(Xem: 1662)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2167)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Pháp Hành Trung Đạo

02 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 9304)

Kinh Chuyển Pháp Luân
 
Soạn giả: Hộ Pháp

 Pháp Hành Trung Đạo

 (Majjhimāpaṭipadā)

 

 Pháp-hành-trung-đạo (Majjhimāpaṭipadā) một pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.

 Trong Kinh Dhammacakkappavattanasutta:[1] Kinh Chuyển-Pháp-Luân mà Đức-Phật thuyết giảng lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa, Ngài Đại-đức Bhaddiya, Ngài Đại-đức Mahānāma, Ngài Đại-đức Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi Isipatana, gần kinh thành Bāraṇasī.

 

Hai Pháp Thấp Hèn 

Đức-Phật thuyết giảng rằng: 

- Này chư Tỳ-khưu! Có hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà bậc xuất gia không nên thực-hành theo.

Hai pháp ấy như thế nào? 

1- Một là việc thường thụ hưởng lạc trong ngũ-dục do tâm-tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại sự lợi ích, sự an lạc. 

2- Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do sân-tâm và có đoạn-kiến thuộc về pháp-hành-khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại sự lợi ích, sự an lạc.

 

Pháp-Hành-Trung-Đạo (Majjhimāpaṭipadā)  

- Này chư Tỳ-khưu! Không thiên về hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến ấy, Như-Lai đã thực-hành theo pháp-hành-trung-đạo, nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền-não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt-thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn. 

- Này chư Tỳ-khưu! Như thế nào gọi là pháp-hành-trung-đạo mà Như-Lai đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền-não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt-thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn. 

- Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành-trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. 

- Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành-trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh; trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh đã làm vắng lặng mọi phiền não; đã làm cho trí-tuệ siêu-việt-thông-suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn”. 

Trong bài kinh này, Đức-Phật thuyết giảng pháp-hành-trung-đạo chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.  

Như vậy, 8 chánh này chính là 8 tâm-sở (cetasika) đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.   

Thật ra, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm 36 tâm-sở đồng sinh. Trong 36 tâm-sở ấy chỉ có 8 tâm-sở gọi là bát-chánh-đạo như sau:  

1- Trí-tuệ tâm-sở gọi là chánh-kiến,

2- Hướng-tâm tâm-sở gọi là chánh-tư-duy,

3- Chánh-ngữ tâm-sở gọi là chánh-ngữ,

4- Chánh-nghiệp tâm-sở gọi là chánh-nghiệp,

5- Chánh-mạng tâm-sở gọi là chánh-mạng,

6- Tinh-tấn tâm-sở gọi là chánh-tinh-tấn,

7- Niệm tâm-sở gọi là chánh-niệm,

8- Nhất-tâm tâm-sở gọi là chánh-định.  

Tám tâm-sở này cùng với 28 tâm-sở khác đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.  

Pháp-hành-trung-đạo đó là pháp-hành-bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.  

Như vậy, pháp-hành-bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này không phải là pháp-hành bắt đầu thực-hành, cũng không phải là pháp-hành đang thực-hành, mà sự thật là pháp-hành đã thực- hành xong rồi, đã hoàn thành xong mọi phận-sự tứ Thánh-đế, nên pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này gọi là Pháp-thành-Phật-giáo (Paṭivedhasāsana) là kết quả của pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).

Cho nên, pháp-hành-trung-đạo này là pháp-hành-bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh ấy ở giai đoạn cuối. 

 

Bắt Đầu Thực Hành Pháp-Hành-Bát-Chánh-Đạo  

* Giai đoạn đầu thực-hành pháp-hành-bát-chánh-đạo, hành-giả cần phải bắt đầu thực-hành chánh-niệm: niệm-thân, niệm-thọ, niệm-tâm, niệm-pháp, đó là thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ.   

Thật vậy, trong kinh Rahogatasutta([2][2]) Ngài Đại-đức Anuruddha từng tư duy rằng:

Hành-giả nào chán nản thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hành-giả ấy được gọi là người chán nản thực-hành pháp-hành-bát-chánh-đạo, nên không thể dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân hồi.

 “Hành-giả nào tinh-tấn thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hành giả ấy được gọi là người có tinh-tấn thực-hành pháp-hành-bát-chánh-đạo, nên có thể dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân hồi…”  

Như vậy, chánh-niệm đó là pháp-hành-tứ-niệm-xứnhân đầu dẫn đến quả cuối cùng Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.  

Trong chú giải kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇanā giảng giải rằng:

Pubbabhāgasatipaṭṭhānamaggo” Tứ-niệm-xứ là phần đầu của bát-chánh-đạo.

 

Pháp-Hành-Trung-Đạo Là Pháp-Hành-Tứ-Niệm-Xứ  

Trong chi bộ kinh, phần 3 chi pháp, Đức-Phật thuyết giảng về 3 pháp-hành (paṭipadā):

1- Āgāḷhā paṭipadā: Pháp-hành hưởng lạc cực đoan,

2- Nijjhāmāpaṭipadā: Pháp-hành khổ hạnh cực đoan,

3- Majjhimāpaṭipadā: Pháp-hành-trung-đạo. 

Đức-Phật thuyết giảng về pháp-hành-trung-đạo rằng:  

- Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành-trung-đạo là thế nào? 

- Này chư Tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu:  

1- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần thân-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn-chấp-thủ này,   

2- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ-tỉnh-giác trực

giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn-chấp-thủ này.  

3- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn-chấp-thủ này. 

4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn-chấp-thủ này…”  

Như vậy, phần đầu của Pháp-hành-trung-đạopháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ, và phần cuối của Pháp-hành-trung-đạo bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

 

Pháp-hành-trung-đạo có 2 giai đoạn: 

1- Giai đoạn đầu của pháp-hành-trung-đạo,

2- Giai đoạn cuối của pháp-hành-trung-đạo.

Pháp-hành-trung-đạo là pháp-hành diệt tham- tâm hài lòng (abhijjhā) và diệt sân-tâm bực mình (domanassa) đồng thời cũng diệt si-tâm tăm tối không thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, để cho trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự từ trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới gồm có 16 loại trí-tuệ-thiền-tuệ.

1- Giai Đoạn Đầu Của Pháp-Hành-Trung-Đạo, 

* Giai đoạn đầu của pháp-hành-trung-đạo là hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ để phát sinh trí-tuệ từ trí-tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới đúng theo chân-nghĩa-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, v.v… Tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự,  

Đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayā-nupassanāñāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.  

Và các trí-tuệ-thiền-tuệ tuần tự phát sinh cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là Gotrabhu-ñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ chuyển tánh từ dòng phàm-nhân sang dòng Thánh-nhân. Trí-tuệ-thiền-tuệ này có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, song tâm vẫn còn dục-giới-đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.  

Đó là giai đoạn đầu của pháp-hành-trung-đạo. 

2- Giai Đoạn Cuối Của Pháp-Hành-Trung-Đạo, 

* Giai đoạn cuối của pháp-hành-trung-đạo là hành-giả đã chứng đắc đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với Thánh-đạo-tâmtrí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đồng sinh với Thánh-quả-tâm, đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.  

4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Khi ấy, chắc chắn có bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm ấy.

Đó là giai đoạn cuối của pháp-hành-trung-đạo.

Thực Hành Pháp-Hành-Trung-Đạo

Pháp-hành-trung-đạo (Majjhimāpaṭipadā) là pháp-hành mà hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu, hiểu biết các đối-tượng-tứ-niệm-xứ là thân, thọ, tâm, pháp hoặc đối-tượng-thiền-tuệ là tất cả mọi sắc-pháp, tất cả mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp một cách rành rẽ.

Pháp-hành-trung-đạo là pháp-hành có khả năng diệt tham-tâm hài lòng (abhijjhā) và diệt sân-tâm bực mình (domanassa) trong đối-tượng tứ-niệm-xứ ấy, hoặc đối-tượng-thiền-tuệ sắc-pháp,

danh-pháp ấy, đồng thời diệt si-tâm tối tăm che phủ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma). 

* Thực hành không đúng theo pháp-hành-trung-đạo như thế nào? 

Số hành giả không thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không học hỏi, nghiên cứu về môn học vi-diệu-pháp, không hiểu rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã.  

Hành giả không hiểu rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là khổ-đế (dukkha-sacca) là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận-sự nên biết (pariññeyya) khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.

Do chưa hiểu rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới, chưa hiểu biết trí-tuệ-hành phận sự nên biết (pariññeyya) khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới như vậy, nên khi thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hành-giả coi trọng đối-tượng niệm-xứ này, coi khinh đối-tượng niệm-xứ kia. Hoặc khi thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, hành-giả coi trọng đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp này, coi khinh đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp kia. 

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ, nếu có tâm thiên vị trong đối-tượng niệm-xứ hoặc đối-tượng-thiền-tuệ ấy, khi thì tham-tâm hài lòng phát sinh nơi đối-tượng niệm-xứ này, hoặc đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, khi thì sân-tâm bực mình phát sinh nơi đối-tượng niệm-xứ kia, hoặc đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia.  

Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ, không diệt được tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng niệm-xứ này hoặc đối-tượng-thiền-tuệ này, và không diệt được sân-tâm bực mình nơi đối-tượng niệm-xứ kia hoặc đối-tượng-thiền-tuệ kia.

Cho nên, hành giả thực hành không đúng theo pháp-hành-trung-đạo.  

Hơn nữa, khi có tham-tâm hoặc sân-tâm phát sinh, ắt có si-tâm-sở đồng sinh với tham-tâm, sân-tâm ấy, nên che phủ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp. Vì vậy, hành-giả không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).   

Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm, làm đối-tượng-thiền-tuệ.  

* Nếu khi hành-giả coi trọng đối-tượng sắc-ngồi thì tham-tâm hài lòng nơi sắc-ngồi ấy phát sinh, chắc chắn có si-tâm-sở đồng sinh với tham-tâm ấy che phủ thật-tánh sắc-pháp của sắc-ngồi ấy.  

* Nếu khi có phóng-tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác), nên tâm buông bỏ đối-tượng sắc-ngồi ấy, nếu hành giả coi khinh phóng-tâm tâm-sở (uddhaccacetasika) thuộc về danh-pháp thì sân-tâm bực mình phát sinh, bởi vì phóng-tâm làm mất đối-tượng sắc-ngồi ấy. Sân-tâm phát sinh chắc chắn có si-tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy làm che phủ thật-tánh của danh-pháp của phóng-tâm tâm-sở ấy. 

Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành-thân-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệđối-tượng sắc-ngồi, không diệt được tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng sắc-ngồi và cũng không diệt được sân-tâm bực mình nơi đối-tượng danh-pháp phóng-tâm, trong khi đang thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ với đối-tượng sắc-ngồi ấy. 

Cho nên, hành giả thực hành không đúng theo pháp-hành-trung-đạo.

* Thực-hành đúng theo pháp-hành-trung-đạo như thế nào? 

Số hành-giả thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật giáo, thường học hỏi, nghiên cứu, hiểu biết về môn học vi-diệu-pháp, hiểu biết thật-tánh tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là pháp-vô-ngã (không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải vật này, vật kia, v.v…

Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ,trạng-thái-vô-ngã.  

Hành-giả hiểu biết rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều là khổ-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận-sự nên biết (pariñ-ñeyya) khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.  

Do nhờ có yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là vô-thường, khổ, vô-ngã, bất-tịnh, nên khi thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ, hành-giả không coi trọng đối-tượng niệm-xứ này, hoặc đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp này, cũng không coi khinh đối-tượng niệm-xứ kia, hoặc đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp kia. Hành giả không có tâm thiên vị trong các đối-tượng-tứ-niệm-xứ hoặc các đối-tượng-thiền-tuệ.

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ, đặt tâm-trung-dung nơi đối-tượng-niệm-xứ hoặc nơi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên tham-tâm hài lòng không phát sinh nơi đối-tượng-niệm-xứ này, hoặc đối-tượng-thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp này, và sân-tâm bực mình cũng không phát sinh nơi đối-tượng niệm-xứ kia, hoặc đối-tượng-thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp kia.  

Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ đúng theo pháp-hành-trung-đạo (majjhimapaṭipadā), nên diệt được tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng-niệm-xứ, hoặc đối-tượng-thiền-tuệ, diệt được sân-tâm bực mình nơi đối-tượng niệm-xứ hoặc nơi đối-tượng-thiền-tuệ.  

Cho nên, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành-trung-đạo.  

Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành-thân-niệm-xứsắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm; hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệtư thế ngồi, dáng ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng-thiền-tuệ.  

* Khi hành-giả thực-hành pháp-hành-thân-niệm-xứ với đối-tượng tư thế ngồi, dáng ngồi là sắc-pháp phát sinh do tâm, gọi là sắc-ngồi, hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ với đối-tượng sắc-ngồisắc-pháp phát sinh do tâm, đó là tư thế ngồi, dáng ngồi.  

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thân-niệm-xứ  với đối-tượng tư thế ngồi, dáng ngồi, hoặc pháp-hành-thiền-tuệ với đối-tượng sắc-ngồi, hành-giả không coi trọng đối-tượng tư thế ngồi, dáng ngồi gọi là sắc-ngồi, nên tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng sắc-ngồi ấy không phát sinh, chỉ có trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp ấy mà thôi.  

* Nếu khi có phóng-tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác), làm cho tâm buông bỏ đối-tượng sắc-ngồi ấy thì hành-giả không coi khinh phóng-tâm tâm-sở (uddhaccacetasika) thuộc về danh-pháp, nên sân-tâm bực mình không phát sinh, chỉ có trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp mà thôi.  

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thân-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ diệt được tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng sắc-pháp của sắc-ngồi ấy, diệt được sân-tâm bực mình nơi đối-tượng danh-pháp của phóng-tâm tâm-sở ấy.

Cho nên, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành-trung-đạo do biết đặt tâm-trung-dung trong tất cả mọi đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc mọi đối-tượng-thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp, bởi vì hành-giả không coi trọng đối-tượng niệm-xứ này hoặc đối-tượng-thiền-tuệ này, cũng không coi khinh đối-tượng niệm-xứ kia hoặc đối-tượng-thiền-tuệ kia.  

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, hiểu biết rõ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã, không hơn không kém, đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Sở dĩ, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành-trung-đạo là vì có yonisomanasikāra hỗ trợ hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Thật vậy, * sắc-ngồi là 1 trong đối-tượng tứ-oai-nghi trong thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâmsự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ,

trạng-thái-vô-ngã, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn. 

 

*Phóng-tâm đó là phóng-tâm tâm-sở (uddhac-cacetasika) là 1 trong đối-tượng 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇapabba) trong pháp-niệm-xứ thuộc về danh-pháp cũng có sự sinh, sự diệt, cũng có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã, cũng có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn. 

đối-tượng sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp hoặc dù đối-tượng phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp thì tâm của hành-giả vẫn có chánh-niệm trực nhận đối-tượng ấy, trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của đối-tượng sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp hoặc của đối-tượng phóng-tâm tâm-sở thuộc về danh-pháp ấy một cách trung-dung, không hơn không kém, không coi trọng đối-tượng sắc-ngồi, cũng không coi khinh đối-tượng phóng-tâm. 

Khi phóng-tâm diệt, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ trở lại đối-tượng sắc-ngồi cũ như trước.

Cho nên, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành-trung-đạo.

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ trong giai đoạn đầu đúng theo pháp-hành-trung-đạo, vì không thiên về 2 pháp cực đoan là tham-tâm sân-tâm, nên diệt được tham-tâm hài lòng nơi đối-tượng-niệm-xứ ấy hoặc đối-tượng-thiền-tuệ ấy, và diệt được sân-tâm bực mình nơi đối-tượng niệm-xứ ấy, hoặc đối-tượng-thiền-tuệ ấy, đồng thời diệt được si-tâm-sở đồng sinh với tham-tâm ấy, hoặc sân-tâm ấy, nên trí-tuệ-thiền-tuệ tiến triển từ trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Khi chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn, siêu-tam-giới.

Khi ấy, bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

Đó là giai đoạn cuối của pháp-hành-trung-đạo.

(Xong phần giải thích tóm tắt trong kinh Chuyển-Pháp-Luân).

Đoạn Kết

 

Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavatanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân lần đầu tiên tế độ nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Đại-trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa, Ngài Đại-đức Bhaddiya, Ngài Đại-đức Mahānāma, Ngài Đại-đức Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh thành Bāraṇasī.

Kinh Chuyển-Pháp-Luân này là một bài kinh tối ư quan trọng trong giáo pháp của Đức-Phật. Trong bài kinh này, Đức-Phật thuyết giảng về tứ Thánh-đế, là pháp căn bản, cốt lõi trong Phật-giáo, tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế là 3 loại trí-tuệ luân chuyển theo tuần tự như sau:

1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo, chuyển đến

2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi Thánh-đế thuộc về pháp-hành Phật-giáo, chuyển đến

3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong mỗi Thánh-đế thuộc về pháp-thành Phật-giáo đó là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-Bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi tham-ái, mọi phiền-nãokhông còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán. Hành-giả biết rõ phạm-hạnh cao thượng đã hoàn thành, kiếp này là kiếp chót sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.  

Như vậy, kinh Dhammacakkappavatanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân này là bài kinh tóm lược được phần căn bản cốt lõi tứ Thánh-đế, và tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế, thuộc về pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo. 

 

 Rằm tháng sáu

Phật-Lịch 2557/2013

Chùa Tổ Bửu-Long,

Q.9, Tp. Hồ-Chí-Minh.

 

 

Tỳ-Khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

 

 



[1] Saṃ., Mahāvaggapāḷi, Kinh Dhammacakkappavattanasutta

[2] Saṃyuttanikāya, bô, Mahāvaggapāḷi, kinh Rahogatasutta

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn