(Xem: 1493)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1859)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

- Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp.

08 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 11278)


Nền Tảng Phật Giáo 

Quyển IV (Nghiệp và quả của Nghiệp)

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

 

Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp - Kiếp thứ 2 (Upapajjavedanīyakamma):

 

Thế nào gọi là nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (kiếp thứ 2)?

Upapajjavedanīyaṃ phalaṃ etassāti: Upapajjavedanīyaṃ

Nghiệp nào cho quả kiếp kế tiếp liền sau khi chấm dứt kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất), nghiệp ấy gọi là nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (kiếp thứ 2), đó là tác ý tâm sở đồng sinh với 12 bất thiện tâm hoặc 8 dục giới đại thiện tâm làm phận sự dục giới tác hành tâm (kāmajavanacitta), sát-na tâm thứ 7 (cuối cùng) trong mỗi lộ trình tâm.

* Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp có 2 loại:

Bất thiện nghiệp (ác nghiệp) cho quả kiếp kế tiếp.

Thiện nghiệp cho quả kiếp kế tiếp.

- Nghiệp được tạo bằng thân có 2 loại:

Thân ác nghiệp.

Thân thiện nghiệp.

- Nghiệp được tạo bằng khẩu có 2 loại:

Khẩu ác nghiệp.

Khẩu thiện nghiệp.

- Nghiệp được tạo bằng ý có 2 loại:

Ý ác nghiệp.

Ý thiện nghiệp.


blank


Thiện nghiệp nào hoặc bất thiện nghiệp (ác nghiệp) nào cũng chỉ được thành tựu trong mỗi lộ trình tâm, trong phần 7 sát-na dục giới tác hành tâm (kāmajavanacitta) cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên tục mà thôi. Trong 7 sát-na tác hành tâm cùng một loại sinh rồi diệt liên tục, mà tác ý tâm sở (cetanācetasika) đồng sinh trong mỗi sát-na tác hành tâm làm phận sự tạo nghiệp như sau:

- Tác ý tâm sở đồng sinh trong sát-na dục giới tác hành tâm thứ nhất, làm phận sự tạo nghiệp cho quả ngay kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất).

- Tác ý tâm sở đồng sinh trong sát-na dục giới tác hành tâm thứ 7, làm phận sự tạo nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (kiếp thứ 2).

- Tác ý tâm sở đồng sinh trong 5 sát-na dục giới tác hành tâm, từ tác hành tâm thứ 2 đến tác hành tâm thứ 6, làm phận sự tạo nghiệp cho quả những kiếp sau từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh Arahán trước khi tịch diệt Niết Bàn, nếu có cơ hội cho quả của nó.

Thật ra, trong 7 sát-na dục giới tác hành tâm của mỗi lộ trình tâm, thì sát-na tác hành tâm thứ 7 đóng vai trò chính yếu trong mọi hành động, lời nói, ý nghĩ để tạo thân ác nghiệp hoặc thân thiện nghiệp; khẩu ác nghiệp hoặc khẩu thiện nghiệp; ý ác nghiệp hoặc ý thiện nghiệp. Cho nên, sát-na tác hành tâm thứ 7 này có nhiều năng lực hơn 6 sát-na tác hành tâm ở trước nó, bởi vì, nó tiếp nhận được đầy đủ sự hỗ trợ năng lực từ 6 sát-na tác hành tâm sinh rồi diệt theo tuần tự. Do đó, tác ý tâm sở đồng sinh với sát-na tác hành tâm thứ 7 này tạo nên nghiệp cho quả kiếp kế tiếp liền sau chấm dứt kiếp hiện tại, không có khoảng cách thời gian gián đoạn; nghĩa là trong cận tử lộ trình tâm (maraṇāsan-navīthicitta) các sát-na tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến sát-na tâm tử (cuticitta), quả tâm làm phận sự chết (chấm dứt kiếp hiện tại) liền tiếp theo 1 sát-na quả tâm khác sinh, làm phận sự tái sinh kiếp sau, bắt đầu 1 kiếp mới. Quả tâm tái sinh (paṭisandhicitta) này hoàn toàn khác với quả tâm tử trong kiếp trước.

* Nghiệp nào chắc chắn cho quả tái sinh kiếp kế tiếp?

Trong tất cả các bất thiện nghiệp (ác nghiệp), thì chỉ có ác nghiệp trọng tội (akusala garukakamma) là ác nghiệp chắc chắn cho quả tái sinh kiếp kế tiếp (kiếp thứ 2).

- Ác nghiệp trọng tội, có 2 loại đó là ác nghiệp tà kiến cố định và ác nghiệp vô gián.

- Ác nghiệp tà kiến cố định hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, có tà kiến chấp thủ vững chắc, không chịu từ bỏ cho đến lúc lâm chung. Sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp tà kiến cố định có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ thiêu đốt trong đại địa ngục này suốt thời gian lâu dài không hạn định.

- Ác nghiệp vô giángiết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán, làm bầm máu bàn chân của Đức Phật, chia rẽ chư Tỳ khưu Tăng. Ác nghiệp vô gián này cho quả không có thời gian gián đoạn nghĩa là sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp vô gián này cho quả tái sinh trong cõi địa ngục Avīci, chịu quả khổ thiêu đốt trong đại địa ngục này suốt thời gian lâu dài.

Nếu không có ác nghiệp tà kiến cố định, mà có ác nghiệp vô gián, thì sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp vô gián có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ thiêu đốt trong đại địa ngục này cho đến khi mãn quả của ác nghiệp vô gián ấy, mới thoát ra khỏi cõi đại địa ngục Avīci này.

Hai loại ác nghiệp trọng tội này chính là ác nghiệp upapajjavedanīyakamma: Ác nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (liền sau khi kiếp hiện tại vừa chấm dứt (chết)).

Ngoài 2 loại ác nghiệp trọng tội này ra, còn lại đối với các ác nghiệp khác; sau khi chết, nếu ác nghiệp nào có cơ hội, thì ác nghiệp ấy cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi ác giới: Cõi địa ngục hoặc cõi atula hoặc cõi ngạ quỷ hoặc cõi súc sinh, tùy theo năng lực quả của ác nghiệp ấy.

Trong tất cả mọi dục giới đại thiện nghiệp, sau khi chết, không có dục giới đại thiện nghiệp nào gọi là dục giới đại thiện nghiệp chắc chắn cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp (liền sau khi kiếp hiện tại chấm dứt (chết)). Cho nên, dục giới đại thiện nghiệp nào có cơ hội ưu tiên, thì dục giới đại thiện nghiệp ấy cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp (liền sau khi kiếp hiện tại chấm dứt (chết)) trong cõi thiện dục giới như cõi người hoặc cõi trời dục giới. Đó chính là thiện nghiệp upapajjavedanīyakamma: Thiện nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (liền sau khi kiếp hiện tại vừa chấm dứt (chết)).

Tóm lại: Nghiệp upapajjavedanīkamma (nghiệp cho quả kiếp kế tiếp), có 2 thời kỳ:

- Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp, trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp (kiếp thứ nhì).

- Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp, trong thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu (kiếp thứ nhì).

* Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp có 2 loại:

- Ác nghiệp cho quả kiếp kế tiếp.

Dục giới đại thiện nghiệp cho quả kiếp kế tiếp.

Nếu ác nghiệp nào có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp, thì ác nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi ác giới: Cõi địa ngục, hoặc cõi atula, hoặc cõi ngạ quỷ, hoặc cõi súc sinh, phải chịu quả khổ trong cõi ác giới ấy. Còn lại các ác nghiệp khác không có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh, thì các ác nghiệp này trở thành nghiệp hỗ trợ cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu, giúp cho quả của ác nghiệp ấy (kiếp hiện hữu) càng thêm khổ nhiều.

Nếu dục giới đại thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp, thì dục giới đại thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp kế tiếp trong cõi thiện giới: Cõi người, hoặc cõi trời dục giới, được hưởng mọi sự an lạc trong cõi thiện giới ấy. Còn lại các thiện nghiệp khác không có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau, thì các thiện nghiệp này trở thành nghiệp hỗ trợ cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu, giúp cho quả của thiện nghiệp ấy (kiếp hiện hữu) càng thêm an lạc.

Tất cả mọi ác nghiệp, mọi dục giới đại thiện nghiệp thuộc nghiệp upapajjavedanīkamma: Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp nếu không có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp kế tiếp, và cũng không có cơ hội cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu, thì tất cả mọi nghiệp cho quả kiếp kế tiếp upapajjavedanīkamma trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosikamma), không còn có cơ hội nào cho quả của chúng được nữa. Bởi vì, tất cả mọi nghiệp ấy chỉ có cơ hội cho quả trong kiếp kế tiếp (kiếp thứ 2) mà thôi, không thể cho quả từ kiếp thứ 3 và những kiếp vị lai nữa.

Nghiệp theo thời gian cho quả được phân định căn cứ theo 7 sát-na dục giới tác hành tâm trong mỗi lộ trình tâm:

Tâm sở tác ý trong tác hành tâm thứ nhất gọi là diṭṭha-dhammavedanīyakamma nghiệp chỉ cho quả ngay trong kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.

Tâm sở tác ý trong tác hành tâm thứ 7 gọi là upapajja-vedanīkamma nghiệp chỉ cho quả kiếp kế tiếp kiếp thứ nhì mà thôi.

Do đó, diṭṭhadhammavedanīyakamma upapajjavedanī-kamma này, gọi là nghiệp cho quả theo thời gian.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn