(Xem: 1828)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2283)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Niệm Tịch tịch Niết Bàn

01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 13666)

3.7- Đề-Mục Niệm Niệm

Niệm Về Thật Tánh Tịch-Tịnh Niết bàn(Upasamānussati)

Upasamānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn.

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục upasamānussati: đề-mục niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmthật-tánh Niết-bàn là đối-tượng bên ngoài. 

Upasama nghĩa là tịch-tịnh đó là Niết-bàn là pháp tịch-tịnh khỏi mọi phiền-não và ngũ-uẩn.

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề mục upasamānussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, nên tìm hiểu rõ 29 đức tính đặc biệt của Niết-Bàn như sau:

1- Madanimmadano: Niết-bàn là pháp diệt các tâm say mê,

2- Pipāsavinayo: Niết-bàn là pháp hủy diệt tâm khao khát trong ngũ dục,

3- Ālayasamugghāto: Niết-bàn là pháp diệt bỏ tâm luyến ái trong ngũ dục,

4- Vaṭṭupacchedo: Niết-bàn là pháp cắt đứt tử sinh luân hồi trong tam giới,

5- Taṇhakkhayo: Niết-bàn là pháp đoạn tuyệt tham-ái 

6- Virāgo: Niết-bàn là pháp ly dục,

7- Nirodho: Niết-bàn là pháp diệt dục,

8- Dhuvaṃ: Niết-bàn là pháp vĩnh cửu,

9- Ajaraṃ: Niết-bàn là pháp bất lão,

10- Nippapañcaṃ: Niết-bàn là pháp không còn kéo dài tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

11- Saccaṃ: Niết-bàn là pháp chân thật,

12- Pāraṃ: Niết-bàn là pháp bên kia bờ tử sinh luân hồi tam giới,

13- Sududdasaṃ: Niết-bàn là pháp mà người thiểu trí khó chứng ngộ được, 

14- Sivaṃ: Niết-bàn là pháp yên ổn, mát mẻ,

15- Amataṃ: Niết-bàn là pháp bất tử,

16- Khemaṃ: Niết-bàn là pháp an tịnh tuyệt đối,

17- Abbhutaṃ: Niết-bàn là pháp thật phi thường,

18- Aṇītikaṃ: Niết-bàn là pháp vô hại,

19- Tāṇam: Niết-bàn là pháp hộ trì chúng-sinh không rơi vào cảnh khổ tử sinh luân hồi,

20- Leṇaṃ: Niết-bàn là pháp ẩn náu an toàn tuyệt đối

21- Dīpaṃ: Niết-bàn là hòn đảo an toàn trong biển khổ luân hồi trong tam giới,

22- Visuddhi: Niết-bàn là pháp thanh tịnh khỏi mọi phiền-não,

23- Varaṃ: Niết-bàn là pháp mà chư bậc thiện trí mong mỏi,

24- Nipuṇaṃ: Niết-bàn là pháp vô cùng vi tế,

25- Asaṅkhātaṃ: Niết-bàn là pháp không bị cấu tạo do 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực,

26- Mokkhaṃ: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi phiền-não,

27- Seṭṭhaṃ: Niết-bàn là pháp cao thượng, 

28- Anuttaro: Niết-bàn là pháp vô thượng không gì sánh được,

29- Lokassando: Niết-bàn là pháp tận cùng của tam giới.

 * Đức tính đặc biệt của Niết-bàn có các pháp khác:

1- Asesavirāganirodho: Niết-bàn là pháp diệt tham-ái không còn dư sót,

2- Asesabhavanirodho: Niết-bàn là pháp diệt kiếp tái- sinh không còn dư sót,

3- Cāgo: Niết-bàn là pháp diệt bỏ mọi tham-ái,

4- Paṭinissaggo: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi kiếp,

5- Mutto: Niết-bàn là pháp giải thoát khỏi mọi phiền-não, 

6- Anālayo: Niết-bàn là pháp không còn luyến ái,

7- Rāgakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm tham dục,

8- Dosakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm sân,

9- Mohakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm si,

10- Taṇhakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tham-ái,

11- Anuppādo: Niết-bàn là pháp diệt ngũ uẩn,

12- Apavattaṃ: Niết-bàn là pháp diệt danh-pháp sắc-pháp,

13- Animittaṃ: Niết-bàn là pháp không có hiện tượng của các pháp-hữu-vi,

14- Appaṇihitaṃ: Niết-bàn là pháp không còn tham-ái,

15- Suññataṃ: Niết-bàn là pháp không phải ta và của ta,

16- Appaṭisandhi: Niết-bàn là pháp không tái sinh,

17- Anuppatti: Niết-bàn là pháp không còn tái sinh,

18- Anāyūhanaṃ:Niết-bàn là pháp không có gắng sức

19- Ajātaṃ: Niết-bàn là pháp không sinh,

20- Ajaraṃ: Niết-bàn là pháp không già,

21- Abyādhi: Niết-bàn là pháp không bệnh,

22- Agati: Niết-bàn là pháp không có nơi đến,

23- Amataṃ: Niết-bàn là pháp bất tử,

24- Asokaṃ: Niết-bàn là pháp vô ưu,

25- Aparidevaṃ: Niết-bàn là pháp không than khóc,

26- Anupāyāso: Niết-bàn là pháp không khổ tâm,

27- Asaṅkiliṭṭhaṃ: Niết-bàn là pháp không ô nhiễm,

28- Asaṅkhātaṃ: Niết-bàn là pháp không có nhân duyên cấu tạo,

29- Nivānaṃ: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi pháp ràng buộc,

30- Santi: Niết-bàn là pháp vắng lặng mọi sự khổ.

Sau khi hiểu rõ các đức tính đặc biệt của Niết-bàn như vậy, hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định upasamā-nussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, nên tìm một nơi thanh vắng, để thực-hành đề-mục niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm-niệm thật-tánh Niết-bàn rằng:

 “Yāvatā bhikkhave dhammā saṅkhatā vā asaṅkhatā vā virāgo tesaṃ dhammānaṃ aggamakkhāyati, yadidaṃ madanimmadano pipāsavinayo ālayasamugghāto vaṭṭu- pacchedo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbānan”ti. ([4])

 “- Này chư Tỳ-khưu! Những thật-tánh pháp nào là các pháp bị cấu tạo do 4 nhân duyên ([5])gọi là pháp-hữu-vi, và pháp nào không bị cấu tạo do 4 nhân duyên gọi là pháp-vô-vi. Trong các pháp-hữu-vi và các pháp-vô-vi ấy, Như-Lai gọi Niết-bàn, pháp-vô-vi, pháp-ly-dục là pháp cao thượng nhất.

Pháp-ly-dục (virāgo) ấy là pháp diệt các tâm say mê, là pháp diệt tâm khao khát trong ngũ dục, là pháp diệt bỏ tâm luyến ái trong ngũ dục, là pháp cắt đứt tử sinh luân hồi trong tam-giới, là pháp đoạn-tuyệt tham-ái, là pháp-ly-dục, là pháp-diệt-dục, là pháp Niết-bàn.”

Trong kinh Dhammacakkappavattanasutta (kinh Chuyển Pháp luân), Đức-Phật thuyết dạy tứ Thánh-đế, phần ‘Diệt-Khổ-Thánh-đế’ rằng:

 “Idaṃ kho pana bhikkhave! dukkhanirodhaṃ ariya- saccaṃ. Yo tassā yeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.”([6])

 “- Này chư tỳ-khưu! Diệt-Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp-diệt-đoạn-tuyệt mọi dục-vọng do tâm tham-ái không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ sự chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến-ái, không còn dính-mắc nữa.”

Hành-giả thực-hành đề-mục upasamānussati niệm- niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, khi niệmđến ân-đức Niết-bàn nào nên hiểu rõ đến ân-đức Niết-bàn ấy.

Thật ra, hành-giả là bậc Thánh-nhân mới có thể hiểu rõ sâu sắc đến các ân-đức Niết-bàn được, bởi vì đã từng chứng ngộ Niết-bàn; còn hành-giả là hạng phàm-nhân cũng có thể hiểu được các ân-đức Niết-bàn nhờ trí-tuệ học do nghe nhiều hiểu rộng (sutamayapaññā), nên cũng phát sinh đức tin trong sạch nơi các ân-đức Niết-bàn ấy.

Đức-Phật dạy:

 “Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ…([7])”

 “Niết-bàn là pháp an-lạc tuyệt đối…”

 Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối như thế nào?

Các pháp-an-lạc phát sinh từ các bậc thiền, pháp-an-lạc phát sinh từ 4 Thánh-đạo, pháp-an-lạc phát sinh từ các Thánh-quả ấy không thể sánh với Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối, bởi vì Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhata-dhamma), nên tất cả pháp-hữu-vi đều không hiện hữu (sabbasaṅkhatavivittattā), hoàn toàn không có khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới (sakalavaṭṭadukkhābhāvato).

Cho nên, Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối.

 “Natthi santiparaṃ sukhaṃ.”

Pháp-an-lạc cao thượng hơn Niết-bàn không có.

 “Nibbānaṃ paramaṃ vadanti Buddhā.”

Chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác thuyết dạy rằng: Niết-bàn là pháp cao thượng bậc nhất.

Đề-mục-thiền-định upasamānussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn. Danh từ upasama nghĩa là tịch-tịnh đó là Niết-bàn là pháp tịch-tịnh khỏi mọi phiền-não và ngũ-uẩn cho nên, Niết-bàn có santisukha, pháp-an-lạc không liên quan đến sự thọ hưởng các đối-tượng trong tam giới nào cả.

Những thọ-lạc (sukhavedanā) đồng sinh với tam-giới-tâm thọ hưởng những đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trong tam-giới gọi là vedayitasukha. Còn đối-tượng Niết-bàn thuộc về Siêu-tam-giới-pháp,diệt những đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trong tam- giới, nên gọi là santisukha.

Hành-giả là bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ Niết-bàn biết rõ santisukha mà thôi, còn hành-giả là hạng phàm- nhân không thể biết được santisukha.

Đề-mục-thiền-định upasamānussati niệm-niệm thực- tánh tịch-tịnh Niết-bàn này là đối-tượng vô cùng vi tế, sâu sắc. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm thực-tánh tịch-tịnh Niết-bàn này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục-thiền-định upasamā-nussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người đã gieo duyên lành, nhân tốt sâu sắc trong giáo pháp của Đức-Phật.

 (Xong đề-mục-thiền-định upasamānussati)


[4] Bộ Visuddhimagga, Phần 7- Upasamānussatikathā

[5] 4 nhân duyên là nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực.

[6] Bộ Samyuttnikāya, Mahāvagga, Kinh Dhammacakkappavattanasutta

[7] Bộ Ṃ.M.Kinh Māgaṇḍiyasuttavaṇṇanā, Dhammapadagāthā thứ 203-204

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn