(Xem: 1755)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2222)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Thực hành Pháp hành

03 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 13242)

Thực-Hành Pháp-Hành 

Trong Phật-giáo có 3 pháp-hành chính:

1- Pháp-hành-giới,

2- Pháp-hành-thiền-định,

3- Pháp-hành-thiền-tuệ.

1- Pháp-Hành-Giới

 Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả cần phải thực-hành ở giai đoạn đầu, để làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định và pháp-hành-thiền-tuệ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới, tác-ý thiện-tâm (cetanākusala) giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành-ác, hoặc tránh xa sự phạm giới, để giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định và pháp-hành-thiền-tuệ được phát triển.

Nếu giới không trong sạch và trọn vẹn thì pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ không thể phát triển được. Cho nên, pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả cần phải thực-hành ở giai đoạn đầu.

Hành-giả có nhiều hạng, nên giới cũng có nhiều loại.

* Đối với hành-giả là vị tỳ-khưu có 4 giới cơ bản gọi là catupārisuddhisīla: tứ thanh-tịnh-giới:

1- Pātimokkhasaṃvarasīla: Giới cơ-bản của tỳ-khưu giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn.

2- Indryasaṃvarasīla: Giới của tỳ-khưu giữ gìn 6 môn: nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn không cho phiền-não phát sinh.

3- Ājīvapārisuddhisīla: Giới của tỳ-khưu nuôi mạng trong sạch thanh-tịnh,

4- Paccayasannisitasīla: Giới của tỳ-khưu nương nhờ chân chính trong 4 thứ vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị, bệnh.

 * Pātimokkhasaṃvarasīla: Giới cơ-bản của tỳ-khưutrong Bhikkhupātimokkhasīla có 227 điều giới, trong Tạng-luật gồm có 91.805.036.000 điều giới ([10]) theo bộ Visuddhi-magga (Thanh-tịnh-đạo). Tỳ-khưu có đức tin vững vàng giữ gìn giới cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định và pháp-hành-thiền-tuệ.

* Indriyasaṃvarasīla: Giới của tỳ-khưu giữ gìn 6  môn: nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn không cho phiền-não phát sinh như sau:

- Khi tỳ-khưu thấy đối-tượng sắc bằng nhãn-thức-tâm, giữ gìn nhãn-môn-lộ-trình-tâm không để cho mọi phiền-não phát sinh.

- Khi tỳ-khưu nghe đối-tượng thanh bằng nhĩ-thức-tâm, giữ gìn nhĩ-môn-lộ-trình-tâm không để cho mọi phiền-não phát sinh.

- Khi tỳ-khưu ngửi đối-tượng hương bằng tỷ-thức-tâm, giữ gìn tỷ-môn-lộ-trình-tâm không để cho mọi phiền-não phát sinh.

 - Khi tỳ-khưu nếm đối-tượng vị bằng thiệt-thức-tâm, giữ gìn thiệt-môn-lộ-trình-tâm không để mọi phiền-não phát sinh.

- Khi tỳ-khưu xúc-giác đối-tượng xúc bằng thân-thức-tâm, giữ gìn thân-môn-lộ-trình-tâm không để cho mọi phiền-não phát sinh.

 - Khi tỳ-khưu biết đối-tượng pháp bằng ý-thức-tâm, giữ gìn ý-môn-lộ-trình-tâm không để cho không cho mọi phiền-não phát sinh.

Tỳ-khưu có chánh-niệm giữ gìn 6 môn: nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn không cho phiền-não phát sinh.

* Ājīvapārisuddhisīla: Giới của tỳ-khưu nuôi mạng trong sạch thanh-tịnh. Mỗi ngày, tỳ-khưu nuôi mạng chân chánh, trong sạch thanh tịnh bằng cách tinh tấn đi khất thực kiếm đủ vật thực nuôi mạng trong mỗi ngày.

* Paccayasannisitasīla: Giới của tỳ-khưu nương nhờ chân chính trong 4 thứ vật dụng cần thiết là y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh.

Khi thọ dụng thứ vật dụng nào, y phục, hoặc vật thực, hoặc chỗ ở, hoặc thuốc trị bệnh, tỳ-khưu có trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ thứ vật dụng ấy rằng: “dhātumattako nissatto nijjīvo suñño”chỉ là thực-tánh-pháp mà thôi, phi chúng-sinh, phi bản mệnh vĩnh cửu, pháp-vô-ngã, không phải ta…”

Vị tỳ-khưu thực-hành đầy đủ 14 pháp-hành([11]) của tỳ-khưu v.v… Vị tỳ-khưu cần phải thực-hành pháp-hành giới của mình cho trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định và pháp-hành-thiền-tuệ.

* Đối với hành-giả là vị sa-di có các giới cơ bản:  

- 10 điều giới cơ bản của sa-di,  

- 10 pháp hoại phạm hạnh sa-di,

- 10 pháp-hành phạt sa-di,

- 75 điều giới hành của sa-di

- 14 pháp-hành của sa-di và tỳ-khưu.

Vị sa-di cần phải thực-hành pháp-hành giới của mình cho trong sạch và trọn vẹn.

*Đối với hành-giả là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có các giới như sau:

- Ngũ giới là thường-giới của người tại gia,

- Bát giới Ājīvaṭṭhamakasīla xem như thường-giới.

Ngoài ra, còn có bát-giới uposathasīla, cửu-giới upo-sathasīla, thập-giới của người tại gia tùy theo khả năng của mỗi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ.

 Tất cả mọi hành-giả là bậc xuất gia tỳ-khưu, sa-di hoặc cận-sự-nam, cận-sự-nữ đều phải thực-hành pháp-hành giới của mình cho trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định và pháp-hành-thiền-tuệ.

Pháp-hành giới thuộc về dục-giới thiện-nghiệp, sau khi hành-giả chết, dục-giới thiện-nghiệp này cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới: cõi người, 6 cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi ấy cho đến hết tuổi thọ.

2- Pháp-Hành-Thiền-Định

Sau khi hành-giả thực-hành pháp-hành-giới ở giai đoạn đầu của mình được trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng cho pháp-hành-thiền-định. Tiếp theo hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-địnhở giai đoạn giữa.

Pháp-hành-thiền-địnhcó 40 đề-mục-thiền-định, dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới-tâm.

Nếu hành-giả có khả năng chứng đắc được bậc thiền sắc-giới-thiện-tâm, hoặc bậc thiền vô-sắc-giới-thiện-tâm, sau khi hành-giả chết, thì chắc chắn bậc thiền thiện-tâm nào cao nhất được ưu tiên cho quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp sau trong cõi trời tương xứng với quả của bậc thiền ấy, vị phạm-thiên hưởng quả an-lạc trong suốt thời gian lâu dài cho đến lúc hết tuổi thọ tại cõi trời ấy, rồi cũng phải tái sinh kiếp sau trong cõi khác, quanh quẩn không giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài

3- Pháp-Hành-Thiền-Tuệ

Sau khi hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định ở giai đoạn giữa, chứng đắc được bậc thiền nào, hành-giả có thể sử dụng bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ. Tiếp theo thực-hành pháp-hành-thiền-tuệở giai đoạn cuối.

Pháp-hành-thiền-tuệdanh-pháp, sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) làm đối-tượng

thiền-tuệ, hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp là pháp-vô-ngã; tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ tiến triển thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.


[10] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭhamasīlapañcaka (44)

[11] Xem quyển “Gương Bậc Xuất Gia” phần 14 pháp-hành , cùng soạn giả

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn