiện giữ-giới là giữ thân, khẩu ở trong giới của mình,  

3- Phước-thiện hành-thiền là thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ,  

4- Phước-thiện cung-kính những bậc tôn kính,  

5- Phước-thiện hỗ-trợ giúp đỡ người trong việc phước-thiện,  

6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi-hướng phần phước-thiện của mình đến cho những người khác, những chúng-sinh khác,  

7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoan-hỷ nhận phần phước-thiện của người khác hồi-hướng, hoặc chia sẻ,

8- Dhammasavanakusala: Phước-thiện nghe pháp là lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật,

9- Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết- pháp là thuyết giảng chánh-pháp của Đức-Phật,  

10- Diṭṭhujukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến đó là kammassakatāsammādiṭṭhi:chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng nghiệp là của riêng họ.  

Puññakiriyāvatthu có 10 pháp đều thuộc về ý-thiện-nghiệp đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng theo mỗi pháp ấy.

10 phước-thiện này được gom lại thành 3 nhóm:  

1- Nhóm phước-thiện bố-thí gồm có 3 pháp:

- Phước-thiện bố-thí,

- Phước-thiện hồi-hướng,

- Phước-thiện hoan-hỷ.

2- Nhóm phước-thiện giữ-giới gồm có 3 pháp:

- Phước-thiện giữ-giới,

- Phước-thiện cung-kính,

- Phước-thiện hỗ-trợ. 

3- Nhóm phước-thiện hành-thiền gồm có 4 pháp:

- Phước-thiện hành-thiền,

- Phước-thiện nghe pháp,

- Phước-thiện thuyết-pháp,

- Phước-thiện chánh-kiến.

Tuy nhiên, phước-thiện chánh-kiến rất cần cho cả 3 nhóm, để hỗ-trợ cho mỗi phước-thiện có nhiều năng lực.

Nhân Phát Sinh Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

Nhân phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm cần phải nương nhờ ‘yonisomanasikāra’ do trí-tuệ biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp. Để có yonisomanasikāra, cần phải nương nhờ cả nhân quá-khứ lẫn nhân hiện-tại, có 5 nhân:

1- Pubbekatapuññatā: Đã từng tạo phước- thiện tích luỹ từ những kiếp trước,

2- Paṭirūpadesavāsa: Sinh sống ở nơi thuận lợi có Phật-giáo,

3- Sappurisupanissaya: Được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo,

4- Saddhammassavana: Lắng nghe chánh- pháp của Đức-Phật,

 5- Attasammāpaṇidhi: Tâm biết đúng trong chánh-pháp.

Nhân phát sinh yonisomanasikāra gồm có 5 nhân, nhân đầu tiên nương nhờ phước-thiện đã từng tích luỹ từ những kiếp quá-khứ, còn lại 4 nhân nương nhờ phước-thiện kiếp-hiện-tại.

Cho nên, bậc thiện-trí biết mình đang sống ở nơi không thuận lợi vì không có Phật-giáo thì nên tìm đến sống nơi thuận lợi có Phật-giáo, để có cơ-hội gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, được nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, thực-hành theo pháp-hành-thiền-tuệ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

Vipākacitta: Quả-Tâm

Ý-Nghĩa Quả-Tâm 

Định nghĩa: Aññamaññavisiṭṭhānaṃ kusalākusalānaṃ pākāti vipākā.

Các pháp nào là quả của thiện-tâm, bất-thiện-tâm có tính chất đặc biệt khác nhau, các pháp ấy gọi là các quả (vipāka). 

Đặc biệt khác nhau là:

- Thiện-tâm có quả tốt, an lạc iṭṭhaphala,

- Bất-thiện-tâm có quả xấu, khổ aniṭṭhaphala.

Pháp gọi là quả có 2 loại:

1- Mukhyaphala: Quả-trực-tiếp đó là vipāka-citta: quả-tâm và tâm-sở đồng sinh với quả-tâm ấy thuộc về nāmadhamma: danh-pháp. 

2- Sāmaññaphala: Quả-thông-thường kammajarūpa: sắc-pháp sinh do nghiệp đó là  pasādarūpa (5 tịnh-sắc), bhāvarūpa (2 sắc-giới-tính), hadayavatthurūpa (1 ý-sắc-căn), jīvitarūpa (1 sắc mạng-chủ), … thuộc về sắc-pháp.

Vipāka trong phần này là vipākacitta: quả-tâm và tâm-sở đồng sinh với quả-tâm ấy thuộc về nāmadhamma: danh-pháp.

Vipākacitta: quả-tâm gồm có 36 hoặc 52 tâm chia theo 4 cõi-giới như sau:

1-Dục-giới quả-tâm gồm có 23 tâm có 2 loại:

* Bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm có 7 tâm là quả của 12 bất-thiện-tâm,

* Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm,

* Hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

Như vậy, 8 dục-giới đại-thiện-tâm đặc biệt  có 16 quả-tâm là 8 hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm.

2- Sắc-giới-quả-tâm có 5 tâm là quả của 5 sắc-giới-thiện-tâm.

3- Vô-sắc-giới-quả-tâm có 4 tâm là quả của 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm.

4-Siêu-tam-giới-quả-tâm có 4 hoặc 20 tâm là quả của 4 hoặc 20 Siêu-tam-giới-thiện-tâm.

Hay nói cách khác Thánh-quả-tâm có 4 hoặc 20 tâm, là quả của 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm. 

* Trong quyển sách nhỏ “Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sốngnày chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm và 8 dục-giới đại-thiện-tâm mà thôi, nên chỉ giảng giải quả-tâm của 20 tâm ấy 7 bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm là quả của 12 bất-thiện-tâm, 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm  thôi, không đề cập đến 5 sắc-giới-quả-tâm, 4 vô-sắc-giới-quả-tâm, 4 hoặc 20 siêu-tam-giới-quả-tâm đó là 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm.

Vipākacitta: Quả-Tâm

Vipākacitta: Quả-tâm có tính chất như thế nào?

* Vipākacitta: Quả-tâm là tâm không phải làm cho phát sinh, hễ có thiện-nghiệp (kusala-kamma) nào, bất-thiện-nghiệp (akusalakamma) nào là nhân thì chắc chắn có quả-tâm (vipāka-citta) ấyquả phát sinh.

* Vipākacitta: Quả-tâm là tâm không cần sự cố gắng tinh-tấn nào cả, có năng lực yếu, khác với thiện-tâm, bất-thiện-tâm, duy-tác-tâm có năng lực. 

* Dục-giới quả-tâm có 23 tâm:

- Dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm, là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

- Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 tâm, cũng là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

- Bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm có 7 tâm, là quả của 12 bất-thiện-tâm.

Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

Sahetukakāmavacaravipākacitta: Hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm hoặc gọi là mahāvipāka- citta: dục-giới đại-quả-tâm, có 8 tâm quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm tương xứng với nhau về thọ (vedanā), về trí (ñāṇa), về tác-động (saṅkhāra).

Ví dụ: *Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động quả-tâm tương xứng là:

*Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động.

Cho nên, dục-giới đại-quả-tâm cũng có 8 tâm như 8 dục-giới đại-thiện-tâm như sau:  

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

Dục-giới đại-thiện-tâm khác với dục-giới đại-quả-tâm như sau: 

* Dục-giới đại-thiện-tâm là tâm có dục-giới đại-thiện-nghiệp, do nương nhờ nơi 3 môn: thân, khẩu, ý, tạo 10 thiện-nghiệp, và tạo 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu) cho quả an lạc trong kiếp-hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

* Dục-giới đại-quả-tâm quả-tâm của dục-giới đại-thiện-tâm không phải cố gắng tinh-tấn làm cho quả-tâm phát sinh, bởi vì dục-giới đại-quả-tâm đã thừa hưởng quả rồi, không còn cho quả tiếp tục nữa.

* Dục-giới đại-thiện-tâm có 38 tâm-sở đồng sinh. Trong 38 tâm-sở ấy có 5 tâm-sở là bi-tâm-sở, hỷ-tâm-sở, chánh-nghiệp-tâm-sở, chánh-ngữ-tâm-sở, chánh-mạng-tâm-sở, mỗi tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm tuỳ theo mỗi đối-tượng mà tâm-sở ấy đồng sinh.

* Dục-giới đại-quả-tâm có 33 tâm-sở đồng sinh. Trong 33 tâm-sở ấy không có 5 tâm-sở là bi-tâm-sở, hỷ-tâm-sở, chánh-nghiệp-tâm-sở, chánh-ngữ-tâm-sở, chánh-mạng-tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-quả-tâm, bởi vì không có đối-tượng.

Tuy nhiên, 8 dục-giới đại-thiện-tâm 8 dục-giới đại-quả-tâm có tính-chất tương xứng với nhau về thọ-tâm-sở, trí-tuệ-tâm-sở và tác-động.

Phận-Sự Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

Phận sự của 8 dục-giới đại-quả-tâm có 4 là:

1- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau, gọi là paṭisandhikicca,

2-  Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự giữ gìn bảo-hộ kiếp chúng-sinh ấy, gọi là bhavaṅgakicca.

3- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự chuyển-kiếp ấy (chết), gọi là cutikicca,


4- Dục-giới đại-quả-tâm gọi là tadālambana-citta: tiếp-đối-tượng-tâm có 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng (tadālambanakicca) của javanacitta: tác-hành-tâm còn sót lại 2 sát-na-tâm, đối với chúng-sinh trong cõi dục-giới, có đối-tượng dục-giới và dục-giới tác-hành-tâm, để chấm dứt lộ-trình-tâm ấy.

Giảng Giải Về Paṭisandhi, Bhavaṅga, Cuti

1- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau paṭisandhikicca:

 Chúng-sinh nào đã từng tạo phước-thiện với dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí, hoặc không hợp với trí; chúng-sinh ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả là dục-giới đại-quả-tâm tương xứng gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) bắt đầu kiếp mới.

Ví dụ thai-sinh làm người: đầu-thai sát-na đầu tiên trong bụng mẹ, hoặc hoá-sinh (ngay tức khắc) trở thành thiên-nam 20 tuổi hoặc thiên-nữ 16 tuổi trên 1 trong 6 cõi trời dục-giới.

Chúng-sinh ấy thuộc về hạng người nào hoặc chư-thiên hạng nào trong cõi giới nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào dục-giới đại-quả-tâm ấy làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca).

2-  Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự giữ gìn bảo-hộ kiếp chúng-sinh ấy bhavaṅgakicca:

Sau thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) với dục-

giới đại-quả-tâm nào làm phận sự tái-sinh kiếp sau diệt xong, liền tiếp theo thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) chính dục-giới đại-quả-tâm loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt liên tục tiếp-tục làm phận sự bhavaṅga-kicca giữ gìn bảo-hộ kiếp người ấy hoặc chư-thiên ấy cho đến cuối cùng của mỗi kiếp.

3- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự chuyển-kiếp ấy (chết), gọi là cutikicca:

Mỗi kiếp chúng-sinh nói chung, con người nói riêng, bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm giữ gìn bảo hộ kiếp người ấy cho đến cuối cùng, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm loại ấy gọi là cuti-citta: chuyển-kiếp-tâm hoặc gọi là tử-tâm làm phận sự cuối cùng chấm dứt kiếp người ấy gọi là cutikicca.

Paṭisandhicitta, Bhavaṅgacitta, Cuticitta

Ví dụ: *Trong một kiếp-hiện-tại loài người có

3 tâm là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm, bhavaṅga-citta: hộ-kiếp-tâm cuticitta: tử-tâm cùng một loại dục-giới đại-quả-tâm giống nhau, chỉ có khác nhau theo 3 phận sự: phận sự tái-sinh-tâm, phận sự hộ-kiếp-tâm, phận sự tử-tâm trải qua 3 thời-kỳ khác nhau mà thôi.

* Tuy nhiên kiếp-hiện-tại (kiếp trước)kiếp sau kế tiếp, cả 2 kiếp đều sinh làm người, thì cuticitta: tử-tâm của kiếp-hiện-tại (kiếp trước) chắc chắn khác với paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm của kiếp sau kế tiếp, bởi vì 2 kiếp người khác nhau.

Trong bộ Chú-giải trình bày trường hợp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama rằng: 

Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu tiền-kiếp của  Đức-Phật Gotama quyết định chuyển-kiếp (cuti) từ cõi trời Tusita, tái-sinh (paṭisandhi) với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) đầu- thai sát-na đầu tiên vào bụng bà Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī vào canh chót đêm rằm tháng 6, tròn đúng 10 tháng, Đức-Bồ-tát đản sinh vào ngày rằm tháng 4 âm-lịch.

* Sau thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất làm phận sự tái-sinh kiếp sau diệt xong, liền tiếp theo thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt tiếp-tục làm phận sự bhavaṅgakicca giữ gìn bảo-hộ kiếp Đức-Bồ-tát Siddhattha đến năm 35 tuổi Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh-hiệu Đức-Phật Gotama, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm của Đức-Phật Gotama cho đến năm cuối cùng 80 tuổi.

* Khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là cuticitta làm phận sự cuối cùng cutikicca tịch diệt Niết-bàn chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. (bởi vì Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót nữa, nên không còn dẫn dắt tái-sinh kiếp sau nữa.)

 

Xét Về Cuticitta Paṭisandhicitta

Cuticitta paṭisandhicitta 2 quả-tâm trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsanna-vīthi), cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại và paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu của kiếp sau không có thời gian khoảng cách, nghĩa là cuticitta: tử-tâm diệt liền tiếp theo paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm sinh, trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthi).

 

Đồ Biểu Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

(Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi)

 Kiếp hiện tại

 bha na da ma ja ja ja ja ja ta ta cu paṭ bha bha

 Kiếp sau

Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

 

Dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử-lộ-trình-tâm (Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi) có các tâm sinh rồi diệt liên tục như sau:

 

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm viết tắt bha

* Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt na

* Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng vt da

* Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm vt ma

* Javanacitta: Tác-hành-tâm vt ja

* Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm vt ta

* Cuticitta: Tử-tâm vt cu

* Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm  vt paṭ

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm vt bha

Giải thích:

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), làm duyên cho tâm tiếp theo,

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kam-manimitta, hoặc gatinimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt na), làm duyên cho tâm tiếp theo,

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt da), làm duyên cho tâm tiếp theo,

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kammanimita hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt ma), làm duyên cho tâm tiếp theo,

5- Javanacitta: Tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-tượng giống như Ý-môn-hướng-tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, (viết tắt ja), làm duyên cho tâm tiếp theo,

6- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng tâm là tâm tiếp đối-tượng sót lại của tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt ta), làm duyên cho tâm tiếp theo,

7- Cuticitta: Tử-tâm quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), chấm dứt kiếp hiện-tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt cu) làm duyên cho tâm tiếp theo,

8- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâmquả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp, 1 trong 3 đối-tượng kamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như Ý-môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na- tâm rồi diệt, (viết tắt pat), làm duyên cho tâm tiếp theo,

9- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện-tại mới), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

Theo dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử lộ-trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại diệt và tiếp theo paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm bắt đầu của kiếp sau kế tiếp sinh chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

Cuticitta Paṭisandhicitta Đối Với Chúng-sinh

Tất cả mọi chúng-sinh trong 3 giới 4 loài đã sinh ra rồi đều phải đến lúc cuối cùng gọi là cuticitta: tử-tâm chấm dứt một kiếp sống như

nhau cả thảy.

* Các hạng phàm-nhân đã từng tạo và tích luỹ đầy đủ mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp, còn đủ 108 loại tham-ái, 1500 loại phiền-não, nên vẫn còn tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

* Đối với hạng phàm-nhân nào thường tạo ác-nghiệp hơn thiện-nghiệp, sau khi chết, nếu ác-nghiệp có cơ-hội cho quả thì lúc cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, chấm dứt kiếp-hiện-tại, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm bắt đầu kiếp sau kế tiếp, đó là suy-xét-tâm đồng sinh với xả là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm sinh trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, thuộc về loài chúng-sinh nào, trong cõi nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực quả của ác-nghiệp ấy.

* Đối với hạng phàm-nhân nào thường tạo thiện-nghiệp hơn ác-nghiệp, sau khi chết, nếu thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả thì lúc cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, chấm dứt kiếp-hiện-tại, làm duyên cho paṭisandhi-citta: tái-sinh-tâm bắt đầu kiếp kế tiếp, đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh, đầu thai làm người hoặc hoá-sinh làm chư-thiên trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an lạc cho đến hết tuổi thọ.

* Đối với bậc Thánh-Nhập-lưu đã diệt-đoạn-tuyệt được một phần tham-ái và phiền-não, không còn tà-kiến và hoài-nghi, nên vĩnh viễn không tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. 

Mỗi kiếp của bậc Thánh-Nhập-lưu đến khi hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhi-citta: tái-sinh-tâm đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh đầu thai làm người (là bậc Thánh-Nhập-lưu) hoặc hoá-sinh làm chư-thiên (là bậc Thánh-Nhập-lưu) trên cõi trời dục-giới.

Đến kiếp thứ 7 của bậc Thánh-Nhập-lưu ấy, chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

* Đối với bậc Thánh-Nhất-lai còn một phần tham-ái, nên còn tái-sinh kiếp sau chỉ có một kiếp nữa trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới mà thôi.

Đến khi bậc Thánh-Nhất-lai hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh, hoá-sinh làm chư-thiên (là bậc Thánh-Nhất-lai) trên cõi trời dục-giới, rồi sẽ chứng đắc thành bậc Thánh- A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời ấy. 

* Đối với bậc Thánh-Bất-lai đã diệt-đoạn-tuyệt được tham-ái trong cõi dục-giới, vẫn còn tham-ái trong sắc-giới, cõi vô-sắc-giới, nên vẫn còn tái-sinh kiếp sau, nhưng không sinh trở lại cõi dục-giới.

Đến khi bậc Thánh-Bất-lai hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm đó là sắc-giới quả-tâm sinh, hoá-sinh làm phạm-thiên (là bậc Thánh-Bất-lai) trên cõi trời sắc-giới, rồi sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới.

* Đối với Đức-Phật chư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót nữa, ngay kiếp-hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới, bởi vì Đức-Phậtchư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái mọi phiền-não không còn dư sót.

Năng Lực Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

Tất cả mọi người sinh ra trong đời này đều do 8 dục-giới đại-quả-tâm, mà mỗi kiếp người chỉ có sinh ra do một đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh mà thôi. Trong mỗi dục-giới đại-quả-tâm của mỗi người đều có tích-luỹ đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp, quả của mỗi nghiệp, tâm tính, tật xấu, v.v… từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp. Vì vậy, mỗi người không ai giống ai cả. 

Vấn: Do nguyên-nhân nào mà mọi người đều khác nhau trong đời này ?

Đáp: Sở dĩ mọi người đều khác nhau trong đời này là vì mỗi người có nghiệp là của riêng mình, như Đức-Phật đã dạy:

 “Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.”([2][16]) 

Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta sẽ tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ chính ta là người thừa hưởng quả của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp ấy.

Đối với tất cả mọi người chỉ nên có đức-tin nơi nghiệp và quả của nghiệp mà thôi. Chỉ có Đức-Phật mới thấy rõ biết rõ được nghiệp và quả của nghiệp của tất cả chúng-sinh mà thôi.

Ngoài Đức-Phật ra, không có một ai có khả năng biết được nghiệp và quả của nghiệp, cho nên nghiệp và quả của nghiệp là 1 trong 4 điều bất khả tư nghì” đối với tất cả chúng-sinh.

Kiriyacitta: Duy-Tác-tâm  

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm là tâm không phải thiện-tâm, không phải bất-thiện-tâm, cũng không phải quả-tâm, mà chỉ là tâm làm phận sự biết đối-tượng qua 6 môn mà thôi.

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm có 2 loại:

1- Ahetukakiriyacitta: Vô-nhân-duy-tác-tâm 3 tâm thuộc về vô-nhân-tâm([3][17]), không phải thiện-tâm, bất-thiện-tâm, quả-tâm, chỉ là tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng qua 6 môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) mà thôi.

2- Sahetukakiriyacitta:Hữu-nhân-duy-tác-tâm  

gồm có 17 tâm, có nhân của bậc Thánh-A-ra-hán không còn vô-minh và tham-ái, nên 17 duy-tác-tâm này cốt để hành-động bằng thân, nói-năng bằng khẩu, suy-nghĩ bằng ý của bậc Thánh-A-ra-hán, không tạo nghiệp, nên không có quả trong kiếp vị-lai.   

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm  gồm có 20 tâm:

- Vô-nhân duy-tác-tâm có 3 tâm,

- Dục-giới đại-duy-tác-tâm  có 8 tâm,

- Sắc-giới duy-tác-tâm  có 5 tâm,

- Vô-sắc-giới duy-tác-tâm có 4 tâm.

* Trong quyển sách nhỏ này chỉ giảng giải về 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm và 3 vô-nhân-duy-tác-tâm mà thôi.

Dục-Giới Đại-Duy-Tác-Tâm 

Sahetukakāmavacarakiriyacitta: Hữu-nhân dục-giới đại-duy-tác-tâm hoặc gọi mahākiriya-citta: dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm của bậc Thánh-A-ra-hán biết đối-tượng dục-giới, và cũng có khả năng phát sinh trong các cõi khác gồm có 26 cõi (trừ 4 cõi ác-giới và cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên vì không có bậc Thánh-A-ra-hán).

Dục-giới duy-tác-tâm có 8 tâm này hầu hết tương tự như 8 dục-giới đại-thiện-tâm, nhưng chỉ có khác nhau là 8 dục-giới duy-tác-tâm này chỉ phát sinh đối với bậc Thánh-A-ra-hán mà thôi, còn 8 dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh đối với nhiều hạng chúng-sinh nhất là hạng thiện-trí phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai.

Dục-giới đại-duy-tác-tâm nương nhờ 3 pháp: đồng sinh với thọ (vedanā), hợp với trí (ñāṇa), tác-động (saṅkhārika), nên phân chia có 8 tâm:

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

 Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

Giảng Giải

Bậc Thánh-A-ra-hán 3 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai, các hạng thiện-trí phàm-nhân thậm chí còn có các chúng-sinh khác tạo mọi phước-thiện với tâm:

“Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. ….”

* Đối với bậc Thánh-A-ra-hán không còn vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), chỉ có tạo mọi phước-thiện mà không thành thiện-nghiệp, nên không có quả trong kiếp vị-lai, do không có vô-minh làm duyên (avjjāpaccayā), nên các nghiệp (saṅkhārā) không phát sinh. Cho nên, đối với bậc Thánh-A-ra-hán tâm này gọi là mahākiriya-citta: dục-giới đại-duy-tác-tâm là tâm chỉ có tạo phước-thiện mà không có quả của phước-thiện trong kiếp vị-lai, bởi vì bậc Thánh-A-ra-hán kiếp này là kiếp chót, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

* Đối với 3 bậc Thánh-nhân vẫn còn ít vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), khi tạo mọi phước-thiện nào thì có thiện-nghiệp ấy, chắc chắn có quả của thiện-nghiệp ấy cả trong kiếp hiện-tại lẫn kiếp vị-lai, bởi vì 3 bậc Thánh-nhân vẫn còn tái-sinh kiếp sau có giới hạn tuỳ theo mỗi bậc Thánh-nhân, rồi chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. 

* Đối với các hạng thiện-trí phàm-nhân và các hạng chúng-sinh khác vẫn còn đầy đủ vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), khi tạo mọi phước-thiện nào thì có thiện-nghiệp ấy, chắc chắn có quả của thiện-nghiệp ấy cả trong kiếp hiện-tại lẫn kiếp vị-lai không có giới hạn.

Mahākiriyacitta: Dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm: 4 tâm hợp với trí4 tâm không hợp với trí.

Như vậy, bậc Thánh-A-ra-hán 4 dục-giới đại-duy-tác-tâm hợp với trí điều ấy dễ hiểu, còn trong trường-hợp nào bậc Thánh-A-ra-hán 4 đại-duy-tác-tâm không hợp với trí ?

Trong trường-hợp bậc Thánh-A-ra-hán sử dụng những oai nghi bình thường theo thói quen hằng ngày như đi, đứng, ngồi, nằm, đại tiện, tiểu tiện, v.v… chỉ cần có saticetasika: niệm tâm-sở cũng đủ, nên dục-giới đại-duy-tác-tâm không hợp với trí-tuệ. 



 [1]  tháng ở cõi người, so sánh với thời gian trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên khoảng 3 phút 36 giây, bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 100 năm ở cõi người.

 [2] Dī.,Sīlakkhandhavagga, Brahmajālasutta và Sāmaññaphalasutta.

 [3] Xem lời giải thích trong quyển “Tìm hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ” cùng soạn giả.

 [4] Vinayapiṭaka, Bộ ParivāraPāḷi, Phần Samuṭṭhānasīsasaṅkhepa

 [5] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

 [6] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

 [7] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

 [8] Aṅguttaranikāya, DukanipātaPāḷi, Āsāduppajahavagga

 [9] Tìm hiểu ý nghĩa 9 ân-Đức-Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức-Tăng trong bộ Nền-Tảng Phật-giáo quyển II, Quy-Y Tam-Bảo cùng soạn giả.

 [10] Tìm hiểu đầy đủ pháp này trong quyển “Tìm Hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ” cùng soạn giả.

 [11] 4 pháp trầm-luân: ngũ-dục trầm-luân, kiếp-trầm-luân, tà-kiến-trầm-luân, vô-minh-trầm-luân.

 [12] Abhidhammapiṭaka, bộ VibhaṅgaPāḷi

 [13] Aṅg, Ekakanipāta, Vīriyārambhādivagga

 [14] Tìm hiểu nghĩa và tên tâm-sở trong phần giảng giải 52 tâm-sở sau


 [15] Tìm hiểu giảng giải đầy đủ trong quyển I Tam-Bảo, phần thỉnh Đức-Bồ-tát giáng thế, cùng soạn giả,

 [16] Aṅg. , pañcakanipāta, Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭṭhānasutta

 [17] Vô-nhân-tâm là tâm không hợp với 6 nhân: 3 ác-nhân là tham, sân, si và 3 thiện-nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn