(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1866)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Kinh tụng 7-Quán tưởng tứ vật dụng.

23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 24954)

Học kinh tụng Pali.
-Phần Pali 
-Ngữ vựng
-Dịch sát nghĩa
-Dịch theo Kinh tụng
-Dịch theo văn vần


7-QUÁN TƯỞNG TỨ VẬT DỤNG

 

Quán tưởng yếu tố của tứ vật dụng

 

Yathā paccayaṃ pavattamanaṃ dhātu-mattam’ evetaṃ yad’idaṃ cīvaraṃ tad’upabhuñjako ca puggalo dhātu-mattako nissatto nijjīvo suñño.

Yathā paccayaṃ pavattamanaṃ dhātu-mattam’ evetaṃ yad’idaṃ piṇḍapāto tad’upabhuñjako ca puggalo dhātu-mattako nissatto nijjīvo suñño.

Yathā paccayaṃ pavattamanaṃ dhātu-mattam’ evetaṃ yad’idaṃ senāsanaṃ tad’upabhuñjako ca puggalo dhātu-mattako nissatto nijjīvo suñño.

Yathā paccayaṃ pavattamanaṃ dhātu-mattam’evetaṃ yad’idaṃ gilāna-ppaccaya-bhesajja-parikkāro tad’upabhuñjako ca puggalo dhātu-mattako nissatto nijjīvo suñño.


Dịch nghĩa:

Y phục này dùng làm phương tiện

Đó chỉ là tứ đại sở sanh

Người dùng y cũng là duyên đại

Phi chúng sanh, thọ giả, tánh không.

 

Vật thực này dùng làm phương tiện

Đó chỉ là tứ đại sở sanh

Người thọ thực cũng là duyên đại

Phi chúng sanh, thọ giả, tánh không.

 

Chỗ ở này dùng làm phương tiện

Đó chỉ là tứ đại sở sanh

Người trú ngụ cũng là duyên đại

Phi chúng sanh, thọ giả, tánh không.

 

Dược phẩm này dùng làm phương tiện

Đó chỉ là tứ đại sở sanh

Người trú ngụ cũng là duyên đại

Phi chúng sanh, thọ giả, tánh không.


Ngữ vựng:

Yathā:  như

Paccaya:  phương tiện, nhu yếu

Pavattamana (pavattati): đang có

Dhātu:  nguyên tố, yếu tố, tứ đại

Matta (mattaka):  chỉ là

Evetaṃ (eva+etaṃ):  cũng vậy

Yad’idam:  ấy là, tức là

Cīvara:  y phục

Tad (taṃ):  đó

Upabhuñjaka-puggala: người sửdụng

Nissatta:  phi chúng sanh

Nijjīva: phi thọ mạng, phi thọ giả

Suñña:  tánh không (vô ngã)

Piṇḍapāta:  vật thực

Senāsana:  chỗ ở

Gilāna:  người bệnh

Paccaya:  trợ duyên cho

Bhesajja:  thuốc

Parikkāra:  vật cần thiết

 

oooOooo

 

 Quán tưởng sự đáng chán của tứ vật dụng.


Sabbāni pan’imāni cīvarāni ajigucchanīyāni. Imaṃ pūti-kāyaṃ patvā ativiyā jigucchanīyāni jāyanti.

Sabbo pan’āyaṃ piṇḍapāto ajigucchanīyo. Imaṃ pūti-kāyaṃ patvā ativiyā jigucchanīyo jāyanti.

Sabbāni pan’imāni senāsanāni ajigacchanīyāni. Imaṃ pūti-kayaṃ patvā ativiyā jigucchanīyāni jāyanti.

Sabbo pan’āyaṃ gilāna-ppaccaya-bhesajja-parikkāto ajigucchanīyo. Imaṃ pūti-kāyam patvā ativiyā jigucchanīyo jāyati.


Dịch nghĩa:

Người dùng y phải thường quán tưởng

Y phục này vốn chẳng gớm đâu

Khi xúc chạm vào thân uế trược

Liền trở nên đáng gớm biết bao.

 

Người thọ thực phải thường quán tưởng

Vật thực này vốn chẳng gớm đâu

Khi xúc chạm vào thân uế trược

Liền trở nên đáng gớm biết bao.

 

Người trú ngụ phải thường quán tưởng

Liêu cốc này vốn chẳng gớm đâu

Khi xúc chạm vào thân uế trược

Liền trở nên đáng gớm biết bao.

 

Người dùng thuốc phải thường quán tưởng

Dược phẩm này vốn chẳng gớm đâu

Khi xúc chạm vào thân uế trược

Liền trở nên đáng gớm biết bao.


Ngữ vựng:

Pana:  hơn nữa, lại nữa

Jigucchanīya:  đáng chán (gớm)

Ajigucchanīya:  không đáng chán

Pūti:  hôi thối, thối rữa

Patvā (Pāpuṇāti):  đã đạt được, đến được

Ativiya:  quá

Jāyati:  phát sinh ra


oooOooo

 

 Quán tưởng khi đang thọ dụng tứ sự


Paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṃ paṭisevāmi yāv’adeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa-makasa-vātā-tapa-siriṃsapa- samphassānaṃ paṭighātāya yāv’adeva hiri-kopina-ppaṭicchādan’atthaṃ.

Paṭisaṅkhā yoniso piṇḍapātaṃ paṭisevāmi n’eva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāv’adeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihims’ūparatiyā brahma-cariy’ānuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati an-avajjatā ca phāsu-vihāro cā’ti.

Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṃ paṭisevāmi yāv’adeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa-makasa-vātā-tapa-siriṃsapa- samphassānaṃ paṭighātāya yāv’adeva utu-parissaya-vinodanaṃ paṭisallān’ārām’atthaṃ.

Paṭisaṅkhā yoniso gilāna-ppaccaya-bhesajja-parikkāraṃ paṭisevāmi yāv’adeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya abyābajjha-paramatāyā’ti.


Dịch nghĩa:

 

Chơn chánh quán tưởng rằng

Ta thọ dụng y phục

Để ngăn ngừa nóng lạnh

Hoặc xúc chạm muỗi mòng

Gió sương và mưa nắng

Cùng rắn rít côn trùng

Và chỉ để che thân

Tránh những điều hổ thẹn.

 

Chơn chánh quán tưởng rằng

Ta thọ dụng vật thực

Không phải để vui đùa

Không ham mê vô độ

Không phải để trang sức

Không tự làm đẹp mình

Mà chỉ để thân này

Được bảo trì mạnh khoẻ

Để tránh sự tổn thương

Để trợ duyên phạm hạnh

Cảm thọ cũ được trừ

Thọ mới không sinh khởi

Và sẽ không lầm lỗi

Ta sống được an lành.

 

Chơn chánh quán tưởng rằng

Ta thọ dụng liêu thất

Để ngăn ngừa nóng lạnh

Hoặc xúc chạm muỗi mòng

Gió sương và mưa nắng

Cùng rắn rít côn trùng

Để giải trừ nguy hiểm

Do phong thổ tứ thời

Và chỉ với mục đích

Sống độc cư an tịnh

 

Chơn chánh quán tưởng rằng

Ta thọ dụng y dược

Dành cho người bệnh dùng

Để ngăn ngừa cảm thọ

Tàn hại đã phát sanh

Được hoàn toàn bình phục.

 

Ngữ vựng:

Paṭisaṅkhā (paṭisaṅkhati): quán tưởng, giác sát, suy xét

Yoniso:  như lý,chơn chánh

Paṭisevati:  thực hành, theo đuổi, thọ dụng

Yāv’adeva:  chỉ để

Sīta:  lạnh

Uṇha:  nóng

Paṭighāta:  sự ngăn che, sự tránh né, sự ngăn ngừa

Daṃsa:  ruồi, lằn, mòng

Makasa:  muỗi

Vāta:  gió

Tapa:  viêm nhiệt, nắng

Siriṃsapa:  bò sát, rắn rít

Samphassa:  sự xúc chạm

Hiri-kopina:  áo quần lót, vật đáng hổ thẹn, sự trần truồng

Paṭicchādana (paṭicchādati): sự che đậy

Attha:  lợi ích, ý nghĩa

Yāv’adeva...atthaṃ: chỉ vì lợi ích, chỉ có ý nghĩa

Dava:  sự giỡn chơi

Mada:  sự say mê, sự quá độ

Maṇḍana:  sự trang điểm

Vibhūsana:  sự làm đẹp

Kāya:  thân

Ima:  này

Ṭhiti:  sự vững vàng, ổn định, khoẻ mạnh

Yāpana:  sự nuôi dưỡng, chất bổ

Vihiṃsā:  sự thương tổn

Uparati:  sự ngưng nghỉ, sự kiềm chế, sự tránh khỏi

Brahma-cariya:  phạm hạnh

Anuggaha:  hỗ trợ

Purāna:  

Nava:  mới

Vedanā:  cảm thọ

Paṭihaṅkhāmi (thì tương lai của paṭihanti): tôi sẽ phát sinh

Yātrā:  hành trình

Bhavissati (bhavati): sẽ là, sẽ có

An-avajjatā:  sự không lầm lẫn

Phāsu:  sự an lạc

Vihāra:  sự sống

Senāsana:  trú xứ, chỗ ở, sàng tọa

Utu:  sự nguy hiểm

Vinodana (vinodeti): sự khử trừ

Paṭisallāna:  sự ẩn cư, sự sống độc cư

Arāma:  sự an vui, ngôi chùa

Uppanna (upajjati):  đã sinh khởi

Veyyābādhika:  gây tổn hại, bức bách, tàn hại

Abyāpajjha (a+vyāpajjha): không bị tai hại, bình phục, an toàn

Paramatā:  cao điểm

 oooOooo


 Quán tưởng lại tứ sự đã dùng trong ngày


Ajja mayā appaccavekkhitvā yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāv’adeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa-makasa-vātā-tapa-siriṃsapa-samphassānaṃ paṭighātāya yāv’adeva hiri-kopina-ppaṭicchādan’atthaṃ.

Ajja mayā appaccavekkhitvā yo piṇḍaPāto paribhutto so n’eva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāv’adeva imassa kāyassa ṭhitīyā yāpanāya vihims’ūparatiyā brahma-cariy’ānuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāminavañca vedanaṃ na upPādessāmi yātrā ca me bhavissati an-avajjatā ca phāsu-vihāro cā’ti.

Ajja mayā appaccavekkhitvā yaṃ senāsanamaṃ paribhuttaṃ taṃ yāv’adeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa-makasa-vātā-tapa-siriṃsapa-samphassānaṃ paṭighātāya yāv’adeva utu-parissaya-vinodanaṃ paṭisallān’ārām’attham.

Ajja mayā appaccavekkhitvā yo gilāna-ppaccaya-bhesajja-parikkāro paribhutto so yāv’adeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānam paṭighātāya abyābajjha-paramatāyā’ti.


Ngữ vựng:

Ajja:  ngày hôm nay

Mayā:  bởi tôi

Appaccavekkhitvā: đã chưa quán tưởng

Paribhuñjati:  thọ dụng


Dịch nghĩa:

Y phục dùng trong ngày

Mà ta Chưa quán tưởng

Y phục ấy được dùng

Để ngăn ngừa nóng lạnh

Hoặc xúc chạm muỗi mòng

Gió sương và mưa nắng

Cùng rắn rít côn trùng

Và chỉ để che thân

Tránh những điều hổ thẹn.

 

Vật thực dùng trong ngày

Mà ta chưa quán tưởng

Vật thực ấy được dùng

Không phải để vui đùa

Không ham mê vô độ

Không phải để trang sức

Không tự làm đẹp mình

Mà chỉ để thân này

Được bảo trì mạnh khoẻ

Để tránh sự tổn thương

Để trợ duyên phạm hạnh

Cảm thọ cũ được trừ

Thọ mới không sanh khởi

Và sẽ không lầm lỗi

Ta sống được an lành.

 

Chỗ ở dùng trong ngày

Mà ta chưa quán tưởng

Chỗ ở ấy được dùng

Để ngăn ngừa nóng lạnh

Hoặc xúc chạm muỗi mòng

Gió sương và mưa nắng

Cùng rắn rít côn trùng

Để giải trừ nguy hiểm

Do phong thổ tứ thời

Và chỉ với mục đích

Sống độc cư an tịnh.

 

Dược phẩm dùng trong ngày

Mà ta chưa quán tưởng

Dược phẩm ấy được dùng

Để ngăn ngừa cảm thọ

Tàn hại đã phát sanh

Được hoàn toàn bình phục.

 

oooOooo 

ANUMODAN’ĀRAMBHA-GĀTHĀ

 

Yathā vārivāhā pūrā

Paripūrenti sāgaraṃ

Evam’eva ito dinnaṃ

Petānaṃ upakappati

Icchitaṃ patthitaṃ tumhaṃ

Khippam’eva samijjhatu

Sabbe pūrentu saṅkappā

Cando paṇṇaraso yathā

Maṇi-joti-raso yathā.


Dịch nghĩa:

Như những dòng nước đầy

Làm tràn đầy biển cả

Cũng vậy phước thí này

Đem lại nhiều lợi ích

Cho những người quá vãng

Những mong ước của người

Xin được mau thành tựu

Như trăng toả đêm rằm

Như Mani chiếu sáng

Cầu cho mọi ý nguyện

Cũng đề u được viên thành.

Ngữ vựng:

Anumodanā:  sự tùy hỷ, lời cảm tạ, lời phúc chúc

Ārambha:  khởi cầu

Gāthā:  kệ

Yathā...evaṃ:  giống như...cũng vậy

Vārivāha:  “đồ chuyên chở nước” như mây, sông, suối

Pūra:  đầy

Paripūreti:  làm đầy tràn

Sāgara:  biển, đại dương

Eva:  quả thật, đúng là (chuyển ngữ để nhấn mạnh)

Ito:  từ đây (ám chỉ phước bố thí)

Dinna (deti):  đã cho

Peta:  người đã quá vãng, ngạ quỷ

Upakappati:  đem lại lợi ích cho

Icchita (icchati):  đã mong muốn

Patthita (pattheti):  đã ước ao

Tumhaṃ:  các người, các anh

Khippaṃ:  một cách nhanh chóng

Samijjhati:  có kết quả, hiệu nghiệm, thành tựu

Saṅkappa:  tư duy, ý định, mục đích, ý nguyện

Canda:  mặt trăng

Paṇṇarasa:  15, ngày rằm

Maṇi:  ngọc mani

Joti:  ánh sáng

Rasa:  sự chói sáng (nghĩa trong bài), vị, thủy ngân 

oooOooo

 

SĀMAÑÑ’ĀNUMODANĀ-GĀTHĀ

 

Sabb’ītiyo vivajjantu

Sabba rogo vinassatu

Mā te bhavatv’antarāyo

Sukhī dīgh’āyuko bhava

Abhivādana-sīlissa

Niccaṃ vuddh’āpacāyino

Cattāro dhammā vaḍḍhanti

Āyu, vaṇṇo, sukhaṃ, balaṃ.

Dịch nghĩa:

 

Cầu chúc cho tất cả

Tránh được điều tai hại

Mọi tật bệnh tiêu trừ

Không gặp gì nguy hiểm

Sống trường thọ, an lành

Những người thường đảnh lễ

Bậc giới hạnh trang nghiêm

Tôn kính chư trưởng lão

Tăng thượng bốn phúc lành

Là an, khang, thọ, mỹ.

 

Ngữ vựng:

Sāmañña:  sự tổng hợp, tính tổng quát, đại cương

Iti:  tai nạn

Vivajjati:  xa lánh, tránh

Roga:  bệnh tật

Vinassati:  bị tiêu diệt

Antarāya:  trở ngại, mối hiểm nguy

Abhivādana:  sự đảnh lễ, sự vái chào

Sīlī: (người)  có giới hạnh

Vuddha:  (người) già cả, trưởng lão

Apacāyī:  tôn kính

Vaḍḍhati:  tăng trưởng

Āyu:  tuổi thọ

Vaṇṇa:  sắc đẹp

Sukha:  an vui, hạnh phúc

Bala:  sức mạnh

Bhavatv’antarāyo = bhavatu+antarāyo

oooOooo

MAṆGALA-CAKKAVĀḶA

 

Sabbabuddh’ānubhāvena,

Sabbadhamm’ānubhāvena,

Sabbasaṅgh’ānubhāvena,

Buddharatanaṃ, Dhammaratanaṃ, Saṅgharatanaṃ, Tiṇṇaṃ ratanānaṃ ānubhāvena,

Caturāsīti-sahassa Dhammakkhandh’ānubhāvena

Piṭakattay’ānubhāvena, Jinasāvak’ānubhāvena

Sabbe te rogā, sabbe te bhayā, sabbe te antarāyā

Sabbe te upaddavā, sabbe te dunnimittā,

Sabbe te avamaṅgalā vinassantu.

Āyu-vaḍḍhako, dhana-vaḍḍhako, siri-vaḍḍhako, yasa vaḍḍhako, bala-vaḍḍhako, vaṇṇa-vaḍḍhako, sukha-vaḍḍhako, hotu sabbadā.

Dukkha-roga-bhayā-verā-sokā-sattu c’upaddavā, anekā antarāyā’pi vinassantu ca tejasā.

Jaya, siddhi,dhanaṃ, lābhaṃ, sotthi, bhāgyaṃ, sukhaṃ, balaṃ, siri, āyu ca vaṇṇo ca bhogaṃ, vuḍḍhī ca yasavā, satavassā ca āyu ca jīvasiddhī bhavantu te.


Dịch nghĩa:

 

Nhờ uy Đức của Chư Phật, Giáo Pháp và chúng Tăng; nhờ uy Đức của Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo; nhờ uy Đức của 84.000 pháp môn, nhờ uy Đức của Tam Tạng, của Chư Thanh Văn đệ tử Phật, tất cả tật bệnh, lo sợ, nguy khốn, hiểm nghèo, điềm xấu, sự bất hạnh của người đều được tiêu diệt.

Tuổi thọ, tài sản, sự may mắn, danh tiếng, sức mạnh, sắc đẹp, sư an lạc đều được thanh tịnh.

Nhờ uy Đức (Tam Bảo) những khổ não, tật bệnh, lo sợ, oan trái, buồn phiền, thù oán, nguy khốn, hiểm trở đều được tiêu tan.

Cầu chúc cho người được sự thắng lợi, thành công, tài sản, lợi đắc, phúc lạc, vận may, an vui, sức mạnh, cát tường, tuổi thọ, sắc đẹp, sở hữu, sự tấn hóa, tiếng tốt, sống lâu trăm tuổi, thành công trong việc sinh sống.

 

Ngữ vựng:

Cakkavāḷa:  đại thế giới

Anubhāva:  uy đức, oai lực

Tinnaṃ ratanānaṃ: của Tam Bảo

Catu-rāsīti:  84

Sahassa:  1000

Dhammakkhandha: Pháp uẩn

Catu-rāsīti sahassa Dhammakkhandhā: 84000 pháp môn

Piṭaka-ttaya = Ti-piṭaka: Tam Tạng

JinaSāvaka:  Thanh văn đệ tử Phật

Dunnimitta:  triệu bất tường, điềm xấu

Avamaṅga:  điều bất hạnh

Vaḍḍhaka:  tăng thịnh

Siri, sirī:  sự may mắn, cát tường

Yasa:  danh tiếng

Sattu:  kẻ thù

Upaddava:  sự nguy khốn

Antarāya:  hiểm trở

Teja-sā = jena:  với uy lực (của Đức Phật)

Jaya:  sự thắng lợi

Siddhi:  thành công

Dhana:  tài sản

Lābha:  lợi đắc

Sotthi:  phúc lạc

Bhāgya:  vận may

Bhoga:  sở hữu

Vuṭṭhi:  sự tiến triển, tấn hóa

Yasavantu:  có danh tiếng

Satavassa:  100 tuổi

Jīvasiddhi:  sự thành công trong đời sống (sinh nhai)


 oooOooo

 

Đoạn cuối của bài kệ TIROKUḌḌA-KAṆḌA-GĀTHĀ

 

1. Adāsi me akāsi me

Ñāti mittā sakhā ca me

Petānaṃ dakkhiṇaṃ dajjā

Pubbe katam’anussaraṃ.

2. Na hi runnaṃ vā soko vā

Yāv’añña paridevanā

Na taṃ petānam’atthāya

Evaṃ tiṭṭhanti ñātayo.

 

3. Ayaị ca kho dakkhiṇā-dinnā

Saṅghamhi supatiṭṭhitā

Dīgharattaṃ hitāyassa

Ṭhānaso upakappati.

4. So ñāti-dhammo ca ayaṃ nidassito

Petāna-pūjā ca katā uḷārā.

5. Balañca bhikkhūnam’anuppa-dinnaṃ

Tumhehi puññaṃ pasutaṃ anuppakan’ti.


Dịch nghĩa:

 

1. Thân quyến tưởng nhớ đến ân nhân đã quá vãng đã làm trước đây rằng: “Người này từng cho, đã từng giúp đỡ ta, là bà con, bạn bè, thân hữu của ta. Ta nên cúng dường Tăng để hồi hướng đến những người quá vãng ấy”.

2. Sự khóc than, sầu muộn chí đến tiếc thương, những người thân nhân thể hiện như vậy chẳng có lợi ích chi cho người quá vãng.

3.Thân quyến nào đã cúng dường Tăng, tức đã làm cho chúng Tăng được an trú, điều này chắc chắn đem lại lợi ích lâu dài không chậm trễ.

4. Pháp hồi hướng phước thí đến thân bằng quyến thuộc này đã được Đức Phật chỉ rõ là sự cúng dường lớn lao đến người quá vãng.

5. Oai lực của Chư Tỳ kheo Tăng ban phát là phước báu vô lượng đã làm cho người.

 

Ngữ vựng:

Tiro:  bên ngoài

Kuḍḍa:  tường

Kaṇḍa:  Chư ông, phẩm, cây tên

Adāsi (deti):  đã cho

Akāsi (karoti):  đã làm (đã giúp công việc)

Ñāti:  thân nhân, quyến thuộc

Mitta:  bạn bè

Sakha:  thân hữu

Peta:  người chết, ngạ quỷ

Dakkhiṇā-dajja:  cúng dường đến Tăng

(Dakkhiṇā là hướng Nam, dajja là qkpt của dadati (= datvā); cúng dường hướng Nam tức là cúng dường Tăng)

Anussara = anussaraṇa: trí nhớ, sự nhớ tưởng

Ruṇṇa:  sự than khóc

Soka:  sự sầu muộn

Parivedanā:  sự thương tiếc, than vãn

Yāv’añña:  cho đến, thậm chí, khác nữa

Añña:  khác, kẻ khác

Attha:  lợi ích

Tiṭṭhati:  đứng, ở, trú, toàn tại, thể hiện

Dakkhiṇa-dinna:  đã cúng dường đến Tăng

Supatiṭṭhita (supatiṭṭhā): an trú, đứng vững

Dīgharattaṃ:  lâu dài

Hita:  sự lợi ích

Upakappati:  giúp ích cho, làm lợi cho

Ṭhānaso:  vì lý do, do đó, ngay tại đó, không chậm trễ

Nidassita (nidasseti): đã giải thích, đã chỉ rõ

Uḷāra:  to lớn, vĩ đại

Bala:  sức mạnh

Bhikkhu:  Tỳ kheo

Anuppadinna (anuppadāti): đã phân phối, trao cho, ban phát

Puñña:  phước báu

Pasuta:  đã làm

An-appaka:  không nhỏ, không ít, nhiều

Anappakanti = An + appakaṃ + iti

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn