(Xem: 1823)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2280)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-22-Sự viên tịch ...

16 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 13113)

Chú giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthu)


Chương 22


 I. Điểm tranh luận: Sự viên tịch (Parinibbāna).
II. Điểm tranh luận: Tâm đạo đức. (Kusalacitta)
III. Điểm tranh luận: Tâm điềm tĩnh. (Anenja)
IV. Điểm tranh luận: Am hiểu Giáo pháp
V. Một bào thai đạt đến Bậc A-la-hán như thế nào
VI. Điểm tranh luận: Điều vô ký (abyākata)
VII. Điểm tranh luận: Tương quan tái tục.
VIII. Điểm tranh luận: Tính nhất thời. (Sát-na - khaṇa)


I. Điểm tranh luận: Sự viên tịch (Parinibbāna).

[193] Chính vì một vị A-la-hán hoàn tất sự hiện diện mà không loại bỏ được mọi gông cùm liên quan đến góc độ toàn tri,[94] một số người cụ thể là phái Andhakas cho rằng cuộc sống có thể hoàn tất mà một (số lượng) gông cùm không cần bị loại bỏ. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Những điều còn lại tương tự như đã được giải thích ở trên[95]

Điểm tranh luận về sự hoàn tất cuộc sống kết thúc tại đây.

II. Điểm tranh luận: Tâm đạo đức. (Kusalacitta)

Chính vì một vị A-la-hán, ngay cả đang khi qua đời hoàn toàn, vẫn còn rất sáng suốt[96]. Chính vì thế một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng, một vị A-la-hán đã ý thức rất rõ về giờ cáo chung của mình. liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Giờ đây một trí tuệ đạo đức bao gồm tư cách nghiệp đầy công đức v.v... sau khi đã tạo ra kết quả hạnh phúc. Chính vì thế để chứng tỏ cho phái đối nghịch biết dựa trên cơ sở nào --vị A-la-hán đã đạt được một số hệ số công đức như vậy?"v.v... là câu hỏi được đưa ra.

Những gì còn lại ở đây nên được hiểu theo như ghi trong Kinh Phật.

"Chú ý và cảnh giác chăng?"đó là điều được đề cập liên quan đến việc toả sáng và giác ngộ của vị A-la-hán đang khi vào giờ lâm chung, đối với tình trạng trung hoà đạo đức và vì thế sự hiện diện của trí tuệ bất động và suy tư về những giây phút cuối cùng của qui trình nhận thức [javana] Nhưng điều này chẳng phải dùng để chứng tỏ sự xuất hiện những tư tưởng tốt[97] chính vì thế điều này chưa đi đến kết luận chung cuộc.

Điểm tranh luận về tâm đạo đức kết thúc tại đây.

III. Điểm tranh luận: Tâm điềm tĩnh. (Anenja)

Một số người, cụ thể là phái Bắc Tông(Uttarapathakas) hiểu rằng Đức Thế Tôn đang khi biến hoàn toàn vào cõi Tứ thiền, họ còn cho rằng vị A-la-hán hoàn tất cuộc sống mình một cách hết sức điềm tĩnh (ananje) Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

"Với một tâm bình thường"có nghĩa là với tâm hữu phần (bhavaniga)[98] toàn bộ những sinh vật có cảm thọ bình thường đều ở trong tình trạng tâm linh này, khi tình trạng này kết thúc, hiện trạng này cũng sẽ kết thúc với "[99]tâm tử"để thôi thúc phái đối nghịch trên cơ sở này người ta nói ra điều này. Cho dù một trí tuệ bình thường của một vị A-la-hán.[100] Khi còn trên cõi tứ uẩn vô hình (tức là cõi vô sắc giới) rất có thể trở thành một tầm mức diềm tĩnh nào đó. Nhưng câu hỏi này lại được nêu lên liên quan đến cõi cuộc sống ngũ uẩn. Chính vì thế (phái đối nghịch) lên tiếng: "Không, điều đó không thực sự được nói như vây."

Những gì còn lại ở đây ý nghĩa đã quá rõ rằng.

Điểm tranh luận về tâm điềm tĩnh kết thúc tại đây.

IV. Điểm tranh luận: Am hiểu Giáo pháp [101]

Một số người cụ thể là phái Bắc Tông (Uttarapathakas) chủ trương rằng kẻ nào ở kiếp trước đã là đấng Nhập lưu và duy trì được tình trạng đó, phải hiểu Giáo pháp ngay từ khi còn trong bào thai[102] liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

"Phải chăng một bào thai đã được truyền đạt giáo pháp chăng?"v.v... là câu hỏi được nêu lên để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy rằng, nếu chúng ta hiểu Giáo pháp đang khi còn trong bào thai, Giáo pháp đó phải được truyền cho và những gì đại loại như vậy.

"Người đang ngủ cũng được như vậy sao?"[103] cũng được đặt thành câu hỏi liên quan đến "môn tái tục"[104] Như là một qui luật, nơi bào thai đã xuất hiện một dòng chảy tâm tái tục. Chính vì thế một người ngủ gục là do thiếu cơ hội và một qui trình hành động liên tục. Kẻ nào không chuyên tu luyện hành thiền hay "uể oải"[105] Ai không có khả năng nhập định và không tự chủ được trên cơ sở những điều kiện hành động, được gọi là "trí thông minh bị lu mờ"và không biết suy nghĩ. Làm sao một người như vậy có thể thâm nhập được vào Giáo pháp.?

Điểm tranh luận về thâm nhập Giáo pháp kết thúc tại đây.

V. Điểm tranh luận: Một bào thai đạt đến Bậc A-la-hán như thế nào

Môt người mơ thâm nhập Giáo pháp ra sao?

Một người mơ màng đạt đến bậc A-la-hán như thế nào?

Việc một đấng nhập lưu rất trẻ đạt đến bậc A-la-hán [Nổi bật là câu chuyện] về hiện tượng một cậu bé bẩy tuổi con trai một đạo hữu tên là Suppavasa[106] đã dẫn những thành viên cùng một môn phái[107] tin rằng ngay cả con kiến cũng có thể đạt đến bậc A-la-hán. Họ còn chủ trương thêm, đang khi nhìn thấy những ngón đòn kỳ diệu như thể tự bay lên. v.v... đã kinh qua được trong giấc mơ, tức khắc một kẻ mơ mộng cũng không chỉ thâm nhập được vào Giáo pháp, nhưng còn đạt đến bậc A-la-hán nữa.[108] [195] liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Những điều còn lại tương tự như điểm tranh luận đã triển khai ở trên[109].

Ba điểm tranh luận kết thúc tại đây.

VI. Điểm tranh luận: Điều vô ký (abyākata) [110]

Có lời Đức Phật phán: "Hễ nơi nào có ý định, và ý định đó thì không đáng kể."[111] Một số người, cụ thể là Phái Bắc Tông (Uttarapathakas) cho rằng toàn bộ tâm mơ tưởng đều vô ký. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Toàn bộ những gì còn lại nên được hiểu theo trong Kinh Phật.

"Tâm mơ màng thì không đáng kể"điều này được nói lên liên quan đến tội phạm đến Hội Thánh Ngay cả một người mơ có thể ấp ủ tư tưởng một kẻ giết người v.v... mà không đem lại thiệt hại cho mạng sống và tài sản. Chính vì thế họ không thể được phân loại thành "tội phạm"được[112] chính vì thế những tư tưởng mơ màng không phải là đặc điểm đáng kể, vì lý do này và không vì chúng chỉ là phi đạo đức, chúng có thể bị bỏ qua.[113]

Điểm tranh luận về việc phi đạo đức kết thúc tại đây.

VII. Điểm tranh luận: Tương quan tái tục. [114]

"Vì toàn bộ hiện tượng chỉ là nhất thời, không có gì tồn tại lâu hơn một khoảng khắc, không có gì tạo ra tương quan đó do bởi hậu quả của việc tái tục.[115] Chính vì thế một số người cùng một nhóm[116] cho rằng không bao giờ tâm tái tục và tương quan qua tâm tái tục. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Rồi để thuyết phục phái đối nghịch bằng trích Kinh Phật -- Phải chăng Đức Thế Tôn đã chẳng lên tiếng: - về việc sát sanh."[117] v.v... được sử dụng. Toàn bộ điều này đã có ý nghĩa quá rõ ràng

Điểm tranh luận về tương quan qua tâm tái tục kết thúc tại đây.

VIII. Điểm tranh luận: Tính nhất thời. (Sát-na -- khaṇa)

Một số người, cụ thể là phái Pubbaseliyas và phái Aparaseliyas cho rằng: vì toàn bộ những vật hữu vi đều là vô thường cả, chính vì thế chúng chỉ kéo dài một chốc lát. Căn cứ vào tính vô thường phổ quát -- thì một vật diệt rất nhanh một vật khác nữa sau một giây lát. [196] Họ liền hỏi, có điều gì xác thực ở đây chăng?"[118] Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi: Phải chăng chúng là những đơn vị có ý thức nhất thời?"phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Còn đối với câu hỏi: "Phải chăng trái đất tồn tại [bao lâu] trong ý thức?"v.v... phái đối nghịch bác bỏ, vì phái đối nghịch không nhận ra bất kỳ điều gì trong thiên nhiên cả.

"Nơi cõi thị giác thì sao?" v.v... được nói tới đề chứng tỏ rằng, nếu toàn bộ vạn vật chỉ là những đơn vị ý thức nhất thời thôi thì lãnh vực thị giác sẽ sinh và diệt cùng với nhận thức thị giác. v.v... Nhưng phái đối nghịch bác bỏ liên quan đến việc thiền quán nổi lên ngay cả trong một bào thai. và rồi đồng ý tán thành vì do chính quan điểm của phái đối nghịch liên quan đến qui trình[119] đó.

Những điều còn lại có ý nghĩa quá rõ ràng.

Thật là hết sức độc đoán nếu ta nói rằng vì vạn vật không biến đổi. chính vì thế toàn bộ chúng đều tồn tại chỉ trong một giây phút ý thức mà thôi; chính vì thế trong câu diễn giải, "do bởi vì toàn bộ vạn vật chỉ là những đơn vị ý thức nhất thời""điều đó chẳng nói lên được điều gì cả.

Điểm tranh luận về khoảng khắc nhất thời kết thúc tại đây.

Đến đây cũng kết thúc luôn chương XXII.


[94] P of C., tr. 358

[95] xin đọc XXT, iii (lý thuyết của phái Mahasanghika).

[96] Một cách gán ghép rất nổi bật: Niệm (stai),-vepull-patto: đã đạt đến chú ý hết sức khả quan.

[97] P. of C., tr. 358

[98] Tâm Hộ Kiếp (Bhavanga-citta). tôi cho rằng từ rất thú vị này lần đầu tiên xuất hiện trong tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có nghĩa là một hình thức trừu tượng bhava (hiện sinh): bhavanga (tái tục) chúng tôi đã đưa trình làng một từ về "tiềm thức"từ này không mang tính Phật giáo.

[99] cuticitta.

[100] Pakaticittam.

[101] hiểu rõ chân đế nơi "Giáo pháp"(P of C.) – Ed (NXB)

[102] P. of C., Trang 360

[103] Hội Pāli xuất bản viết là Puttassa mà đọc là Suttassa (tr. 194, 1. 15)

[104] tiếng Miến-Điên viết là Param, chứ không phải là dvaram; rất có thể không chính xác – Ed (NXB)

[105] Pamatto

[106] xin đọc Psalm of the brethren lxx. Kinh Bản Sinh (Jataka) số 100, Phật Tự Thuyết (Udana) ii. 8; tập chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) iv 192 tt

[107] Xin đọc ch. XXII, iv. ở trên

[108] P. of C., tr. 361.

[109] Avyakata. nghĩa đen là không tuyên bố, không xác định.

[110] Có nghĩa là ch. XXII, iv.

[111] Luật tạng (Vinaya) iii. 112. Abbohari-ka (hay- ý) nghĩa đen là không trong tình trạng hợp pháp hay theo qui ước, xin đọc P of C., tr. 361, fn.

[112] apatti, đây lf từ kỹ thuật trong Luật tạng (Vinaya).

[113] P of P. tr. 361 tt; về điều này xin đọ Comendium trong 47. 53

[114] về từ asevana xin đọc P of C., tr. 294 fn. 2

[115] P of C., tr. 362

[116] có nghĩa là thuộc phái Bắc Tông, xin đọc ch. XXII, vi.

[117] Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) v. 54

[118] Niyamo, P of C., tr. 363.

[119] Pavattam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn