(Xem: 1754)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

03-Sự Chuyển Hóa Oai Nghi và Phong Cách Cư Xử.

16 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 10857)

Chương 3


Sự Chuyển Hóa Oai Nghi và Phong Cách Cư Xử

Đức Phật dạy rằng quán tưởng thứ ba sẽ phải được thực hiện bởi các Tỷ-kheo như sau:

Là Tỷ-kheo, tôi phải có oai nghi và cách cư xử phù hợp với một bậc xuất gia”. Các Tỷ-kheo phải luôn quán tưởng như thế.

Bất cứ ai đã trở thành Tỷ-kheo thì phải luôn cư xử đúng đắn phù hợp, nó được nói trong chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, q3, tr313. Nói chung, cách đi đứng của vị Tỷ-kheo hoàn toàn khác với người thế tục. Thông thường, trong phong cách thoải mái của người thế gian, ngay cả bước chân đôi khi cũng có vẻ nghênh ngang và ngã mạn. Họ còn mang nhiều kiểu tóc đa dạng được nhuộm bằng nhiều màu, trang điểm với đồ trang sức. Từ khi trở thành một bậc xuất gia, vị ấy phải luôn giữ gìn oai nghi nghiêm túc.

Vậy phải đi, đứng như thế nào mới đúng cách?

Một người Tỷ-kheo phải biết oai nghi đi đứng với lục căn thanh tịnh, tâm an lành, mắt nhìn ra phía trước chỉ vài sải chân, bước đều đặn, không quá chậm, cũng không quá nhanh, giống như “chiếc xe bò chở nước đi trên con đường gập ghềnh” nói trong chú giải của Tăng Chi Kinh, q3, tr313

Một Tỷ-kheo, khi đi lại, phải giữ gìn lục căn an tịnh và thăng bằng. Tâm phải luôn giữ ở trạng thái an tịnh bằng cách thực hành thiền Chỉ hoặc thiền Quán như là một trong những thói quen. Làm thế sẽ khiến cho tâm vị ấy luôn an tịnh. Lục căn vị ấy cũng trở nên an tĩnh.

Một chiếc xe bò chở nước đi trên con đường gập ghềnh không nên đi quá nhanh để tránh nước bên trong đổ ra ngoài. Tương tự vậy, một Tỷ-kheo phải sải những bước chân đều đặn.

Lợi ích

Evaṃ Paccavekkhato Hi Iriyāpatho sāruppo Hoti.”

Chú giải Tăng Chi bộ kinh, q3, tr313.

Lời dịch: Bằng cách thực hành đúng đắn giới hạnh này, lục căn của vị Tỷ-kheo sẽ trở nên thanh thản và an bình.

Tisso Sikkhā Paripūrenti.

Chú giải Tăng Chi bộ kinh, q3, tr313.

Lời dịch: Làm như thế sẽ giúp cho sự thực hành tam học Giới, Định, Tuệ. Tại sao vậy?

Lý do thật rõ ràng.

Một vị Tỷ-kheo nỗ lực thực hành tâm linh sẽ không bao giờ có hành động cẩu thả, bất cẩn. Không giống như người khác, vị ấy liên tục giữ chánh niệm tỉnh giác trong mọi hoạt động của vị ấy. Mỗi một bước chân đều là thời khắc thực hành thiền Chỉ hoặc thiền Quán tùy theo sự chọn lựa của vị ấy. Do vậy, mỗi giây phút thực hành của vị ấy sẽ bằng với thời gian thực hiện tam học Giới, Định, Tuệ.

Câu chuyện về Đại đức Mahā Tissa, một hành giả tinh tấn

Đây là một ví dụ đáng lưu ý về Đại đức Mahā Tisssa người đã sống trên một ngọn núi tên là Cetiya. Vào một ngày nọ, trong khi đang trên đường đi bát, vị ấy nghe tiếng cười rúc rích của một người phụ nữ. Vị ấy liền lấy răng của cô ta làm đề mục thiền bộ xương (aṭṭhi kamaṭṭhāna) và tiếp tục đi bát trên con đường dẫn vào thành phố cổ Anurudhā của Sri Lanka. Oai nghi của vị ấy rất an tịnh vì tâm vị ấy bám vào đề mục thiền bộ xương. Và lần nữa, ở trong thành phố, vị ấy lại nghe tiếng cười lớn của một người phụ nữ. Lấy răng cô ta làm đối tượng thiền, vị ấy tiếp tục hành thiền. Tức thì ngay lúc đó, toàn bộ hình dáng của người phụ nữ biến thành bộ xương dưới mắt nhìn của vị Tỳ-kheo.

Tại sao vị ấy lại thực hành thành công đề mục thiền bộ xương?

Bởi, vào lúc nghe tiếng cười của người phụ nữ đó, vị ấy có thể ngay tức khắc lấy lại định tâm hành thiền bộ xương bằng cách lấy răng của cô ta để làm đề mục thiền. Hơn nữa, vị ấy tiến hành thực hành đề mục bộ xương cả bên trong (trong chính bản thân vị ấy) lẫn bên ngoài (hình dáng người phụ nữ ấy). Dựa vào sự hành thiền này, vị Tỷ-kheo đã thành tựu một mức định tâm vững chắc của sơ thiền.

Dựa vào sơ thiền, vị ấy thực hành thiền minh sát bằng cách quán xét tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của Danh Sắc cùng với nhân và quả Danh Sắc. Vì những lý do này, vị Thánh Tăng đã tích cực theo đuổi việc thực hành thiền định, đã có thể tập trung vào khía cạnh bất tịnh của bộ xương và thành tựu quả vị A-la-hán bằng cách tiếp tục thực hành thiền Minh sát dựa trên nền tảng sơ thiền.

Vì thế, trong mỗi bước chân, vị ấy liên tục thực hành Tam học Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Ở đây, người ta có thể cho rằng vị ấy đã chứng đắc Đạo Quả chỉ trong nháy mắt. Nhưng sự thực, vị Đại đức Tỷ-kheo này đã thực hành thiền Vipassanā suốt cả đời nhưng chưa đắc được Đạo – Quả và Niết-bàn. Vị ấy phải đợi đến khi Tuệ minh sát chín muồi sẵn sàng cho việc chứng đắc Niết-bàn. Khi Tuệ minh sát đã hoàn toàn chín mùi, giây phút mà vị ấy hành thiền minh sát bằng cách quán xét tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của tất cả các pháp hữu vi của thân và tâm, vị ấy có thể dễ dàng chứng đắc Đạo (Magga), Quả (Phala) và Niết-bàn (Nibbāna).

Tại sao vậy? Bởi, vị ấy thực hành thiền Vipassanā bằng cách tập trung quán sát Tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của các hành mà nó được hiểu như Khổ đế và Tập đế từ rất lâu. Để có thể bổ sung cho việc thực hành Tam vô lậu Học, Đức Phật đã dạy phải Quán tưởng về sự thay đổi tướng mạo và oai nghi của vị Tỷ-kheo.

Hướng Dẫn Về Sự Cải Hóa

Ngoài ra còn có các cải hóa khác đòi hỏi các vị Tỳ-kheo phải thực hành, đặc biệt là vấn đề có thái độ thiện tâm. Đức Phật đã dạy các ví dụ mẫu mực về phẩm hạnh cho Đại đức Cunda trong bài thuyết giảng sau đây:

Này Cunda, ta tuyên bố rằng ngay chỉ một tâm thiện đối với điều thiện là đã lợi lạc to lớn, huống chi các hành động thiện được thực hiện bằng thân hành hoặc khẩu hành”.

Ở đây, chúng ta cần phải làm rõ điều thiện và việc hành thiện. Những lời dạy sau đây của Đức Phật với Đại đức Cunda là giải thích rõ ràng về các phẩm chất thiện cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

“Do đó, này Cunda, như vậy ngươi hãy tu dưỡng tất cả các thái độ thiện:

1. ‘Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây dùng từ bi và không sân độc để đáp lại’, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. ‘Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh’, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

3. ‘Những kẻ khác có thể trộm cắp, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ trộm cắp’, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

4. ‘Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh’, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.”

5. “Những kẻ khác có thể nói dối, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói dối”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

6. “Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

7. “Những kẻ khác có thể nói lời độc ác, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

8. “Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Bốn lời dạy trên của Đức Phật nhằm cải thiện thân hành.

Bốn lời dạy trên của Đức Phật nhằm hướng cho vị Tỷ-kheo biết cách làm thế nào để cải thiện khẩu hành. Sẽ không có sự khác biệt giữa một người thế tục và một vị bước vào đời sống xuất gia như Tỷ-kheo hay Tu nữ, nếu thân hành và khẩu hành của những vị ấy không trong sạch. Nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời thô lỗ, nói lời vô ích chỉ là lối sống bắt chước thế gian. Từ lúc trở thành một bậc xuất gia vị ấy phải luôn nói lời chân thật, thân thiện, lễ độ có thể làm tăng trưởng hành động thiện như bố thí, trì giới, Tham thiền (thiền Định hoặc thiền Quán). Một vị Tỷ-kheo nên nói đúng thời, đúng lúc những lời lợi ích dẫn tới nghiệp thiện.

Ngoài ra, Đức Phật còn dạy cách cải hóa ý hành như sau:

1. “Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây sẽ không tham dục” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. “Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

3. “Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến” thái độ thiện như thế cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

4. “Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

5. “Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

6. “Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

7. “Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng”, thái độ thiện này phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

8. “Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

9. “Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

10. “Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định”, thái độ  thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Ghi chú: Lời dạy từ 11 đến 18 là thuộc Bát Chánh Đạo

1. “Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Ở đây, tà trí liên quan đến sự hiểu biết về phương pháp, cách thức thực hành các việc bất thiện. Nó ám chỉ sự phản chiếu của trí tuệ về việc bất thiện mà người đó đã thực hiện. Ngược lại, chánh trí nghĩa là 19 Tuệ phản khán sanh khởi trong tâm của vị thánh ngay giây phút giác ngộ. Để hiểu được 19 Tuệ phản khán là gì, ta cần phải biết 5 tuệ phản khán và bốn bậc thánh.

Có năm Tuệ phản khán:

1. Xét lại Đạo Tuệ mà vị ấy đã đạt được.

2. Xét lại Quả Tuệ mà vị ấy đã đạt được.

3. Xét lại trạng thái an tịnh Niết-bàn mà vị ấy đã an hưởng.

4. Xét lại các phiền não đã bị tiêu diệt sau khi đã chứng ngộ.

5. Xét lại phiền não còn dư sót mà vị ấy chưa diệt trừ hoàn toàn.

Có bốn bậc thánh:

1. Tu-đà-hoàn (Sotāpatti): là vị đã chứng giai đoạn đầu của sự giác ngộ.

2. Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi): là vị đã chứng đắc giai đoạn hai của sự giác ngộ.

3. A-na-hàm (Anāgāmi): là vị đã chứng đắc giai đoạn ba của sự giác ngộ.

4. A-la-hán (Arahatta): là vị đã chứng đắc giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ.

Theo tự nhiên, có năm sát-na tâm của Tuệ phản khán thường khởi lên trong tâm của ba bậc thánh đầu tiên, ngay lập tức sau khi giác ngộ. Tuy nhiên, khi đắc được tầng thánh thứ tư chỉ có bốn sát-na tâm của Tuệ phản khán vì vị ấy đã tận diệt hoàn toàn phiền não không còn dư sót. Do vậy, có tất cả 19 tuệ phản khán khởi lên trong tâm của bốn bậc thánh. Chánh trí có nghĩa là 19 phản khán trí. Tất cả những bậc thánh nào có 19 tuệ phản khán được gọi là Sammāñāṇī có nghĩa là người có chánh trí.

Đức Phật giảng thêm rằng:

1. “Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Chánh Giải Thoát (Sammā Vimutti)

Ở đây cần phải giải thích thế nào là Chánh Giải Thoát (Sammā Vimutti). Đó là trạng thái phát triển của một tâm hoàn thiện chứng đạt được qua sự giác ngộ và diệt tận hoàn toàn mọi phiền não theo Bát Chánh Đạo. Một khi một vị Thánh chứng đắc giai đoạn cuối cùng của sự Giác Ngộ, vị ấy hoàn toàn chiến thắng và giải thoát khỏi sự khổ đau vô tận trong vòng sanh tử luân hồi (saṃsāra). Đấy là Chánh Giải Thoát. Tà Giải thoát (Micchā Vimutti) là khái niệm và lòng tin của những người đã chọn con đường giải thoát tâm linh sai lầm như thực hành theo kiểu bò và kiểu chó vào thời Đức Phật thuở xưa. Họ cho rằng việc thực hành tâm linh bằng cách sống tự nhiên như bò hay chó là phương cách có thể giải thoát con người khỏi vòng sanh tử luân hồi (saṃsāra). Theo bản chất của chân lý tối thượng, tà giải thoát liên hệ đến ngũ thủ uẩn bất thiện (akusala khandhās). Trong khi chánh giải thoát mang nghĩa là Danh uẩn thiện đồng sanh với Thánh Quả Tuệ (Thánh Quả Tâm) (Ariya Phala Citta).

“Để tránh tà giải thoát (Micchā Vimutti), ta sẽ cố gắng đạt Chánh Giải Thoát bằng cách chứng đắc Thánh Quả Tuệ (Ariya Phala)”, thái độ và quyết tâm này cần được phát triển ở vị Tỷ-kheo. Làm thế nào để đạt được điều ấy?

Bằng việc thực hành viên mãn Bát Chánh Đạo.

Do đó, bắt buộc vị Tỷ-kheo phải phát triển một thái độ chân chánh thực hành viên mãn Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo

Ở đây, ta sẽ bàn về lợi ích của việc thực hành Bát Chánh Đạo.

Về cơ bản, Bát Chánh Đạo được chia làm hai loại: Hiệp Thế và Siêu Thế. Lại nữa, Bát Chánh Đạo Hiệp Thế được chia làm hai: Bát Chánh Đạo thiền Định và Bát Chánh Đạo thiền Tuệ.

Ghi chú: Bát Chánh Đạo được hoàn thành trước và trong khi thực hành thiền Định là Bát Chánh Đạo thiền Định, trong khi các đạo này được thực hành trong quá trình thiền Vipassanā là Bát Chánh Đạo thiền Vipassanā.

Bát Chánh Đạo Thiền Định Và Làm Thế Nào Chúng Xảy Ra

Chúng ta hãy nói về Bát Chánh Đạo thiền Định. Đầu tiên một hành giả có triển vọng (yogāvacara) phải hoàn mãn ba chi phần của Giới học: chánh ngữ bằng cách ngăn ngừa bốn loại tà ngữ, chánh nghiệp bằng cách ngăn ngừa ba loại hành bất thiện và chánh mạng bằng cách ngăn ngừa nuôi mạng bất chính.

Sau khi thiết lập vững chắc ba chi đạo của Giới học, vị ấy phải tiến hành ba chi đạo về Định. Đầu tiên, phải thực hành Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyama), Chánh Niệm (Sammā Sati) và Chánh Định (Sammā Samādhi). Ví dụ một thiền sinh chọn hành thiền theo đề mục Kasiṇa, thiết lập nỗ lực cần thiết vào việc thực hành bằng cách tập trung trên đối tượng Kasiṇa và nỗ lực liên tục thực hành tiến bộ gọi là Chánh Tinh Tấn. Giữ tâm và tác ý vững chắc trên đối tượng Kasiṇa là Chánh Niệm. Khi giữ tâm hoàn toàn định sâu vào đối tượng Nimitta của Kasiṇa, nó có thể được gọi là Chánh Định. Theo cách này ba chi về Định đã hoàn thành.

Trạng thái tâm của thiền sinh lúc đó hoàn toàn thấy rõ và thể nhập vào đối tượng Nimitta Kasiṇa được hiểu là Chánh Kiến trong chi Thiền (Jhāna Sammā Diṭṭhi). Việc hướng tâm đến đối tượng Kasiṇa là Chánh Tư Duy (Sammā Saṅkappa). Cả hai Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là hai chi đạo về Tuệ. Vì vậy ba chi đạo về Giới (Sīla Maggaṅga), ba chi đạo về Định (Samādhi Maggaṅga) và hai chi đạo về Tuệ (Pañña Maggaṅga) kết hợp với nhau thành Bát Chánh Đạo của thiền Định (Samādhi).

Nếu một thiền sinh chọn đề mục thiền Tứ Đại (Dhātu Kammaṭṭhāna) ở đó Bát Chánh Đạo được thực hành như sau.

Đầu tiên thực hành ba chi đạo về Giới (Sīla Maggaṅga) chính là giai đoạn khởi đầu của việc thực hành. Đặt chân vững chắc trên đất Giới, vị ấy phải an thân trên nền “đá (định)” vững chắc của ba chi đạo về Định nơi mà hành giả sau đó sẽ mài bén con dao tuệ tức chi Đạo về Tuệ (Pañña Maggaṅga).

Một lần nữa, tôi sẽ giải thích rõ làm thế nào một số Thánh Đạo được tự động kết hợp trong thực hành thiền Định.

1. Thể nhập và hiểu thấu đáo đối tượng Tứ đại bao gồm sự thấu hiểu các đặc tính của mỗi đại được gọi là Chánh Kiến chi Đạo (Sammā Diṭṭhi Maggaṅga).

2. Duy trì sự hướng tâm nhận thức đặc tính của đối tượng Tứ Đại được gọi là Chánh Tư Duy chi Đạo (Sammā Saṅkappa Maggaṅga).

3. Nỗ lực thực hành liên tục để phát triển nội lực quán xét về bản chất tối hậu của Tứ Đại chính là Chánh Tinh Tấn chi Đạo (Sammā Vāyāma Maggaṅga).

4. An trú trên đối tượng Tứ Đại gọi là Chánh Niệm chi Đạo (Sammā Sati Maggaṅga).

5. Có thể giữ định tâm vững chắc trên Tứ Đại và phát triển định tâm một cách vững vàng là Chánh Định chi Đạo (Sammā Samādhi Maggaṅga).

Tất cả năm chi Đạo đề cập trên cùng với ba chi Đạo ban đầu về Giới tạo thành Bát Chánh Đạo của thiền Định.

Bát Thánh Đạo của Thiền Vipassanā

Bây giờ, ta hãy nói về Bát Thánh Đạo thiền Vipassanā khởi lên trong tâm của hành giả khi thực hành thiền Vipassanā.

Trong một bài thuyết giảng nổi tiếng là kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta), Đức Phật đã xếp nhóm Chánh Kiến vào Tứ Thánh Đế như sau:

1. Chánh Kiến – sự thấu hiểu đúng đắn về Khổ đế (Dukkha Sacca) (Thánh đế về Khổ).

2. Chánh Kiến – sự thấu hiểu đúng đắn về Tập Đế (Samudaya Sacca) (Thánh đế về nguyên nhân của Khổ).

3. Chánh Kiến – sự thấu hiểu đúng đắn về Diệt Đế (Nirodha Sacca) (Thánh đế về Diệt Khổ)

4. Chánh Kiến – sự thấu hiểu đúng đắn về Đạo Đế (Magga Sacca) (Thánh đế về con đường dẫn tới diệt Khổ).

Vì vậy có bốn loại Chánh Kiến, một cho mỗi thánh Đế. Theo chú giải của kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta), Đạo Đế (Bát Chánh Đạo) được mô tả trong kinh Đại Niệm Xứ là Đạo Hiệp thế, còn gọi là Pubbabāga Satipaṭṭhāna Magga – Thánh Đạo dẫn nhập của thiền Niệm xứ bởi nó phải được viên mãn trước khi chứng đắc các Thánh Đạo Ariya Magga (các đạo Siêu thế) ở đây tôi sẽ giải thích tóm tắt về Tứ Thánh Đế.

KHỔ ĐẾ (Dukkha Sacca)

Trong nhiều bài pháp gồm có Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta), Đức Phật đã tóm tắt Thánh Đế về Khổ chính là ngũ thủ uẩn (Upādānakkhanda) hình thành là do duyên ái và thủ. Chúng là Sắc thủ uẩn (Rūpupādānakkhandha), Thọ thủ uẩn (Vedanupādānakkhandha), Tưởng thủ uẩn (Saññupādānakkhandha), Hành thủ uẩn (Saṅkhārupādānakkhandha), Thức thủ uẩn (Viññānupādānakkhandha) nơi mà tham ái, chấp thủ chính là nguồn gốc của Khổ, Đức Phật đã giải thích rõ ràng như vậy.

Sắc thủ uẩn (Rūpupādānakkhandha) được hình thành bởi tham ái và ngã chấp, nó có mười một yếu tố như quá khứ, tương lai, hiện tại, trong hoặc ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc đẹp, xa hoặc gần. Bất cứ sắc nào chứa đựng bất kỳ khía cạnh nào trong mười một yếu tố nói trên đều được gọi là Sắc thủ uẩn (Rūpupādānakkhandhā) theo Uẩn Kinh (Tương Ưng Kinh, bộ 2, tr 39). Tương tự như vậy đối với bốn uẩn còn lại. Do đó, Ngũ thủ uẩn với mười một phẩm chất gọi là Khổ Thánh đế (Dukkha Sacca).

Ghi chú: từ “Dukkha” của tiếng Pāli được dịch là Khổ đau chưa chuyển tải hết ý nghĩa muốn nói đến. Vì thế tốt nhất chúng ta hãy sử dụng từ gốc Pāli “Dukkha” trong khi thuyết giảng.

TẬP ĐẾ (Samudaya Sacca)

Đức Phật đã giải thích Tập đế (nguyên nhân của Khổ (Dukkha)) theo năm cách của Bộ Phân tích về Đế (Sacca Vibhaṅga Text) (Abhidhamma Pitaka – Tạng Vi diệu pháp, q.2, tr 112-115) như sau:

1. Tham được gọi là Tập đế (Samudaya Sacca) (Tạng Vi diệu pháp q2, tr112)

2. Tham cùng với các tâm ô nhiễm cũng được gọi là Tập đế (Samudaya Sacca).

3. Tham, tất cả tâm ô nhiễm cùng các tâm sở bất thiện cũng được gọi là Tập đế (Samudaya Sacca)

4. Tham, tất cả tâm ô nhiễm, tâm sở bất thiện cùng với ba nhân thiện là vô tham (alobha), vô sân (adosa), vô si (amoha) hay minh mà là các đối tượng của lậu hoặc (Āsava) cũng được gọi là Tập đế (Samudaya Sacca). (Tạng Vi diệu pháp, II, tr114)

5. Ba nhân thiện như vô tham (Alobha), vô sân (Adosa), vô si hay minh hoặc trí tuệ (Amoha) và các tâm sở thiện (kusala) mà là đối tượng của lậu hoặc (Āsava) bao gồm tham ái và các tâm ô nhiễm khác cũng được gọi là Tập đế (Samudaya Sacca) (Tạng Vi diệu pháp, II, tr 114).

Liên hệ với phần giải thích mở rộng, chú giải có khái quát tóm tắt các Nghiệp thiện hiệp thế và Nghiệp bất thiện cũng được bao gồm trong Tập đế (Samudaya Sacca).

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, bài thuyết giảng tựa đề Nguồn gốc của Tà kiến (Titthāyatana Sutta). Đức Phật đã mô tả tất cả các hành (tâm hành) (saṅkhāra) dù thiện hay bất thiện cũng được xếp vào Tập đế.

Theo quan điểm xếp loại mở rộng của Tập đế, tất cả Nghiệp thiện và Nghiệp bất thiện được thực hiện trên nền tảng vô minh (avijjā), tham ái (taṇhā), thủ (upādāna) (chấp thủ) được gọi là Tập Đế. Trí Tuệ và sự thấu hiểu về Tập đế được gọi là Chánh kiến.

Ghi chú: ngay cả các nhân thiện, tâm sở thiện, và nghiệp thiện (Kammas) đều được xếp vào loại Tập đế, bởi vì chúng cũng có thể dẫn tới ngũ uẩn mới trong vô số các kiếp sống tương lai qua đó tạo thành các vòng khổ đau (Dukkha) triền miên.

DIỆT ĐẾ (Nirodha Sacca)

Về Diệt đế (Nirodha Sacca), tôi sẽ giảng giải về đối tượng của Tuệ Vipassanā (Vipassanā ñāṇa). Trong bài kinh Nguồn gốc của Tà kiến (Titthāyatana Sutta) đã đề cập ở trên, Đức Phật đã nói “avijjāya tweva asesavirāganirodha saṅkhāranirodho” nghĩa là “Do vô minh (avijjā) diệt, hành diệt”(Tăng Chi Kinh, I, tr 178)

Vì vậy một hành giả phải cố gắng phát triển Tuệ Minh Sát để có thể hiểu rõ các pháp hữu vi (danh – sắc) diệt như thế nào.

Sự Diệt Tận Hoàn Toàn (Sự Vô Sanh) (Anuppāda Nirodha)

Liên quan tới tiến trình này, chú giải Thanh Tịnh Đạo giải thích như sau:

Paccayato vayadassanena Nirodhasaccaṃ pākaṭaṃ hoti, paccayanuppadena paccayavataṃ anuppādavabhodhato

(Chú giải Thanh Tịnh Đạo, q 2, tr 267)

Lời dịch: Một khi hành giả đã thực hành thiền Vipassanā đến giai đoạn Tuệ Sanh Diệt (Udayavaya ñāṇa) sẽ thấy rõ ràng sự sanh diệt của danh sắc. Vào lúc này, Diệt đế (Sự thật của sự diệt) trở nên rõ ràng đối với vị ấy. Tại sao?

Bởi vì, khi các nhân như Vô minh (avijjā), Tham ái (taṇhā), Chấp thủ (upādāna), Hành (Saṅkhāra), Nghiệp (kamma) diệt khiến cho ngũ uẩn, là quả của các nhân này, cũng bị diệt. Khi tới giai đoạn này hành giả sẽ thấy rõ tiến trình diệt như vậy.

Khi nào thì các nhân như vô minh (avijjā)… bị diệt tận hoàn toàn? Phụ chú giải của Bộ Thanh tịnh đạo đã nói như sau:

Một khi hành giả chứng đắc Tuệ Đạo A-la-hán (Tuệ Đạo của giai đoạn giác ngộ thứ tư), tất cả các nhân phiền não của Khổ đều bị diệt tận bởi trạng thái tịch tịnh tối thượng, là trạng thái vô vi Niết-bàn. Do vậy, các nhân của Khổ sẽ bị tận diệt hoàn toàn, không bao giờ trở lại trong tâm của một vị chứng đắc giai đoạn giác ngộ thứ tư, giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ. Sự diệt tận này gọi là Sự diệt tận hoàn toàn (sự vô sanh) (Anuppāda Nirodha).

Ở đây, thực vậy, Thánh Đạo A-la-hán, giai đoạn giác ngộ thứ tư và là giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ trực tiếp tận diệt hoàn toàn ba nhân Vô minh (Avijjā), Tham ái (Taṇhā) và Chấp thủ (Upādāna).

Còn lại hai nhân là Hành (Saṅkhāra) và Nghiệp (Kamma), chỉ khi nào có ba nhân trên hỗ trợ thì mới có khả năng đưa đến tái sanh, tạo ra ngũ uẩn cho đời sống mới là Khổ Thánh đế.

Nếu không có ba nhân Vô minh (Avijjā), Tham ái (Taṇhā) và Chấp thủ (Upādāna) thì sẽ không có cơ hội để sanh ra Khổ đế (tức sanh ra ngũ thủ uẩn của đời sống mới). Vì vậy, A-la-hán Thánh Đạo (Arahatta Magga), giai đoạn giác ngộ thứ tư và là giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ không những diệt tận hoàn toàn ba nhân chính kia mà còn diệt tận hoàn toàn ngũ uẩn cho đời sống kế tiếp ngay sau Tử tâm Vô dư Niết-bàn (Parinibbāna Cuti), thời khắc tử tâm của một bậc thánh giác ngộ hoàn toàn. Sau thời khắc tử tâm này, không còn sự tái sanh nữa, nên cũng không còn ngũ uẩn nữa. Đó chính là tiến trình Anuppāda Nirodha, sự diệt tận hoàn toàn (sự vô sanh) được thấy biết rõ bằng Tuệ minh sát Vipassanā.

Sự Sanh và Diệt Theo Từng Sát-na (Uppāda Nirodha)

Bây giờ chúng ta hãy giải thích về Uppāda Nirodha. Khi nói về tất cả các pháp hữu vi thì chúng ta đều liên hệ đến Thánh đế về Khổ và Thánh đế về nguyên nhân của Khổ với bản chất sanh và diệt. Tiến trình ngắn ngủi của sự sanh và diệt liên tục gọi bằng tiếng Pāli là “Khaya Virāga” hoặc “Khaṇa Nirodha” (Thanh Tịnh Đạo, II, tr 282).

Chừng nào còn chuỗi các nhân hỗ trợ, chuỗi vô tận các pháp hữu vi (Saṅkhāra Dhamma) mới được sanh ra như là kết quả của các nhân sanh. Quá trình tái diễn sự sanh và diệt ấy gọi là “Uppāda Nirodha”, nghĩa là sự sanh và diệt lặp đi lặp lại nhiều lần. Hành giả cần cố gắng dùng Tuệ minh sát để thấy rõ quá trình sanh và diệt theo từng sát-na của các pháp hữu vi sau khi quán sát tam tướng Vô thường, Khổ, Vô Ngã. Thấy rõ Sự sanh và diệt từng sát-na (Uppāda Nirodha) và Sự diệt tận hoàn toàn (sự vô sanh) (Anuppāda Nirodha) của pháp hữu vi được gọi là Chánh kiến Thiền Tuệ (Vipassanā Sammā Diṭṭhi).

Thánh Đạo (Magga Sacca) Hiệp Thế

Hơn nữa, một hành giả, khi hành thiền Vipassanā, được mô tả trong Quán bảy pháp vô sắc (Arūpasattaka Vipassanā) (Thanh Tịnh Đạo, q II, tr 261-264), Quán sự sanh và diệt (Udayavayānupassanā) (Thanh Tịnh Đạo, q II, tr 268), Quán sự tan hoại (Bhaṅganupassanā) (Thanh Tịnh Đạo, q II, tr 288) cần phải quán các lộ trình tâm (như tốc hành tâm của lộ ý môn, Vipassanā Manodvarika Javana Vithi) đồng sanh với tuệ minh sát.

Khi quán điều này, vị ấy sẽ thấy rõ các yếu tố của các chi Bát Chánh Đạo như là Chánh Tư duy (Sammā Saṅkappa), Chánh Tinh tấn (Sammā Vāyāma), Chánh Niệm (Sammā Sati) và Chánh Định (Sammā Samādhi) đã cùng sanh khởi lên trong suốt thời gian hành thiền Minh Sát. Hành giả sẽ thấy rõ các chi phần của Thánh Đạo cùng khởi lên với Minh Sát trí. Thánh Đạo có khả năng diệt trừ tạm thời các phiền não. Đó là lý do tại sao các yếu tố của Bát Chánh Đạo được gọi là Đạo đế. Vì vậy, khả năng liễu tri mỗi chi phần trong Bát Chánh Đạo bằng Tuệ Minh Sát được gọi là Chánh kiến Vipassanā (Vipassanā Sammā Diṭṭhi).

Liễu tri Tứ Thánh Đế trong tiến trình hành thiền Vipassanā

Tôi đã đề cập một vài cấp độ của Tuệ Minh Sát qua Chánh Kiến về Thiền tuệ (Vipassanā Sammā Diṭṭhi), chứng ngộ Tứ Thánh Đế trong tiến trình thực hành thiền Vipassanā. Bây giờ tôi sẽ giải thích cho quý vị hiểu rõ hơn như sau.

Trong quá trình hành thiền Vipassanā, có Chánh kiến về Khổ đế khi hành giả tiến hành quán sát một cách khách quan về ngũ thủ uẩn (Upādānakkhandha) với mười một khía cạnh như: hiện tại, quá khứ, tương lai, trong, ngoài… Có một quá trình tự nhiên hướng tâm nhận thức về Khổ đế (Dukkha Sacca) (hay là ngũ thủ uẩn) được gọi là Chánh Tư Duy (Sammā Saṅkappa). Mỗi nỗ lực của hành giả trong việc hành thiền là Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma). Sự không quên lãng trong tâm về Khổ đế được gọi là Chánh Niệm (Sammā Sāti). Khi hành giả định tâm trên Khổ đế được gọi là Chánh Định (Sammā Samādhi). Năm chi phần của Bát Chánh Đạo này kết hợp với ba chi Giới, tổng cộng có tám chi đạo cần phải được tiến hành tu tập.

Ghi chú: chữ Khổ đế (Dukkha Sacca) ở đây được dùng cho toàn bộ “ngũ uẩn mà tâm người hành giả cần phải liên tục chú tâm trong suốt quá trình hành thiền.

Một khi hành giả tuệ tri được làm thế nào mà tất cả các đạo của Bát Chánh Đạo kết hợp với nhau trong tuệ minh sát về Khổ đế (Dukkha Sacca), thì hành giả cũng sẽ dễ dàng tuệ tri được làm thế nào mà tất cả các đạo của Bát Chánh Đạo kết hợp với nhau trong tuệ minh sát về Tập đế (Samudaya Sacca).

Chỉ khi nào hành giả bắt đầu quán sát đặc tính tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của Danh Sắc của Khổ đế (Dukkha Sacca) và Tập đế (Samudaya Sacca) trong khi thực hành thiền Vipassanā thì khi đó Tuệ Minh Sát của cả Diệt đế (Nirodha Sacca) và Đạo đế (Magga Sacca) sẽ hiển lộ.

Các pháp hữu vi trong đó có Khổ đế và Tập đế có bản chất sanh diệt liên tục. Hành giả phải tập trung quán chiếu bản chất tiến trình sanh diệt không ngừng của danh và sắc. Khi hành thiền Vipassanā hành giả phải xen kẽ sự chú tâm trên ba đặc tính Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha), Vô ngã (Anatta). Điều này có nghĩa là phải chú tâm xen kẽ trên tam tướng là

1. Anicca, vô thường là một tiến trình rõ ràng của danh sắc rằng ngay sau khi sanh lên thì diệt ngay lập tức.

2. Dukkha, khổ là một tiến trình của sự đau khổ liên tục vì sự sanh và diệt triền miên.

3. Anatta, vô ngã là tiến trình các pháp diễn ra theo đường lối riêng của nó mà không theo ý muốn của bất kỳ một thực thể nào. Nó được gọi là Khaṇato Udayavaya Dassana, nghĩa là thấy tiến trình sanh và diệt theo từng sát-na.

Đồng thời, hành giả cần phải quán chiếu Khổ đế là quả bởi nhân là Tập đế. Đó là Paccayato Udayadassana Ñāna – là Tuệ biết rõ về Khổ (dukkha) được sanh khởi bởi các nhân sanh khổ (samudaya). Một khi các nhân bị diệt tận hoàn toàn, bằng Tuệ Minh Sát vị ấy cũng thấy rõ sự diệt tận hoàn toàn của ngũ uẩn. Đây chính là Paccayato Vayadassana Ñāna, tuệ biết rõ tiến trình diệt của các pháp do không còn nhân sanh khởi. Cả hai dạng Tuệ minh sát gọi là Paccayato Udaya-vaya-dassana Ñāna, nghĩa là Tuệ thấy rõ sự sanh và diệt do nhân. Một hành giả phải quán chiếu bằng Tuệ Minh Sát để liễu tri tam tướng với nhân là Tập Đế (Samudaya Sacca), và quả là Khổ Đế (Dukkha Sacca) cùng với ngũ thủ uẩn.

Sáu Loại Tuệ Minh Sát

Các loại Tuệ Minh Sát, khi được tập hợp, có cả thảy sáu loại sau:

1. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình sát-na sanh (Khaṇato Udaya-dassana ñāna)

2. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình sát-na diệt (Khaṇato Vaya-dassana ñāna)

3. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình sát-na sanh và diệt (Khaṇato Udaya-Vaya-dassana ñāna)

4. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình sanh bởi các nhân (Paccayato Udaya-dassana ñāna) là tuệ minh sát có khả năng thấy được các quả khi có mặt các nhân

5. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình diệt bởi các nhân (Paccayato Vaya-dassana ñāna). Nói cách khác, khả năng thấy một khi các nhân bị diệt tận hoàn toàn thì các quả cũng sẽ không còn sanh nữa.

6. Tuệ minh sát thấy như thật tiến trình sanh và diệt bởi các nhân (Paccayato Udaya-Vaya-dassana ñāna), tuệ minh sát thấy rõ rằng nếu các nhân có mặt thì các quả sẽ sanh, nếu không còn nhân thì cũng sẽ không còn quả.

Tuy nhiên sáu loại Tuệ Minh Sát trên có thể tóm tắt bằng hai loại cơ bản từ số ba và sáu. Tóm lại, có hai loại Tuệ Minh Sát trong tâm hành giả. Chú giải của Thanh Tịnh Đạo q2, tr268 mô tả làm thế nào mà Tứ Thánh Đế trở nên rõ ràng với Tuệ Minh Sát của hành giả là người thấy tiến trình sanh và diệt trong cả hai dạng sát-na (Khaṇa) và nhân (Paccaya) sanh ra nó trong các cách như sau:

1. Khi hành giả thấy được quả sanh do sự có mặt của nhân, bằng Minh Sát Trí vị ấy thấy rõ nhân (Tập đế, Samudaya Sacca) là nguồn gốc trực tiếp của quả (Khổ đế, Dukkha Sacca).

2. Bằng việc thấy rõ tiến trình sanh diễn biến vô tận từ sát-na này đến sát-na khác, bản chất của Khổ Đế (Dukkha Sacca) trở nên rõ ràng trong Minh Sát Trí, vì nó có thể liễu nhập tiến trình sanh liên tục của các pháp hữu vi – sự khổ sanh (Jāti Dukkha)

3. Khi hành giả thấy rõ tiến trình diệt tận hoàn toàn ở thời điểm các nhân bị tận diệt hoàn toàn, Diệt Đế (Nirodha Sacca) trở nên rõ ràng trong Minh Sát Trí vì sự diệt của quả phụ thuộc vào sự diệt tận hoàn toàn của các nhân.

4. Khi hành giả thấy rõ tiến trình diệt diễn biến vô tận từ sát-na này đến sát-na khác, bản chất của Khổ đế (Dukkha Sacca) lại rõ ràng trong Minh Sát Trí vì nó có thể liễu nhập tiến trình diệt liên tục của các pháp hữu vi – sự khổ chết (Maraṇa Dukkha).

5. Vì có thể thấy được cả hai tiến trình sanh và diệt – từ sát-na này đến sát-na khác cũng như do nhân và quả của danh-sắc, hành giả thấy được diễn tiến sanh và diệt của các nhân và quả tương ứng. Minh Sát Trí này gọi là Udaya-vaya-dassana ñāna, là Đạo đế (Magga Sacca) hiệp thế. Tại sao? Bởi vì nó có thể diệt trừ Vô minh (Sammoha) vốn ngăn cản không cho thấy sự thực về bản chất sanh và diệt của tất cả các pháp hữu vi.

Bát Chánh Đạo Trong Thực Hành Vipassanā

Bây giờ tôi sẽ nói về thế nào là Bát Chánh Đạo, đặt trong ngữ cảnh Tứ Thánh Đế, khởi sanh trong suốt tiến trình thực hành Vipassanā.

1. Thấy được sự phơi bày về bản chất của Tứ Thánh Đế trong tiến trình thể nhập Tuệ quán chính là Chánh kiến (Sammā diṭṭhi)

2. Hướng tâm vững chắc vào đối tượng danh sắc của Tứ Thánh Đế trong từng sát-na sanh được gọi là Chánh Tư Duy (Sammā Saṅkappa)

3. Mỗi sự nỗ lực của thân và tâm đặt vào sự thực hành Vipassanā được gọi là Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma)

4. Luôn an trú trên bản chất của Tứ Thánh Đế gọi là Chánh Niệm (Sammā Sati)

5. An tịnh và hoàn toàn định tâm trên đề mục thiền Tứ Thánh Đế được gọi là Chánh Định (Sammā Samādhi).

Tất cả năm thánh đạo này cùng với ba đạo của Giới chi đạo (Sīla Maggaṅga) được thiết lập từ trước, thành tám chi Đạo trong mỗi thời khắc thực hành Vipassanā. Đây còn gọi là Pubbabaga Satipathanamagga, nghĩa là Thánh Đạo dẫn nhập của thiền Niệm xứ xảy ra đồng thời và được thực hành trước khi chứng đắc Thánh Đạo (Ariya Magga) (bốn giai đoạn giác ngộ) (Chú giải Trung Bộ kinh, q1, tr 235).

Khi thực hành qua các giai đoạn khác nhau của minh sát trí, các Thánh Đạo dẫn nhập sẽ phát triển cho đến khi chín mùi. Sau đó, Thánh Đạo (Ariya Magga) và Thánh Quả (Ariya Phala) (các Tuệ Đạo và Tuệ Quả trong bốn giai đoạn giác ngộ) cuối cùng sẽ sinh khởi bằng cách tập trung trên tính an lạc, an tịnh vô vi của Niết-bàn (được gọi là Mahā Asankhata Dhātu). Sự an lạc, tĩnh lặng này chính là Siêu thế Diệt đế (Nirodha Sacca). Tại thời điểm này, tất cả Bát Thánh Đạo Siêu thế được viên mãn

Bát Thánh Đạo Siêu Thế

Ở đây phải lưu ý rằng vào lúc chứng đắc Thánh Đạo (Ariya Magga), thì Bát Thánh Đạo cũng được viên mãn ngay trước thời điểm chứng ngộ Thánh Quả (Ariya Phala). Và bây giờ, tôi sẽ giải thích Bát Thánh Đạo khởi sanh như thế nào tại thời điểm một người chứng đắc Thánh Đạo (Ariya Magga). Thánh Đạo Tuệ (Ariya Magga Ñāna) thấu suốt an tịnh vô vi Niết-bàn gọi là Chánh Kiến Đạo (Magga Sammā Diṭṭhi). Tập trung chú ý trên đối tượng an tịnh vô vi gọi là Chánh Tư Duy (Sammā Saṅkappa). Tất cả những phiền não mà được ngăn chặn không cho sanh khởi nhờ ba Thánh Đạo Giới (Sīla Magga) là Chánh Ngữ (Sammā Vāca), Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta), Chánh Mạng (Sammā Ājīva) đều bị diệt trừ bởi Thánh Đạo Tuệ (Ariya Magga Ñāna) ngay tại thời điểm vị ấy chứng đắc Thánh Đạo (Ariya Magga). Do đó, ta nên lưu ý rằng cả ba Thánh Đạo Giới (Sīla Magga) được viên mãn cùng lúc. Mọi sự tinh tấn nỗ lực của thân và tâm đang thực hành để tiến tới an tịnh vô vi Niết-bàn thì gọi là Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma). An trú trên đối tượng vô vi Niết-bàn gọi là Chánh Niệm (Sammā Sati). Định tâm trên vô vi Niết-bàn gọi là Chánh Định (Sammā Samādhi). Đến đây Bát Thánh Đạo siêu thế đã hoàn toàn viên mãn.

Tuệ Phản Khán (Paccavekkhaṇa Nāna) và Chánh Giải thoát (Sammā Vimutti), ví dụ Thánh Quả (Ariya Phala) (Tuệ Quả) cũng sẽ tự động khởi sanh nơi hành giả đã hoàn mãn Thánh Đạo siêu thế (Lokuttarā Magga).

Mô Tả Tóm Tắt Cách Hành Thiền

Ở đây, để có thể chứng đắc Bát Thánh Đạo Siêu thế hành giả cần phải hoàn thành Bát Chánh Đạo Hiệp thế mà được gọi là Thánh Đạo dẫn nhập của Niệm Xứ (Pubba-bhāga Satipaṭṭhāna Magga). Trong các Thánh Đạo hiệp thế này, hành giả phải bắt đầu thực hành ba Thánh Đạo thuộc về Giới trước bằng cách giữ gìn Giới thật trong sạch. Ghi chú: có nghĩa là hành giả phải giữ cho thân, khẩu và sự nuôi mạng luôn luôn được trong sạch theo đúng Giới luật bằng cách ngăn ngừa tà ngữ, tà hành và tà mạng.

Sau khi giữ các Thánh đạo về Giới trong sạch, vị ấy phải hoàn thành ba Thánh Đạo về Định (tiến trình phát triển định tâm), ví dụ Chánh Tinh tấn (Sammā Vāyāma), Chánh niệm (Sammā Sati) và Chánh Định (Sammā Samādhi). Tại sao vậy? Bởi vì đây là những yêu cầu phải được hoàn thành nếu vị đó muốn chứng đắc Tuệ Minh Sát Hiệp thế và Tứ Thánh Đế. Đức Phật nói rằng:

Samādhiṃ bhikkhave bhāvetha, Samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhutan pajānāti

Lời dịch: Đức Phật giảng: “Này chư Tỷ-khưu, hãy phát triển định. Chỉ khi có định, Tỷ-kheo như thị giác tri các Pháp”. Một người với đầy đủ định tâm có thể thấu hiểu được điều gì? Đó là Tứ Thánh Đế.

Để hướng dẫn phát triển định tâm, Đức Phật dạy bốn mươi đề mục thiền. Định tâm (Samādhi) có thể được phát triển bằng cách chọn bất kỳ đề mục nào:

Phát Triển Định Bằng Thiền Tứ Đại (Dhātu Kammaṭṭhāna)

Ở đây, tôi sẽ tóm tắt phương pháp phát triển định tâm (Samādhi) bằng đề mục thiền Tứ Đại (Dhātu Kammaṭṭhāna). Đây cũng là một trong bốn mươi đề mục thiền Định. Nó có thể giúp cho hành giả dễ dàng đạt được cận định (Upacāra Samādhi). Nếu hành giả muốn phân biệt sắc tứ đại trong thiền Vipassanā, vị ấy phải chọn đề mục Tứ đại.

Tattha Bhagavā Rūpakammaṭṭhānan kathento saṅkhepamanasikāravasena vā, vitthāramanasikāravasena vā, catudhātuvavatthānaṃ kathesi

(Chú giải Trường bộ Kinh, II, tr 314) (xem thêm Chú giải Trung Bộ Kinh, I, tr 280 và Chú giải Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), qII, tr252)

Đoạn văn trên có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là khi Đức Phật dạy phân biệt sắc, Ngài thường dạy đề mục thiền Tứ đại (Dhātukammaṭṭhāna) theo hai cách bằng phương pháp tóm tắt hoặc bằng phương pháp chi tiết.

Một hành giả, khi tiến hành thiền Vipassanā sẽ phải bắt đầu phân biệt tất cả danh và sắc bằng tuệ minh sát của mình. Giai đoạn này được gọi là Kiến Thanh Tịnh (Diṭṭhi Visuddhi) liên quan đến tiến trình phân biệt danh sắc bằng Tuệ Minh Sát. Như vậy, trong giai đoạn này có hai cách quán xét:

1. Quán phân biệt Sắc (Rūpa pariggaha)

2. Quán phân biệt Danh (Arūpa pariggaha)

Với cách đầu tiên trong hai cách quán phân biệt, Đức Phật dạy phân biệt sắc tứ đại theo hai phương pháp

1. Phương pháp tổng quát, nghĩa là quán toàn bộ liên quan Tứ đại, quán toàn bộ các đặc tính.

2. Phương pháp chi tiết, đi sâu vào từng chi tiết chia chẻ nhỏ hơn của mỗi yếu tố đại. Đây là quá trình được Đức Phật mô tả liên quan đến thực hành thiền Tứ đại gọi là Catu Dhātu vavatthāna (Thiền Phân Tích Tứ Đại)

Giữa những nguồn khác nhau trong Kinh điển liên quan đến thực hành Tứ đại, Phương pháp tóm tắt được Đức Phật mô tả trong kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta). Phương pháp chi tiết được Đức Phật mô tả trong kinh Mahā Rahulovāda (Trung Bộ kinh, q2, tr 84-86), Kinh Giới Phân biệt (Dhātu Vibhaṅga Sutta) (Trung Bộ kinh, Q. III, tr 283-285) và Bộ Giới Phân tích (Dhātu Vibhaṅga) (Tạng Vi diệu pháp, q II, tr 84-86). Tôn giả Xá-lợi-phất, đại đệ tử của Đức Phật cũng dạy phương pháp chi tiết trong Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Mahā Hatthipadopama Sutta) (Trung Bộ kinh, q 1, tr 242-247).

Ở đây, phụ chú giải của Bộ Thanh Tịnh Đạo Đại Sớ Giải đề cập rằng: như là một quy trình chung, hành giả nào phân biệt Sắc ở giai đoạn đầu tiên của thiền Vipassanā sẽ được gọi là Suddha-Vipassanāyanika (hành giả theo cỗ xe thuần quán). Tương tự vậy, hành giả nào phân biệt Danh ở giai đoạn đầu tiên của thiền Vipassanā sẽ được gọi là Suddha-Samathayanika (hành giả theo cỗ xe tịnh chỉ). Ở đây, việc phân biệt danh sắc ban đầu cần thiết của thiền Vipassanā (Vipassanabhinivesa) bằng tuệ minh sát có tên là Tuệ Phân định Danh Sắc (Nāmarūpa Pariccheda Ñāna).

Quan sát tiến trình này, khi tiến hành giai đoạn Kiến Thanh Tịnh, hành giả có năng lực Thiền Định (Samathayānika) hay hành giả thuần quán (Vipassanāyānika) muốn bắt đầu phân biệt sắc (rūpa kammaṭṭhāna), thì cả hai đều phải bước vào thực hành Thiền Tứ đại.

Mười Hai Đặc Tính Của Tứ Đại

Trong bốn đại, mỗi đại có các đặc tính riêng:

1. Địa đại (pathavī-dhātu) có sáu đặc tính: cứng, nhám, nặng, mềm, láng, nhẹ.

2. Thủy đại (āpo-dhātu) có hai đặc tính: chảy và dính.

3. Hỏa đại (tejo-dhātu) có hai đặc tính: lạnh và nóng.

4. Phong đại (vāyo-dhātu) có hai đặc tính hỗ trợ và đẩy.

Hành giả phải quán chiếu mười hai đặc tính trên toàn thân từ đầu đến chân từng cái một. Ví dụ, nếu vị ấy thực hành tính nhám thì phải bắt đầu chú ý trên một điểm nơi tính nhám thể hiện rõ ràng rồi chuyển đến toàn bộ trong thân. Hành giả phải thực hành tương tự như vậy đối với mười một đặc tính còn lại. Hành giả cần cố gắng để thấy tất cả mười hai đặc tính của tứ đại trên toàn thân, từ đầu đến chân. Tốt hơn là hành giả có thể thấy đồng thời hai hoặc ba đại mặc dù hành giả chỉ chú ý trên một đại. Khi hành giả có thể chú tâm thực hành một cách hiệu quả điều này thì hành giả đó sẽ chắc chắn thấy được cả mười hai đặc tính của tứ đại. Khi thực hành trên toàn thân, không đơn thuần là chú ý tới hình dáng của thân mà thay vào đó là tập trung chú ý đến đặc tính của tứ đại. Không nên thường xuyên di chuyển sự chú ý từ chỗ này qua chỗ kia. Giữ sự tập trung trên tứ đại và cố gắng thấy từng đặc tính riêng của tứ đại. Sau đó, tất cả tứ đại sẽ hiển hiện rõ ràng nếu hành giả tiếp tục thực hành theo cách này.

Bây giờ, hãy quán theo bốn cách như sau;

1. tập trung trên toàn bộ địa đại (pathavī-dhātu) bằng cách chú ý tất cả tính cứng, nhám, nặng, mềm, láng, và nhẹ cùng với nhau,

2. tập trung trên toàn bộ thủy đại (āpo-dhātu) bằng cách chú ý tính chảy và dính,

3. tập trung trên toàn bộ hỏa đại (tejo-dhātu) bằng cách chú ý tính lạnh và nóng,

4. tập trung trên toàn bộ phong đại (vāyo-dhātu) bằng cách chú ý tính hỗ trợ và đẩy với nhau.

Hành giả phát triển định tâm bằng cách thực hành bốn phần về thiền Tứ Đại trên toàn thân như thế. Tiếp tục định tâm theo cách này trong vài ngày và vài giờ cho mỗi thời ngồi thiền, hành giả sẽ bắt đầu chỉ thấy một khối khí trắng, và không phải hình dáng của thân nữa. Tiếp tục phân biệt tứ đại trong khối trắng đó, định tâm của hành giả sẽ càng trở nên mạnh hơn và sâu hơn. Kết quả là, khối trắng đó sẽ xuất hiện trong tâm hành giả ở dạng một khối tinh thể trong suốt như khối nước đá hay thủy tinh. Hành giả tiếp tục phát triển định tâm bằng cách phân biệt các yếu tố tứ đại chứa trong khối thủy tinh trong suốt đó.

Khối Thủy Tinh Trong Suốt

Ở đây, cái giống như khối thủy tinh trong suốt xuất hiện trong tâm hành giả là gì? Một hành giả có thể hỏi.

Trả lời: Đó là năm loại tịnh sắc (Pasāda Rūpa) của thân thật tinh khiết và phản chiếu ánh sáng chói chang như chiếc gương khởi lên khi hành giả đạt đến mức định tâm sâu. (Thanh Tịnh Đạo, q 2, tr 81).

Đó là điều tự nhiên của hành giả, trước khi có thể phân biệt và chia chẻ nhỏ về sau, là thấy được năm loại tịnh sắc dưới dạng khối (Ghana) giống như vậy. Một trong năm loại tịnh sắc này là thân tịnh sắc (kāya pasāda) có mặt khắp cơ thể nơi mà cảm giác xúc chạm được cảm nhận ngoại trừ một vài phần trong thân chẳng hạn như móng tay. Tuy nhiên, hành giả cần phải cố gắng phá vỡ ý niệm về khối đặc (ghana) bằng cách tập trung định tâm vào khoảng hư không chứa trong các tịnh sắc này. Điều này đã được Đức Phật dạy trong kinh Mahā Rahulovāda.

Bởi Đức Phật muốn hành giả quán chiếu 24 Sắc y đại sinh (upādārūpa) bằng cách căn cứ vào hư không, Ngài dạy tập trung chú ý vào khoảng hư không của năm tịnh sắc, mà nó được giải thích trong chú giải (chú giải Kinh Trung bộ, III, tr 97). Khi hành giả thấy được hư không trên bề mặt của khối thủy tinh, hành giả sẽ bắt đầu thấy đơn vị nhỏ nhất của sắc vật chất (kalāpas) một cách rõ ràng. Hành giả sẽ quán xét tất cả các yếu tố sắc đi cùng như là:

1. địa đại (Pathavī dhātu), đặc tính của đất cứng, nhám

2. thủy đại (Āpo dhātu), đặc tính của nước: dính, chảy

3. hỏa đại (Tejo dhātu), bản chất của lửa: nóng và lạnh

4. phong đại (Vāyo dhātu), đặc tính của gió: nâng và hỗ trợ

5. màu

6. mùi

7. vị

8. dưỡng chất chứa trong mỗi phần tử nhỏ của kalapa.

Hành giả phải quán xét tất cả kalapa trong sáu căn và 42 khía cạnh của thân tứ đại. Ở đây hành giả nên đến gặp một vị thầy để được hướng dẫn cụ thể.

Một hành giả sau khi quán sát tất cả các Sắc, phải tiến hành quán các Danh sanh khởi nương nhờ ở sắc căn. Khi thực hiện phần này, hành giả phải hoặc bắt đầu từ Xúc (Phassa) hoặc Thọ (Vedanā) hoặc Thức (Viññāna), bao gồm tất cả các tâm sở dẫn đầu bởi tâm sở Xúc khởi sinh ở năm căn là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân tương ứng (chú giải Kinh Trung bộ, I, tr 280 – 281)

Sau khi phân biệt thành công theo cách này, hành giả tiếp tục phân biệt các nhân nào sanh ra Danh Sắc chẳng hạn như vô minh (Avijjā), tham ái (Taṇhā), chấp thủ (Upādāna), Nghiệp (Kamma) và các hành (Saṅkhāra). Cố gắng thấy bằng Tuệ minh sát để biết rằng ngũ thủ uẩn sanh khởi trong đời này chính là do các nhân như vô minh (Avijjā) … ở đời quá khứ. Cố gắng để thấy rõ bằng cách này đối với phần còn lại của danh sắc quá khứ và tương lai.

Như đề cập trước, một hành giả bằng Tuệ minh sát phải thấy được sự tận diệt hoàn toàn của ngũ thủ uẩn ngay khi vô minh (Avijjā), tham ái (Taṇhā), thủ (Upādāna), nghiệp (Kamma) và các hành (Saṅkhāra) bị diệt. Tam tướng của danh sắc cùng với nguyên nhân sanh ra nó phải được quán xét bằng thiền Vipassanā cho đến khi nào chứng đạt giai đoạn giác ngộ cao hơn là Tuệ Đạo (Magga) và Tuệ Quả (Phala).

Khi hành giả có thể tiến đến giai đoạn giác ngộ thông qua thực hành Vipassanā, điều đó có thể nói rằng hành giả đó đã hoàn thành Bát Thánh Đạo cả Hiệp thế lẫn Siêu thế. Hành giả đó cũng chứng ngộ được Tứ Diệu Đế bằng tuệ minh sát và chứng được Tuệ Đạo và Tuệ Quả

Sự Chuyển Hóa Lớn Nội Tâm Qua Thiền Vipassanā

Tuệ Vipassanā (Vipassanā Ñāṇa) có thể tạm thời diệt trừ được phiền não trong khi các Thánh Đạo Tuệ (Ariya Magga Ñāṇa) có thể nhổ tận gốc vĩnh viễn mọi phiền não ngủ ngầm. Trên hành trình thực hành tâm linh, khi một người tiến hóa đến sự thành tựu về Thánh Đạo, sự chuyển hóa lớn nhất sẽ diễn ra trong tâm theo nghĩa của sự trong sạch, trí tuệ, an tịnh, xả ly và an nhiên tự tại.

Nhấn mạnh vào điểm quan trọng về phát triển chuyển đổi nội tâm kỳ diệu, Đức Phật đã dạy chúng ta huấn luyện tâm trong bài kinh Đoạn Giảm (Salleka sutta)

Vậy, bây giờ chúng ta hãy cùng lắng nghe bài kinh Đoạn Giảm (Salleka sutta) mà nó làm lợi lạc một cách đáng ngạc nhiên cho sự tiến hóa và cải hóa cho tâm như sau

Kinh Đoạn Giảm Hay Là Con Đường Hoàn Thiện Tính Cách Và Thái Độ Tâm

1. “Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. “Những kẻ khác có thể bị tâm trạo hối, chúng ta ở đây sẽ duy trì nội tâm an tịnh”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

3. “Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc về luật Nhân Quả và Tam Bảo như Phật, Pháp và Tăng”.

Khi một hành giả đạt được Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên (Paccayapariggaha Ñāṇa), Tuệ minh sát có thể quán sát được các nhân sanh ra Danh Sắc, sự hoài nghi (Vicikicchā) nhờ đó sẽ được tạm thời diệt trừ. Nhưng khi một hành giả chứng đắc giai đoạn giác ngộ đầu tiên là Tu-đà-hoàn Đạo (Sotāpatti Magga) và Tu-đà-hoàn Quả (Sotāpatti Phala), tất cả hoài nghi (Vicikicchā) đều bị nhổ tận gốc. Do đó, anh ta phát triển niềm tin vững chắc đối với lời dạy Đức Thế Tôn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự thực hành để thành tựu lòng tin thật sự vững chắc này.

1. “Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Vượt Qua Sân Hận bằng Thiền Định

Đức Phật dạy “Để vượt qua sân hận, người đó cần phải thực hành Thiền Tâm Từ” trong Phẩm Meghiya phần Cảm Hứng Ngữ trong kinh điển Pāli, tr 120. Do đó vị đó cần phải thấm đẫm tâm từ trong tâm của mình bằng cách hành thiền Tâm Từ (mettā). Khi một người thường hay sân hận, cho dù là một vị Tỷ-kheo, cái tên gọi là “Pabbajita”, nghĩa là người phấn đấu diệt trừ phiền não, sẽ không còn thích hợp với vị ấy nữa. Vì vậy ta phải biết cách làm thế nào để chế ngự được sân hận bằng thiền Định như đã nói trên.

Sân Hận và Thiền Vipassanā

Nếu một người hành thiền Vipassanā có thể sẽ có nhiều lần gặp phải những trường hợp không vui vẻ mà trong đó nguyên nhân làm cho mình bực mình là ai đó hay cái gì đó. Nếu gặp tình huống đó, đầu tiên hành giả nên quán chiếu Sắc Tứ đại ở người hoặc vật là nguyên nhân gây ra sân. Rồi bằng thiền Vipassanā, quán đặc tính tam tướng vốn có của Tứ đại trong cả người và vật nói trên. Điều này sẽ giúp phát triển Tuệ minh sát, không còn thấy theo khái niệm người hay vật gây ra sân hận. Thay vào đó, với cái nhìn rõ ràng của Vipassanā, hành giả sẽ chỉ thấy đó là một tập hợp của Danh và Sắc có đặc tính sanh diệt liên tục bất tận. Kết quả là, hành giả sẽ chỉ thấy các đặc tính của Tứ đại là Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha) (tiến trình sanh diệt liên tục), Vô ngã (Anatta) (không có thực thể vững bền nào kiểm soát tất cả các tiến trình này).

Nhận thức được rằng Tuệ Minh Sát có thể tạm thời làm nhẹ và diệt trừ các phiền não bao gồm sân hận. Vì Vipassanā có khả năng đoạn giảm hoặc diệt trừ phiền não, nên ta hãy dùng nước mát và trong được gọi là Vipassanā để rửa sạch tâm, nhờ thế tất cả chúng ta có thể vượt qua sân hận, chăm sóc cái tâm thực hành Vipassanā của chúng ta. Đây là những gì Đức Phật có gắng chỉ dạy chúng ta trong bài Pháp.

Thêm nữa, cơn giận có thể hoàn toàn bị diệt trừ thông qua thực hành thiền Vipassanā, khi một hành giả có được ba-la-mật quá khứ do nghiệp thiện, chứng đắc giai đoạn giác ngộ thứ ba gọi là Thánh Đạo A-na-hàm (Anāgāmi Magga) và Thánh Quả A-na-hàm (Anāgāmi Phala). Đây là thành tựu của một đại thiện tâm hoàn hảo thực sự.

Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào bài giảng sau đây.

1. “Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. “Những kẻ khác có thể vô ơn, chúng ta ở đây sẽ cố gắng biết ơn và trân trọng”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

3. “Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

4. “Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

5. “Những kẻ khác có thể bỏn xẻn, ích kỷ, chúng ta ở đây sẽ không bỏn xẻn, không ích kỷ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Những bất thiện tâm được đề cập ở trên như hận thù, trả thù, vô ơn, hống hách, não hại, thiếu khiêm tốn, ganh tỵ và bỏn xẻn đều là suối nguồn của sân hận. Ta có thể loại trừ những phiền não này bằng cách thực hành bốn đề mục thiền cao quý (bốn Phạm trú, Brahma Vihara) hay thiền Vipassanā trong khi cố gắng chứng ngộ Thánh Đạo và Thánh Quả (Tuệ Đạo và Tuệ Quả). Thực ra, tinh thần kỷ luật và rèn luyện bằng hành thiền như thế có năng lực kỳ diệu để chuyển hóa tính cách và làm trong sạch tâm người.

1. “Những kẻ khác có thể xảo trá (Māyāvi), chúng ta ở đây sẽ không xảo trá”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. “Những kẻ khác có thể khoe khoang, khoác lác, khoa trương (Sāṭheyya), chúng ta ở đây sẽ cố gắng chân thật và thẳng thắn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Sự Phân Biệt Giữa Xảo Trá (Māyā) Và Khoa Trương (Sāṭheyya)

Ở đây, chúng ta sẽ nghiên cứu bản chất khác nhau giữa xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya). Xảo trá (Māyā) là đặc tính của bản chất che giấu khuyết điểm và lừa dối bằng đạo đức giả. Nó giống như là một ảo thuật gia thiện xảo trong sự lừa dối. Bằng nghệ thuật khéo léo, anh ta có thể làm giả đá giống như vàng thật. Tương tự, một người xảo trá (Māyā) có thể giả vờ một cách thiện xảo là một người tốt bằng cách giấu khuyết điểm và sử dụng sự lừa dối thiện xảo. Một loại người mà xã hội thường hay gọi là người có một cái tâm như con mèo tốt bụng. Ghi chú: “Con mèo tốt bụng” có nghĩa là một con mèo luôn có bộ dạng hiền lành, nhưng thực sự nó luôn rình rập để giết chuột.

Đức Phật không muốn các đệ tử của Ngài có các loại tâm như thế. Về bản chất và quan niệm của các vị Thánh như Đức Phật và những vị giác ngộ, lỗi lầm và khuyết điểm của người đó phải được giải quyết và sửa đổi một cách ngay thẳng. Sự xảo trá (Māyā) theo nghĩa sự thực tối hậu (chơn đế) được mô tả trong Vi diệu pháp là chỉ là một loại tâm sở bất thiện do tham và vô minh chi phối.

Sự khoa trương (Sāṭheyya), mặt khác, là đặc tính tham theo khuynh hướng lừa dối người khác bằng cách cố gắng tạo ấn tượng với họ, giả vờ như là sở hữu nhiều phẩm chất ấn tượng nhưng trong thực tế một phẩm chất còn không có. Đây là bản chất của sự khoa trương (Sāṭheyya). Sự xảo trá (Māyā) thì ngược lại, cố gắng che đậy lỗi lầm, giả vờ ngây thơ vô tội trong khi sự khoa trương (Sāṭheyya) là giả đò có những phẩm chất tốt mà người này thực sự không có. Như vậy cả hai xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya) là những bất thiện trí và thiện xảo trong lừa lọc, gian trá, bịp bợm. Ghi chú: mỗi một hành động giả vờ như là có các phẩm chất Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā), kiến thức kinh điển, chứng ngộ Đạo (Magga) và Quả (Phala) mà người đó không hề có, đó là những hành động khoa trương (Sāṭheyya).

Sự Khoa Trương (Sāṭheyya) Trong Xã Hội Loài Người

Nhìn vào vài khía cạnh của xã hội loài người, chúng ta có thể thấy sự rất phổ biến của sự khoa trương trong đời sống hằng ngày. Có nhiều người thích giả vờ làm người đạo đức mặc dù thực chất là người vô đạo đức. Ví dụ như là giả vờ làm người có bằng cấp tốt nghiệp cao mặc dù họ chẳng có bằng cấp nào cả. Có người cư xử và ăn mặc như người giàu để gây ấn tượng với người khác. Có người thì giả như ta là người dũng cảm, gan dạ mặc dù họ vô cùng dễ sợ hãi và nhát gan. Với tính đa dạng của sự không thành thật với ý định lừa bịp và làm cho mê muội đều là hành vi khoa trương (Sāṭheyya). Đức Phật không muốn có những ý nghĩ và hành động cong quẹo trong tâm các đệ tử của mình. Đó là lý do Ngài đã dạy cho các vị đệ tử cố gắng thoát khỏi sự xảo trá (Māyā) và sự khoa trương (Sāṭheyya) ngay cả khi người khác tràn đầy sự xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya) trong tâm. Các tâm sở và các hành vi thiếu chân thật này đối với Đức Thế Tôn đều rất đáng ghê tởm và không thể chấp nhận được.

1. “Những kẻ khác có thể thô lỗ cộc cằn trong thân và khẩu, chúng ta ở đây sẽ cố gắng lịch sự và chu đáo”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2. “Những kẻ khác có thể kiêu căng, ngã mạn, chúng ta ở đây sẽ cố gắng không kiêu căng và khiêm tốn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Thật Là Lời Dạy Tuyệt Vời

Thật rất cần thiết cho bất kỳ ai đã bước vào con đường phát triển tâm linh dù là một vị Tỷ-kheo hoặc là một sadi là phải sống một cuộc đời khiêm cung. Chúng ta cần phải học tập gương Đại Đức Rāhula, là người có thái độ khiêm cung và ước nguyện chân thành là học và thực hành tam học là Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Ở đây, tôi sẽ nói về bài giảng tuyệt vời của Đức Phật cho ngài Rāhula. Bài giảng được gọi là Kinh Mahā Rahulovāda và nó được ghi trong kinh Trung bộ II, tr 86-87

Đại kinh Giáo giới La-hầu-la (Mahā Rahulovāda sutta)

(Đức Phật giáo giới Đại Đức La-hầu-la)

Tu Dưỡng Tâm Như Đất

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Nước

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như nước. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu; tuy vậy nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tụ tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Lửa

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Gió

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, như gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ không tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Hư Không

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như hư không không bị trú tại một chỗ nào; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái không, khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Cảm Hứng Ngữ

Thật cảm hứng xiết bao với Lời dạy của Đức Phật !

Những lời này của Đức Phật đã tạo cảm hứng cho chúng ta có được những hành động thánh thiện để phát triển tâm linh trong cuộc sống hàng ngày. Nó tạo thêm sức mạnh và nâng cao tinh thần của chúng ta trên con đường đến tự do và an lạc nếu chúng ta biết thực hành những lời dạy này trong các hành động thực tế.

Đức Phật giáo huấn rằng hãy tu dưỡng tâm ta như bản chất của đất, nước, lửa, gió, hư không, Ngài mong muốn một mức độ mạnh mẽ của đức kham nhẫn và sức chịu đựng được phát triển trong tâm ta mà trong tiếng Pāli gọi là phẩm chất Tādi.

Tādi, Một Phẩm Chất Đặc Biệt Của Tâm Giác Ngộ

Tādi là gì?

Iṭṭhāniṭṭhesu Hi Arajjanto Adussanto Tādī Nāma Hoti.

(Chú giải Trung bộ kinh, q III, tr 98)

Lời dịch: Không để cho tham ái hoặc ghét bỏ khởi lên khi tiếp xúc với những điều ưa thích hoặc không ưa thích, đó gọi là Tādi

Đó là phẩm chất của tâm có thể vẫn không bị ảnh hưởng bởi đối tượng yêu thích, hoặc không yêu thích. Nó còn làm cho tâm thăng bằng, không phản ứng lại tham ái hoặc ghét bỏ ngay cả trên tám bản chất đời sống của thế gian (bát phong) là: được, mất, nổi tiếng, ô nhục, khen, chê, hạnh phúc và bất hạnh. Bản chất nội tâm mạnh mẽ này được gọi là phẩm chất Tādi. Đức Phật đã thúc giục ta phát triển phẩm chất tâm đại thiện này.

Hoàn Thành Trọn Vẹn Tādi

Thực ra, phẩm chất Tādi được thực hiện một cách hoàn hảo chỉ ở trong tâm của các bậc A-la-hán hoàn toàn giác ngộ. Đại Đức Rāhula, người được Đức Phật chỉ dạy, lúc đó mới được mười tám tuổi, còn là một phàm nhân (Puthujjana), là người chưa giác ngộ khi được dạy bài Pháp này. Đức Phật đã dạy Đại Đức Rāhula, mặc dù Ngài Rāhula vẫn còn là một phàm nhân (Puthujjana), đang cố gắng phát triển kỹ năng hành thiền và thái độ mạnh mẽ như bản chất vững vàng của đất, nước, lửa, gió, hư không, vì thế Ngài có thể đạt được một vài mức độ của Tādi.

Phương Thức Và Cách Thức Phát Triển Tādi

Lời dạy của Đức Thế Tôn phù hợp cho mọi người học và làm theo.

Câu hỏi: Làm thế nào để phát triển phẩm chất Tādi?

Trả lời: Thực hành theo Bát Chánh Đạo như đề cập ở trên.

Một khi quý vị thực hành Bát Chánh Đạo đạt được đà tiến triển vững chắc chút ít, cuối cùng là các tiến bộ, sẽ khởi lên một khả năng kỳ diệu là không bị hề hấn trước những cơn bão của cuộc đời, ví dụ như thăng trầm của cuộc đời. Khi một người thành tựu giai đoạn như vậy, tất cả những ngủ ngầm tiêu cực như nóng nảy, tự phụ sẽ giảm đi…. Những loại phiền não này sẽ hoàn toàn bị diệt trừ khi người đó chứng đắc giai đoạn giác ngộ thứ tư, cũng là giai đoạn giác ngộ cuối cùng. Phẩm chất Tādi cũng từ đó được viên mãn.

Người Cung Kính Vâng Lời

Cho đến nay, trong bài Pháp Kinh Đoạn Giảm, Đức Phật đã đưa ra một thông điệp kỳ diệu về cải hóa tâm thức liên quan đến một chủ đề hết sức quan trọng là dẹp bỏ sân hận và ngã mạn. Bây giờ, Ngài tiếp tục giảng xa hơn.

1. “Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ tiếp thu”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

2. “Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện bạn hữu”, ví dụ như cha mẹ tốt, thầy tốt và bạn tốt có thể dẫn dắt trên con đường phát triển tâm linh, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

3. “Những kẻ khác có thể dễ duôi trong việc tạo nghiệp thiện, chúng ta ở đây sẽ tích cực tạo thiện nghiệp”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta. Ghi chú: thiện nghiệp là các hành động như Bố thí (Dāna) , Trì Giới (sīla), Tham thiền (Bhāvanā).

4. “Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có uy tín”, một thái độ thiện như thế chúng ta cần phải trưởng dưỡng

5. “Những kẻ khác có thể không xấu hổ (vô tàm) đối với nghiệp bất thiện, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ (tàm) đối với nghiệp bất thiện”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

6. “Những kẻ khác có thể không sợ hãi (vô quý) đối với bất thiện nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi đối với bất thiện nghiệp”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

7. “Những kẻ khác có thể ít học, chúng ta ở đây sẽ học tốt cả Pháp học và Pháp hành”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

Ở đây, chúng ta phải hiểu rằng có hai loại Trí Tuệ gọi là Trí Pháp học (Āgama sutta) và Trí Pháp hành (Adhigama Sutta). Trí Pháp học (Āgama Sutta) là Trí Tuệ và sự hiểu biết có được từ sự học hỏi và ghi nhớ kinh điển. Trí Pháp hành (Adhigama Sutta) là sự chứng ngộ thâm sâu bởi Chánh kiến (Sammā Diṭṭhi), đạt được sau khi thực hành thiền miên mật và rốt ráo trong một thời gian dài trên con đường tiến hóa tâm linh. Ở đây, nó liên hệ tới hai loại Tuệ Minh Sát, Tuệ Phân định Danh Sắc (Nāmarūpa Pariccheda Ñāna), và Tuệ Phân biệt nhân duyên (Paccaya Pariggaha Ñāna), là Tuệ phân biệt được nhân duyên sanh ra Danh Sắc.

1. “Những kẻ khác có thể biếng nhác đối với việc thiện, chúng ta ở đây sẽ siêng năng với việc thiện”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

2. “Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ chánh niệm trên tất cả các pháp hữu vi”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

3. “Những kẻ khác có thể liệt tuệ (minh sát), chúng ta ở đây thành tựu tuệ (minh sát)”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

4. “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tà kiến, tánh dễ hành xả”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta

Tất cả bốn mươi bốn nguyên tắc hay quy tắc trên được xây dựng nhằm phát triển và hoàn thiện tâm linh dành cho những ai chọn đời sống xuất gia, được đề cập rất rõ trong Kinh Đoạn Giảm (Salleka sutta) do Đức Phật thuyết giảng (Trung Bộ Kinh, I, tr 52-53).

Bây giờ càng rõ rệt hơn rằng vị Tỷ-kheo bước vào đời sống tu viện phải dẹp bỏ cách cư xử và dáng dấp của người cư sĩ trước đây. Vị ấy phải cải hóa mình và thích nghi với các nguyên tắc và quy tắc cần thiết để phát triển tâm linh của mình.

Để thực sự cải hóa những gì cần thiết cho đời sống xuất gia, Đức Phật dạy trong Kinh bậc xuất gia thường quán xét (Pabbajita Abhiṇha Sutta).

Añño me ākappo karanīyo”ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekhittabbaṃ.”

Lời dịch: “Này Tỷ-kheo, ta phải có tất cả thân hành, khẩu hành và ý hành thích hợp với đời sống xuất gia, đó là sự khác biệt và phân biệt với đời thường của một cư sĩ”, vì thế, vị Tỷ-kheo phải luôn quán tưởng điều đó. Đức Thế Tôn đã thúc giục mạnh mẽ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn