(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1866)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

* 3.4-Tái-Sinh Kiếp Sau ( Paṭisandhi)

08 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 10788)

Vi Diệu Pháp - Hiện thực trong cuộc sống

Phần – 3.4

 Tái-Sinh Kiếp Sau ( Paṭisandhi)

 

Trong Tam giới gồm có 31 cõi là nơi sinh của chúng-sinh phân chia theo cõi tái-sinh và theo tái-sinh-tâm có 4 loại như sau:

Paṭisandhi: Tái-sinh kiếp sau có 4 loại:

1- Apāyapaṭisandhi: Tái-sinh trong 4 cõi ác-giới,

2- Kāmasugatipaṭisandhi: Tái-sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới

3- Rūpāvacarapaṭisandhi: Tái-sinh trong 16 cõi sắc-giới,

4- Arūpāvacarapaṭisandhi: Tái-sinh trong 4 cõi vô-sắc-giới.

* Cõi Tái-Sinh (Bhūmi) Có 4 Cõi

1- Apāyabhūmi: Cõi ác-giới có 4 cõi,

2- Kāmasugatibhūmi:Cõi thiện-dục-giới có 7 

3- Rūpāvacarabhūmi: Cõi sắc-giới có 16 cõi,

4- Arūpāvacarabhūmi: Cõi vô-sắc-giới có 4 cõi.

Paṭisandhi: Tái-sinh kiếp sau nghĩa làkhi tử-tâm (cuticitta) cuối cùng của kiếp-hiện-tại diệt (chết) chấm dứt kiếp-hiện-tại (cũ), liền kế tiếp tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) đầu tiên phát sinh bắt đầu kiếp sau (mới) gọi là paṭisandhi: tái-sinh kiếp sau.

Paṭisandhi: Tái-sinh kiếp sau có 4 loại:

1- Apāyapaṭisandhi: Tái-sinh trong 4 cõi ác-giới chỉ có 1 tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) đó là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là bất-thiện-quả vô-nhân-tâm của 11 ác-nghiệp (upekkhāsaha-gataṃ santīraṇacittaṃ) và sắc-pháp phát sinh do 11 ác-nghiệp (kammajarūpa) lần đầu tiên phát sinh trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, gọi là apāyapaṭisandhi.

2- Kāmasugatipaṭisandhi: Tái-sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới gồm có 9dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) đó là 8 dục-giới đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là thiện-quả-vô-nhân-tâm của 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp và sắc-pháp phát sinh do 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp (kammajarūpa) lần đầu tiên phát sinh trong 7 cõi thiện-giới: cõi người và 6 cõi trời dục-giới, gọi là kāmasugatipaṭisandhi.

3- Rūpapaṭisandhi: Tái-sinh trong 16 cõi sắc-giới có 5 sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) đó là 5 sắc-giới-quả-tâm với sắc-pháp phát sinh do 5 sắc-giới thiện-nghiệp lần đầu tiên phát sinh trong 15 cõi sắc-giới và 1 jīvitanavakakalāpa: nhóm sắc-pháp có sắc-mạng-chủ là thứ 9 lần đầu tiên phát sinh trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên, gồm có 16 cõi trời sắc-giới gọi là rūpapaṭisandhi.

4- Arūpapaṭisandhi: Tái-sinh trong 4 cõi vô-sắc-giới có 4vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) đó là 4 vô-sắc-giới-quả-tâm lần đầu tiên phát sinh trong 4 cõi vô-sắc-giới, gọi là arūpapaṭisandhi.

Trong 4 loại paṭisandhi tái-sinh kiếp sau, quyển sách nhỏ này chỉ trình bày 2 loại paṭisandhi tái-sinh kiếp sau là apāyapaṭisandhi: tái-sinh trong 4 cõi ác-giới và kāmasugatipaṭisandhi: tái-sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới mà thôi.

1-Apāyapaṭisandhi: Tái-Sinh Trong 4 Cõi Ác-Giới

Apāyapaṭisandhi: Tái-sinh-tâm trong 4 cõi ác-giới đó là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm của 11 ác-nghiệp (upekkhā-sahagataṃ santīraṇacittaṃ) trở thành tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta)cùng với sắc-pháp phát sinh do 11 ác-nghiệp (kammajarūpa) lần đầu tiên phát sinh làm chúng-sinh trong 4 cõi ác-giới (apāyabhūmi): cõi địa-ngục, cõi ngạ-quỷ, cõi a-su-ra, loài súc-sinhkhông có sự an lạc.

Sau khi suy-xét-tâm đồng sinh với thọ-xả nào là quả của bất-thiện-nghiệplàm phận-sự tái-sinh kiếp sau xong, suy-xét-tâm đồng sinh với thọ-xả ấy liền tiếp theo làm phận-sự hộ-kiếp(bhavaṅga-kicca) giữ gìnbảo hộ kiếp ấy cho đến mãn kiếp, cuối cùng cũng suy-xét-tâm đồng sinh với thọ-xả ấy làm phận-sự chuyển kiếp (cutikicca) (chết) chấm dứt kiếp-hiện-tại của một chúng-sinh trong cõi ác-giới ấy.

Cõi của 4 loài chúng-sinh địa-ngục, ngạ-quỷ, a-su-ra, súc-sinh. gọi là dugatibhūmi cõi ác-giới và tái-sinh-tâm của 4 loài chúng-sinh ấy thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân-tâm. Vì vậy, 4 loài chúng-sinh ấy gọi là dugati-ahetukapuggala:chúng-sinh vô-nhân cõi ác-giới.

- Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xảlà bất-thiện-quả-vô-nhân-tâmcủa ác-nghiệp trong sân-tâm có nhiều năng lực làm phận-sự tái-sinh kiếp sau bằng cách hoá-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục.

1- Nirayabhūmi: Cõi Địa-Ngục

Nirayabhūmi: cõi địa-ngục là cõi không có sự an lạc, chúng-sinh trong cõi địa-ngục luôn luôn bị hành hạ chịu bao nỗi thống khổ cùng cực.

Niraya với naraka có nghĩa giống nhau.

Naraka: cõi địa-ngục có 4 loại:

1- Mahānaraka: Đại-địa-ngục có 8 cõi lớn,

2- Ussadanaraka: Tiểu địa-ngục (cūḷanaraka) bao quanh 8 đại-địa-ngục, mỗi đại-địa-ngục có 4 cửa, mỗi cửa có 4 tiểu địa-ngục gồm có 8 x 4 x 4=128 ussadanaraka: tiểu địa-ngục.

* Mahānaraka: Đại-địa-ngụccó 8 cõi:

1- Sañjīvanaraka là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị giết chết, rồi hoá-sinh trở lại mãi mãi trong đại-địa-ngục ấy.

Trong đại-địa-ngục này, chúa đại-địa-ngục dùng khí giới giết chúng-sinh địa-ngục ấy chết, rồi hoá-sinh ngay tức khắc trở lại, và cứ tiếp diễn như vậy mãi mãi, nên gọi đại-địa-ngục này là sañjīvanaraka.

2- Kāḷasuttanaraka làđại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị đánh đập bằng sợi giây đen, rồi chặt ngay lằn ấy.

Trong đại-địa-ngục này, chúa đại-địa-ngục đánh đập chúng-sinh địa-ngục bằng sợi dây màu đen, rồi dùng đao to chặt chúng-sinh địa-ngục ấy, nên gọi đại-địa-ngục này là kāḷasuttanaraka.

3- Saṅghātanaraka là đại-địa-ngục mà chúng sinh địa-ngục bị hòn núi bằng sắt cháy đỏ chà xát chúng-sinh địa-ngục ấy thành bột.

Trong đại-địa-ngục này, chúng-sinh bị hòn núi to cao bằng sắt cháy đỏ sáng rực chà xát chúng-sinh địa-ngục thành bột, nên gọi đại-địa-ngục này là saṅghātanaraka.

4- Roruvanaraka (dhūmaroruva) là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị luồng khói nóng chui vào 9 môn làm nóng rực khóc than lớn tiếng.

Trong đại-địa-ngục này, chúng-sinh khóc than lớn tiếng, nên gọi đại-địa-ngục này là roruva-naraka. Hoặc chúng-sinh địa-ngục bị luồng khói nóng chui vào 9 môn làm nóng rực khóc than lớn tiếng, nên gọi đại-địa-ngục này là dhūmaroruva.

5- Mahāroruvanaraka (jālāroruva) là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị lửa thiêu đốt 9 môn nóng rực không chịu nổi khóc than lớn tiếng.

 Trong đại-địa-ngục này chúng-sinh khóc than lớn tiếng hơn roruvanaraka, nên gọi đại-địa-ngục này là mahāroruvanaraka. Hoặc chúng-sinh địa-ngục bị luồng khói nóng chui vào 9 môn làm nóng rực không sao chịu nổi, khóc than lớn tiếng nhiều, nên gọi đại-địa-ngục này là jālāroruva.

6- Tāpananaraka (cūḷatāpana) là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị cắm chặt một nơi thiêu đốt nóng rực.

Trong đại-địa-ngục này, chúng-sinh bị cắm chặt bởi cây giáo sắt ở một chỗ, lửa thiêu đốt nóng rực, nên gọi đại-địa-ngục này là tāpananaraka.

7- Mahātāpananaraka (patāpana) là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục bị bắt buộc leo lên núi sắt cao nóng rực nhiều, rồi rơi xuống bị mũi giáo nhọn đâm thủng, còn bị lửa thiêu đốt càng nóng thêm nữa.

Trong đại-địa-ngục này, chúng-sinh độc ác bị bắt buộc leo lên núi sắt cao nóng rực, rồi rơi xuống bị mũi giáo nhọn đâm thủng, còn bị lửa thiêu đốt càng nóng dữ dội, nên gọi đại-địa-ngục này là mahātāpananaraka.

8- Avīcinaraka là đại-địa-ngục mà chúng-sinh địa-ngục độc ác bị giam giữ 4 phía sắt nóng, bị thiêu đốt suốt thời gian không ngừng.

Trong đại-địa-ngục này, chúng-sinh địa-ngục độc ác bị ngọn lửa địa-ngục thiêu đốt suốt thời gian không ngừng, nên gọi đại-địa-ngục này là avīcinaraka.

Ác-Nghiệp Cho Quả Tái-Sinh Địa-Ngục

Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục đó là bất-thiện-nghiệp trong sân-tâm tạo thân ác-nghiệp, khẩu ác-nghiệp, ý ác-nghiệp.

*Trong tất cả mọi ác-nghiệp chỉ có ác-nghiệp-trọng-tội gọi là pañcānantariyakamma: ngũ-vô-gián-ác-nghiệp là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh-A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng là nặng hơn cả. Nếu người nào đã phạm 1 trong 5 ác-nghiệp-trọng-tội này, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp kế tiếp không có khoảng cách (vô-gián-đoạn) trong cõi đại-địa-ngục Avīci. 

* Vàngười nào có tà-kiến cố-định chấp thủ không thay đổi gọi là niyatamicchādiṭṭhi-kamma: ác-nghiệp tà-kiến cố-định có 3 loại:

1-Natthikadiṭṭhi: vô-quả-tà-kiến,

2- Ahetukadiṭṭhi: vô-nhân-tà-kiến,

3- Akiriyādiṭṭhi: vô-hành-tà-kiến.

Người ấy hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, nhưng nghiệp và quả của nghiệp là có thật, cho nên người ấy sau khi chết ác-nghiệp tà-kiến ấy chắc chắn cho quả hoá sinh trong cõi đại-địa-ngụcAvīci.

Ác-Nghiệp Cho Quả Tái-Sinh Mỗi Đại-Địa-Ngục

 1- Trong đời, người nào cậy có quyền thế hành hạ, đàn áp, giết người, làm khổ người yếu thế một cách không hợp pháp, hoặc bọn cướp tàn nhẫn tràn vào xóm làng uy hiếp dân lành, cướp của cải, giết người, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục sañjīva-mahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

2- Trong đời, người nào hành hạ, làm khổ người có giới-đức, giết hại bậc xuất gia như tỳ-khưu, sa-di, đạo-sĩ, người có giới hạnh tốt, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục kāḷasuttamahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

3- Trong đời, người nào hành hạ các loài gia súc như trâu, bò, voi, ngựa, v.v… không có tâm bi thương xót chúng-sinh, và những người thợ săn thú rừng, bắn chim, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục saṅghāta-mahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

4- Trong đời, người nào đốt rừng thiêu đốt các sinh vật, làm nghề bẫy chim, bẫy thú rừng, làm nghề bắt cá bằng lưới, người nuôi gia cầm để bán thịt, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục cūḷaroruvamahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

5- Trong đời, người nào trộm cắp của cải đồ đạc của cha mẹ, của thầy tổ, của tỳ-khưu-Tăng, sa-di, của tu nữ, trộm cắp phẩm vật cúng dường Tam-bảo, v.v…Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục mahāroruvamahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 6- Trong đời, người nào đốt nhà, đốt chỗ ở của chư tỳ-khưu, sa-di, đốt chùa, phá ngôi bảo tháp, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục cūḷatāpanamahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 7- Trong đời, người nào có tà-kiến thấy sai chấp lầm, không hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp như sau:

 - Là người có đoạn-kiến (ucchedadiṭṭhi) cho rằng: chết là hết, không còn gì cả, không có tái-sinh kiếp sau nào cả;

- Là người có thường-kiến (sassatadiṭṭhi) cho rằng: người nào chết, rồi trở lại sinh làm người ấy, nghĩa là người giàu chết, rồi trở lại sinh làm người giàu; người nghèo chết, rồi trở lại sinh làm người nghèo; người chết như thế nào, rồi trở lại sinh làm người như thế ấy; v.v… Con chó nào chết, rồi trở lại sinh làm con chó ấy; con mèo nào chết, rồi trở lại sinh làm con mèo ấy; con thú nào chết, rồi trở lại sinh làm con thú ấy;

- Là người không hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp, nên không biết thiện-nghiệp cho quả an lạc, ác-nghiệp cho quả khổ; chỉ biết an lạc hoặc khổ do số mạng mà thôi… Những người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi đại-địa-ngục mahā-tāpanamahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

8- Trong đời, người nào đã tạo ngũ-vô-gián ác-nghiệp (pañcānantariyakamma) là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh-A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng phạm 1 trong 5 ác-nghiệp trọng tội hoặc có ác-nghiệp tà-kiến-cố-định (aniyatamicchā-diṭṭhi) là vô-quả-tà-kiến,vô-nhân-tà-kiến, vô-hành-tà-kiến, chấp thủ không thay đổi, hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp. 

Hai hạng người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trọng tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại-địa-ngục avīcimahānaraka chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 Nhận Xét Về 2 Loại Ác-Nghiệp-Trọng-Tội 

Hai loại ác-nghiệp trọng-tội là pañcānan-tariyakamma: ngũ-vô-gián-ác-nghiệp là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh-A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng và ác-nghiệp tà-kiến-cố-định là vô-quả-tà-kiến, vô-nhân-tà-kiến, vô-hành-tà-kiến.

Trong 2 loại ác-nghiệp trọng tội này, ác-nghiệp tà-kiến-cố-định là nặng hơn ngũ-vô-gián-ác-nghiệp, bởi vì người có ác-nghiệp tà-kiến-cố-định là người hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, nên không biết ăn năn sám hối tội lỗi, không từ bỏ ác-nghiệp tà-kiến-cố-định của mình.

Còn người nào đã lỡ phạm 1 trong 5 ngũ-vô-gián-ác-nghiệp, về sau biết ăn năn sám hối tội lỗi của mình rồi, nhưng sau khi người ấy chết, chắc chắn không thể tránh khỏi ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh liền kiếp tiếp theo trong cõi đại-địa-ngục Avīci chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

Sau khi thoát ra khỏi cõi địa-ngục, nếu hậu kiếp của người ấy có dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người, người ấy có khả năng tạo mọi thiện-nghiệp. 

* Ví như trường-hợp trong tiền-kiếp xa xưa của Ngài Đại-trưởng-lão Mahāmoggallāna đã từng đánh cha mẹ đến chết, rồi bỏ vào bụi cây, phạm 2 trong 5 ngũ-vô-gián-ác-nghiệp trọng-tội.

Tiền-kiếp ấy của Ngài sau khi chết, ác-nghiệp giết cha, giết mẹ cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci chịu qủa khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục.

Kiếp-hiện-tại của Ngài Đại-trưởng-lão Mahā-moggallāna là bậc Thánh-A-ra-hán tối-thượng-thanh-văn có phép thần-thông đệ nhất trong hàng thanh văn đệ tử của Đức-Phật Gotama.

Trước khi Ngài tịch diệt Niết-bàn, ác-nghiệp cũ còn dư sót, nên Ngài bị bọn cướp đánh đập Ngài tan xương nát thịt, chúng tưởng Ngài đã chết, ném xác Ngài vào bụi cây, Ngài vận dụng phép thần thông gắn lại, rồi bay đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, xin tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

* Trường-hợp tỳ-khưu Devadattađã tạo ác-nghiệp, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật và chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng, tỳ-khưu Devadatta bị phạm ác-nghiệp trọng tội, đếnkhi bị lâm bệnh nặngtrước khi chết, tỳ-khưu Devadatta biết ăn năn hối hận, nên truyền bảo nhóm đệ tử khiêng giường Ngài nằm đến hầu đảnh lễ Đức-Phật xin sám hối tội lỗi của mình, nhưng khi đến chùa Jetavana chưa hầu Đức-Phật thì tỳ-khưu Devadatta bị mặt đất nứt làm đôi, hút thân hình của tỳ-khưu xuống sâu trong lòng đất, tỳ-khưu Devadatta sau khi chết, ác-nghiệp trọng tội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

Trong bộ Chú-giải Pháp-cú giải rằng:

 “So hi ito satasahassakappamattake Aṭṭhissaro nāma Paccekabuddho bhavissati.”([9]) 

Tỳ-khưu Devadatta tái-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci kể từ đại kiếp trái đất này cho đến 100 ngàn đại kiếp trái đất sau, hậu-kiếp của tỳ-khưu Devadatta sẽ trở thành Đức-Phật Độc-Giác có danh hiệu là Aṭṭhissara.

* Trường-hợp đức-vua Ajātasattu đã giết đức-vua cha Bimbisāra là bậc Thánh-Nhập-lưu, phạm 1 trong 5 ngũ-vô-gián-ác-nghiệp trọng tội.

Sau đó, đức-vua Ajātasattu ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, xin sám hối tội lỗi của mình, Đức-Phật nhận biết tội lỗi của đức-vua, rồi Đức-Phật thuyết bài kinh Sāmaññaphalasutta để tế độ đức-vua. Sau khi nghe Đức-Phật thuyết-pháp xong, đức-vua phát sinh đức-tin vô cùng hoan hỷ, kính xin thọ phép quy y Tam-bảo rằng:

 “Esāhaṃ bhante, Bhagavantaṃ saraṇam gacchāmi dhammañca bhikkhusaṃghañca. Upāsikaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.” ([10])

 (Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con đem hết lòng thành kính xin quy y nơi Đức-Thế-Tôn, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo.

Kính xin Đức-Thế-Tôn nhận biết con là người cận-sự-nam kể từ hôm nay cho đến trọn đời đã quy y nơi Tam-bảo.)

* Trong Chú-giải giảng rằng: Sau khi nghe bài kinh Sāmaññaphalasutta này xong, nếu đức-vua Ajātasattu không phạm ác-nghiệp trọng-tội giết đức-phụ-vương thì chứng đắc thành bậc Thánh-Nhập-lưu ngay tại nơi ấy, nhưng vì đức-vua đã phạm ác-nghiệp trọng-tội giết đức-phụ-vương, nên không chứng đắc thành bậc Thánh-Nhập-lưu được. Đức-vua Ajātasattu còn là phàm-nhân mà có đức-tin trong sạch đặc biệt phụng sự Tam-bảo.

Thật vậy, đức-vuaAjātasattu của nước Māgadha hộ độ trong thời-kỳ kết tập Tam-tạng lần thứ nhất do Ngài đại-trưởng-lão Mahā- kassapa chủ trì cùng với 500 bậc Thánh-A-ra-hán, thời gian sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn được 3 tháng 4 ngày ( nhằm vào ngày mồng 4 tháng 7 âm lịch trong mùa an cư nhập hạ) tại động Sattapaṇṇi gần kinh thành Rājagaha.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất bằng cách truyền khẩu (mukhapāṭha) chưa ghi chép bằng chữ viết suốt 7 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và chú-giải Pāḷi. 

Đức-vua Ajātasattu sau khi băng hà, ác-nghiệp trọng tội giết đức-phụ-vương đúng ra cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci chịu quả khổ lâu dài, nhưng nhờ mọi dục-giới đại-thiện-nghiệp nhất là dục-giới đại-thiện-nghiệp hộ độ chư bậc Thánh-A-ra-hán trong kỳ kết tập Tam-tạng lần thứ nhất hỗ trợ, nên không tái-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, mà tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục lohakumbhī: nồi đồng sôi từ miệng nồi chìm xuống đến đáy trong thời gian 30 ngàn năm, rồi từ đáy nồi nổi lên miệng nồi trong thời gian 30 ngàn năm gồm có 60 ngàn năm mới thoát ra khỏi cõi địa-nguc này.

Trong Chú-giải kinh Sāmaññaphalasutta giải rằng: Hậu-kiếp của Đức-vua Ajātasattu sau khi thoát ra khỏi cõi địa-nguc, do nhờ dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm hạng người tam-nhân cao quý sẽ trở thành Đức-Phật Độc-giáccó danh hiệu làvijitāvī.

Đại-Địa-Ngục (Mahānaraka)

Đại-địa-ngục (mahānaraka) có 8 cõi sắp đặt chiều sâu theo tuần tự, mỗi cõi đại-địa-ngục có khoảng cách 15 ngàn do-tuần.

Mỗi cõi đại-địa-ngục có 4 hướng, mỗi hướng có một cửa, bên ngoài mỗi cửa có 4 địa-ngục Ussadanaraka: cõi địa-ngục-nhỏ hoặc gọi là Cūḷanaraka: tiểu-địa-ngục nằm quanh 4 cửa.

Như vậy đại-địa-ngục (mahānaraka) có 8 cõi, mỗi cõi có 4 cửa gồm có 32 cửa địa-ngục mà mỗi cửa có 1 chúa địa-ngục, gồm có 32 chúa địa-ngục. 

Ussadanaraka Hoặc Cūḷanaraka

Ussadanaraka: cõi địa-ngục-nhỏ hoặc Cūḷa-naraka: tiểu-địa-ngục nằm xung quanh 8 cõi đại-địa-ngục tại 4 hướng, mỗi hướng có 4 cõi tiểu địa-ngục, mỗi cõi đại-địa-ngục có 16 cõi ussadanaraka: cõi địa-ngục-nhỏ hoặc cūḷa-narada: tiểu-địa-ngục.

Như vậy 8 cõi đại-địa-ngục gồm có 128 cõi địa-ngục-nhỏ hoặc tiểu-địa-ngục.

Ussadanaraka: cõi địa-ngục-nhỏ có 4 cõi:

Bốn cõi ussadanaraka này nằm xung quanh 4 cửa của 8 cõi đại-địa-ngục có tên gọi giống nhau, nhưng chỉ có khác nhau tội nặng, tội nhẹ mà thôi, theo thứ tự như sau:

1- Gūthanaraka: cõi địa-ngục hầm phẩn thối

2- Kukkulanaraka: cõi địa-ngục hầm tro nóng

3- Simpalivananaraka: cõi địa-ngục rừng cây gai nhọn,

4- Vettaraṇīnaraka: cõi địa-ngục sông nước mặn đầy gai nhọn.

1- Gūthanaraka: cõi địa-ngục hầm phẩn thối

 Tuy chúng-sinh đã thoát ra khỏi cõiđại-địa-ngục avīci rồi, nhưng năng lực của ác-nghiệp trọng tội vẫn còn dư sót, nên ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục gūthanaraka hầm phẩn thối, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

* Hoặc một thuở nọ, Đức-vua Bồ-tát Nimi([11]) truyền hỏi thiên nam Mātali rằng:

- Này thiên-nam Mātali! Hồ nước này chứa đầy phẩn và nước tiểu dơ bẩn có mùi hôi thối toả ra, chúng-sinh địa-ngục bị đói khát không chịu nổi, nên ăn phẩn và uống nước tiểu như vậy.

Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?

 Vị thiên-nam Mātali thấy rõ biết rõ quả khổ của ác-nghiệp của các chúng-sinh ấy, nên tâu rằng:

- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy khi còn trên cõi người là những người phản bạn, hại bạn, thường làm khổ những người khác, những chúng-sinh khác, không có tâm từ, bi.

 Những người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm những chúng-sinh trong cõi địa-ngục này, phải chịu quả khổ đói khát không chịu nổi, nên phải ăn phẩn, uống nước tiểu dơ bẩn như vậy. Tâu Đại-vương.

2-Kukkulanaraka:cõi địa-ngục hầm tro nóng

Tuy chúng-sinh đã thoát ra khỏi cõi địa-ngục gūthanaraka hầm phẩn thối rồi, nhưng năng lực của ác-nghiệp trọng tội vẫn còn dư sót, nên ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngụckukkulanaraka hầm tro nóng, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

* Hoặc người nào buôn bán lừa dối, lấy hàng hoá xấu trộn lẫn vào hàng hoá tốt, rồi bán giá cao theo món hàng hoá tốt, phạm ác-nghiệp.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần đông trong cõi địa-ngục kukkulanaraka: hầm tro nóng chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy thiêu đốt làm cho đói khát không sao chịu nổi, chúng-sinh địa-ngục chạy đến sông uống nước thì uống phải tro nóng lại càng khổ hơn nữa, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy như vậy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

3-Simbalivananaraka: cõi địa-ngục rừng cây gai bén nhọn,

Tuy chúng-sinh đã thoát ra khỏi cõi địa-ngục kukkulanaraka hầm tro nóng rồi, nhưng năng lực của ác-nghiệp trọng tội vẫn còn dư sót, nên ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngụcsimpalivananaraka rừng cây gai bén nhọn, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

* Hoặc người đàn bà đã có chồng rồi, đi ngoại tình với người đàn ông khác, hoặc người đàn ông đã có vợ rồi, đi ngoại tình với người đàn bà khác, phạm ác-nghiệp tà-dâm.

Người đàn bà hoặc người đàn ông ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần đông trong cõi địa-ngục simpalivana-naraka rừng cây gai bén nhọn, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

4- Vettaraṇīnaraka: cõi địa-ngục sông nước mặn đầy gai nhọn.

Tuy chúng-sinh đã thoát ra khỏi cõi địa-ngục simpalivananaraka rừng cây gai nhọn rồi, nhưng năng lực của ác-nghiệp trọng tội vẫn còn dư sót, nên ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngụcvettaraṇīnaraka sông nước mặn đầy gai nhọn, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

* Hoặc người phụ nữ nào có tác-ý phá thai trong bụng của mìnhphạm ác-nghiệp sát-sinh.

Người phụ nữ ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau phần đông trong cõi địa-ngục vettaraṇīnaraka sông nước mặn đầy gai nhọn, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

 Yamalokanaraka

Tuy chúng-sinh đã chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi đại-địa-ngục (mahānaraka) và cõi tiểu-địa-ngục ussadanaraka rồi, nhưng năng lực của ác-nghiệp vẫn còn dư sót, nên ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục yamalokanaraka nằm bên ngoài cách xa cõi tiểu-địa-ngục ussadanaraka.

Cõi địa-ngục yamalokanaraka nằm quanh 4 hướng của cõi tiểu-địa-ngục ussadanaraka, mỗi hướng có 10 cõi địa-ngục nhỏ, gồm có 40 cõi địa-ngục yamalokanaraka.

Như vậy, cõi địa-ngục yamalokanaraka xung quanh 8 đại-địa-ngục, gồm có 320 cõi địa-ngục.

Yamalokanaraka có 10 cõi địa-ngục:

1- Lohakumbhīnaraka: cõi địa-ngục nồi đồng rất sâu và to lớn sôi sùng sục không ngừng.

2- Simbalinaraka: cõi địa-ngục rừng cây gai bén nhọn có chất độc dành cho đàn bà hoặc đàn ông phạm ác-nghiệp tà-dâm.

3- Asinakhanaraka: cõi địa-ngục mà chúng-sinh sử dụng móng tay, móng chân bén nhọn của mình trở thành con dao bén xẻo da thịt trong thân của mình làm vật thực để ăn.

4- Tāmabodakanaraka: cõi địa-ngục nồi sắt nấu đồng sôi sùng sục không ngừng.

5- Ayoguḷanaraka: cõi địa-ngục tràn đầy những cục sắt cháy đỏ rực làm vật thực cho chúng-sinh trong cõi địa-ngục này.

6- Pissakapabbatanaraka: cõi địa-ngục có 4 hòn núi lớn ở 4 hướng duy chuyển được, lăn đến chà xát các chúng-sinh địa-ngục chết, rồi hoá-sinh trở lại chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

7- Dhusanaraka: cõi địa-ngục mà chúng-sinh sống trong cõi này chịu đói khát khủng khiếp.

8- Sītalositanaraka: cõi địa-ngục có độ lạnh kinh khủng hơn hết, chúng-sinh trong cõi này chết vì lạnh, rồi hoá-sinh trở lại. Chúa địa-ngục bắt chúng-sinh ấy ném xuống cõi địa-ngục này lại, cứ như vậy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

9- Sunakhanaraka: cõi địa-ngục có nhiều loài chó địa-ngục cắn xé ăn thịt chúng-sinh địa-ngục chết, rồi hoá-sinh trở lại như vậy.

10- Yantapāsāṇanaraka: cõi địa-ngục có hòn núi luôn luôn chạm vào nhau, chúa địa-ngục bắt chúng-sinh địa-ngục ném vào chỗ giữa 2 hòn núi chạm nhau, chúng-sinh ấy chết, rồi hoá-sinh trở lại, cứ như vậy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy.

Lokantarikanarakalà cõi địa-ngục lớn đặc biệt nằm khoảng trống ở giữa là nơi giáp ranh của 3 cakkavāḷa (cõi vũ trụ thế-giới).

Lokantarikanaraka: cõi địa-ngục này hoàn toàn tối đen như mực, chúng-sinh trong cõi địa-ngục này có thân hình to lớn, có móng tay, móng chân cứng và dài để bám luôn luôn vào thành ranh giới vũ trụ thế-giới .

Như vậy, các cõi địa-ngục gồm có như sau:

- Mahānaraka (cõi đại-địa-ngục) có 8 cõi 

- Ussadanaraka (cõi tiểu-địa-ngục) có 128 cõi

- Yamanaraka (cõi địa-ngục yama) có 320 cõi

- Lokantarika naraka (cõi địa-ngục lokantarika) có 1 cõi.

Toàn cõi địa-ngục gồm có 457 cõi.

Nhận Xét Về Ác-Nghiệp Nặng  

Ác-nghiệp nặng cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục mahānaraka, chúng-sinh ở trong cõi đại-địa-ngục chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Tuy đã được thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục, nhưng ác-nghiệp ấy vẫn còn có năng lực, nên cho quả tái-sinh kiếp sau tiếp theo trong cõi tiểu-địa-ngục ussadanaraka, tiếp tục chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy theo tuần tự qua 4 cõi tiểu-địa-ngục, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ầy.

Tuy đã được thoát ra khỏi cõi tiểu-địa-ngục, nhưng ác-nghiệp ấy vẫn còn có năng lực, nên cho quả tái-sinh kiếp sau tiếp theo trong cõi địa-ngục yamalokanaraka, tiếp tục chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn ác-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Nếu ác-nghiệp ấy vẫn còn có năng lực thì cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷ, tiếp tục chịu quả khổ của ác-nghiệp cho đến mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Chúng-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp trong mỗi cõi địa-ngục lâu dài hoặc mau hoàn toàn tuỳ thuộc vào ác-nghiệp nặng nhiều hoặc nặng ít, cho nên tuổi thọ của chúng-sinh trong cõi địa-ngục không nhất định. 

* Như trường-hợp tỳ-khưu Devadatta sau khi chết, ác-nghiệp trọng-tội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp từ cõi địa-ngục lớn đến địa-ngục nhỏ suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất mới mãn quả của ác-nghiệp ấy, rồi dục-giới đại-thiện-nghiệp mới có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm hạng người tam-nhân trở thành Đức-Phật Độc-Giác có danh hiệu là Aṭṭhissara.

* Trường-hợp đức-vua Ajātasattu sau khi chết, ác-nghiệp trọng-tội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục Lohakumbhī, chịu khổ của ác-nghiệp ấy suốt 60 ngàn năm mới mãn ác-nghiệp ấy, rồi dục-giới đại-thiện-nghiệp mới có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm hạng người tam-nhân trở thành Đức-Phật Độc-Giác có danh hiệu là Vijitāvī, …

Cho nên, khi được làm kiếp người mà người nào đã có tác-ý tạo ác-nghiệp nặng, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp nặng ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong các cõi đại-địa-ngục, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Hậu kiếp của người ấy có cơ-hội nhờ dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người, thật là một điều quá khó.

Như Đức-Phật dạy:

 “Manussattabhāvo dullabho,”

(Được sinh làm người là một điều rất khó,)

Chúng ta có diễm phúc được sinh làm người rồi, cần phải nên quý trọng, cố gắng giữ gìn tránh xa mọi ác-nghiệp dù nhẹ, bởi vì ác-nghiệp chỉ cho quả khổ trong kiếp-hiện-tại và những kiếp vị-lai mà thôi, và cố gắng tinh-tấn tạo mọi thiện-nghiệp dù nhỏ dù lớn, bởi vì thiện-nghiệp chỉ có cho quả an lạc trong kiếp-hiện-tại và vô số kiếp vị-lai mà thôi.

* Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là kiếp Đức-Bồ-tát Thái-tử Temiya([12])sinh ra được một tháng nhớ lại tiền-kiếp của Ngài theo tuần tự như sau:

* Tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát Thái-tử Temiya là vị thiên nam trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên,

 * Tiền-kiếp của vị Đức-Bồ-tát thiên nam là chúng-sinh trong cõi địa-ngục Ussadanaraka là tiểu địa-ngục chịu quả khổ của ác-nghiệp suốt 80.000 năm. 

*Tiền-kiếp của chúng-sinh trong cõi địa-ngục Ussadanaraka là Đức-vua Bồ-tát Kāsi ngự tại kinh thành Bārāṇasī trị vì đất nước Kāsi 20 năm. Đức-vua Kāsi đã tạo ác-nghiệp, sau khi băng hà, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục Ussadanaraka, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy suốt 80.000 năm, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục. 

Đức-Bồ-tát Thái-tử Temiya đã nhớ lại tiền-kiếp của mình như vậy, phát sinh tâm kinh sợ lúc trưởng thành lên làm vua, nên Ngài phát-nguyện đi xuất gia, không làm vua. 

2- Pettivisaya: Cõi Ngạ-Quỷ 

Ác-nghiệp có 12 loại, chỉ có 11 ác-nghiệp (trừ ác-nghiệp trong si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xảlà bất-thiện-quả vô-nhân-tâm của 11 bất-thiện-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau. 

* Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả ấy do năng lực của 8 tham-tâm phần nhiều cho quả tái-sinh kiếp sau bằng cách hoá-sinh trong loài ngạ-quỷ loài a-su-ra.

 Loài ngạ-quỷ loài a-su-ra thuộc về loại chúng-sinh hoá-sinh có thân hình rất vi-tế mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy, chỉ có bậc nào có thiên-nhãn-thông mới có khả năng nhìn thấy rõ các loài ngạ-quỷ và loài a-su-ra được; hoặc nếu khi loài ngạ-quỷ và loài a-su-ra biến hoá ra thân hình thô thì mắt thường của con người có thể nhìn thấy được.

* Loài ngạ-quỷ (petti) không có cõi riêng biệt, nên sống khắp mọi nơi như trong rừng, núi, sông, suối, biển, nghĩa-địa, xóm làng, v.v…

Loài ngạ-quỷ có nhiều nhóm, nhóm có thân hình nhỏ, nhóm có thân hình lớn, nhóm có khả năng biến hoá thành người đàn ông, đàn bà, trẻ con, tỳ-khưu, sa-di, tu-nữ, v.v… hoặc biến hoá thành các con thú như con bò, con trâu, con chó, con mèo, v.v… khi thì hiện hình rõ ràng, khi thì hiện hình mờ mờ không rõ, v.v…

Tất cả mọi loài ngạ-quỷ đều phải chịu quả khổ của ác-nghiệp, thường chịu cảnh khổ đói khát, có nhóm ăn đồ dơ dáy như nước đàm, nước miếng, máu, mủ, v.v…

Nhóm ngạ-quỷ nương nhờ nơi các núi rừng không những chịu cảnh khổ đói khát, mà còn phải chịu khổ hành hạ như chúng-sinh địa-ngục nữa.

Peta: Ngạ-quỷ có 4 loại:

1- Paradattupajīvikapeta: Loài ngạ-quỷ nuôi mạng do nương nhờ người khác hồi-hướng phần phước-thiện.

2- Khuppīpāsikapeta: Loài ngạ-quỷ thường chịu cảnh đói khát.

3-Nijjhāmataṇhikapeta: Loài ngạ-quỷ thường bị lửa thiêu đốt làm nóng rực không chịu nổi, 

4- Kālakañcikapeta: Loài ngạ-quỷ trong nhóm loài a-su-ra hoặc loài ngạ-quỷ có tên giống loài a-su-ra.

Chuyện Loài Ngạ-Quỷ Kālakañcikapeta

Ngày nọ, ngạ-quỷ kālakañcikapeta khát nước dữ dôi muốn uống nước, nên đi tìm đến nơi con sông gaṇgā, bước xuống sông để uống nước, do năng lực của ác-nghiệp nước ấy biến ra đất bốc lửa khói lên nghi ngút, nhưng ngạ-quỷ ấy vẫn nghe tiếng nước chảy mà không thấy nước đâu cả, mãi đi tìm từ chiều đến sáng ngày hôm sau.

Buổi sáng hôm ấy, nhóm 30 tỳ-khưu đi khất thực, dọc theo bờ sông nhìn thấy ngạ-quỷ kāla-kañcikapeta đang đi tìm nước.

Vị tỳ-khưu đến hỏi rằng:

- Này người kia! Ngươi đang đi tìm gì vậy?

Ngạ-quỷ kālakañcikapeta thưa rằng:

- Kính bạch Ngài, con đang khát nước dữ dội, nên con đang đi tìm nước uống.

Chư tỳ-khưu nói với ngạ-quỷ rằng:

- Này người kia! Nước sông ở trước mặt, ngươi không nhìn thấy sao?

- Kính bạch Ngài, con không thấy nước, nhưng vẫn nghe tiếng nước chảy. Con đi tìm nước từ ngày hôm qua đến hôm nay vẫn chưa thấy nước.

Chư tỳ-khưu bảo ngạ-quỷ rằng:

- Này người kia! Ngươi hãy nằm ngửa xuống đây, chúng tôi sẽ múc nước cho ngươi uống no đủ.

Vâng lời chư tỳ-khưu, ngạ-quỷ ấy nằm há miệng ra, 30 vị tỳ-khưu mỗi vị theo tuần tự đem bát đi xuống sông múc nước đổ vào miệng ngạ-quỷ, nhưng chỉ vào được chút đỉnh mà thôi, bởi vì miệng của ngạ-quỷ ấy nhỏ như lỗ kim.

 ( Trích trong bộ chú-giải Sammohavinodanī)

Trong 4 loài ngạ-quỷ này, chỉ có loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapeta là loài ngạ-quỷ có thể nhận được phần phước-thiện của người khác hồi hướng đến ngạ-quỷ mà thôi, bởi vì loài ngạ-quỷ này sống gần gũi với loài người.

Khi chúng biết có người làm phước-thiện, rồi hồi hướng phần phước-thiện đến ngạ-quỷ, nên chúng đến chờ đợi, khi nghe người nói lên lời hồi hướng phần phước-thiện đến cho họ, chúng liền phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện ấy, rồi nói lên lời sādhu, sādhu! Lành thay, lành thay!

Ngay khi ấy, chúng nhận được phần phước-thiện ấy, chính phần phước-thiện ấy cứu giúp chúng thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, được tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời dục-giới ấy.

Nếu ngạ-quỷ nào không biết, không đến, không phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện mà người khác hồi hướng thì ngạ-quỷ ấy không có cơ-hội hưởng phần phước-thiện ấy, nên nó vẫn còn phải chịu cảnh khổ đói khát như vậy.

* Như trường-hợp nhóm bà con thân quyến của đức-vua Bimbisāra([13])trong quá-khứ xa xưa, từ thời kỳ Đức-Phật Phussa xuất hiện trên thế gian, cho đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama của chúng ta, trải qua thời gian lâu dài khoảng cách 92 đại-kiếp trái đất, có 8 Đức-Phật đã tuần tự xuất hiện trên thế gian. 

Nhóm người bà con thân quyến ấy vốn là những người hộ độ Đức-Phật Phussa cùng chư tỳ-khưu-Tăng, họ đã tự tiện lấy dùng những vật thực cúng-dường của chư tỳ-khưu-Tăng, lại còn gây gỗ với nhau, đốt nhà bếp, phạm ác-nghiệp trộm cắp của chư tỳ-khưu-Tăng.

Sau khi họ chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục lớn, qua các cõi địa-ngục nhỏ, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục, nhưng ác-nghiệp còn dư sót cho quả tái-sinh làm loài ngạ-quỷ.

* Đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy đức-vua Bimbisāra ngự tại kinh thành Rājagaha, ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, kính thỉnh Đức-Phật ngày hôm sau ngự đến cung điện cùng với chư tỳ-khưu-Tăng, để đức-vua làm phước-thiện bố-thí cúng-dường.

Hay tin như vậy, sáng hôm sau, nhóm ngạ-quỷ ấy hiện đến đứng chờ sẵn. Đức-Phật ngự đến cung điện cùng với chư tỳ-khưu-Tăng, đức-vua Bimbisāra tự tay kính dâng các món vật thực, y phục đến Đức-Phật và chư tỳ-khưu-Tăng xong, đức-vua hồi hướng phần phước-thiện ấy đến cho các ngạ-quỷ đã từng là bà con thân quyến rằng: “Idaṃ me ñātīnaṃ hotu.” Phước-thiện bố-thí này, cầu mong cho được thành-tựu đến cho các bà con thân quyến của tôi.

Ngay khi ấy, nhóm ngạ-quỷ phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ thọ nhận phần phước-thiện thanh cao ấy, liền nói lên lời Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Tất cả nhóm ngạ-quỷ đều được thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ đói khát, nhờ dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh làm chư-thiên trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương, có đầy đủ các món vật thực của chư-thiên, có lâu đài riêng, y phục lộng lẫy của chư-thiên, hưởng được mọi sự an lạc trong cõi trời ấy. 

Những tích tương tự như vậy có nhiều trong bộ Petavatthu.

*Trong các bộ Chú-giải như Apādānaṭṭhakathā, Suttanipātaṭṭhakathā, Buddhvaṃsaṭṭhakathā đều trình bày rằng: Chư Đức-Bồ-tát kể từ khi đã được Đức-Phật thọ ký rồi, tiếp tục bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật cho tròn đủ, trong những kiếp tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, chư Đức-Bồ-tát ấy không còn tái-sinh làm kiếp ngạ-quỷ trong 3 loại khuppīpāsikapeta, nijjhāmataṇhika-peta, kālakañcikapeta. Nếu phải tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷ thì chỉ có tái-sinh trong loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapeta mà thôi. 

Peta: Loài ngạ-quỷ có 12 loại

Trong bộ Lokapaññatti và Chagatidīpanī trình bày ngạ-quỷ có 12 loài:

1- Vantāsapeta: loài ngạ-quỷ ăn nước miếng, đàm, đồ ói mửa,

2- Kuṇapāsapeta: loài ngạ-quỷăn tử thi người và thú-vật, 

3- Gūthakhādakapeta: loài ngạ-quỷ ăn các loại phẩn,

4- Aggijālamukhapeta: loài ngạ-quỷ luôn luôn có ngọn lửa phát ra từ trong miệng,

5- Sūcimukhapeta: loài ngạ-quỷ có miệng bằng lỗ kim,

6- Taṇhaṭṭitapeta: loài ngạ-quỷ bị hành hạ bởi tham-ái đói ăn, khát uống luôn luôn,

7- Sunijjhāmakapeta: loài ngạ-quỷ có thân hình đen thui như cội cây bị cháy,

8- Satthaṅgapeta: loài ngạ-quỷ có móng tay, móng chân dài và bén nhọn như lưỡi kiếm,

9- Pabbataṅgapeta: loài ngạ-quỷ có thân hình to cao,

10- Ajagaraṅgapeta: loài ngạ-quỷ có thân hình như con trăn,

11- Vemānikapeta: loài ngạ-quỷ chịu khổ ban ngày, ban đêm hưởng an lạc trong lâu đài,

12- Mahiddhikapeta: loài ngạ-quỷ có phép biến hoá nhiều loại, là chúa của các ngạ-quỷ.

Peta: Loài ngạ-quỷ có 21 loại

Trong Luật-tạng và bộ lakkaṇasamyutta Pāḷi trình bày ngạ-quỷ có 21 loài:

1- Aṭṭhisaṅkhasikapeta: loài ngạ-quỷ có bộ xương không có thịt,

2- Maṃsapesikapeta: loài ngạ-quỷ có từng cục thịt không có xương,

3- Maṃsapiṇḍapeta: loài ngạ-quỷ có cục thịt,

4- Nicchaviparisapeta: loài ngạ-quỷ không có da

5- Asilomapeta: loài ngạ-quỷ có lông nhọn như kiếm,

6- Sattilomapeta: loài ngạ-quỷ có lông nhọn như mũi lao,

7- Usulomapeta: loài ngạ-quỷ có lông dài như mũi tên,

8- Sūcilomapeta: loài ngạ-quỷ có lông như mũi kim,

9- Dutiyasūcilomapeta: loài ngạ-quỷ có lông như mũi kim dài,

10- Kumbhaṇḍapeta: loài ngạ-quỷ có tinh-hoàn to lớn,

11- Gūthakūpanimuggapeta: loài ngạ-quỷ chìm trong hầm phẩn,

12- Gūthakhādakapeta: loài ngạ-quỷ ăn phẩn,

13- Nicchavitakapeta: loài nữ ngạ-quỷ không có da,

14- Duggandhapeta: loài ngạ-quỷ có mùi hôi,

15- Ogilinīpeta: loài ngạ-quỷ có thân hình như than hồng, 

16- Asīsapeta: loài ngạ-quỷ không có đầu,

17- Bhikkhupeta: loài ngạ-quỷ có hình dáng như tỳ-khưu,

18- Bhikkhunīpeta: loài ngạ-quỷ có hình dáng như tỳ-khưu-ni,

19- Sikkhamānapeta: loài ngạ-quỷ có hình dáng như sikkhamānā,

20- Sāmaṇerapeta: loài ngạ-quỷ có hình dáng như sa-di,

21- Sāmaṇerīpeta: loài ngạ-quỷ có hình dáng như sa-di-ni.

 Nhận Xét Về Loài Ngạ-Quỷ

Loài ngạ-quỷ có 4 loài, có 12 loài, có 21 loài, ngoài ra còn có loài ngạ-quỷ khác rải rác trong các bộ khác, trong tất cả các loài ngạ-quỷ ấy chỉ có loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapetacó thể thọ nhận được phần phước-thiện mà những người khác nhất là bà con thân quyến hồi hướng đến cho chúng mà thôi. Số loài ngạ-quỷ còn lại không thể nhận được phần phước-thiện mà bà con thân quyến hồi hướng, bởi vì chúng ở cách xa loài người, vả lại quả ác-nghiệp của chúng vẫn còn nặng. 

* Đối với loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapeta sống gần gũi với loài người, vả lại quả ác-nghiệp

của chúng đã giảm nhiều, nên nhẹ, chúng chờ cơ-hội nhận phần phước-thiện mà người khác nhất là bà con thân quyến hồi hướng đến cho chúng.

Loài ngạ-quỷparadattupajīvikapeta có thể có 2 nhóm:

* Tiền-kiếp (nhóm ngạ-quỷ) đã từng tạo ác-nghiệp nặng, sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục (mahā-naraka), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp tại cõi đại-địa-ngục ấy xong, nhưng năng lực của ác-nghiệp vẫn còn, nên tiếp tục cho quả tái-sinh kiếp sau trong các cõi tiểu-địa-ngục (ussadanaraka) theo tuần tự cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp tại cõi tiểu-địa-ngục ấy xong, nếu năng lực của ác-nghiệp vẫn còn thì tiếp tục cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục yamalokanaraka, tiếp tục chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp tại cõi địa-ngục ấy xong, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

* Nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp đã tích luỹ từ những kiếp quá-khứ xa xưa của chúng-sinh địa-ngục ấy thì chính dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người hoặc làm chư-thiên trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi an lạc trong cõi trời ấy.

* Nếu không có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào có cơ-hội cho quả thì ác-nghiệp còn dư sót ấy cho quả tái-sinh kiếp sau làm loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapeta sống gần gũi với loài người chờ cơ-hội nhận phần phước-thiện mà người khác, nhất là bà con thân quyến hồi hướng đến cho chúng. (như trường-hợp bà con thân quyến của đức-vua Bimbisāra).

* Nếu loài ngạ-quỷ nào hay biết đến chờ cơ-hội phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm hoan-hỷ nói lên lời “Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!” thì loài ngạ-quỷ ấy thọ nhận được phần phước-thiện mà người khác, nhất là bà con thân quyến hồi hướng đến cho họ. Ngay khi ấy, loài ngạ-quỷ ấy thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, nhờ dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người hoặc làm chư-thiên trên cõi trời, hưởng mọi an lạc trong cõi trời ấy.

* Nếu loài ngạ-quỷ nào không hay tin, không đến chờ thì loài ngạ-quỷ ấy không có cơ-hội thọ nhận được phần phước-thiện mà người khác, hoặc bà con thân quyến hồi hướng đến cho họ, cho nên họ vẫn còn kiếp ngạ-quỷ như vậy.

* Kiếp-hiện-tại người nào thường có tham-tâm dính mắc trong của cải tài-sản của mình.

Đến lúc gần lâm chung người ấy lưu luyến của cải tài-sản với tham-tâmtiếc nuối, nênsau khi người ấy chết, ác-nghiệp trong tham-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷparadattupajīvikapeta tại quanh ngôi nhà có nhiều của cải tài-sản ấy. Hoặc người nào sắp lâm chung với tham-tâm lưu luyến ngôi nhà, con cháu, v.v… Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trong tham-tâm ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷparadattupajīvikapeta tại ngôi nhà ấy. Loài ngạ-quỷ ấy đôi khi báo mộng cho con cháu biết, hoặc hiện hình cho con cháu thấy mờ mờ.

* Trong trường-hợp này, bà con thân quyến thỉnh chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng có giới đức trong sạch đến nhà làm phước-thiện bố-thí, rồi hồi hướng phần phước-thiện bố-thí ấy đến loài ngạ-quỷ thân quyến của mình rằng:

 “Idaṃ no ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.”

Cầu mong phần phước-thiện thanh cao này được thành-tựu đến thân quyến của chúng tôi.

* Nếu loài ngạ-quỷ ấy hiểu biết về phước-thiện, phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ nói lên lời “Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!” Rồi thọ nhận được phần phước-thiện bố-thí ấy. Ngay khi ấy, loài ngạ-quỷ ấy thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, nhờ dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người hoặc làm chư-thiên trên cõi trời, hưởng mọi an lạc trong cõi trời ấy.

Hồi Hướng Phước-Thiện Đến Người Chết

Vấn: Một người thân nào đã chết, gia đình bà con thân quyến thỉnh chư Đại-đức tỳ-khưu có giới đức trong sạch tụng kinh, làm phước-thiện bố-thí, để hồi hướng phần phước-thiện bố-thí đến cho người thân ấy đã chếtcó được thành-tựu hay không?

Đáp: Bà con thân quyến thỉnh chư Đại-đức tỳ-khưu có giới đức trong sạch tụng kinh, làm phước thiện bố-thí, rồi hồi hướng phần phước-thiện bố-thí đến cho người thân nào đã chết.

Trường-hợp nếu người thân ấy sau khi chết, ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷ paradattupajīvikapeta đếnchờ đợi sẵn để phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm nói lời hoan-hỷ rằng: “Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!” Rồi thọ nhận phần phước-thiện bố-thí ấy.

Chỉ có trường-hợp, kiếp sau của người thân ấy là kiếp ngạ-quỷ ấy mới được thành-tựu thọ nhận phần phước-thiện bố-thí của bà con thân quyến hồi hướng mà thôi.

Ngoài ra, người thân ấy sau khi chết, nếu ác-nghiệp hoặc thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong một loài chúng-sinh nào khác thì chúng-sinh ấy không có cơ-hội nhận được phần phước-thiện bố-thí của bà con thân quyến.

* Nhưng trường-hợp, nếu thí chủ bà con thân quyến hồi hướng phần phước-thiện bố-thí đến cho tất cả mọi thân quyến đã quá vãng, không có chỉ định đến một riêng người nào rằng:

“Idaṃ no ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.”

 “Mong phước-thiện bố-thí này được thành-tựu đến cho các bà con thân quyến ngạ-quỷ của chúng con, xin các bà con thân quyến ngạ-quỷ được hưởng mọi sự an lạc.”

 Thì chắc chắn có số thân quyến của kiếp nào của mình nhận được phần phước-thiện bố-thí ấy, bởi vì trong vòng tử sinh luân hồi từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại này, chắc chắn có vô số thân quyến đã quá vãng ấy. Trong vô số ấy ắt có số sinh trong loài ngạ-quỷ paradattupajīvika-peta đếnchờ đợi sẵn để phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm nói lời hoan-hỷ rằng:“ Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!” Rồi thọ nhận phần phước-thiện bố-thí ấy.

* Để biết vấn đề tử rồi sinh này, trước tiên nên tìm hiểu về sự chết gọi là cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại diệt và kế tiếp theo sự tái-sinh kiếp sau gọi là paṭi-sandhicitta: tái-sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu kiếp sau sinh cùng trong cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) đối với các hạng phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân bậc thấp (bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai) vẫn còn tham-ái.([14])

Đồ Biểu Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

(Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi)

 Kiếp hiện tại

 bha na da ma ja ja ja ja ja ta ta cu paṭ bhabha

 

 Kiếp sau

 

Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

 

Dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử-lộ-trình-tâm

(Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi) có các tâm sinh rồi diệt liên tục như sau:

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm viết tắt bha

* Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt na

* Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng vt da

* Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm vt ma

* Javanacitta: Tác-hành-tâm vt ja

* Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm vt ta

* Cuticitta: Tử-tâm vt cu

* Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm  vt paṭ

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm vt bha

 

Giải thích:

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), làm duyên cho tâm tiếp theo,

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt na), làm duyên cho tâm tiếp theo,

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta  phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt da), làm duyên cho tâm tiếp theo,

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kammanimitta: hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt ma), làm duyên cho tâm tiếp theo,

5- Javanacitta: Tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-tượng giống như Ý-môn-hướng-tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, (viết tắt ja), làm duyên cho tâm tiếp theo,

6- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng tâm là tâm tiếp đối-tượng sót lại của tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt ta), làmduyên cho tâm tiếp theo,

7- Cuticitta: Tử-tâm là quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), chấm dứt kiếp hiện-tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt cu) làm duyên cho tâm tiếp theo,

8- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm là quả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp, có 1 trong 3 đối-tượng là kamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như Ý-môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt pat), làm duyên cho tâm tiếp theo,

9- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện-tại), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

Theo dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử lộ-trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại diệt và tiếp theo paṭisandhicitta:tái-sinh-tâm sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

Như vậy, cuticitta: tử-tâm (chết) là quả-tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại và paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu của kiếp saukhông có thời gian khoảng cách, nghĩa là cuticitta: tử-tâm diệt liền tiếp theo paṭisandhi-citta: tái-sinh-tâm sinh, trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthi).

Nói nôm na là kiếp-hiện-tạikiếp sau khoảng cách thời gian 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt. 

* Kiếp-hiện-tại hạng phàm-nhân sau khi chết, nếu ác-nghiệp có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh 1 trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, hoặc cõi a-su-ra, hoặc cõi ngạ-quỷ, hoặc loài súc-sinh.

 Chúng-sinh trong cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, loài súc-sinh không hay biết đến phước-thiện bố-thí của bà con thân quyến hồi hướng đến cho họ.

Trong tích Tirokuṭṭapetavatthu([15]), Đức-Phật dạy có câu kệ rằng:

 “Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.”

Mong phước-thiện bố-thí này được thành-tựu đến bà con thân quyến ngạ-quỷ của các con, xin bà con thân quyến ngạ-quỷ ấy được hưởng mọi sự an lạc. 

Và “Evameva ito dinnaṃ, petānaṃ upakappati.

Phước-thiện bố-thí mà thân quyến cõi người đã hồi hướng, được thành-tựu đến các ngạ-quỷ như vậy.

Loài ngạ-quỷ ở đây đó là loài ngạ-quỷ para-dattupajīvikapeta bà con thân quyến của đức-vua Bimbisāra đến đang chờ đợi để phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ nói lời  “ Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!” Rồi thọ nhận phần phước-thiện bố-thí của đức-vua Bimbisāra. 

Còn lại các loài ngạ-quỷ khác không có cơ-hội nhận phần phước-thiện của bà con thân quyến hoặc người khác hồi hướng, bởi vì chúng sống cách xa loài người, nên không hay biết, vả lại chúng đang còn chịu quả của ác-nghiệp.

* Kiếp-hiện-tại hạng phàm-nhân sau khi chết, nếu dục-giới đại-thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sauthì đầu-thai làm người, hoặc hoá-sinh làm chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới.

Đầu-thai làm người không hay biết gì đến phần phước-thiện bố-thí (dānakusala) của bà con thân quyến hoặc người khác hồi hướng; còn chư-thiên trong cõi trời dục-giới dù có biết cũng không quan tâm đến, bởi vì phần phước-thiện bố-thí ấy là tầm thường, nhưng nếu có phước-thiện nghe pháp (dhammassavanakusala) hoặc thuyết-pháp (dhammadesanākusala) thì chư-thiên đều vô cùng hoan-hỷ thọ nhận phước-thiện ấy, bởi vì Đức-Phật dạy rằng:

“ Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti,”

Phước-thiện pháp-thí là cao quý hơn tất cả mọi phước-thiện bố-thí. 

Ba Thánh-nhân bậc thấp (bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai) sau khi chết, chắc chắn thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới tuỳ theo quả của thiện-nghiệp ấy, các bậc Thánh ấy không quan tâm đến phước-thiện bố-thí tầm thường của bà con thân quyến hồi hướng. 

 Ác-nghiệp trong 8 tham-tâm phần nhiều cho quả tái-sinh kiếp sau trong các loài ngạ-quỷ và loài a-su-ra.

3- Asurabhūmi: Cõi A-Su-Ra

Loài A-su-rahoặc loài A-su-ra-kā-ya là nhóm chúng-sinh trong cõi A-su-ra không vui tươi, cuộc sống thiếu thốn thân tâm không vui tươi, sầu não.

Loài A-su-ra có 3 loài:

1- Deva-Asura: A-su-ra là chư-thiên,

2- Petti-Asura: A-su-ra là loài ngạ-quỷ,

3- Niraya-Asura: A-su-ra là chúng-sinh địa- ngục

1- Deva-Asura: chư-thiên A-su-ra có 6 vị:

1- Vepacitta-Asura: Vepacitta A-su-ra,

2- Subali-Asura: Subali A-su-ra,

3- Rāhu-Asura: Rāhu A-su-ra,

4- Pahāra-Asura: Pahāra A-su-ra,

5- Sambaratī-Asura: Sambaratī A-su-ra,

6- Vinipātika-Asura: Vinipātika A-su-ra.

A-Su-Ra Nghịch Với Đức-Vua Trời Sakka

A-su-ra nghịch với đức-vua trời Sakka trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên có 5 vị A-su-ra là Vepacitta A-su-ra đứng đầu và Subali A-su-ra, Rāhu A-su-ra, Pahāra A-su-ra, Sambaratī A-su-ra cùng nhóm thuộc hạ của mỗi vị trụ ở phía dưới núi Sineru, còn đức-vua trời Sakka cùng chư-thiên trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên trụ ở trên đỉnh núi Sineru, cho nên 5 vị A-su-ra cùng nhóm thuộc hạ ghép chung trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

Nhóm quân A-su-ra đứng đầu vịVepacitta A-su-ra thường dẫn lên đánh nhau với đức-vua trời Sakka cùng chư-thiên khi bại, khi thắng. Cuộc chiến giữa vịVepacitta A-su-ra với đức-vua trời Sakka bằng cách đấu phép, nên không có thương vong, bởi vì bên nào thua rút lui vào thành đóng cửa lại, bên thắng không thể vào thành được, nên đành phải rút quân trở về thành của mình.

Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, đức-vua trời Sakka ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu. Từ đó, cuộc chiến giữa vịVepacitta A-su-ra với đức-vua trời Sakka không còn đấu phép mà đấu bằng trí-tuệ, nên vịVepacitta A-su-ra thua thật sự, đức-vua trời Sakka toàn thắng thật sự.

 

* Vinipātika-asura cùng nhóm thuộc hạcó thân hình nhỏ hơn và oai lực kém thua chư-thiên cõi trời Tam-thập-tam-thiên. Vinipātika-Asura không có chỗ ở riêng biệt, nương nhờ cõi người, nơi rùng núi, cây cối, chỗ thờ ngoài trời, v.v… chỗ ở của bhumaṭṭhadevatā: chư-thiên trên mặt đất, cho nên nhóm Vinipātika-Asura trở thành thuộc hạ của bhumaṭṭhadevatā thuộc về chư-thiên cõi trời Tứ-đại-thiên-vương.

2- Petti-asura: a-su-ra loài ngạ-quỷ có 3 nhóm:

1- Kālakañcikapeta-asura: asura là loài ngạ- quỷ kālakañcikapeta

2- Vemānikapeta-asura: asura là loài ngạ-quỷ vemānikapeta

3-Āvudhikapeta-asura: asura là loài ngạ-quỷ āvudhikapeta.

* Kālakañcikapeta-asuralà loài ngạ-quỷ kālakañcika thuộc về loài A-su-ra như trình bày trong loài ngạ-quỷ.

*Vemānikapeta-asura là loài ngạ-quỷ vemānika ban ngày chịu quả khổ của ác-nghiệp, nhưng đến

ban đêm lại hưởng mọi sự an lạc như chư-thiên trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên. Vì vậy, loài ngạ-quỷ vemānikapeta này gọi là loài A-su-ra.

* Āvudhikapeta-asuralà loài ngạ-quỷ āvudhika sát hại lẫn nhau bằng vũ khí khác nhau, cho nên loài ngạ-quỷ āvudhika này gọi là loài A-su-ra.

Chư-thiên cõi trời Tam-thập-tam-thiên yêu thương, kính mến nhau, còn nhóm ngạ-quỷ āvudhika sát hại lẫn nhau bằng vũ khí.

3- Niraya-asura: A-su-ra là chúng-sinh địa-ngục có 1 loài ngạ-quỷ phải chịu quả khổ trong cõi địa-ngục Lokantarikanaraka.

Cõi địa-ngục Lokantarikanaraka là khoảng trống ở giữa nơi giáp ranh của 3 vũ trụ thế-giới, tất cả mọi chúng-sinh cõi địa-ngục lokantarika-naraka này đều dính vào thành vũ trụ, như con dơi dính vào vách, trong khoảng trống cõi địa-ngục này tối đen như mực, phía dưới có nước lạnh kinh khủng, nếu chúng-sinh địa-ngục rơi xuống chết ngay tức thì. 

Chúng-sinh trong cõi địa-ngục này bị đói khát dữ dội, chúng lần mò đi kiếm đồ ăn, nếu khi chúng gặp nhau tưởng là đồ ăn, 2 bên nhào đến cắn xé nhau, buông tay nên cả 2 bên bị rơi xuống nước lạnh đều chết, rồi hoá sinh trở lại.

Chúng-sinh cõi địa-ngục này gọi là A-su-ra, bởi vì chúng sát hại lẫn nhau.

Nhân Sinh Trong Loài A-Su-Ra

Trong cõi người này, người nào là người có quyền lực, giàu có nhưng là người thiểu trí, ít học, nên không biết phân biệt bậc thiện-trí cao thượng (paṇḍita) đáng kính trọng, và kẻ ác-nhân (bāla) đáng chê trách. Người ấy chê trách, khinh thường bậc thiện-trí cao thượng, và ngược lại kính trọng, tán dương ca tụng kẻ ác-nhân.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài A-su-ra như vậy.  

4- Tiracchānabhūmi: Cõi Súc-Sinh

Ác-nghiệp có 12 loại, chỉ có 11 ác-nghiệp(trừ ác-nghiệp trong si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xảlà bất-thiện-quả vô-nhân-tâm của 11 bất-thiện-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận- sự tái-sinh kiếp sau. 

* Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả ấy do năng của si-tâm phần nhiều cho quả tái-sinh kiếp sau loài súc-sinh (tiracchāna).

Tiracchāna: là loài chúng-sinh thường di chuyển với cột xương sống nằm ngang gọi là loài súc-sinh.

Loài súc-sinh có ý-nghĩa rộng gồm tất cả các loài sinh vật lớn nhỏ có sự sống, sự chết, có tử sinh luân hồi trong các loài. Loài súc-sinh có thân hình to lớn nhất và nhỏ bé nhất, không có cõi riêng biệt, phần đông sinh sống chung trong cõi người, được phân loại có 4 nhóm loài súc-sinh như sau:

1- Apadatiracchāna: nhóm loài súc-sinh không có chân như con rắn, con lươn, con cá, con trùn, v.v…

2- Dvipadatiracchāna: nhóm loài súc-sinh có 2 chân như con chim, con gà, con vịt, v.v…

3- Catupadatiracchāna: nhóm loài súc-sinh có 4 chân như con bò, con trâu, con voi, v.v…

4- Bahupadatiracchāna: nhóm loài súc-sinh có nhiều chân như con rít, con cuốn chiếu, v.v ...

Tất cả các loài súc-sinh này có chỗ ở khác nhau, có nhóm loài súc-sinh nương nhờ sinh sống trên mặt đất, có nhóm loài súc-sinh nương nhờ sinh sống dưới nước nhiều hơn loài súc-sinh trên mặt đất, 

Giảng giải đặc biệt về loài súc-sinh như nāga, kinnara, sīha, garuḍa, 

* Nāga: con rắn độc có 4 loài:

1- Kaṭṭhamukha: loài rắn độc, nếu người nào bị nó cắn thì toàn thân người ấy bị cứng đờ không còn cử động được nữa, đau đớn vô cùng.

2- Pūtimukha: loài rắn độc, nếu người nào bị nó cắn thì vết thương người ấy bị thối và nước mủ chảy ra.

3- Aggimukha: loài rắn độc, nếu người nào bị nó cắn thì toàn thân người ấy bị nóng rực, chỗ vết thương bị cháy bỏng như bị phỏng lửa.

4- Satthamukha: loài rắn độc, nếu người nào bị nó cắn thì người ấy như bị sét đánh.

* Sự sinh của loài Nāga có 4 cách:

1- Aṇḍaja: loài Nāga sinh ra từ trứng,

2- Jalābuja: loài Nāga sinh ra từ trong bụng,

3- Saṃsedaja: loài Nāga sinh ra từ mồ hôi chảy ra,

4- Opapātika: loài Nāga hoá-sinh ra to lớn ngaytức thì.

Đặc biệt loài Nāga gọi là loài long nam, long nữ ở cõi long cung, trong các lâu đài nguy nga tráng lệ toàn bằng vàng, bạc, các thứ ngọc, v.v… phát sinh do quả của thiện-nghiệp.

Trong cõi long cung có Đức Long-vương trị vì các long nam, long nữ, tất cả loài long này đều có phép thần thông biến hoá ra thành loài người, chư-thiên, loài thú, v.v… do quả của thiện-nghiệp gọi là (vipāka-iddhi) tuỳ theo khả năng của mỗi long nam, long nữ.

Mặc dù long nam, long nữ có khả năng biến hoá ra loài người già trẻ khác nhau như thế nào, khi có 1 trong 5 trường-hợp xảy ra vẫn trở lại loài long như trước. Năm trường-hợp ([16])

1- Trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau, là loài long,

2- Trong khi lột da thay da mới, phải hoàn trở lại loài long,

3- Trong khi giao cấu với loài khác phái, phải hoàn trở lại loài long,

4- Trong khi nằm ngủ say, tự nhiên hoàn trở lại loài long, bởi vì không có trí nhớ biết mình,

5- Trong thời-kỳ chuyển kiếp (chết), phải hoàn trở lại loài long.

Tuổi thọ của loài nāga nhiều hoặc ít không có chắc chắn, tuỳ theo quả của nghiệp.

* Kinnara:loài kinnara đực và kinnara cái là loài thú có phần giống như người, ngựa và có phần giống như chim như sau:

- Thân hình, đầu, mặt, 2 con mắt, 2 lỗ mũi giống như người,

- Cái miệng nhô ra phía trước giống như mỏ con ngựa,

- 2 bàn tay, 2 bàn chân có móng dài giống như chân chim.

Loài kinnara có nhiều loại, thông thường rất sợ nước.

* Sīha: Sư tử có 4 loại:

1- Tiṇasīha là loài sư tử có thân hình bằng con bò trẻ màu đỏ, ở trong rừng sâu ăn cỏ.

2- Kāḷasīha là loài sư tử có thân hình bằng con bò trẻ màu đen, ở trong rừng sâu ăn cỏ.

3- Paṇḍusīha: là loài sư tử có thân hình bằng con bò trẻ màu như lá cây vàng, ở trong rừng sâu, ăn thịt các loài thú khác.

4- Kesarasīha: là loài sư tử chúa có thân hình bằng con trâu, môi, đuôi, chân có màu đỏ, từ đầu cho đến lưng có 3 sọc màu đỏ bao quanh 2 mông vòng cổ có lông dài, từ 2 vai đến toàn thân có màu vàng lẫn trắng, ở trong rừng Himavanta, ăn thịt các loài thú khác.

Sīha: con sư tử là chúa của các loài thú. 

* Garuḍa: con garuḍa có thân hình giống như loài chim, nên ghép vào loài chim, Con garuḍa là con chim lớn nhất, là vua của các loài chim, sống trong rừng sâu, ăn các loài nāga rắn, rồng (long).

Loài súc-sinh thông thường có 3 sự biết:

1- Gocarasaññā: biết kiếm ăn, ngủ, nghỉ,…

2- Kāmasaññā: biết giao cấu và truyền giống,

3- Maraṇasaññā: biết sợ chết.

Nếu Đức-Bồ-tát sinh làm loài súc-sinh thì sinh làm giống đực không nhỏ hơn con chim sẻ cũng không lớn hơn con voi, Đức-Bồ-tát loài súc-sinh đực có sự hiểu biết rất phi thường.

Nhận Xét Về Loài Súc-Sinh

Thời-kỳ paṭisandhikāla và pavattikāla của loài súc-sinh:

* Trong thời-kỳ paṭisandhikāla tái-sinh kiếp sau chỉ có 11 bất-thiện-tâm (ác-tâm) (trừ ác-nghiệp trong si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả chỉ có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là bất-thiện-quả vô-nhân-tâm của 11 bất-thiện-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau. 

* Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả ấy do năng lực của si-tâm phần nhiều cho quả tái-sinh kiếp sau là loài súc-sinh (tiracchāna).

 * Trong thời-kỳ pavattikāla sau khi đã tái-sinh làm loài súc-sinh rồi, 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) đều có khả năng cho quả là 7 bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm trong kiếp hiện hữu chịu quả khổ của ác-nghiệp. 

Đặc biệt có số loài súc-sinh, tuy trong thời-kỳ tái-sinh với suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả,  nhưng trong thời-kỳ sau khi tái-sinh kiếp hiện hữu có số loài súc-sinh như con ngựa-báu, voi-báu của Đức-chuyển-luân-Thánh-vương có khả năng đặc biệt bay trên hư không do quả của thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ, có số con chó, con mèo được người chủ nuôi nấng, chăm sóc chu đáo, v.v… đó là do quả của thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ.

Tuy các long-nam, long-nữ có khả năng biến hoá ra thành người, chư-thiên, v.v… có nhiều phép mầu thành-tựu do quả của thiện-nghiệp (vipāka-iddhi), nghe chánh-pháp của chư bậc thiện-trí, nhưng chắc chắn không thể chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, cũng không thể chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào được, bởi vì các long-nam, long-nữ ấy thuộc về loài duggati-ahetuka vô-nhân cõi ác-giới.

Chỉ có hạng người tam-nhân mới có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, bậc thiền vô-sắc-giới, chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân mà thôi. 

Kāmasugatibhūmi: Cõi Thiện Dục-Giới

Cõi thiện-dục-giới gồm có 7 cõi:

1- Manussabhūmi: Cõi người,

2- Catumahārājikābhūmi: Cõi Tứ-đại-thiên- vương,

3- Tavatiṃsābhūmi: Cõi Tam-thập-tam-thiên,

4- Yamābhūmi: Cõi Dạ-ma-thiên,

5- Tusitābhūmi: Cõi Đâu-suất-đà-thiên,

6- Nimmānaratibhūmi: Cõi Hoá-lạc-thiên,

7- Paranimmitavasavattibhūmi: Cõi Tha-hoá- tự-tại-thiên.

Kāmasahacaritā sugati: kāmasugati

Cõi thiện-dục-giới là cõi phát sinh cùng với kāmataṇhā: ái-dục gọi là kāmasugatibhūmi.

Cõi thiện-dục-giới có7 cõi là nơi nương nhờ sinh sống của loài người và chư-thiên 6 cõi trời dục-giới liên quan đến kāmataṇhā mong muốn trong 5 đối-tượng ái-dục (kāmārammaṇa) là:

1- Rūpataṇhā:sắc-ái là tâm tham-ái trong những đối-tượng sắc xinh đẹp, 

2- Saddataṇhā:thanh-ái là tâm tham-ái trong những đối-tượng âm thanh hay, 

3- Gandhataṇhā:hương-ái là tâm tham-ái trong những đối-tượng hương thơm tho,

4- Rasataṇhā:vị-ái là tâm tham-ái trong những đối-tượng vị ngon lành, 

5- Phoṭṭhabbataṇhā:xúc-ái là tâm tham-ái trong những đối-tượng xúc êm ái.

* Chúng-sinh sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới là quả của 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi người, 6 cõi trời dục-giới.

Manussabhūmi: Cõi Người 

Manussabhūmi: cõi người là nơi sinh sống của loài người (manussa).

Loài người (manussa) ở 4 châu lớn (dīpa):

1- Uttarakurudīpa: Bắc-cưu-lưu-châu,

2- Pubbavidehadīpa: Đông-thắng-thần-châu,

3- Aparagoyānadīpa:Tây-ngưu-hoá-châu,

4- Jambūdīpa: Nam-thiện-bộ-châu.

Bốn châu này nằm ở 4 hướng của núi Sineru.

1- Uttarakurudīpa: Bắc-cưu-lưu-châu nằm ở hướng Bắc của núi Sineru. Loài người ở Uttara-kurudīpa nàycó 3 đức tính là:

* Khôngchấp thủ của cải tài-sản là của mình, 

* Không chấp thủ con trai,con gái, vợ, chồng là của mình,

* Có tuổi thọ đúng 1.000 năm.

Loài người ở Uttarakurudīpa này có ngũ-giới

là thường giới, sau khi hết tuổi thọ chết, chắc chắn dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm thiên nam hoặc thiên nữ trên cõi trời dục-giới. Kiếp chư-thiên sau khi chết, sẽ tái-sinh kiếp sau trong cõi nào tuỳ theo nghiệp của vị chư-thiên ấy.

- Nếu ác-nghiệp cho quả thì tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh),

- Nếu dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả thì tái-sinh kiếp sau trong người hoặc cõi trời dục-giới.

2- Pubbavidehadīpa: Đông-thắng-thần-châu nằm ở hướng Đông của núi Sineru. Loài người ở pubbavidehadīpa này có tuổi thọ 700 năm.

3-Aparagoyānadīpa:Tây-ngưu-hoá-châu nằm ở hướng Tây của núi Sineru. Loài người ở aparagoyānadīpa nàycó tuổi thọ 500 năm.

4- Jambūdīpa: Nam-thiện-bộ-châu nằm ở hướng Nam của núi Sineru là trái đất mà chúng ta đang sống.Con người ở Jambūdīpa của chúng ta có tuổi thọ không nhất định, tuỳ theo thời-kỳ thiện-pháp hoặc ác-pháp tăng trưởng hoặc suy đồi.

* Nếu thời-kỳ nào loài người ở Jambūdīpa có thân-hành-thiện, khẩu-hành-thiện, ý-hành-thiện, mọi thiện-pháp tăng trưởng đến tột bậc thì thời-kỳ ấy loài người ở Jambūdīpa có tuổi thọ đến a-tăng-kỳ ([17]) năm.

 * Nếu thời-kỳ nào loài người ở Jambūdīpa có thân-hành-ác, khẩu-hành-ác, ý-hành-ác mọi ác-pháp tăng trưởng đến cuối cùng thì thời-kỳ ấy loài người ở Jambūdīpa có tuổi thọ chỉ còn 10 năm.

Tuổi thọ của loài người trong 4 châu dựa theo bộ Chú-giải Samyuttanikāyaṭṭhakathā rằng:

 “Jambūdīpavāsinaṃ āyuppamāṇam natthi, Pubbavidehānaṃ sattavassasatāyukā, Apara-goyānavāsīnaṃ pañcavassasatāyukā, Uttara- kuruvāsīnaṃ vassasahassāyukā. Tesaṃ tesaṃ parittadīpavāsīmampi tadanugatikāva.”

Loài người sống trong Bắc-cưu-lưu-châu có tuổi thọ 1000 năm, loài người sống trong Tây-ngưu-hoá-châu có tuổi thọ 500 năm, loài người sống trong Đông-thắng-thần-châu có tuổi thọ 700 năm, loài người sống trong Nam-thiện-bộ-châu có tuổi thọ không nhất định. Loài người trong các châu nhỏ phụ thuộc của 4 châu lớn có tuổi thọ nhiều hoặc ít tuỳ thuộc vào châu lớn.

Loài người (manussa) trong châu này đề cập trực tiếp đến Jambūdīpa: Nam-thiện-bộ-châu, còn 3 châu chỉ là gián tiếp mà thôi.

Loài người (manussa) trong Jambūdīpa: nam-thiện-bộ châu có những đức tính ưu việt mà loài người trong 3 châu: Pubbavidehādīpa, Aparagoyānadīpa, Uttarakurudīpa khôngsánh được, với những định-nghĩa như sau:

* Mano ussannaṃ etesanti: manussā.

Tâm dũng mãnh là tâm của manussā: loài người trong Nam-thiện-bộ-châu.

Loài người trong Nam-thiện-bộ-châu có tâm dũng mãnh trong thiện-pháp thì cực thiện, trong ác-pháp thì cực ác:

* Trong thiện-pháp thì cực thiện nghĩa là tâm của loài người Nam-thiện-bộ-châu có khả năng trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Phật Độc-Giác, bậc Thánh-A-ra-hán tối-thượng-Thanh-văn-giác, bậc Thánh-A-ra-hán đại-Thanh-văn-giác. chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, các phép thần-thông, Đức-vua chuyển-luân-thánh-vương.

* Trong ác-pháp thì cực ác nghĩa là tâm của loài người Nam-thiện-bộ-châu tạo ác-nghiệp trọng-tội:

* Pañcānantariyakamma: ngũ vô-gián ác-nghiệp trọng-tội là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh-A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng. Sau khi chết chắc chắn ác-nghiệp trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế tiếp không gián đoạn trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu thiêu đốt trong suốt thời gian lâu dài trong cõi đại-địa-ngục cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, và

* Niyatamicchādiṭṭhikamma: 3 ác-nghiệp tà-kiến cố-định hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp là vô-quả-tà-kiến, vô-nhân-tà-kiến, vô-hành-tà-kiến. Sau khi chết chắc chắn ác-nghiệp tà-kiến cố-định ấy cho quả tái-sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy không có thời gian thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục ấy.

* Kāraṇākaraṇaṃ manati jānātīti: manusso.

Hiểu biết rõ nhân tốt và nhân xấu gọi là loài người đó là loài người trong Nam-thiện-bộ-châu.

Loài người trong Nam-thiện-bộ-châu có trí-tuệ thấy rõ biết rõ nhân và quả phát sinh các pháp trong tam-giới, siêu-tam-giới.

Ví dụ: Cakkhuviññāṇa: nhãn-thức-tâm phát sinh do đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc; sotaviññāna: nhĩ-thức-tâm phát sinh do đối-tượng thanh tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc, v.v…

Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp có sự sinh, sự diệt, hiện rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, … do nhờ hiểu biết rõ nhân tốt, nhân xấu.

* Atthānatthaṃ manati jānātīti: manusso.

Hiểu biết rõ hành động thiện, hành động ác gọi là loài người đó là loài người trong Nam-thiện-bộ-châu.

Loài người trong Nam-thiện-bộ-châu biết rõ nếu thân hành điều ác, khẩu nói điều ác, ý nghĩ điều ác thì có quả khổ, có hại; nếu thân hành điều thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện thì được quả an lạc, có lợi ích; biết rõ sự lợi ích trong kiếp-hiện-tại, nhiều kiếp vị-lai, nhất là sự lợi ích cao thượng Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

* Kusalākusalaṃ manati jānātīti: manusso.

Hiểu biết rõ thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) gọi là loài người đó là loài người trong Nam-thiện-bộ-châu.

Loài người trong Nam-thiện-bộ-châu biết rõ tham, sân, si là nhân bất-thiện (nhân ác) đồng sinh với bất-thiện-tâm tạo bất-thiện-nghiệp; biết rõ vô-tham, vô-sân, vô-si là nhân thiện đồng sinh với thiện-tâm tạo thiện-nghiệp.

Loài người trong Nam-thiện-bộ-châu có 3 đức tính ưu việt là:

1-Sūrabhāva: có tâm dũng cảm trong phước-thiện bố-thí, giữ giới, thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ 

2- Satimanta: có niệm vững vàng trong ân-đức Tam-bảo: ân-đức-Phật-bảo, ân-đức-Pháp-bảo, ân-đức-Tăng-bảo,

3- Brahmacariyāvāsa: thực-hành phạm-hạnh cao thượng được đó là xuất gia trở thành tỳ-khưu, thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ.

Manussa: Loài người

Bộ Chú-giải phân loại các loài người trong Nam-thiện-bộ-châu như sau:

* Manussa-manussa: Người như người thật,

* Manussa-deva: Người như chư-thiên,

* Manussa-tiracchāna: Người như loài súc-sinh,

* Manussa-peta: Người như loài ngạ-quỷ,

* Manussa-nerayika: Người như chúng-sinh trong cõi địa-ngục,…

 * Manussa-manussa: Người như người thật như thế nào?

Người như người thật nghĩa là người ấy có thân ngườitâm người.

Tâm người là tác-ý thiện-tâm giữ gìn ngũ-giới là thường-giới của loài người một cách trong sạch và trọn vẹn, hành thập-thiện-nghiệp là thiện-pháp của loài người đầy đủ, nên thân, khẩu, ý trong sạch do dục-giới đại-thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi mọi phiền não.

 Ngũ-giớicó 5 giới là:

1- Tránh xa sự sát-sinh, không giết hại người và các chúng-sinh khác dù nhỏ dù lớn,

2- Tránh xa sự trộm-cắp, không chiếm đoạt của cải tài-sản của công lẫn của tư,

3- Tránh xa sự tà-dâm, không quan hệ tình dục với vợ hoặc chồng, con cháu của người khác,

4- Tránh xa sự nói dối, không nói điều dối trá, lừa gạt người khác, 

5- Tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự thất niệm dể duôi, nghĩa là không uống các thứ rượu và các chất say như thuốc phiện, thuốc lá, nước bia, v.v… là nhân sinh thất niệm dể duôi quên mình.

Thập-thiện-nghiệpcó 10 thiện-nghiệp là:

1- Không sát-sinh, mà phóng sinh,

2- Không trộm-cắp, mà bố-thí,

3- Không tà-dâm, mà giữ gìn hạnh phúc của mình và của người khác.

Đó là 3 thiện-nghiệp, phần nhiều liên quan đến thân-thiện-nghiệp.

4- Không nói dối, mà nói lời chân-thật,

5- Không nói lời chia rẽ, mà nói lời hoà thuận,

6- Không nói lời thô-tục, mà nói lời hoà nhã, 

7- Không nói lời vô-ích, mà nói lời hữu-ích.

Đó là 4 thiện-nghiệp, phần nhiều liên quan đến khẩu-thiện-nghiệp.

8- Không tham lam của cải người khác một cách phi pháp, mà trao đổi một cách hợp pháp,

9- Không thù-hận người khác, mà có tâm từ đối với mọi người, mọi chúng-sinh,

10- Có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng theo thật-tánh của các pháp.

Đó là 3 thiện-nghiệp thuộc về ý-nghiệp.

Người như người thậtnghĩa là người ấy có thân ngườitâm người, là người có đầy đủ ngũ-giới là thường-giới (niccasīla) của loài người và thập-thiện-nghiệp là thiện-pháp của loài người (manussadhamma). 

Nếu người nào có đầy đủ ngũ-giới là thường- giới của loài người và thập-thiện-nghiệp là thiện-pháp của loài người thì người ấy trong cuộc sống hiện-tại có thân và tâm thường được an lạc. Sau khi người ấy chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm ngườicao quý.

* Manussa-deva: Người như chư-thiênnhư thế nào?

Người như chư-thiên nghĩa là người ấy có thân ngườitâm như chư-thiên.

Tâm chư-thiên có 5 pháp là:

1- Saddhā: đức-tin: Người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo; tin nghiệp và quả của nghiệp, tin rằng: thiện-nghiệp cho quả an lạc, ác-nghiệp cho quả khổ, trong kiếp-hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

2- Sīla: giới-đức: Người có giới-hạnh đầy đủ và trong sạch theo địa vị của mỗi người.

* Nếu là hạng người tại gia thì có ngũ-giới là thường-giới, hoặc bát-giới, cửu-giới trong các ngày giới, thập-giới của người tại gia([18]).

* Đối với bậc xuất gia, nếu là sa-di thì có 10 giới sa-di, 10 pháp hoại sa-di, 10 pháp hành phạt sa-di, 75 điều thực-hành, 14 pháp-hành của sa-di. Nếu là tỳ-khưu thì có tứ-thanh-tịnh-giới, 14 pháp-hành của tỳ-khưu.

3- Suta: nghe nhiều hiểu rộng: Người thường học hỏi trong chánh-pháp của Đức-Phật, thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, rồi thực-hành theo chánh-pháp của bậc thiện-trí.

4- Cāga: phước-thiện bố-thí: Người không có tâm keo kiệt, bủn xỉn trong của cải tài-sản của mình, bởi vì người ấy suy xét đúng đắn rằng:

“Tất cả mọi thứ của cải trong đời này như là của chung, mà người nào có quả phước-thiện bố-thí thì tạm thời thừa hưởng nhiều hoặc ít, lâu hoặc mau một phần của cải tài-sản ấy. Chỉ có nghiệp mới thật sự là của riêng mình mà thôi.

Vì vậy, ta nên sử dụng phần của cải mà ta đang tạm thời thừa hưởng, đem ra làm phước-thiện bố-thí đến cho người khác, để trở thành thiện-nghiệp bố-thí vĩnh viễn là của riêng ta trong kiếp-hiện-tại và vô số kiếp vị-lai mà thôi.”

Do suy xét như vậy, nên người ấy đem của cải ra làm phước-thiện bố-thí đến người khác.

5- Paññā: trí-tuệ: Người có trí-tuệ học hỏi hiểu biết rõ về pháp-học Phật-giáo, rồi thực-hành pháp-hành-thiền-định, dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền sắc-giới, hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Nếu người nào có đầy đủ 5 pháp chư-thiên ấy thì gọi người ấy là người như chư-thiên cóthân ngườivà tâm như chư-thiên.

Trong kiếp-hiện-tại nếu người ấy không chứng đắc bậc thiền nào và chưa trở thành bậc Thánh-A-ra-hán thì sau khi người ấy chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm chư-thiên trên cõi trời dục-giới.

* Nếu người ấy đã chứng đắc bậc thiền nào, thì sau khi chết, chắc chắn thiện-nghiệp của bậc thiền ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi sắc-giới hoặc cõi vô-sắc-giới tuỳ theo quả-tâm của bậc thiền ấy.

* Nếu người ấy đã trở thành bậc Thánh-A-ra-hán thì sau khi chết gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

* Manussa-tiracchāna: Người như loài súc-sinh như thế nào?

Người như loài súc-sinh nghĩa là người ấy có thân ngườitâm như loài súc-sinh.

Tâm loài súc-sinh là bất-thiện-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.

Nếu có tham-tâm phát sinh thì loài súc-sinh hành động theo tham-tâm; nếu có sân-tâm phát sinh thì loài súc-sinh hành động theo sân-tâm; nếu có si-tâm phát sinh thì loài súc-sinh hành động theo si-tâm.

Loài súc-sinh thường hành động do năng lực của mọi phiền-não như vậy, tạo mọi ác-nghiệp, nên tự làm khổ mình, làm khổ người, khổ chúng-sinh.

Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, hành động theo năng lực của mọi phiền-não.

Nếu khi tham-tâm phát sinh thì hành động theo tham-tâm, nếu khi sân-tâm phát sinh thì hành động theo sân-tâm, nếu khi si-tâm phát sinh thì hành động theo si-tâm. Người ấy không có trí-tuệ chế ngự được mọi phiền-não, tạo mọi ác-nghiệp, tự làm khổ mình, làm khổ người, chúng-sinh khác.

Người nào hành động do năng lực của mọi phiền-não, tạo mọi ác-nghiệp như vậy, gọi người ấy là người như loài súc-sinh, có thân người và tâm như loài súc-sinh.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm loài súc-sinh. 

* Manussa-peta: Người như loài ngạ-quỷnhư thế nào?

Người như loài ngạ-quỷ nghĩa là người ấy có thân ngườitâm như loài ngạ-quỷ.

Tâm loài ngạ-quỷ là tham-tâm thèm muốn, khao khát, bởi vì đói khát, lạnh lẽo không sao chịu đựng nổi, không có chỗ ở, v.v… 

Người nào có cuộc sống đói khổ, lạnh lẽo, thiếu thốn mọi thứ, nên tham-tâm thường phát sinh thèm muốn, khao khát ăn no, mặc ấm, có chỗ ở. v.v….

Như vậy, gọi người ấy là người như loài ngạ-quỷ, có thân người và tâm như loài ngạ-quỷ.

Người nào có tâm keo kiệt, bủn xỉn trong của cải tài-sản của mình, không muốn đem ra làm phước-thiện bố-thí đến cho người nghèo khổ khác, thậm chí còn phát sinh tham-tâm vơ vét của người khác đem về làm của riêng mình nữa, do năng lực của tham-tâm thèm muốn không biết đủ, Người ấy cũng gọi là người như loài ngạ-quỷ, có thân người và tâm như loài ngạ-quỷ.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong loài ngạ-quỷ.

* Manussa-nerayika: Người như chúng-sinh trong cõi địa-ngục như thế nào?

Người như chúng-sinh trong cõi địa-ngục nghĩa là người ấy có thân ngườitâm như chúng-sinh địa-ngục.

Người nào có ác-tâm cướp của giết người, chiếm đoạt của cải tài-sản của người khác một cách phi pháp, hoặc làm những việc phạm pháp, nên người ấy bị bắt, bị đánh đập hành hạ khảo tra, cuối cùng phải chịu tội trước cơ quan pháp luật. Người ấy bị tù đày trong ngục tù, phải chịu bao nỗi khổ cực, bởi vì tội ác của mình.

Người ấy bị giam cầm trong nhà tù, không được tự do theo ý muốn của mình, nên gọi là người như chúng-sinh địa-ngục, có thân người và tâm như chúng-sinh địa-ngục.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục

Loài Người Trong Cõi Nam-Thiện-Bộ-Châu

Loài người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu có các hạng người khác nhau do phân loại theo thân và tâm như vậy.

Thật ra, loài người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu chỉ có 3 hạng người cơ bản là

1- Hạng người tam-nhân,

2- Hạng người nhị-nhân

3- Hạng người vô-nhân cõi thiện-giới.

12 Loại Chúng-sinh

Chúng-sinh có 12 loại: 

* Hạng phàm-nhân (puthujjanapuggala) có 4:

1- Duggati-ahetukapuggala: Hạng chúng-sinh vô-nhân cõi ác-giới,

2- Sugati-ahetukapuggala: Hạng người vô-nhân cõi thiện-giới,

3- Dvihetukapuggala: Hạng người nhị-nhân,

4- Tihetukapuggala: Hạng người tam-nhân

* Bậc Thánh-nhân (ariyapuggala) có 8 bậc:

1- Sotāpattimaggapuggala: Bậc Nhập-lưu- Thánh-đạo,

2- Sotāpattiphalapuggala: Bậc Nhập-lưu-Thánh-quả,

3- Sakadāgāmimaggapuggala: Bậc Nhất-lai Thánh-đạo,

4- Sakadāgāmiphalapuggala: Bậc Nhất-lai Thánh-quả

5- Anāgāmimaggapuggala: Bậc Bất-lai-Thánh- đạo,

6- Anāgāmiphalapuggala: Bậc Bất-lai-Thánh- quả,

7- Arahattamaggapuggala: Bậc A-ra-hán-Thánh-đạo,

8- Arahattaphalapuggala: Bậc A-ra-hán-Thánh-quả.

Chúng-sinh có 12 loại trong tam-giới gồm có 31 cõi như sau: 

* Cõi ác-giới có 4 cõichỉ có 1 hạng chúng-sinh là hạng chúng-sinh vô-nhân cõi ác-giới,

* Cõi người và cõi Tứ-đại-thiên-vương có 11 hạng người là 3 hạng phàm-nhân (trừ hạng chúng-sinh vô-nhân cõi ác-giới) và 8 bậc Thánh-nhân.

* Cõi Tam-thập-tam-thiên, cõi Dạ-ma-thiên, cõi Đâu-suất-đà-thiên, cõi Hoá-lạc-thiên, cõi Tha-hoá-tự-tại-thiên, 5 cõi này có 10 hạng: 2 hạng phàm-nhân (trừ hạng chúng-sinh vô-nhân cõi ác-giới và hạng người vô-nhân cõi thiện-giới) và 8 bậc Thánh-nhân.

* Cõi trời sắc-giới đệ-nhất-thiền 3 cõi, đệ-nhị-thiền 3 cõi, đệ-tam-thiền 3 cõi và cõi Quảng-quả-thiên, 10 cõi này có 9 hạng là hạng phàm nhân tam-nhân và 8 bậc Thánh-nhân,

* Cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có 1 hạng là hạng vô-nhân cõi thiện-giới,

* Cõi trời sắc-giới Tịnh-cư-thiên gồm có 5 cõi, có 3 bậc Thánh-nhân là Bậc Nhất-lai-Thánh-quả, bậc A-ra-hán-Thánh-đạo, bậc A-ra-hán-Thánh-quả,

* Cõi vô-sắc-giới có 4 cõi, có 8 hạng là hạng phàm-nhân tam-nhân, 7 bậc Thánh-nhân (trừ bậc Nhập-lưu-Thánh-đạo).

Devabhūmi: Cõi Trời Dục-Giới 

Cõi trời dục-giới là chỗ ở của toàn thể chư-thiên dục-giới. Cõi trời dục-giới có 6 cõi: 

1- Cātumahārājikābhūmi: cõi trời Tứ-đại- thiên-vương,

2- Tāvatiṃsābhūmi:cõi trời Tam-thập-tam-thiên,

3- Yāmābhūmi: cõi trời Dạ-ma-thiên,

4- Tusitābhūmi: cõi trời Đâu-suất-đà-thiên,

5-Nimmānaratībhūmi: cõi trời Hoá-lạc-thiên,

6- Paranimmitavasavattībhūmi:cõi trời Tha- hoá-tự-tại-thiên.

1- Cātumahārājikābhūmi:  Cõi Trời Tứ-Đại-Thiên-Vương:

Cõi trời Tứ-đại-thiên-vương là cõi thứ nhất trong 6 cõi trời dục-giới nằm vị trí từ khoảng giữa núi Sineru ngang bằng đỉnh núi Yugandhara xuống đến mặt đất tiếp xúc cõi người, là nơi mà toàn thể chư-thiên cõi trời này có 4 đức-thiên-vương trị vì tất cả chư-thiên trong cõi trời này, nên gọi Cātumahārājikā-bhūmi: cõi trời tứ đại-thiên-vương là 4 Đức-thiên-vương trị vì:

1- Đức-thiên-vương Dhataraṭṭha trụ ở hướng Đông của núi Sineru trị vì nhóm chư-thiên Gandhabba,

2- Đức-thiên-vươngViruḷhaka trụ ở hướng Nam của núi Sineru trị vì nhóm chư-thiên Kumbhaṇḍa,

3- Đức-thiên-vương Virūpakkha trụ ở hướng Tây của núi Sineru trị vì nhóm chư-thiên Nāga,

4- Đức-thiên-vương Kuvera hoặc Vessa-vaṇa trụ ở hướng Bắc của núi Sineru trị vì nhóm chư-thiên Yakkha.

Tất cả chư-thiên trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương đều là thuộc hạ của 4 Đức-vua-trời, có nhiều nhóm:

* Pabbataṭṭhadevatā: chư-thiên trú ở núi,

* Ākāsaṭṭhadevatā: chư-thiên ở trên hư không,

* Khiḍḍāpadosikadevatā: chư-thiên ham chơi quên ăn chết,

* Manopadosikadevatā: chư-thiên chết vì sân,

* Sītavalāhakadevatā: chư-thiên làm khí lạnh,

* Uṇhavalāhakadevatā: chư-thiên làm khí nóng,

* Candimādevaputtadevatā: chư-thiên ở trên mặt trăng,

* Suriyadevaputtadevatā: chư-thiên ở trên mặt trời…

Chư-thiên cõitrời Tứ-đại-thiên-vương nương nhờ 3 nơi gọi là:

1-Bhummaṭṭhadevatā: chư-thiên nương nhờ ở trên mặt đất,

2- Rukkhadevatā: chư-thiên nương nhờ ở trên cây,

3- Ākāsaṭṭhadevatā: chư-thiên nương nhờ ở trên hư-không.

1- Bhummaṭṭhadevatā chư-thiên nương nhờ ở trên mặt đất như thế nào?

Chư-thiên nương nhờ ở trên mặt đất như núi, sông, biển, xung quanh chùa, ngôi tháp, cội đại Bồ-đề, nhà nghỉ mát, nhà ở, v.v… nếu chư-thiên nương nhờ ở nơi nào thì nơi ấy là chỗ ở của mình.

2- Rukkhadevatā chư-thiên nương nhờ ở trên cây như thế nào?

Chư-thiên nương nhờ ở trên cây có 2 nhóm:

* Nhóm chư-thiên có lâu đài đặt trên ngọn cây,

* Nhóm chư-thiên có lâu đài đặt trên các cành cây xung quanh.

3- Ākāsaṭṭhadevatā chư-thiên nương nhờ ở trên hư-không như thế nào?

 Chư-thiên nương nhờ ở trên hư-không, lâu đài lớn hoặc nhỏ của mỗi vị phát sinh bằng 7 loại báu do năng lực của dục-giới đại-thiện-nghiệp của mỗi vị chư-thiên.

Tuy nhiên, có những lâu đài phát sinh bằng 6 loại báu, hoặc 5 loại báu, thậm chí chỉ có 1 hoặc 2 loại báu, tất cả lâu đài ấy đều phát sinh do năng lực của dục-giới đại-thiện-nghiệp của mỗi vị chư-thiên.

4 Đức-thiên-vương mỗi vị có mỗi lâu đài to lớn bằng thất báu nguy nga lộng lẫy.

Tứ-đại-thiên-vương là 4 Đức-vua-trời hộ trì cõi người, nên gọi là Catulokapāla.

Chư-Thiên Ác Cõi Tứ-Đại-Thiên-Vương

Chư-thiên ác cõi Tứ-đại-thiên-vương có 4 nhóm:

1- Yakkha, yakkhī  là nam yakkha, nữ yakkhī,

2- Gandhabba, gandhabbī là nam gandhabba, nữ gandhabbī,

3- Kumbhaṇḍa, kumbhaṇḍī là nam kumbhaṇḍa, nữ kumbhaṇḍī, 

4- Nāga, nāgī là nam nāga, nữ nāgī. 

1- Yakkhadevatā: Chư-thiên yakkha (dạ-xoa) có 2 nhóm:

* Yakkhadevatā là loài yakkha có thân hình xinh đẹp có hào quang như chư-thiên,

* Yakkhatiracchāna là loài yakkha có thânhình xấu xí không có hào quang như loài súc-sinh.

Chư-thiên yakkha này nếu khi phát sinh ác-tâm muốn hành hạ chúng-sinh địa-ngục thì hoá ra chúa địa-ngục hiện xuống cõi địa-ngục, hành hạ chúng-sinh địa-ngục, nếu muốn ăn thịt chúng-sinh địa-ngục thì hoá ra con kên kên, con quạ, con chó bắt chúng-sinh địa-ngục để ăn thịt

Yakkha (dạ-xoa) thích ăn xác chết làm vật thực.

Nhóm yakkha, yakkhī này ở trong sự cai quản do Đức-vua-trời Kuvera hoặc Vessavaṇa. 

2- Gandhabbadevatā (Chư-thiên gandhabba) có 2 nhóm :

* Nhóm chư-thiêngandhabba nương nhờ sinh trên cây có mùi thơm, rồi vĩnh viễn trú tại nơi cây ấy mãi mãi, dù cho cây ấy bị ngã hoặc bị chết vẫn không dời sang cây khác. Nếu người nào chặt cây ấy đem về làm nhà, đóng tủ, bàn ghế, v.v… làm bất cứ dụng cụ nào thì vị chư-thiên gandhabba ấy vẫn đi theo nương nhờ nơi vật dụng ấy.

Vì vậy, đôi khi chư-thiên gandhabba ấy hiện hình ra để chủ nhân nhìn thấy; đôi khi chư-thiên gandhabba ấy không hài lòng làm quấy nhiễu trong gia đình với nhiều cách như làm cho người trong nhà bị bệnh hoạn ốm đau, làm cho của cải tài-sản hư hao không rõ nguyên-nhân, v.v…

Chư-thiên gandhabba có tính chất khác với vị chư-thiênrukkhadevatā là vị chư-thiên cũng nương nhờ sinh trên cây, nhưng khi cây ấy chết hoặc bị người ta chặt cây ấy, vị chư-thiên rukkha-devatā sẽ dời sang nương nhờ nơi cây khác.

* Nhóm chư-thiêngandhabba nương nhờ nơi thân người, người ta thường gọi là người bị phi nhân nhập, hoặc người có người âm nhập. Người nào bị chư-thiêngandhabba nhập vào rồi, người ấy không còn tự chủ nữa, không biết mình, cho đến khi chư-thiêngandhabba xuất ra, thì người ấy mới trở lại bình thường như trước.

Nhóm chư-thiên gandhabba, gandhabbī này ở trong sự cai quản của Đức-vua-trời Dhataraṭṭha.

2- Kumbhaṇḍadevatā (Chư-thiên kumbhaṇḍa) có thân hình to lớn, mắt lồi màu đỏ, có 2 nhóm: 

* Nhóm chư-thiên kumbhaṇḍa ở trong cõi người có phận-sự giữ gìn các kho báu, những viên ngọc quý báu, ngọc maṇi trên núi cao, ngôi bảo tháp, rừng rậm, cây cao to lớn, hồ nước lớn tự nhiên, các con sông sâu, v.v… những nơi nào mà Đức-thiên-vương truyền lệnh cho vịchư-thiên kumbhaṇḍa nào có phận-sự giữ gìn, nếu người nào xâm nhập vào nơi ấy thì vị chư-thiên kumbhaṇḍa ấy trừng phạt người ấy.

* Nhóm chư-thiên kumbhaṇḍa ở trong cõi địa-ngục, làm phận-sự chúa địa-ngục, chư-thiên kumbhaṇḍa hoá ra kên kênkumbhaṇḍa, quạ kumbhaṇḍa, chó kumbhaṇḍa hành hạ chúng-sinh

địa-ngục, hoặc bắt chúng-sinh địa-ngục để ăn thịt.

Nhóm chư-thiên kumbhaṇḍa, kumbhaṇḍī này ở trong sự cai quản của Đức-vua-trời Viruḷhaka

4- Nāgadevatā (Chư-thiên nāga:long) ở dưới mặt đất và ở dưới núi gọi là paṭhavīdevatā.

Nāgadevatā có phép biến hoá do quả của nghiệp (vipāka-iddhi) có khả năng hoá ra thành người, chư-thiên, con cọp, sư tử, v.v… Nāga-devatā phát sinh ác-tâm thích hành hạ chúng-sinh địa-ngục giống như yakkhadevatā, kumbhaṇḍadevatā.

 Nhóm chư-thiên nāga, nāgī này ở trong sự cai quản của Đức-vua-trời Virūpakkha.

Chư-thiên trong cõi Tứ-đại-thiên-vương có ác-tâm hung dữ, 4 nhóm này không những thích hành hạ các chúng-sinh khác, mà còn hành hạ đồng loại với nhau nữa.

Vì vậy, mỗi Đức-thiên-vương cai quản, trừng phạt mỗi nhóm.

Tóm lại chư-thiên trong cõiTứ-đại-thiên-vương có nhiều nhóm, có nhóm thiện, có nhóm ác, có nhóm chánh-kiến, có nhóm tà-kiến, có nhóm có đức-tin nơi Tam-bảo, có nhóm không có đức-tin nơi Tam-bảo, có nhóm hộ trì loài người, có nhóm quấy nhiễu loài người, v.v…

* Chư-thiêntrong cõiTứ-đại-thiên-vương có tuổi thọ 500 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 9 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 50 năm cõi người.

2- Tāvatiṃsābhūmi:

 Cõi Trời Tam-Thập-Tam-Thiên

Cõi trời Tam-thập-tam-thiên là cõi trời thứ nhì trong 6 cõi trời dục-giới nằm vị trí trên đỉnh núi Sineru.

Cõi trời Tam-thập-tam-thiên này có sự tích được tóm lược như sau: 

Trong thời quá-khứ, một xóm nhà tên gọi là Macalagāma, có nhóm người sahapuññakārī (nhóm cùng làm phước-thiện với nhau) gồm có 33 người đàn ông, người đứng đầu tên là Māghamānava.

Nhóm 33 người này cùng nhau làm vệ sinh xung quanh xóm làng, các đường sá, các ngõ hẻm đều sạch sẽ, để thuận tiện cho mọi người qua lại. Trên các con đường, rải rác làm chỗ đặt nồi nước sạch, để cho mọi người qua lại uống nước, xây dựng trại nghỉ chân dọc đường, để cho những người qua lại có chỗ nghỉ chân. 

Nhóm 33 người này đồng tâm nhất trí với nhau làm mọi phước-thiện, cho nên sau khi nhóm 33 người này chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới thứ nhì, tiền-kiếp của Māghamānavatrở thành Đức-vua-trời Inda hoặc Đức-vua-trời Sakka và tiền-kiếp của 32 người bạn thân trở thành 32 vị chư-thiên bậc cao trên cõi trời dục-giới thứ nhì.

Vì vậy, cõi trời dục-giới thứ nhì gọi là Tāvatiṃsābhūmi:cõi trời Tam-thập-tam-thiên (cõi trời 33 vị chư-thiên).

VấnNgoài cõi tam-giới này ra, còn các cõi tam-giới khác có tên gọi là cõi trời Tam-thập-tam-thiên hay không?

Đáp: Các cõi tam-giới khác, cõi trời dục-giới thứ nhì cũng bắt chước tên gọi là cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

Vị Trí Của 6 Cõi Trời Dục-Giới

1- Cõi trời Tứ-đại-thiên-vương nằm vị trí ở khoảng giữa núi Sineru, cách mặt đất loài người khoảng 42.000 do-tuần (yojana),

2- Cõi trời Tam-thập-tam-thiên nằm vị trí ở trên đỉnh núi Sineru, cách cõi trời Tứ-đại-thiên-vương khoảng 42.000 do-tuần (yojana), 

3- Cõi trời Dạ-ma-thiên nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Tam-thập-tam-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana),

4- Cõi trời Đâu-suất-đà-thiên nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Dạ-ma-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana), 

5- Cõi trời Hoá-lạc-thiên nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Đâu-suất-đà-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana),

6- Cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên nằm ở trên hư không cao, cách cõi trời Hoá-lạc-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana).

Cõi trời Tam-thập-tam-thiênnằm vị trí ở trên đỉnh núi Sineru có bề mặt diện tích hình vuông mỗi cạnh khoảng 42.000 do-tuần (yojana),

ngay trung tâm có kinh thành Sudassana bề rộng mỗi cạnh 10.000 do-tuần, tất cả mặt bằng trên đỉnh núi Sineru thành-tựu bằng thất báu.

Toàn thể chư-thiên trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên có 2 nhóm: nhóm bhummaṭṭhadevatā và nhóm ākāsaṭṭhadevatā.

* Nhóm bhummaṭṭhadevatā đó là Đức-vua-trời Inda và 32 vị thiên nam cao quý cùng với nhóm chư-thiên thuộc hạ và 5 nhóm chư-thiên a-su-ra trú ngụ dưới núi Sineru cũng ở trong nhóm lớn bhummaṭṭhadevatā.

* Nhómākāsaṭṭhadevatā có những lâu đài nổi trong hư không phía trên đỉnh núi Sineru.

Trung tâm kinh thành Sudassana có đại lâu đài Vejayanta là nơi ngự của Đức-vua-trời Sakka.

* Hướng Đông của kinh thành Sudassana có khu vườn Nandavana rộng 1000 do-tuần, trong vườn có 2 hồ nước: hồ lớnMahānanda và hồ Cūḷananda, xung quanh hồ nước lát đá quý, để ngồi nghỉ ngơi.

* Hướng Tây của kinh thành Sudassana có khu vườn Cittaladā rộng 500 do-tuần, có 2 hồ nước: hồ lớn Vicitta và hồ cūḷacitta,

* Hướng Bắc của kinh thành Sudassana có khu vườn Missakavana rộng 500 do-tuần, có 2 hồ nước: hồDhammā và hồ Sudhammā, 

* Hướng Nam của kinh thành Sudassana có khu vườn Phārusakavana rộng 700 do-tuần, có 2 hồ nước: hồ Bhaddā và hồ Subhaddā.

Khu vườn 4 hướng này là nơi du ngoạn tiêu khiển của chư-thiên cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

* Hướng Đông Bắc của kinh thành Sudassana có 2 khu vườn: khu vườn Puṇḍarika không rõ bề rộng và khuvườn Mahāvana rộng 700 do-tuần.

Cūḷāmaṇi Cetiya Và Sudhammasabhā 

* Khu vườn Puṇḍarika có cây pārichatta hoặc parijāta cao 100 do-tuần có cành vươn rộng ra 50 do-tuần, khi đến mùa trổ hoa có mùi thơm toả ra xa 100 do-tuần.  

Phía dưới tàng câypārichatta có tấm đá quý làm chỗ ngồi gọi là Paṇḍukambalasilā bề ngang 50 do-tuần, bề dọc 60 do-tuần, bề dày 15 do-tuần có màu đỏ hồng như màu hoa.  

* Ngôi bảo-thápCūḷāmaṇicetiya nơi tôn thờ Xá-lợiRăng nhọn bên phải của Đức-Phật Gotamanắm tóc của Đức-Bồ-tát Siddhattha, khi Đức-Bồ-tát đi xuất gia, cắt tóc ném lên hư không. Khi ấy, Đức-vua-trời Sakka hiện xuống, hứng đón nhận nắm tóc, đem về tôn thờ trên ngôi bảo-tháp Cūḷāmaṇi này.

* Hội-trường Sudhammasabhā là nơi mà tất cả chư-thiên tụ hội nghe pháp hoặc đàm đạo pháp tại cõi trời Tam-thập-tam-thiên. 

* Khu vườnMahāvana có hồ nước rộng tên gọi là Sunandā và có lâu đài nguy nga tráng lệ là nơi du ngoạn tiêu khiển của Đức-vua-trời Sakka.

Tính Chất Cõi Trời Tam-Thập-Tam-Thiên

 Chư-thiên là thiên-nam, hoặc thiên-nữ trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên có những tính chất đặc biệt như sau:

* Nếu là thiên-nam thì có thân hình dáng dấp trẻ trung trong độ tuổi 20, và nếu là thiên-nữ thì có thân hình trẻ đẹp trong độ tuổi 16. Tất cả mọi thiên-nam, thiên-nữ vẫn duy trì độ tuổi ấy cho đến hết tuổi thọ 1.000 năm tuổi trời, so với thời gian trong cõi người là 36 triệu năm, bởi vì 1 ngày 1 đêm trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên bằng 100 năm trong cõi người.

Tất cả mọi thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên không có già, bệnh, tóc bạc, răng rụng, da nhăn, v.v… vẫn duy trì sự trẻ trung, xinh đẹp cho đến hết tuổi thọ (chết) biến mất không có thi thể.

* Vật thực, nước uống của tất cả mọi thiên-nam, thiên-nữ là vô cùng vi tế, cho nên trong thân thể không có thải ra các chất cặn bã, nghĩa là không có tiểu tiện, đại tiện. Các thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai,bởi vì thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên đều hoá sinh. (Tuy nhiên cũng có số ít thiên-nữ trong cõi bhūmmaṭṭha-devatā giống như người-nữ trong cõi người).

Theo lệ thường, chư-thiên trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên này:

* Nếu thiên-nam, thiên-nữ là con thì hoá-sinh tại nơi vế của vị chư-thiên,

* Nếu thiên-nữ là vợ thì hoá-sinh tại chỗ nằm của vị thiên-nam. Mỗi vị thiên-nam có 500, 700, 1.000, v.v… thiên-nữ làm vợ.

* Nếu thiên-nam, thiên-nữ là vị hầu hạ thì hoá-sinh xung quanh chỗ nằm của vị chư-thiên,

* Nếu thiên-nam, thiên-nữ là vị giúp công việc thì hoá-sinh trong lâu đài, hoặc trong phạm vi lâu đài của vị chư-thiên,

* Nếu thiên-nam, thiên-nữ hoá-sinh ở khoảng bên ngoài giữa 2 lâu đài của 2 vị chư-thiên, nếu có sự tranh chấp giữa 2 vị chư-thiên muốn thiên-nam hoặc thiên-nữ ầy là thuộc hạ của mình thì dẫn nhau đến hầu Đức-vua-trời Sakka phán xét. 

Đức-vua-trời phán xét rằng:

“Vịthiên-nam, hoặc thiên-nữ ấy hiện ra gần với lâu đài của vị chư-thiên nào thì thiên-nam, hoặc thiên-nữ ấy thuộc về vị chư-thiên ấy.”

 “Vịthiên-nam, hoặc thiên-nữ ấy hiện ra ngay khoảng giữa 2 lâu đài của 2 vị chư-thiên, nếu thiên-nam, hoặc thiên-nữ nhìn về hướng lâu đài vị chư-thiên nào thì thuộc về vị chư-thiên ấy.”

 “Vịthiên-nam, hoặc thiên-nữ ấy hiện ra ngay chính khoảng giữa 2 lâu đài của 2 vị chư-thiên, nếu thiên-nam, hoặc thiên-nữ nhìn thẳng, không hướng về lâu đài của vị chư-thiên nào thì thiên-nam, thiên-nữ ấy thuộc về của Đức-vua-trời.”

 Các thiên-nam, các thiên-nữ trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên có hào quang toả ra rộng lớn khác nhau, có những đồ trang sức các loại châu báu quý giá khác nhau, có lâu đài to lớn nguy nga tráng lệ khác nhau, có thân hình xinh đẹp sạch sẽ, v.v…tiếp xúc với các đối-tượng tốt, đó là do quả của các phước-thiện khác nhau, khác với loài người có thân hình ô-trọc.

Cho nên, chư-thiên nếu tiếp xúc với mùi của loài người thì dù cách xa 100 do-tuần vẫn không thể chịu đựng nổi.

Cõi trời Tam-thập-tam-thiên có toàn những đối-tượng tốt thật vô cùng hoan hỷ mà trong cõi người không sao sánh được, nhất là khu vườn Nandavana là nơi thật vô cùng hoan hỷ bậc nhất

trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

Thật vậy, thiên-nam, thiên-nữ nào có nỗi khổ tâm vì lo sợ chết, nếu khi đi đến du ngoạn tiêu khiển trong khuvườn Nandavana thì cảm nhận vô cùng hoan hỷ, nên không còn khổ tâm nữa.

Đức-Vua-Trời Sakka

Đức-Vua-Trời Sakka là đức-vua cao cả nhất trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên và cõi trời Tứ-đại-thiên-vương. Đức-Vua-Trời Sakka ngự tại lâu đài bằng vàng gọi là Vejayanta trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên. Lâu đàiVejayanta cao 1000 do-tuần có những cây cột cờ cao 300 do-tuần cẩn bằng thất báu cắm xung quanh lâu đài.

* Đức-Vua-Trời Sakka có chiếc xe cũng có tên Vejayanta, phía trước xe là chỗ ngồi của vị thiên-nam lái xe Mātali dài 50 do-tuần, phần giữa xe là chỗ ngồi của Đức-Vua-Trời Sakka dài 50 do-tuần, phía sau xe dài 50 do-tuần, chiếc xe Vejayanta gồm có chiều dài 150 do-tuần, bề rộng 50 do-tuần. Chiếc ngai của Đức-Vua-Trời Sakka trên chiếc xe thành-tựu bằng thất báu có chiều cao 1 do-tuần, bề rộng 1 do-tuần, phía trên có chiếc lọng lớn 3 do-tuần, có 1.000 con ngựa báu trang hoàng những đồ trang sức quý giá để kéo chiếc xeVejayanta. (1.000 con ngựa báu không phải là loài súc-sinh mà chính là thiên-nam trên cõi trời biến hoá ra con ngựa báu.)

* Nếu khi Đức-Vua-Trời Sakka muốn cỡi voi thì có con voi báu Erāvaṇa to lớn 150 do-tuần được trang hoàng lộng lẫy, voi báu Erāvaṇa này không phải là loài súc-sinh mà chính là vị thiên-nam biến hoá ra voi báu, ...

Để trở thành Đức-Vua-Trời Sakka cần phải thực-hành 7 pháp:

1- Nuôi dưỡng cha mẹ một cách cung kính và chu đáo,

2- Tôn kính bậc trưởng lão trong dòng họ và người trong đời,

3- Nói năng dịu dàng lễ phép đối với mọi người

4- Không nói lời chia rẽ mà nói lời hoà thuận,

5- Không có tính keo kiệt trong của cải tài-sản của mình mà hoan-hỷ làm phước-thiện bố-thí,

6- Có tính chân thật với mình và mọi người,

7- Chế ngự được tính sân hận.

 Cõi Trời Tam-Thập-Tam-Thiên

Cõi trời Tam-thập-tam-thiên có kinh thành Sudassana, 4 khu vườn giải trí công cộng, đặc biệt có 2 khu vườn Puṇḍarika và Mahāvana,

Khu vườn Mahāvana là nơi mà Đức-Vua-Trời Sakka đến du lãm giải trí.

* Khu vườn Puṇḍarika là nơi đặc biệt quan trọng hơn các nơi khác, bởi vì có ngôi bảo-tháp Cūḷāmaṇicetiya, nơi tôn thờ Xá-lợi của Đức-Phật Gotama, tảng đá Paṇḍukambalasilā dưới tàn cây Parichatta mà Đức-Phật Gotama đã từng ngự đến ngồi thuyết Abhidhammapiṭaka: Tạng Vi-Diệu-Pháp gồm có 7 bộ, trong mùa hạ thứ 7 của Đức-Phật tại cung trời Tam-thập-tam-thiên và hội-trường Sudhammasabhā là nơi mà tất cả chư-thiên tụ hội nghe pháp hoặc đàm đạo pháp.

Hội-Trường Sudhammasabhā

Hội-trường Sudhammasabhā nằm gần cây Parichatta. Cây Parichatta mỗi năm trổ hoa một lần, khi đến thời-kỳ trổ hoa, lá cây trở thành màu vàng, nhìn thấy lá màu vàng như vậy, thiên-nam, thiên-nữ vui mừng hoan hỷ sẽ được nhìn thấy hoa parichatta, đến khi gần trổ hoa, tất cả lá vàng đều rụng cả, tiếp theo toàn câyparichatta trổ hoa màu đỏ toả ra ánh sáng xung quanh 500 do-tuần, mùi thơm của hoa theo chiều gió 100 do-tuần.

Hội-trường Sudhammasabhā là nơi mà các thiên-nam, thiên-nữ hoan-hỷ tụ hội lắng nghe thuyết-pháp hoặc đàm đạo pháp có Đức-Vua-Trời Sakka chủ trì.

* Hội-trường Sudhammasabhā được thành-tựu bằng thất báu, có chiều cao 500 do-tuần, rộng 300 do-tuần, nền lát bằng ngọc quý, cột bằng vàng, v.v… tất cả đều thành-tựu bằng 7 thứ báu.

Bên trong hội-trường, phía trên ngay ở giữa có một pháp-toà thành-tựu bằng thất báu quý giá cao 3 do-tuần, để vị Pháp sư ngồi thuyết pháp.

Phía dưới có chỗ ngồi của Đức-Vua-Trời Sakka, kế tiếp 32 chỗ ngồi của 32 vị thiên-nam bậc cao và tiếp theo các thiên-nam, thiên-nữ theo thứ tự từ cao đến thấp.

 Khi đến thời-kỳ nghe pháp tại hội trưòngSudhammasabhā, Đức-Vua-Trời Sakka thổi tù- và bằng vỏ ốc gọi là vijayuttara dài 140 cùi tay, tiếng tù-và vang xa trong kinh thành Sudassana, ngoài kinh thành, và thổi tù-và chỉ một lần, âm thanh kéo dài lâu 4 tháng của cõi người.

Tất cả thiên-nam, thiên-nữ ở trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên này nghe tiếng tù-và báo hiệu, tất cả thiên-nam, thiên-nữ khắp mọi nơi đều đến hội-trườngSudhammasabhā.

Đức-Vua-Trời Sakka ra khỏi lâu đài Vejayanta cùng với 4 Chánh-cung-hoàng-hậu là Nandā, Cittā, Sudhammā, Sujā lên voi báu Eravaṇa dẫn đầu tất cả thiên-nam, thiên-nữ ngự đến hội-trường Sudhammasabhā.

Pháp-sư là vị phạm-thiên Sunaṅkumāra từ cõi phạm-thiên hiện xuống thuyết-pháp, nếu khi vị phạm-thiên không hiện xuống thì Đức-Vua-Trời Sakka sẽ thay thế thuyết-pháp hoặc vị thiên nam nào có khả năng cũng thuyết-pháp được.

Đức-Vua-Trời Sakka Tủi Phận 

Đức-Vua-Trời Sakka có uy quyền bậc nhất trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên tư duy rằng:

Ta là Đức-vua-trời là do nhờ quả báu của mọi phước-thiện mà tiền-kiếp của ta đã tạo trong thời-kỳ không có Phật-giáo, nên hào quang, những món đồ trang sức, lâu đài, … của ta không thể sánh với các thiên-nam mà tiền-kiếp của họ đã tạo mọi phước-thiện trong thời-kỳ có Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, nên các thiên-nam ấy có hào quang sáng choang cả hội trường, có những món đồ trang sức quý giá lộng lẫy, thậm chí có những lâu đài cũng nguy nga tráng lệ hơn ta gấp bội.

Vậy, ta nên tìm cơ-hội để tạo phước-thiện bố-thí cúng-dường đến các Ngài đại-trưởng-lão có giới-đức cao thượng. 

Với thiên-nhãn đặc biệt hơn toàn thể chư-thiên trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên, Đức-Vua-Trời Sakka thấy rõ biết rõ Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa nhập diệt-thọ-tưởng (nirodha-samāpatti) suốt 7 ngày đêm, Ngàiđại-trưởng-lão vừa xả diệt-thọ-tưởng.

Theo lệ thường, sau khi xả diệt-thọ-tưởng, Ngài đại-trưởng-lão đi khất thực đến tế độ người nghèo khổ, để cho họ có được vô-lượng phước-thiện bố-thí và có được vô-lượng quả báu cao quý. 

Sau khi, thấy rõ biết rõ như vậy, nên Đức-Vua-Trời Sakka truyền gọi Chánh-cung-hoàng-hậu Sujā cùng nhau xuất hiện xuống cõi người, hoá thân thành hai ông bà lão thợ dệt nghèo khổ trong một căn nhà lá đầu đường trên con đường mà Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa sẽ đi khất thực ngang qua.

Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa đi đến nhìn thấy căn nhà lá nghĩ rằng: Hai ông bà thợ dệt này già cả như thế mà còn phải làm việc, chắc hẳn là người nghèo khổ nên tế độ.

Nhìn thấy Ngài đại-trưởng-lão đứng trước cổng nhà, ông lão đi ra đảnh lễ dưới hai bàn chân của Ngài, rồi xin nhận cái bát.

Ngài đại-trưởng-lão trao cái bát với tâm bi, ông lão cung-kính đón nhận cái bát vào nhà, bỏ đầy vật thực ngon lành với vị trời, hai ông bà lão cùng nhau đem ra kính dâng lên Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa cái bát bốc lên mùi thơm tho của vật thực toả ra khắp kinh thành Rājagaha.

Khi nhận cái bát, Ngài đại-trưởng-lão suy xét rằng: “Hai ông bà lão này là ai mà có món vật thực như vật thực của Đức-vua-trời vậy!”

Ngài đại-trưởng-lão biết ngay hai ông bà lão này chính là Đức-Vua-Trời Sakka và Chánh-cung hoàng-hậu Sujā hoá thân thành hai ông bà lão nghèo khổ như vậy. Ngài đại-trưởng-lão quở trách rằng:

- Này Đức-Vua-Trời Sakka! Đức-vua đã giành cơ-hội của người nghèo khổ, đã làm việc không nên làm, đối với địa vị cao cả như Đức-vua-trời! 

Nghe Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa trách như vậy, Đức-Vua-Trời Sakka kính bạch rằng:

- Kính bạch Ngài đại-trưởng-lão, chúng con cũng là phận nghèo nàn trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên. Tuy con là Đức-vua-trời, nhưng hào quang, đồ trang sức, lâu đài,…. không thể sánh với các thiên-nam mà tiền-kiếp của họ đã tạo mọi phước-thiện trong thời-kỳ có Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, nên các thiên-nam ấy có hào quang sáng choang cả hội trường, có những món đồ trang sức quý giá lộng lẫy, thậm chí có những lâu đài cũng nguy nga tráng lệ hơn chúng con gấp bội.

Cho nên, chúng con cũng là phận nghèo nàn. Bạch Ngài.

Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa dạy rằng:

- Này Đức-Vua-Trời Sakka! Từ nay đức-vua không nên lừa cúng-dường lão Tăng như vậy nữa.

 - Kính bạch Ngài đại-trưởng-lão, nếu chúng con lừa cúng-dường lên Ngài đại-trưởng-lão như vậy thì chúng con có được phước-thiện hay không? Bạch Ngài.

- Này Đức-Vua-Trời Sakka! Đức-vua vẫn có được phước-thiện vậy.

Đức-Vua-Trời Sakka và Chánh-cung-hoàng-hậu Sujātā vô cùng hoan hỷ, thành kính đảnh lễ Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa, rồi xin phép hồi cung trời Tam-thập-tam-thiên. Đức-Vua-Trời Sakka và Chánh-cung-hoàng-hậu Sujā bay lên hư không thốt lên lời hoan-hỷ 3 lần rằng:

 “- Aho dānaṃ paramadānaṃ Kassape supaṭiṭ-ṭhitaṃ!

- Aho dānaṃ paramadānaṃ Kassape supaṭiṭ-ṭhitaṃ!

 - Aho dānaṃ paramadānaṃ Kassape supatiṭ-ṭhitaṃ!”([19])

 “A! hạnh phúc quá! Phước-thiện mà chúng ta đã tạo do nương nhờ nơi Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa, thật là phước-thiện bố-thí cao quý nhất, vững chắc nhất.” (3 lần).

Do nhờ năng lực của phước-thiện bố-thí cúng-dường đến Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa, từ đó, Đức-Vua-Trời Sakka có hào quang sáng ngời,có những món đồ trang sức quý giá lộng lẫy, thậm chí có những lâu đài cũng nguy nga tráng lệ không thua kém thiên-nam nào trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

Đức-Vua-Trời Sakka Trở Thành Bậc Thánh-Nhập-Lưu  

Một thuở nọ Đức-Thế-Tôn ngự tại động núi Veriyaka miền bắc của xóm làng Ambasaṇḍa hướng Bắc của kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Đức-Vua-Trời Sakka thấy 5 hiện tượng gần chết của chư-thiên, nên phát sinh tâm sợ chết, Đức-Vua-Trời Sakka ngự xuống cõi người cùng với vị thiên-nam Pañcasikha đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, bạch hỏi 14 câu hỏi.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy giải đáp xong 14 câu hỏi.([20]) Đức-Vua-Trời Sakka chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu,

Đức-Vua-Trời Sakka thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin phép hồi cung trở về cõi trời Tam-thập-tam-thiên. Ngay tại nơi ấy, Đức-Vua-Trời Sakka chuyển kiếp (cuti: chết), rồi hoá-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trở lại Đức-Vua-Trời Sakka (kiếp mới).

Kiếp Vị-Lai Của Đức-Vua-Trời Sakka

* Trong thời kỳ vị lai, khi Đức-Vua-Trời Sakka hết tuổi thọ ở cõi trời Tam-thập-tam-thiên sẽ chuyển kiếp (cuti: chết), rồi tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) xuống làm người trong cõi người, sẽ trở thành Đức-vua-chuyển-luân-thánh-vương,sẽ trở thành bậc Thánh-Nhất-laitại cõi người.

* Khi Đức-vua-chuyển-luân-thánh-vương hết tuổi thọ tại cõi người sẽ chuyển kiếp (cuti: chết), rồi hoá-sinh kiếp sau (paṭisandhi) lên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, làm vị thiên-nam, rồi sẽ trở thành bậc Thánh-Bất-lai chứng đắc đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi đó sẽ chuyển kiếp (cuti: chết), đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp cho quả hoá-sinh kiếp sau (paṭisandhi) lên 5 cõitrời sắc-giới Suddhāvāsa: Tịnh-cư-thiên, hết tuổi thọ cõi trời bậc thấp hoá-sinh kiếp sau lên cõi trời bậc cao theo tuần tự, từ cõi Avihā, đến cõi Atappā, cõi Sudassā, cõi Sudassī,cho đến cõi Akaniṭṭhā cuối cùng.

* Trong cõi trời sắc-giớiAkaniṭṭhā, hậu kiếp của Đức-Vua-Trời Sakka sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi sắc-giới này, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 (Theo chú-giải bộ Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Sakkapañhāsuttavaṇṇanā).

 Tích Thiên-Nam Rāhu-Asurinda([21])

Trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên có vị thiên-nam tên Rāhu-asurinda có thân hình to lớn nhất trong 6 cõi trời dục-giới. 

Thân hình của vị thiên-nam Rāhu-asurinda có chiều cao 4.800 do-tuần, 2 vai rộng 112 do-tuần, chiều rộng vòng quanh thân hình có 600 do-tuần, 2 bàn tay, 2 bàn chân mỗi bàn lớn 200 do-tuần, ngón tay dài 50 do-tuần, cái đầu to 900 do-tuần, trán rộng 30 do-tuần, 2 con mắt khoảng cách 50 do-tuần, lỗ mũi dài 300 do-tuần, miệng rộng 300 do-tuần.

Vị thiên-nam Rāhu-asurinda có thân hình to lớn là vị phó-vương trong cung điện của loài a-su-ra-kā-ya ở phía dưới núi Sineru. Khi nghe các chư-thiên tán dương ca tụng ân-đức của Đức-Phật Gotama, vị thiên-nam Rāhu-asurinda cũng muốn hiện xuống cõi người đến hầu Đức-Phật Gotama, nhưng suy nghĩ rằng:

 “Ta có thân hình to lớn như thế này, nếu hiện xuống hầu Đức-Phật Gotama với thân hình nhỏ bé thì ta không thể cúi mặt nhìn thấy Đức-Phật được. Do suy nghĩ như vậy, nên không đến hầu Đức-Phật.”

Một thời gian sau, nghe toàn thể chư-thiên đều tán dương ca tụng ân-đức của Đức-Phật Gotama vô lượng, nên vị thiên-nam Rāhu-asurinda suy nghĩ rằng:

 “Đức-Phật Gotama có 32 tướng của bậc đại-nhân, có ân-đức vô thượng như thế nào? vả lại Đức-Phật xuất hiện trên thế gian là điều khó, rất hy hữu. Vậy, ta cũng nên cố gắng đến hầu Đức-Phật Gotama một lần cho biết.”

 Khi ấy, biết rõ điều suy xét của thiên-nam Rāhu-asurinda, Đức-Phật nghĩ rằng: 

 Khi thiên-nam Rāhu-asurinda đến hầu, Như-lai nên ở trong oai nghi nào trong 4 oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm. Con người đứng hoặc ngồi dù thấp cũng như cao. Vậy, Như-lai nên ở trong oai nghi nằm nghiêng bên phải (Tathāgataseyyā), để thiên-nam Rāhu-asurinda nhìn thấy Như-lai trong oai nghi nằm nghiêng bên phải ấy.

Sau khi nghĩ như vậy, Đức-Phật truyền bảo Ngài Đại-đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Con nên đặt chiếc giường nằm của Như-lai bên ngoài gần trước cửa cốc gandhakuṭi này, Như-lai sẽ nằm ở chỗ ấy.

Vâng lời Đức-Thế-Tôn, Ngài Đại-đức Ānanda đặt chiếc giường gần trước cửa cốc gandhakuṭi xong, Đức-Thế-Tôn ngự đến nằm nghiêng bên phải, tay phải chống cái đầu.

Khi ấy, vị thiên-nam Rāhu-asurinda từ trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên hiện xuống hầu Đức-Thế-Tôn, đứng ngửa mặt lên chấp 2 tay trên trán nhìn Đức-Phật, như đứa bé ngửa mặt nhìn lên mặt trăng trên hư không. Đức-Thế-Tôn truyền hỏi rằng:

- Này Rāhu-asurinda! Ngươi đứng nhìn thấy Như-lai như thế nào?

Vị thiên-nam Rāhu-asurinda bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Con không biết Đức-Thế-Tôn có nhiều oai lực vô thượng phi thường như thế này, thế mà con tưởng rằng: con không thể cúi mặt mình nhìn thấy được, nên trước đây con không đến hầu Đức-Thế-Tôn.

 - Này Rāhu-asurinda! Khi tạo tất cả mọi pháp-hạnh ba-la-mật, Như-lai không hề cúi mặt rụt rè tạo các pháp-hạnh ba-la-mật, không hề thoái chí nản lòng tạo, bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn. Vì vậy, những chúng-sinh có ý muốn nhìn thấy Như-lai, không cần phải cúi mặt xuống nhìn thấy Như-lai, như ngươi suy nghĩ

Thấy rõ biết rõ vị thiên-nam Rāhu-asurinda phát sinh đức-tin trong sạch, nên Đức-Phật thuyết-pháp tế độ vị thiên-nam Rāhu-asurinda.

* Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết-pháp xong, vị thiên-nam Rāhu-asurinda phát sinh đức-tin trong sạch kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, Đức-Pháp-bảo, chư tỳ-khưu-Tăng-bảo đến trọn kiếp.

 Vị thiên-nam Rāhu-asurinda kính lễ Đức-Phật, xin phép trở về cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

* Chư-thiêntrong cõi trời Tam-thập-tam-thiên có tuổi thọ 1.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 36 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 100 năm cõi người.

3- Yāmābhūmi: Cõi Trời Dạ-Ma-Thiên

Cõi trời Dạ-ma-thiên là cõi trời thứ ba nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Tam-thập-tam-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana).

Tất cả chư-thiên trong cõi trời này không có khổ, có sự an lạc, nên gọi là Yāmābhūmi: cõi trời Dạ-ma-thiên .

Đức-vua-trời Suyāma hoặc Đức-vua-trời Yāma trị vì toàn thể chư-thiên trong cõi trời Dạ-ma-thiên.

 Tất cả chư-thiên trong cõi trời Dạ-ma-thiên này không có nhóm bhummaṭṭhadevatā mà chỉ có nhóm chư-thiên ākāsaṭṭhadevatā mà thôi. Tất cả chư-thiên có thân hình, hào quang, lâu đài, các món đồ trang sức, v.v… hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời này vi tế hơn cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

* Chư-thiêntrong cõi trời Dạ-ma-thiên có tuổi thọ 2.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 144 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 200 năm cõi người.

4-Tusitābhūmi: Cõi Trời Đâu-Suất-Đà-Thiên

Cõi trời Đâu-suất-đà-thiên là cõi trời thứ tư nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Dạ-ma-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana).

Toàn thể chư-thiên trong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên có tâm hoan-hỷ và luôn luôn vui tươi an lạc trong cõi trời, nghĩa là chư-thiên không có khổ tâm chỉ có tâm thường an lạc mà thôi. Vì vậy, cõi trời này gọi là Tusitābhūmi:cõi trờiĐâu-suất-đà-thiên rất cao quý.

Thật vây, tất cả chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác khi đã hoàn thành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác.

Chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy kiếp áp chót đều hoá-sinh làm vị thiên-nam Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác trên cõi trời Đâu-suất-đà-thiên này chờ đợi đến thời-kỳ đúng lúc, hợp thời sẽ tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người, để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác.

Trong kiếp trái đất này gọi là bhaddakappa thật vô cùng diễm phúc gồm có 5 Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.

Trong thời quá-khứ đã có 3 Đức-Phật đã xuất hiện là Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇā-gamana, Đức-Phật Kassapa; trong thời hiện-tại Đức-Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện, giáo-pháp của Đức-Phật vẫn đang còn lưu truyền trên thế gian, và trong thời kiếp vị-lai Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất này. 

Vấn: Trong thời vị lai đến thời-kỳ nào Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất này ?

Đáp: Trong thời hiện-tại Phật-lịch 2557 năm, giáo-pháp của Đức-Phật Gotama đang còn lưu truyền trên thế gian cho đến Phật-lịch 5000 năm, giáo-pháp của Đức-Phật hoàn toàn bị tiêu hoại, bởi vì các hàng thanh văn đệ tử của Đức-Phật trong cõi người này, không còn một ai biết đến Phật-giáo nữa.

Từ đó, ác-pháp càng ngày càng tăng trưởng, ngược lại thiện-pháp càng ngày càng suy giảm, nên tuổi thọ của con người càng ngày càng giảm dần, giảm dần cho đến khi tuổi thọ của loài người chỉ còn 10 năm mà thôi.

Khi ấy, một thảm hoạ khủng khiếp sẽ xảy ra, loài người chém giết lẫn nhau vô cùng tàn khốc, không phân biệt cha mẹ, con cái, bà con thân quyến, một số người hoảng sợ chạy trốn vào rừng núi thoát thân.

Biết nạn chém giết không còn nữa, số người còn sống sót ấy gặp lại nhau cam kết không sát hại nhau nữa. Từ đó, con người biết hổ-thẹn tội lỗi, biết ghê-sợ tội lỗi, nên thiện-pháp bắt đầu càng ngày càng tăng trưởng, ngược lại ác-pháp càng ngày càng suy giảm, tuổi thọ của con người càng ngày càng tăng dần, tăng dần cho đến tột đỉnh a-tăng-kỳ ([22]) năm.

Trong thời-kỳ ấy con người bắt đầu sống thất niệm dể duôi, nên ác-pháp phát sinh. Vì vậy, tuổi thọ con người lại bắt đầu giảm dần, giảm dần cho đến khi thời đại con người có tuổi thọ còn khoảng 80.000 năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát-Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Metteyya, chuyển kiếp (cuti: chết) từ cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) đầu thai làm người trong cõi người này, rồi sẽ trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Metteyya.

Chư Đức-Bồ-tát mỗi bậc khi đã tạo đầy đủ trọn vẹn các pháp-hạnh ba-la-mật của mình xong rồi, kiếp áp chót đều sinh trong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên này. Cho nên, cõi trời Đâu-suất-đà-thiên là cõi trời cao quý hơn các cõi trời dục-giới khác.

Đức-vua-trời Santussita trị vì toàn thể chư-thiên trong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên. Tất cả chư-thiên trong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên này chỉ có nhóm chư-thiên ākāsaṭṭhadevatā mà thôi. Tất cả chư-thiên có thân hình, hào quang, lâu đài, các món đồ trang sức, v.v… hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời này vi tế hơn cõi trời Dạ-ma-thiên. 

* Chư-thiêntrong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên có tuổi thọ 4.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 576 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 400 năm cõi người.

5- Nimmānaratībhūmi: Cõi Trời Hoá-Lạc-Thiên 

Cõi trời Hoá-lạc-thiên là cõi trời thứ năm nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Đâu-suất-đà-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana).

Toàn thể chư-thiên trong cõi trời này có khả năng tự hoá ra 5 đối-tượng ngũ dục theo ý muốn của mình, rồi hưởng sự an lạc trong các đối-tượng ấy. Vì vậy, cõi này gọi là Nimmānaratī-bhūmi: cõi trời Hoá-lạc-thiên.

Trong 6 cõi trời dục-giới, từ cõi trời Tứ-đại-thiên-vương, Tam-thập-tam-thiên, Dạ-ma-thiên, Đâu-suất-đà-thiên các thiên-nam, thiên-nữ đều có cặp có đôi riêng biệt của mỗi vị, nhưng cõi trời Hoá-lạc-thiên cõi trời Tha-hoá-tự-tai-thiên không có cặp có đôi riêng biệt của mỗi vị.

Thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời Hoá-lạc-thiên nếu khi nào muốn hưởng an lạc trong đối-tượng ngũ-dục thì khi ấy tự mình hoá ra thiên-nữ hoặc thiên-nam khác phái theo ý muốn của mình, để hưởng sự an lạc trong đối-tượng ngũ-dục ấy xong, rồi cho biến mất.

Đức-vua-trời Sunimmita hoặc Đức-vua-trời Nimmita trị vì toàn thể chư-thiên trong cõi trời Hoá-lạc-thiên. Tất cả chư-thiên trong cõi trời Hoá-lạc-thiên này chỉ có nhóm chư-thiên ākāsaṭṭhadevatā mà thôi. Tất cả chư-thiên có thân hình, hào quang, lâu đài, các món đồ trang sức, v.v… hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời này vi tế hơn cõi trời Đâu-suất-đà-thiên. 

* Chư-thiêntrong cõi trời Hoá-lạc-thiên có tuổi thọ 8.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 2.304 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 800 năm cõi người.

6- Paranimmitavasavattībhūmi: Cõi Trời Tha-Hoá-Tự-Tại- Thiên 

Cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên là cõi trời thứ sáu cao nhất trong 6 cõi trời dục-giới nằm ở trên hư không cao cách cõi trời Hoá-lạc-thiên khoảng 42.000 do-tuần (yojana).

Toàn thể chư-thiên trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên muốn hưởng an lạc trong đối-tượng ngũ-dục đều do vị chư-thiên thuộc hạ biết rõ sự ham muốn ấy nên hoá ra đối-tượng ấy theo ý muốn. Vì vậy, cõi này gọi là Paranimmita-vasavattībhūmi: cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên. 

Thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên này, nếu khi nào muốn hưởng an lạc trong đối-tượng ngũ-dục thì vị chư-thiên thuộc hạ biết rõ sự ham muốn ấy, nên hoá ra đối-tượng ấy theo ý muốn.

Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên giống như thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Hoá-lạc-thiên đềukhông có cặp có đôi riêng biệt của mỗi vị.

Đức-vua-trời Paranimmita hoặc Đức-vua-trời Vasavattī  trị vì toàn thể chư-thiên trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên. Tất cả chư-thiên trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên này chỉ có nhóm chư-thiên ākāsaṭṭhadevatā mà thôi. Tất cả chư-thiên có thân hình, hào quang, lâu đài, các món đồ trang sức, v.v… hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời này vi tế hơn cõi trời Hoá-lạc-thiên. 

* Chư-thiên trong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên có tuổi thọ 16.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 9.216 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 1.600 năm cõi người.

 * Đức-vua-trời Vasavattī không chỉ trị vì cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên, mà còn có oai lực cai quản cả 6 cõi trời dục-giới nữa.

 * Cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên có Ác-ma-thiên (devaputtamāra) có nhiều oai lực muốn tất cả chúng-sinh đều ở trong quyền năng của mình, không muốn ai thoát khỏi.

Thật vậy, khi Ác-ma-thiên biết Đức-Bồ-tát Siddhattha đi xuất gia, để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, rồi Ngài sẽ thuyết-pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, thoát khỏi quyền năng của mình, nên Ác-ma-thiên từ cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên hiện xuống ngăn cản Đức-Bồ-tát Siddhattha, nhưng y bất lực, đành trở về cõi trời.

Đến khi Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đến ngồi trên bồ-đoàn quý báu, vào buổi chiều ngày rằm tháng tư (âm-lịch), để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác. Khi ấy, Ác-ma-thiên cầm đầu thiên-ma-binh, thiên-ma-tướng từ cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên hiện đến cội Đại-Bồ-đề nơi Đức-Bồ-tát Siddhattha đang ngự trên bồ-đoàn quý báu, Ác-ma-thiên sử dụng mọi phép mầu cực kỳ lợi hại, cốt để đuổi Đức-Bồ-tát rời khỏi nơi Bồ-đề, giành ngôi bồ-đoàn quý báu ấy, để Đức-Bồ-tát Siddhattha không thể chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, nhưng Ác-ma-thiên hoàn toàn bất lực, thất bại thê thảm, nên Ác-ma-thiên cùngthiên-ma-binh, thiên-ma tướng bỏ chạy trở về cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên.  

Đêm rằm tháng tư ấy, Đức-Bồ-tát Siddhatthachứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, đặc biệt diệt mọi tiền-khiên tật, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán đầu tiên trong toàn thế giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama vào canh chót đêm rằm tháng tư ấy.

Sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, Ác-ma-thiên-vương đếnkính thỉnh Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, bởi vì y không muốn chúng-sinh nào theo thực-hành chánh-pháp của Đức-Phật, để giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, thoát ra khỏi quyền năng của y, nhưng Đức-Phậtkhông chấp thuận theo lời thỉnh mời của Ác-ma-thiên.

Nhận Xét Về Phật-Giáo Trong Cõi Người Và Cõi Trời Dục-Giới

Buddhasāsana: Phật-giáo có 3 loại:

1- Pariyatti-sāsana: Pháp-học Phật-giáo đó là học Tam-tạng Pāḷi, Chú-giải Pāḷi,

2- Paṭipatti-sāsana: Pháp-hành Phật-giáo đó là thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ,…

3- Paṭivedha-sāsana: Pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn gọi là 9 pháp siêu-tam-giới.

* Trong cõi người, Phật-giáo được phát triển như sau: 

 - Từ thời-kỳ Đức-Phật cho đến nay vẫn còn duy trì được truyền thống xuất giatỳ-khưu, sa-di, và có cận-sự-nam, cận-sự-nữ,… 

 - Vềpháp-học Phật-giáo, các hàng thanh-văn đệ tử vẫn cònhọc Tam-tạngPāḷi, Chú-giải Pāḷi,

 - Vềpháp-hành Phật-giáo, các hàng thanh-văn đệ tử vẫn còn thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ,…

 - Về pháp-thành Phật-giáo, các hàng thanh-văn đệ tử vẫn còn thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, nhưng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai, bậc Thánh-A-ra-hán, đó là điều không thể biết rõ được.

* Trong cõi trời dục-giới, Phật-giáo được phát triển như sau: 

- Trên cõi trời dục-giới từ xưa cho đến nay vẫn không có tỳ-khưu, sa-di, và cận-sự-nam, cận-sự-nữ, 

- Về pháp-học Phật-giáo, các thiên-nam, thiên-nữ chỉ có nghe chánh-pháp và thuyết giảng chánh-pháp mà thôi. 

- Vềpháp-hành Phật-giáo, các thiên-nam, các thiên-nữ có khả năng thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ,…

 - Về pháp-thành Phật-giáo, đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn trở thành 4 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai, bậc Thánh-A-ra-hán.

 Trên cõi trời dục-giới, các thiên-nam, các thiên-nữ là bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai nhiều vô số, bởi vì, trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian lần đầu tiên thuyết-pháp bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta (kinh Chuyển-pháp-luân) tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài đại-trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji.

Sau khi Đức-Phật thuyết xong bài kinh Chuyển-pháp-luân, trong nhóm 5 tỳ-khưu ấy chỉ có Ngài đại-trưởng-lão Koṇḍañña chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu là bậc Thánh-thanh-văn đệ tử đầu tiên của Đức-Phật Gotama mà thôi. Trong khi ấy, có 180 triệuchư-thiên, phạm-thiên cũng trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu,… Các vị chư-thiên, phạm-thiên ấy đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin phép trở về cõi trời của mỗi vị.

 Khi Đức-Phật thuyết-pháp tế độ tỳ-khưu trẻ Rāhula trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, đồng thời khi ấy, có vô số chư-thiên, phạm-thiên cũng trở thành các bậc Thánh-nhân, đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về cõi trời của mỗi vị.

Đức-Phật thuyết-pháp tế độ chúng-sinh chư-thiên và nhân loại trong suốt 45 năm, có số trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu, có số trở thành bậc Thánh-Nhất-lai, những bậc Thánh-nhân ấy sau khi chết, chắc chắn thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm chư-thiên trên cõi trời dục-giới, hoặc làm phạm-thiên trên cõi trời sắc-giới.

* Nếu số nào trở thành bậc Thánh-Bất-lai thì sau khi chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp cho quả hoá sinh lên cõi trời sắc-giới, tuỳ theo quả của sắc-giới thiện-nghiệp,

* Nếu số nào trở thành bậc Thánh-A-ra-hán đến khi hết tuổi thọ (chết), đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Như vậy, trong thời-kỳ này 6 cõi trời dục-giới chắc chắn có vô số thiên-nam, thiên-nữ là bậc Thánh-nhân đang hiện hữu.

Trong cõi trời dục-giới, thiên-nam, thiên-nữ có khả năng thực-hành pháp-hành-thiền-định dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới.

Và thiên-nam, thiên-nữ cũng có khả năng thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

Cõi Thiện-Giới

Tóm lại tuổi thọ chúng sinh trong 7 cõi thiện-giới: cõi người và 6 cõi trời dục-giới:

1- Loài người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu (trái đất mà chúng ta đang sống) có tuổi thọ không nhất định, khi có tuổi thọ cao tối đa tột đỉnh a-tăng-kỳ năm và khi có tuổi thọ thấp tối thiểu tột cùng chỉ còn 10 năm.

2- Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương có tuổi thọ 500 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 9 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm cõi trời này bằng 50 năm cõi người.

3- Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên có tuổi thọ 1.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 36 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm cõi trời này bằng 100 năm cõi người.

4- Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Dạ-ma-thiên có tuổi thọ 2.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 144 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm cõi trời này bằng 200 năm cõi người.

5- Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Đâu-suất-đà-thiên có tuổi thọ 4.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 576 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm cõi trời này bằng 400 năm cõi người.

6- Thiên-nam, thiên-nữ trong cõi trời Hoá-lạc-thiên có tuổi thọ 8.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 2.304 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm cõi trời này bằng 800 năm cõi người.

7- Thiên-nam, thiên-nữtrong cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên có tuổi thọ 16.000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người  9.216 triệu năm, bởi vì 1 ngày và 1 đêm bằng 1.600 năm cõi người.

Triệu Chứng Của Chư-Thiên Trước Khi Chết

Mỗi vị thiên-nam, hoặc thiên-nữ sắp hết tuổi thọ tại cõi trời ấy, thường có pubbanimitta:([23]) 5 triệu-chứng báo trước phát sinh là:

1-Mālā milāyanti: những vòng hoa héo,

2- Vatthāni kilissanti: Những y phục bạc màu,

3- Kacchehi sedā muccanti: Mồ hôi chảy ra từ 2 bên nách,

4- Kāye dubbaṇṇiyaṃ okkamati: Sắc thân không còn xinh đẹp, 

5- Devo devāsane nābhiramati: Chư-thiên không còn hài lòng cõi trời đang sống.

Thiên-nam, hoặc thiên-nữ nếu có 5 triệu-chứng báo trước phát sinh thì vị thiên-nam hoặc thiên-nữ sắp hết tuổi thọ tại cõi trời ấy, phải cuti: chuyển kiếp (chết), rồi sẽ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trong cõi khác:

- Nếu dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả thì tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên trong cõi trời cao hơn hoặc cõi trời thấp hơn hoặc cõi trời cũ như kiếp trước.

- Nếu ác-nghiệp cho quả thì tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, tuỳ theo năng lực của quả ác-nghiệp ấy. 



 

[9] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Yamakavagga, Devadattavatthu.

[10] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

[11] Bộ Jātakaṭṭhakathā, Tích Nimijātaka

[12]Xem đầy đủ trong quyển Pháp-Hạnh Ba-La-Mật, tập 3, tích Temiya jātaka của Bộ Nền Tảng Phật-Giáo cùng soạn giả.

[13] Xem đầy đủ trong quyển V, phần hoan-hỷ phước-thiện của bộ Nền Tảng Phật-Giáo, cùng soạn giả.

[14] Bậc Thánh-A-ra-hán không còn tham-ái, đến khi chết gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

[15] Bộ Petavatthu, Tích Tirokuṭṭapetavatthu

[16] Trong chú-giải Dhammapadaṭṭhakathā, tích Erakapattanāgarāja,

Samyuttanikaaya aṭṭhakathā, Vi. Mahāvaggaṭṭhakathā, …

[17] A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya) là đơn vị số lượng: số 1 đứng trước 140 số 0, Viết tắt 10140

[18]Tìm hiểu đầy đủ trong quyển Pháp-Hành-Giới cùng soạn giả.

[19] Chú-giải Dhammapada, Mahākassapattherapiṇḍapātadinnavatthu

[20]Bộ Dī. Mahāvagga, Sakkapañhāsutta, và Aṭṭhakathā

[21] Dī. theo Sīlakkhandhavagg aṭṭhakathā, Soṇadaṇḍasuttavaṇṇanā

[22]Asaṅkhyeyya: a-tăng-kỳ là đơn vị số lượng số 1 trước 140 số 0

[23] Khu. Itivuttakapāḷi, Pañcapubbanimittasutta 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn