(Xem: 1823)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2280)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Nhận xét về Tứ Vô lượng tâm

02 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 13527)

Nhận Xét Về Tứ Vô-Lượng-Tâm

Tứ vô-lượng-tâm là 4 đề-mục-thiền-định: niệm rải tâm-từ (mettā), niệm rải tâm-bi (karuṇā), niệm rải tâm-hỷ (muditā), niệm rải tâm-xả (upekkhā) có khả năng dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, cách thực-hành như đã trình bày ở phần trước.

Tứ vô-lượng-tâm là 4 đức tính cao thượng mà các bậc thiện-trí thực-hành trong đời sống cao thượng, bởi vì 4 đức tính cao thượng là đức-tính tâm-từ, đức-tính tâm-bi, đức-tính tâm-hỷ, đức-tính tâm-xả là thiện pháp có khả năng diệt được 4 ác-phápthù-hận (byāpāda), làm-hại (vihiṃsā), ganh-ghét (arati), tham-dục (rāga).

4 Ác Pháp Bị Diệt Bằng 4 Đức Tính Cao Thượng

* Người có ác-tâm thù-hận đối với chúng-sinh, làm cho tâm ô nhiễm, tâm thù-hận này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-từ mong sự an-lạc, sự tiến hoá cho mình và

* Người có ác-tâm làm-hại người (vihiṃsā), làm cho tâm ô nhiễm, tâm làm-hại này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-bi (karuṇā) mong cho mình và người thoát khỏi khổ tâm khổ thân, làm cho thiện-tâm trở nên trong sạch thanh tịnh.

* Người có ác-tâm ganh-ghét (arati) làm cho tâm ô nhiễm, tâm ganh-ghét này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-hỷ (muditā) mong cho mình và người đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được, làm cho thiện-tâm trở nên trong sạch thanh tịnh.

* Người có ác-tâm tham-dục (rāga) làm cho tâm ô nhiễm, tâm tham-dục này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-xả (upekkhā) đặt thiện-tâm trung-dung không thương không ghét đối với tất cả chúng-sinh, làm cho thiện-tâm trở nên trong sạch thanh tịnh.

Tứ Vô-Lượng-Tâm Đối Với Tất Cả Chúng-Sinh:

* Pháp niệm rải tâm-từ (mettā) đối-tượng piyamanāpa-puggala: người đáng yêu, đáng mến, mong sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài đến tất cả chúng-sinh vô lượng.

* Pháp niệm rải tâm-bi (karuṇā) có đối-tượng duk-khitapuggala: người đang khổ, mong cho tất cả chúng-sinh vô lượng thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

* Pháp niệm rải tâm-hỷ (muditā) có đối-tượng sukhitapuggala: người đang hưởng mọi an-lạc, mong cho tất cả chúng-sinh vô lượng đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

* Pháp niệm rải tâm-xả (upekkhā) có đối-tượng majjhattapuggala: người không thương không ghét, đặt thiện-tâm trung-dung không thương không ghét đối với tất cả chúng-sinh vô lượng, bởi vì mỗi chúng-sinh có nghiệp là của riêng mình.

Như vậy, tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả, mỗi tâm phát sinh đều có đối-tượng riêng biệt chúng-sinh chế-định (sattapaññatti) của mỗi tâm, cho nên 4 tâm này không thể đồng sinh với nhau được.

Cha Mẹ Có 4 Đức Tính Từ, Bi, Hỷ, Xả

Cha mẹ có 4 đức tính từ, bi, hỷ, xả đối với các con.

* Khi đứa con còn nhỏ dễ thương, cha mẹ có tâm-từ thương yêu nuôi dưỡng các con nên người tốt.

* Khi đứa con bị bệnh hoạn ốm đau, cha mẹ có tâm-bi thương xót, lo săn sóc chữa bệnh cho đứa con ấy chóng khỏi bệnh hoạn ốm đau.

* Khi đứa con khôn lớn nên người, học hành đỗ đạt, công thành danh toại, cha mẹ có tâm-hỷ vui mừng hoan hỷ đối với con.

* Nếu khi có đứa con nào bị hư hỏng, thì cha mẹ tìm mọi cách khuyên răn dạy dỗ đứa con ấy trở nên người tốt. 

* Nếu đứa con nào ngỗ nghịch không chịu vâng lời khuyên dạy thì cha mẹ không thể có tâm-từ, cũng không thể có tâm-bi, cũng không có tâm-hỷ đối với đứa con hư hỏng ấy, cha mẹ chỉ còn có tâm xả đối với đứa con hư hỏng ấy mà thôi, với trí-tuệ suy xét rằng: “Sabbe sattā kammassakā.” Tất cả chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng họ.  

Thật ra, mỗi người con sinh ra đời là do nghiệp của nó, còn cha mẹ chỉ là nơi nương nhờ của người con mà thôi, cho nên người con trở nên tốt hoặc xấu phần lớn là do nghiệp và quả nghiệp của của nó, cha mẹ hổ trợ chỉ là phần phụ mà thôi.

Nếu cha mẹ có 4 đức tính từ, bi, hỷ, xả thật hiểu biết rõ như vậy thì chắc chắn cha mẹ chẳng bao giờ có khổ tâm vì con.

Cách Niệm Rải Tâm-Từ, Bi, Hỷ, Xả Tóm Tắt

Đề-mục niệm rải tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả tóm tắt mà hành-giả nên thực-hành hằng ngày.

* Cách niệm rải tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả tóm tắt cho chính mình trước như sau: 

 “Ahaṃ avero homi, abyāpajjo homi, anīgho homi, sukhī attānaṃ pariharāmi, dukkhā muccāmi, yathā laddhasampattito mā vigacchāmi, kammassako.”

Mong cho tôi không có oan trái với tất cả chúng-sinh, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc; mong cho tôi thoát khỏi khổ tâm, khổ thân; mong cho tôi đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được; tôi có nghiệp là của riêng tôi. 

* Tiếp theo cách niệm rải tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả tóm tắt đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tóm tắt như sau:

  “Puratthimāya disāya, puratthimāya anudisāya, dakkhināya disāya, dakkhināya anudisāya, pacchimāya disāya, pacchimāya anudisāya, uttarāya disāya, uttarāya anudisāya, puratthimāya disāya, heṭṭhimāya disāya, uparimāya disāya, sabbe sattā, sabbe paṇā, sabbe bhūtā, sabbe puggalā, sabbe attabhāva-pariyāpannā, sabbā itthiyo, sabbe purisā, sabbe ariyā, sabbe anariyā, sabbe devā, sabbe manussā, sabbe vinipātikā, averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu; dukkhā muccantu; yathā laddhasampattito mā vigacchantu; kammassakā.”

Mong cho tất cả chúng-sinh, tất cả chúng-sinh có sinh-mạng, tất cả chúng-sinh hiện hữu, tất cả hạng chúng-sinh, tất cả chúng-sinh có sắc thân ngũ uẩn; tất cả nữ giới, tất cả nam giới, tất cả bậc Thánh-nhân, tất cả hạng phàm-nhân, tất cả Chư-thiên, tất cả nhân-loại, tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-tu-la, trong hướng Đông, trong hướng Đông Nam, trong hướng Nam, trong hướng Tây Nam, trong hướng Tây, trong hướng Tây Bắc, trong hướng Bắc, trong hướng Đông Bắc, trong hướng Đông, trong hướng Dưới, trong hướng Trên, không có oan trái với tất cả chúng-sinh, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc; mong cho thoát khỏi khổ tâm, khổ thân; mong cho đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được; họ có nghiệp là của riêng họ. 

Đây là cách niệm rải tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả tổng hợp lại chính mình và đến 12 loại chúng-sinh trong 8 phương hướng khép kín và hướng trên hướng dưới mà hành-giả nên thực-hành hằng ngày, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài cho mình và tất cả mọi chúng-sinh cả thảy.

 (Xong đề-mục-thiền-định tứ-vô-lượng-tâm)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn