(Xem: 1808)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2269)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

* Mục lục-Lời tựa

07 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 12533)

Tìm hiểu pháp hành Thiền Tuệ

Mục Lục

Phần I - Bắt đầu và cuối cùng của Pháp Hành Thiền Tuệ

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ ĐỨC PHẬT GOTAMA

Nguyên nhân Đức Bồ Tát đi Xuất gia

Đức Bồ Tát thọ giáo Pháp Hành Thiền Định

Đức Bồ Tát hành Pháp Khổ Hạnh (dukkharacariyà)

Đức Bồ tát chứng đắc Tam Minh thành Bậc Chánh Đẳng Giác Tối Thượng

Đức Phật thọ hưởng Quả Vị Giải Thoát Niết Bàn

Đức Phật suy tư về Siêu Tam Giới Pháp

Đại Phạm Thiên thỉnh Đức Phật thuyết pháp

II. CHUYỂN PHÁP LUÂN

Đức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên
Kinh Chuyển Pháp Luân

III. SỰ THẬT CHÂN LÝ (SACCA)

Sự thật Ngôn Ngữ Chế Định

Chế Định Pháp

Sự Thật Chân Nghĩa Pháp

Chân Nghĩa pháp

IV. ĐỐI TƯỢNG PARAMATTHA VỚI PANNATTI

6 thức tâm biết 6 đối tượng qua 6 môn diễn tiến qua 6 lộ trình tâm

Phân biệt đối tượng Paramattha với đối tượng Pannatti theo các lộ trình tâm

Ngũ môn lộ trình tâm

Ý môn lộ trình tâm

Ý môn lộ trình tâm có dục giới tác hành tâm

Phân biệt đối tượng Paramattha và đối tượng pannatti

Nhĩ môn lộ trình tâm và Ý môn lộ trình tâm

Tỷ môn lộ trình tâm, Thiệt môn lộ trình tâm, Thân môn lộ trình tâm

Suddhamanodvaravithicitta: Ý môn lộ trình tâm đơn thuần, không tùy thuộc vào ngũ môn lộ trình tâm

V. THUYẾT PHÁP (DESANA)

Lợi ích về Sự Thật theo Ngôn Ngữ Chế Định

Lợi ích về Sự Thật theo Chân Nghĩa Pháp

Phần II - Pháp Hành (Bhāvanā)

I. PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH (Samathabhāvanā)

Định nghĩa thiền định

Đối tượng của Thiền Định

6 loại tánh của hành giả hành thiền định

Đề mục thiền định thích hợp và không thích hợp với mỗi tánh của hành giả

Đề mục thiền định thích hợp cả 6 tánh

Phân loại 40 đề mục thiền định theo các bậc thiền

Năm Pháp Chướng Ngại (Nivarana)

Năm Chi Thiền (Jhānanga)

Năm bậc Thiền Sắc Giới

Bốn bậc Thiền Vô Sắc Giới

Quả báu của Thiền Định

II. PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ

Định nghĩa Thiền Tuệ

Trí Tuệ Thiền Tuệ

Danh Pháp Sắc Pháp

Danh pháp, sắc pháp làm đối tượng Thiền Tuệ

Sự sanh, sự diệt của Danh pháp Sắc pháp

PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

Ba trạng thái chung (Sāmannalakkhana)

Ba pháp che án 3 trạng thái chung – Phương pháp diệt 3 pháp che án

PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

Tứ Thánh Đế (Ariyasacca)

PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả

Niết Bàn (Nibbāna)

Diệt Đoạn tuyệt phiền não

Quả báu của Pháp Hành Thiền Tuệ

III. PHÁP HÀNH TỨ NIỆM XỨ

Đối tượng của Tứ Niệm Xứ

Phần thân niệm xứ có 14 đối tượng

Phần thọ niệm xứ có 1 đối tượng, chia 9 loại thọ

Phần tâm niệm xứ có 1 đối tượng, chia 16 loại tâm

Phần pháp niệm xứ có 5 đối tượng

IV. ĐỐI TƯỢNG TỨ OAI NGHI

Phần Lý thuyết Pháp Học Tứ Oai Nghi

Phần Thực hành Đối Tượng Tứ Oai Nghi

ĐỐI TƯỢNG TỨ OAI NGHI (tiếp theo)

Chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác

Trí tuệ tỉnh giác

Thay đổi oai nghi

Đoạn kết của đối tượng 4 oai nghi

V. KẾT QUẢ CỦA PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ

Trí tuệ Thứ Nhất

Trí tuệ Thứ Nhì

Trí Tuệ Thứ Ba

KẾT QUẢ CỦA PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Tư

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Năm

KẾT QUẢ CỦA PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

Trí tuệ thiền Tuệ Thứ Sáu

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Bảy

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Tám

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Chín

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Một

KẾT QUẢ CỦA PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Hai

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Ba

Trí Tuệ Thiền Tuệ Siêu Tam Giới thứ Mười Bốn

Trí Tuệ Thiền Tuệ Siêu Tam Giới Thứ Mười Lăm

Trí Tuệ Thứ Mười Sáu

VI. DIỆT PHIỀN NÃO

Tính chất phiền não – Pháp diệt phiền não

Năm cách Diệt Phiền não

Thánh đạo Tuệ Diệt Đoạn tuyệt Phiền não

Trí Tuệ Thiền Tuệ với Pháp Thanh Tịnh

VII. BẢY PHÁP THANH TỊNH

Sìlavisuddhi: Giới Thanh Tịnh

Cittavisuddhi: Định Thanh Tịnh

Ditthivisuddhi: Chánh Kiến Thanh Tịnh

Kankhāvitaranavisuddhi: Thoát Ly Hoài Nghi Thanh Tịnh

Maggāmagganànadassanavisuddhi: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh

Patipadānānadassanavisuddhi: Pháp Hành Tri Kiến Thanh Tịnh

Nānadassanavisuddhi: Tri Kiến Thanh Tịnh

VIII. QUẢ BÁU ĐẶC BIỆT CỦA THIỀN TUỆ

IX. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN ĐỊNH VÀ THIỀN TUỆ

Diệt đoạn tuyệt mọi Tham ái, Phiền não, Ác pháp

Thọ hưởng Quả Vị Giải Thoát của Thánh Quả

Nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Bậc Thánh nhân thành tựu các Ân Đức Tăng

Quả báu đặc biệt của Thiền Tuệ

Nhận xét về pháp hành Thiền Định – Pháp hành Thiền Tuệ

X. NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT

Sáu pháp chướng ngại

Nhân sanh pháp chướng ngại

Nhân diệt pháp chướng ngại

Pháp để diệt sự chướng ngại

NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

Không chấp ngã

Không chấp ngã bằng cách phủ định ngã như thế nào?

Không chấp ngã bằng cách khẳng định không có ngã như thế nào?

Phân biệt hai sự thật

Sự thật theo chân nghĩa pháp như thế nào?

Sự thật theo ngôn ngữ chế định như thế nào?

NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

Danh pháp, sắc pháp trong pháp hành thiền tuệ

Pháp hành trung đạo

Bát chánh đạo là những pháp gì?

Thực hành pháp hành trung đạo

NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

Pháp hành giới định tuệ

Ba phương pháp tiến hành để chứng đắc 4 thánh đạo, 4 thánh quả

Niết-bàn ở đâu?

Pháp hành phạm hạnh

5 pháp chủ (indriya)

NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

Đức Phật xuất hiện trên thế gian đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

Tính chất đặc biệt của pháp hành Tứ niệm xứ

Tử sanh luân hồi

Tam luân

NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

Bậc Thánh Arahan giải thoát khổ sanh như thế nào?

Hành thiền tuệ ở giai đoạn nào trong đời người là tốt nhất?

Điều tai họa cho hành giả kiếp hiện tại

ĐOẠN KẾT

7 đức tính của bậc Kalyanamitta

Lời phát nguyện

Nigamanakathā

Patthānā

Tài liệu tham khảo

Phụ lục: NGỮ VỰNG

Việt văn

Pāli văn

 

LỜI CHÂN THÀNH BIẾT ƠN (Tái bản lần thứ nhất)

 

Lời nói đẩu tiên của bần sư là lời chân thành biết ơn những bạn đọc, bậc thiện trí đã dành thì giờ quý báu của mình để đọc quyển sách "Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ", đã phát hiện ra những sơ sót của bần sư, khiến cho bần sư vô cùng cảm kích trước thiện tâm trong sáng, xây dựng của quý vị. Đó là điều thôi thúc trong lòng bần sư, quyết tâm tái bản cho kỳ được, để sửa chữa những sơ sót mà quý vị đã chỉ giáo.

Tái bản lần này, bần sư đã sửa chữa những sơ sót, bớt phần dư, bổ sung vào phần thiếu, trình bày lại cho mạch lạc, để đền đáp một phần công ơn của quý vị đã quan tâm tìm hiểu quyển sách này.

Tuy nhiên, khả năng của bần sư có hạn, dầu cho cố gắng đến đâu đi nữa, chắc chắn cũng không tránh khỏi những sơ sót chưa tìm thấy, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng của bần sư.

Bần sư kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta ai cũng có phần đóng góp xây dựng để cho quyển sách này được hoàn hảo, đó cũng là công lao giúp duy trì giáo pháp của Đức Phật được trường tồn trên quê hương thân yêu của chúng ta, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho mình, mọi người và chúng sinh.

Bần sư chân thành biết ơn quý vị !

Tỳ Khưu Hộ Pháp
Núi rừng Viên Không
Phật Lịch 2546-2002

-ooOoo-

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Arahán, Bậc Chánh Đẳng Giác

Paṇāmagāthā

Buddhaṃ Bhagavantaṃ seṭṭhaṃ,

Ādaraṃ abhivandiya.

Buddhassa Dhammosadhañca,

Ādimajjhantakaḷyanaṃ.

Buddhasāvakasaṃghañca,

Puññakkhettaṃ anuttaraṃ.

"Vipassanāpriyesanā",

Katā me aṭṭhasaṅgahā.

 

KỆ LỄ BÁI TAM BẢO

Chúng con đem hết lòng thành kính,

Đảnh lễ Đức Thế Tôn cao thượng,

Cùng Pháp của Ngài, như linh dược,

Hoàn hảo đoạn đầu, giữa và cuối,

Cùng chư Thánh Tăng đệ tử Phật,

Phước điền cao thượng của chúng sinh.

Con xin biên soạn tập sách nhỏ,

"Tìm hiểu về Pháp Hành Thiền Tuệ".

 

-ooOoo-

 

LỜI TỰA

Đức Phật hằng ngày thường giáo huấn chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ rằng:

"Bhikkhave, appamādena sampādetha,

Dullabho Buddhuppādo lokasmiṃ...". [1]

"Này chư Tỳ khưu, các con hãy nên cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự Tứ thánh đế bằng pháp hành Tứ niệm xứ. Bởi vì, Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều khó!...".

Thật vậy, trong Chú giải Trường bộ kinh [2] có ghi:

Có khi trải qua khoảng thời gian lâu dài vô số đại kiếp trái đất [3], mà chẳng có một Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian, gọi là suññakappa.

Thật diễm phúc biết dường nào! Trong kiếp trái đất hiện tại mà chúng ta đang sống gọi là Bhaddakappa, có nhiều nhất, đến 5 Đức Phật xuất hiện trên thế gian:

Thời quá khứ, có 3 Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian là Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana, Đức Phật Kassapa.

Thời hiện tại, Đức Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện, nay, tuy Ngài đã tịch diệt Niết Bàn, song giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền trên thế gian này đến 5.000 năm. Đến nay, giáo pháp của Ngài đã được lưu truyền trên 2.540 năm rồi và chỉ còn lưu truyền trong một thời gian khoảng 2.560 năm nữa, đủ 5.000 năm sẽ bị hoại diệt hoàn toàn. Bởi vì, loài người chẳng còn ai biết đến Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng nữa

Thời vị lai, còn Đức Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian.

Khi có Đức Phật xuất hiện trên thế gian, thì mới có pháp hành thiền tuệ (vipassanābhāvanā). Khi có pháp hành thiền tuệ, thì chúng sinh có duyên lành mới có thể học và hành theo pháp hành thiền tuệ để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, là pháp giải thoát mọi cảnh khổ sanh, lão, bệnh, tử... đạt đến sự an lạc tuyệt đối.

Đức Phật dạy trong Kinh Đại Niết Bàn [4] có đoạn:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự đến làng Koṭigāma, Ngài dạy chư Tỳ khưu rằng:

"Này chư Tỳ khưu, bởi vì chưa chứng ngộ, chưa thấu triệt chân lý Tứ thánh đế, nên Như Lai và các con phải chịu tử sanh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, trải qua suốt thời gian dài vô tận như thế ấy".

Vậy, chân lý Tứ thánh đế là gì?

Này chư Tỳ khưu, bởi vì chưa chứng ngộ, chưa thấu triệt Khổ thánh đế, nên Như Lai và các con phải chịu tử sanh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác trải qua suốt thời gian dài vô tận như thế.

Này chư Tỳ khưu, bởi vì chưa chứng ngộ, chưa thấu triệt Nhân sanh Khổ thánh đế, nên Như Lai và các con phải chịu tử sanh luân hồi...

Này chư Tỳ khưu, bởi vì chưa chứng ngộ, chưa thấu triệt Diệt Khổ thánh đế, nên Như Lai và các con phải chịu tử sanh luân hồi...

Này chư Tỳ khưu, bởi vì chưa chứng ngộ, chưa thấu triệt Pháp hành dẫn đến Diệt Khổ thánh đế, nên Như Lai và các con phải chịu tử sanh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, trải qua suốt thời gian dài vô tận như thế.

Này chư Tỳ khưu, nay, Như Lai đã chứng ngộ, đã thấu triệt Khổ thánh đế; Như Lai đã chứng ngộ, đã thấu triệt Nhân sanh Khổ thánh đế; Như Lai đã chứng ngộ, đã thấu triệt Diệt Khổ thánh đế; Như Lai đã chứng ngộ, đã thấu triệt Pháp hành dẫn đến Diệt Khổ thánh đế. Như Lai đã diệt đoạn tuyệt gốc rễ tham ái là nhân sanh khổ rồi, không còn tham ái dắt dẫn đi tái sanh trong kiếp lớn kiếp nhỏ nữa, Như Lai chẳng còn phải tái sanh kiếp nào nữa...".

Pháp hành dẫn đến pháp Diệt Khổ thánh đế, đó là pháp hành Bát chánh đạo hợp đủ tám chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; đó là 8 tâm sở: trí tuệ tâm sở, hướng tâm tâm sở, chánh ngữ tâm sở, chánh nghiệp tâm sở, chánh mạng tâm sở, tinh tấn tâm sở, niệm tâm sở, nhất tâm tâm sở cùng với 28 tâm sở khác đồng sanh trong 4 Thánh Đạo Tâm 4 Thánh Quả Tâm thuộc về siêu tam giới tâm, có Niết Bàn làm đối tượng.

Như vậy, Pháp hành Bát chánh đạo hợp đủ 8 chánh không phải là pháp hành bắt đầu tiến hành, hoặc đang tiến hành, mà là pháp thành ở giai đoạn kết quả cuối cùng, đã hoàn thành xong mọi phận sự của Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Sự bắt đầu của pháp hành Bát chánh đạo là bắt đầu từ chánh niệm; đó là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp gọi là pháp hành Tứ niệm xứ.

Trong kinh Đại Tứ niệm xứ, Đức Phật thuyết giảng bắt đầu bằng câu:

"Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo...".

Này chư Tỳ khưu, đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự trong sạch, thanh tịnh hoàn toàn mọi phiền não, ô nhiễm trong tâm bậc Chánh Đẳng Giác, chư Phật Độc Giác, chư Thánh Thanh Văn Giác; để diệt sự sầu não, than khóc; để diệt sự khổ thân, khổ tâm; để chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả; để chứng ngộ Niết Bàn. Đạo duy nhất này là pháp hành Tứ niệm xứ...".[5]

Pháp hành Tứ niệm xứ là: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp cũng chính là niệm danh pháp, niệm sắc pháp, mà danh pháp, sắc pháp là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Như vậy, tiến hành Tứ niệm xứ hoặc tiến hành thiền tuệ đều đưa đến kết quả hoàn toàn giống nhau. Đó là chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả Niết Bàn, là pháp siêu tam giới.

Pháp Hành Thiền Tuệ là pháp hành chỉ có trong Phật giáo, hoàn toàn không có ngoài Phật giáo. Pháp hành này có từ khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian và trong giáo pháp của Ngài.

Đức Thế Tôn có danh hiệu là "Sammāsambuddha": Bậc Chánh Đẳng Giác, bởi vì chính tự Ngài là Bậc đầu tiên tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trong 10 muôn triệu thế giới chúng sinh. Do đó, gọi là bậc Chánh Đẳng Giác.

Và Đức Thế Tôn có danh hiệu "Buddha": Đức Phật, bởi vì chính tự Ngài là Bậc đầu tiên tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn; rồi đem ra giáo huấn chúng sinh: nhân loại, chư thiên, phạm thiên..., cũng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn như Ngài đã chứng ngộ. Do đó, gọi là Đức Phật.

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành dẫn đến sự giải thoát khổ tái sanh. Sự giải thoát khổ tái sanh theo khả năng của mỗi bậc Thánh nhân như sau:

Hạng thiện trí phàm nhân tiến hành thiền tuệ có thể dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu (Sotāpanna), là bậc Thánh thứ nhất trong Phật giáo. Bậc Thánh Nhập Lưu này, được giải thoát khổ tái sanh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ và súc sanh), chỉ còn tái sanh cõi thiện giới: làm người hoặc chư thiên ở 6 cõi trời dục giới, nhiều nhất đến 7 kiếp. Trong kiếp thứ 7 chắc chắn sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong tam giới.

Bậc Thánh Nhập Lưu, nếu tiếp tục tiến hành thiền tuệ, có thể dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhất Lai Thánh Đạo, Nhất Lai Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhất Lai (Sakadāgāmi), là bậc Thánh thứ nhì trong Phật giáo. Bậc Thánh Nhất Lai này, chỉ còn khổ tái sanh một kiếp làm người hoặc làm chư thiên cõi trời dục giới mà thôi. Trong kiếp ấy chắc chắn sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Bậc Thánh Nhất Lai, nếu tiếp tục tiến hành thiền tuệ, có thể dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Bất Lai Thánh Đạo, Bất Lai Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Bất Lai (Anāgāmi), là bậc Thánh thứ ba trong Phật giáo. Bậc Thánh Bất Lai này, không còn khổ tái sanh trở lại cõi dục giới, mà chỉ còn tái sanh làm Phạm thiên ở cõi trời sắc giới. Ở tại cõi trời ấy, chắc chắn sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Bậc Thánh Bất Lai, nếu tiếp tục tiến hành thiền tuệ có thể dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán (Arahanta), là bậc Thánh thứ tư cao thượng nhất trong Phật giáo.

Bậc Thánh Arahán đã hoàn toàn diệt đoạn tuyệt mọi tham ái, cùng tất cả mọi phiền não, ác pháp không còn dư sót; đã hoàn thành mọi phận sự của Tứ thánh đế, đã hoàn thành xong phạm hạnh; ngay kiếp hiện tại, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tái sanh, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Vậy, Pháp Hành Thiền Tuệ này đưa đến mục đích cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tái sanh ở kiếp sau. Vì nếu còn tái sanh dầu cõi dục giới, cõi sắc giới hay cõi vô sắc giới, cũng còn phải chịu khổ của danh pháp, sắc pháp. Giải thoát khổ tái sanh là giải thoát hoàn toàn tất cả mọi cảnh khổ. Đó là Niết Bàn, Diệt Khổ thánh đế.

Nên Đức Phật dạy:

"Natthi rāgasamo aggi,

Natthi dosasamo kali.

Natthi khandhasamā dukkhā,

Natthi santiparaṃ sukhaṃ". [6]

Không có lửa nào, như lửa tình dục.

Không có tội nào, như tội sân hận.

Không có khổ nào, như khổ ngũ uẩn.

Không có lạc nào, hơn lạc Niết Bàn.

"Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ" [7].

Niết Bàn là an lạc tuyệt đối.

"Nibbānaṃ paramaṃ vadanti Buddhā...". [8]

Chư Phật Toàn Giác, chư Phật Độc Giác, chư Thánh Thanh Văn Giác đồng tán dương ca tụng Niết Bàn cao thượng nhất.

Niết Bàn là mục đích tột cùng của chư Phật Toàn Giác, chư Phật Độc Giác, chư Thánh Thanh Văn Giác và cũng là mục đích chung cho các hàng Phật tử xuất gia và tại gia cư sĩ.

Những nguyên nhân xa và gần để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác, đều tùy thuộc vào sự tròn đủ 10 pháp hạnh ba la mật.

Mười pháp hạnh ba la mật (pāramī) là:

1- Bố thí ba la mật (Dānapāramī).

2- Giữ giới ba la mật (Sīlapāramī).

3- Xuất gia ba la mật (Nekkhammapāramī).

4- Trí tuệ ba la mật (Paññāpāramī).

5- Tinh tấn ba la mật (Vīriyapāramī).

6- Nhẫn nại ba la mật (Khantipāramī).

7- Chân thật ba la mật (Saccapāramī).

8- Chí nguyện ba la mật (Addhiṭṭhānapāramī).

9- Tâm từ ba la mật (Mettāpāramī).

10- Tâm xả ba la mật (Upekkhāpāramī).

Pāramī: ba la mật, có nhiều nghĩa. Nghĩa chính yếu của pháp hạnh ba la mật ṅhân duyên chính để dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn cao thuợng". vậy, không phải bố thí, giữ giới, xuất gia..., nào cũng trở thành ba la mật được.

Điều kiện trở thành ba la mật phải có thiện tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm do bởi tham ái (taṇhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi), và đồng thời hợp với tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí tuệ hướng đến chứng đạt cứu cánh Niết Bàn (upāyakosallañāṇa). Nhờ hợp đủ điều kiện như vậy, thì sự bố thí, giữ giới, xuất gia..., mới trở thành pháp hạnh ba la mật.

Pháp hạnh ba la mật quyết định sự thành tựu nguyện vọng của mỗi vị Bồ Tát như sau:

Để trở thành bậc Thánh Thanh Văn bậc thường (Ariyasāvaka): Vị Bồ Tát Thanh Văn ấy (Sāvakabodhisatta) cần phải tạo trọn đủ 10 pháp hạnh ba la mật, trong suốt một thời gian nhanh nhất cũng gần 100 ngàn đại kiếp rồi phải có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác hoặc giáo pháp của Đức Phật ấy, được nghe, được hiểu biết chánh pháp rồi tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Thanh Văn.

Đức Phật Gotama có vô số bậc Thánh Thanh Văn bậc thường.

Để trở thành bậc Thánh Đại Thanh Văn (Mahāsāvaka). Vị Bồ Tát đại Thanh Văn ấy (Mahāsāvakabodhisatta) cần phải tạo trọn đủ 10 pháp hạnh ba la mật, trong suốt thời gian 100 ngàn đại kiếp, rồi chắc chắn phải có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác, được nghe từ kim ngôn của Đức Phật, tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán đại Thanh Văn.

Đức Phật Gotama có 80 vị Thánh đại Thanh Văn.

Để trở thành bậc Thánh Tối thượng Thanh Văn (Aggasāvaka): Vị Bồ Tát tối thượng Thanh Văn ấy (Aggasāvakabodhisatta), cần phải tạo trọn đủ 10 pháp hạnh ba la mật trong suốt thời gian một a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp, rồi chắc chắn có duyên lành gặp Đức Phật Toàn Giác, được nghe từ kim ngôn của Đức Phật rồi tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán tối thượng Thanh Văn.

Đức Phật Gotama có 2 vị Thánh tối thượng Thanh Văn. Đó là: Đại Đức Sāriputta và Đại Đức Mahāmoggallāna.

* Để trở thành Đức Phật Độc Giác (Paccekabuddha): Vị Bồ Tát Độc Giác ấy (Paccekabodhisatta), cần phải tạo trọn đủ 20 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường và 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung, trong suốt thời gian 2 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vào thời kỳ không có Đức Phật Toàn Giác xuất hiện trên thế gian, vị Bồ Tát Đôïc Giác này không cần phải nghe, học hỏi từ một vị thầy nào khác, mà chỉ tự chính mình tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán, gọi là Đức Phật Độc Giác.

Đức Phật Độc Giác, chính Ngài chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, nhưng không thể giáo huấn chúng sinh cùng chứng ngộ chân lý như Ngài. Đức Phật Độc Giác có thể có hàng trăm hàng ngàn vị, song mỗi vị đều tự chính mình chứng đắc.

* Để trở thành Đức Phật Toàn Giác, gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha): Vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy (Sammāsambodhisatta), cần phải tạo trọn đủ 30 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung và 10 pháp hạnh ba la mật bậc thượng. Thời gian để tạo 30 pháp hạnh ba la mật khác nhau tùy theo ba hạng Bồ Tát như sau:

1- Đối với Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việt (Paññādhika), tức là trí tuệ có năng lực hơn cả đức tin tinh tấn. Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi còn cần phải tạo 30 pháp hạnh ba la mật thêm suốt thời gian 4 a tăng kỳ [9] và 100 ngàn đại kiếp [10] nữa. Đức Bồ Tát này không cần phải nghe hay học hỏi từ một vị thầy nào khác, mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên xuất hiện trên thế gian, gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.

2- Đối với Đức Bồ Tát có đức tin ưu việt (Saddhādhika), tức là đức tin có năng lực hơn cả trí tuệtinh tấn. Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi còn cần phải tạo 30 pháp hạnh ba la mật thêm trong suốt thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việt, là 8 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Đức Bồ Tát này không cần phải nghe hay học hỏi từ vị thầy nào khác, mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên xuất hiện trên thế gian, gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.

3- Đối với Đức Bồ Tát có tinh tấn ưu việt (Vīriyādhika), tức là tinh tấn có năng lực hơn cả trí tuệ đức tin. Khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký xong rồi, còn cần phải tạo 30 pháp hạnh ba la mật thêm trong suốt thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có đức tin ưu việt, là 16 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa. Đức Bồ Tát này không cần phải nghe hay học hỏi từ một vị thầy nào khác, mà tự chính mình tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên xuất hiện trên thế gian, gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Toàn Giác, độc nhất vô nhị.

Người Phật tử, dầu là bậc xuất gia hay hàng tại gia cư sĩ, có nguyện vọng muốn trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác bậc nào; người Phật tử ấy cần phải tạo trọn đủ những pháp hạnh ba la mật theo tiêu chuẩn bậc ấy, để làm nhân duyên chính, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả, đạt đến nguyện vọng của mình.

Trong 10 pháp hạnh ba la mật: bố thí, giữ giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, chí nguyện, tâm từ và tâm xả đều có tính tương quan lẫn nhau tùy theo mỗi ba la mật.

Ví dụ:

Khi thí chủ muốn tạo bố thí ba la mật là chính, thì có thể có một số ba la mật phụ khác như: trí tuệ, tinh tấn, chí nguyện, tâm từ,... cũng thành tựu cùng với bố thí ba la mật.

Đặc biệt nhất, khi hành giả tiến hành thiền tuệ, tạo trí tuệ ba la mật là chính, thì sẽ có rất nhiều ba la mật phụ khác như: giữ giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, chí nguyện cùng thành tựu với pháp hạnh trí tuệ ba la mật. Đó là tánh ưu việt của sự tiến hành thiền tuệ.

Đối với chư Bồ Tát có nguyện vọng muốn trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh tối thượng Thanh Văn hay bậc Thánh đại Thanh Văn, thì chắc chắn không thể thành đạt được trong thời kỳ Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn, dầu giáo pháp của Ngài hiện còn lưu truyền trên thế gian. Song, sự tiến hành thiền tuệ là một cơ hội quý giá hiếm có, để bồi bổ các pháp hạnh ba la mật. Khi chư Bồ Tát ấy tiến hành thiền tuệ, có khả năng chứng đạt trí tuệ thiền tuệ, nhưng chỉ có thể đạt đến trí tuệ thiền tuệ thứ 14 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa mà thôi, không thể chứng đạt đến trí tuệ thiền tuệ cao hơn. Bởi vì, bị ngăn cản do năng lực phát nguyện trở thành Đức Phật Toàn Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh tối thượng Thanh Văn hoặc bậc Thánh đại Thanh Văn.

Ngoài ra, đối với bậc Thanh Văn hạng thường (Pakatisāvaka), ngay ở thời kỳ chánh pháp của Đức Phật còn lưu truyền trên thế gian này, vẫn còn là một cơ hội tốt, để cho số Thanh Văn hạng thường này tiến hành thiền tuệ. Nếu có đủ trí tuệ ba la mật từ nhiều đời nhiều kiếp ở quá khứ làm duyên lành hỗ trợ, có thể dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả nào đó, thì thật là diễm phúc biết dường nào! Nếu chưa được chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, thì âu cũng là duyên lành hi hữu để bồi bổ ba la mật, hầu mong chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả ở vị lai.

Niềm hy vọng đối với tất cả Phật tử chúng ta, theo kinh sách có ghi rõ rằng:

"Mỗi Đức Phật Toàn Giác có khả năng tế độ một số lượng khoảng 24 a tăng kỳ 600 triệu 100 ngàn chúng sinh, được cứu vớt ra khỏi biển khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài".[11]

Đức Phật Gotama của chúng ta đã thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 năm, vẫn chưa đủ số lượng 24 a tăng kỳ 600 triệu 100 ngàn chúng sinh ấy. Cho nên, khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn rồi, giáo pháp của Ngài còn lưu truyền trên thế gian đến 5.000 năm, để cứu vớt chúng sinh có duyên lành còn sót lại, có cơ hội học hỏi theo chánh pháp rồi tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả.

Vậy, chúng ta nên có niềm tin và hy vọng ở trong số lượng chúng sinh được tế độ, chúng ta nên cố gắng tinh tấn tiến hành thiền tuệ, chớ nên dễ duôi!

Để chứng minh, trong Chú giải Kinh Gotamisutta [12] có ghi rằng: "Giáo pháp của Đức Phật Gotama tồn tại trên thế gian 5.000 năm, trải qua 5 thời kỳ như sau:

1- Thời kỳ thứ nhất: Gồm có 1.000 năm, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, có những bậc Thánh Arahán đầy đủ Tứ tuệ phân tích (Catupaṭisambhidā), bậc Thánh Arahán có đủ Lục thông, Tam minh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn