(Xem: 1823)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2280)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

05-Phòng Vệ Giới Đức Khỏi Sự Nghi Ngờ Hoặc Bị Chất Vấn Về Giới Hạnh.

16 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 10355)

Chương 5


Phòng Vệ Giới Đức Khỏi Sự Nghi Ngờ
Hoặc Bị Chất Vấn Về Giới Hạnh

Bây giờ, đây là điều quan trọng thứ năm phải thường xuyên quán xét:

Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī”ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ

Lời dịch: Bậc xuất gia phải luôn quán xét điều này: “Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí thức không chê trách ta về giới hạnh?”.

Một Tỷ-kheo, sau khi bước vào đời sống Phạm Hạnh, phải luôn kiểm tra hiện trạng Giới hạnh của mình có thoát khỏi mọi sự nghi ngờ bởi các bạn đồng tu và các đồng Phạm Hạnh hay không.

Lợi ích

Quán tưởng điều này sẽ mang lại lợi ích gì?

Evaṃ piccavekkhato hi bahiddhā ottappaṃ saṇṭhāti.

(Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, III, tr314).

Lời dịch: Quán tưởng như vậy, sẽ khởi sinh cảm giác sợ hãi việc vi phạm đạo đức.

Điều này có nghĩa rằng bằng sự quán tưởng như vậy, nó sẽ xây dựng được một ý thức tôn trọng các bạn đồng tu và ý thức ghê sợ tội lỗi. Đối với một người biết nghĩ rằng liệu người khác sẽ đánh giá giới hạnh của mình ra sao, thì vị ấy sẽ dễ dàng phát triển một thái độ tôn trọng bạn đồng tu và cảm giác ghê sợ tội lỗi sâu sắc. Vậy điều gì sẽ đến nếu ý thức ghê sợ tội lỗi như thế khởi sanh?

Taṃ tīsu dvāresu saṃvaraṃ sādheti (Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)

Lời dịch: Tâm ghê sợ tội lỗi sẽ bổ sung ý thức giữ gìn đạo đức ở cả thân, khẩu và ý.

Tâm ghê sợ tội lỗi tiếng Pāli gọi là Ottappa (Quý), là ý thức đạo đức ghê sợ điều bất thiện, một cảm giác tôn trọng và lo sợ với bạn bè, thầy giáo, gia đình trước và sau khi làm điều xấu hay bất thiện. Khi cảm giác này xuất hiện trong tâm, vị đó ít khi dám làm những điều sai trái. Vì vậy, nó sẽ giúp tăng thêm sức mạnh giữ gìn đạo đức ở cả thân, khẩu và ý.

Tīsu dvāresu saṃvaro catupārisuddhisīlaṃ hoti

(Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)

Lời dịch: Thực hành giữ gìn Thân hành, Khẩu hành, Ý hành cuối cùng sẽ dẫn đến việc hoàn thiện Tứ thanh tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla). Rõ ràng là khả năng chế ngự thân, khẩu, ý có thể hoàn thiện việc thực hành Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla).

Sau khi hoàn thiện Tứ thanh tịnh Giới, vị ấy có thể dễ dàng tiến sang giai đoạn thực hành thiền Vipassanā. Khi Tuệ Minh Sát phát triển và chín muồi, nó sẽ dẫn tới chứng đắc quả vị A-la-hán. Đó là lý do tại sao Đức Thế Tôn dạy phải luôn quán tưởng hiện trạng giới hạnh của mình có thoát khỏi mọi khả năng bị nghi ngờ và kết tội bởi các bạn đồng đồng tu và các bạn Phạm Hạnh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn