(Xem: 1506)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1861)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Một vài nhận xét về chánh tín và mê tín trong Phật giáo

30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 20177)


Một vài nhận xét về chánh tín và mê tín trong Phật giáo

Cúng sao, giải hạn để tránh những tai ương là điều mà chưa từng thấy kinh điển nguyên thủy nào của đức Phật nói đến.

Đạo Phật chỉ dựa vào luật Nhân quả để hướng dẫn con người thoát khỏi những tai ương, đó là ra sức tu tập trì chay, giữ giới và giữ tâm tỉnh táo, tránh luyến ái vụ lợi. 

Chánh theo nghĩa Hán Việt là sự đúng đắn, ngay thẳng, liêm khiết; Tín là niềm tin. Hai từ “chánh” và “tín” ghép lại có thể được hiểu là niềm tin đúng đắn.

Trái với từ chánh tín là “mê tín”, là một dạng tin tưởng thiếu cơ sở, mơ hồ, hoang tưởng, thiếu sự nhận định sáng suốt...không đem đến lợi ích cho cuộc sống cá nhân hay xã hội.

 blank

Trong đạo Phật, chánh tín phải được hình thành trên cơ sở chánh pháp. Những gì đức Phật nói ra, giảng dạy trong kinh điển của Ngài được gọi chánh pháp. 

Dựa trên kinh điển đó, chư vị Bồ tát Tổ sư diễn đạt bằng sự giác ngộ của mình, mà được nhiều thế hệ hiện tại và về sau chấp nhận, có thêm thắt các ý làm cho nội dung sáng tỏ hơn, nhằm đem lại phương pháp cho người sau tu tập “luận” cũng có thể gọi là chánh pháp.

Chánh pháp như đã nói phải do chính đức Phật thuyết giảng, sự phát triển ý của đời sau phải dựa trên cơ sở này; tuy nhiên vẫn chưa đủ, đạo Phật không dừng lại ở một lĩnh vực khoa học thông thường mà đó là một tôn giáo của thực hành, do đó người kế tục muốn hiểu thấu lời kinh Phật nhất định phải thực hành, ta gọi là hành giả. Như vậy để hiểu đúng về lời Phật dạy nhất định chúng ta phải nghiên cứu kinh điển do chính Ngài thuyết ra đó là điều kiện cần thiết, và chắc chắn phải thực hành đó mới là điều kiện đủ, thực hành để kiểm nghiệm giá trị của chánh pháp.

Ngược lại với chánh tín là mê tín, là một kiểu tin tưởng vào đấng thần linh, có quyền năng ban thưởng, giáng họa.... một cách mù quáng, thiếu cơ sở, thiếu suy xét, điều mà Phật giáo không thể chấp nhận bởi đạo Phật là một đạo trí tuệ, đạo như thật, và đến bằng sự giác ngộ giải thoát.

Soi vào lịch sử Phật giáo để thấy rằng, đã hơn 2500 qua Phật giáo đã tồn tại bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới mà tôn giáo này đã đi qua, đến đâu đạo Phật cũng được sự đón nhận một cách chắc chắn, chân lý tuyệt đối không thể bàn cãi và không cần xét lại những gì đức Phật nói cùng với một giáo lý khéo léo và tùy nghi áp dụng. Hơn nữa tôn giáo này được tiếp nhận một cách dễ dàng là do sự phù hợp với mọi thành phần giai cấp, với mỗi dân tộc và với trình độ mỗi người.

Việt Nam là một quốc gia ảnh hưởng đạo Phật khá lâu, nhưng không phải là sớm nhất trong vùng bán đảo Trung Ấn và khu vực Đông Nam Á. Đạo Phật du nhập vào nước ta qua hai con đường chính là Bắc truyền từ Trung Quốc bằng đường bộ, và Nam truyền bằng đường biển từ các nước Thái Lan, Miến Điện, Campuchia...

Nếu như bằng đường biển, Phật giáo vào Việt Nam theo các thuyền buôn, sự thấu đáo kinh điển của những người chủ thuyền này chưa đủ để tạo ra sự ảnh hưởng lớn của Phật giáo ở nước ta, hay nói cách khác là sự hiểu biết của những người lái tàu chỉ dừng lại ở chỗ tín ngưỡng, điều đó chứng tỏ trên các thuyền buôn luôn có hình tượng đức Phật Thích Ca và được gọi là ông Bụt (Ông Bụt là cách gọi trại ra từ Buddha = đức Phật: theo nghĩa Pali đó là sự giác ngộ, thấu đáo, thông suốt), trong cổ tích Việt Nam ông Bụt là hiện thân của các vị trên trời, có khả năng tạo ra sự công bằng cho người cùng khổ, chỉ đơn giản như vậy.

Trái với cách du nhập bằng đường biển, Phật giáo du nhập từ Trung Quốc rõ ràng có tính quy mô và bài bản hơn hẳn, một hệ thống kinh điển đồ sộ cộng với những nhà truyền đạo giỏi đã mang đến Việt Nam một đạo Phật với giáo lý thâm cao, uyên bác. Những thành tựu vĩ đại về một giáo lý uyên thâm đã đem lại cho mọi người có cái nhìn hết sức kính trọng về đạo Phật, nhờ những nỗ lực nghiên cứu cộng với đời sống thanh cao của các Tổ Sư đã khiến Phật giáo trở thành chỗ dựa lớn trong lòng dân tộc. 

Tuy nhiên, cũng chính từ đây chúng ta cần tỉnh táo và xét lại, vì bên cạnh giáo lý thâm cao do các Tổ phát triển thêm, Phật giáo Bắc truyền vẫn mang những ảnh hưởng văn hóa bản địa khá lớn. Nếu xét về những quốc gia dân tộc trên thế giới thì Trung Quốc được xem là một cường quốc về văn hóa, đất nước này đã ảnh hưởng văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới, với Việt Nam không ngoại lệ bởi sự gần gũi láng giềng, và Phật giáo Việt Nam khó tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi một quốc gia nặng về phong tục, tập quán như Trung Quốc.

Sự tín ngưỡng nếu không tỉnh táo sẽ dẫn đến cuồng tín, cuồng tín là một sự tin tưởng thái quá, không kiểm soát. Trong quyển Đức Phật và Phật pháp của tác giả Narada Thera do Nhà xuất bản Đạo Phật Ngày Nay xuất bản, được Kim Khánh dịch lại, có câu Phật nói: “Hãy đến với giáo lý và hãy kiểm chứng nó”.

Do đó, không có lý gì chúng ta - một hàng hậu học kém phước sinh sau thời đức Phật đến 26 thế kỷ lại không thể kiểm chứng lại bất cứ thứ gì đã ảnh hưởng vào đạo Phật, để tìm cho ra thế nào là chánh pháp của đức Phật từ đó mới có cơ sở hình thành chánh tín.

Đi ngược lại giáo lý của Phật đều bị xem là mê tín; mê tín là dạng biểu hiện tâm lý yếu đuối, thiếu niềm tin vào bản thân, cầu viện vào một đấng siêu nhiên, thần lực để cầu xin vụ lợi cá nhân mà bản thân không tự nỗ lực. 

Sự thờ cúng và cầu nguyện vào một đấng siêu nhiên nào đó để được sự lợi lạc về vật chất rõ ràng đã đi rất xa so với bản chất của đạo Phật, một tôn giáo muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của vật chất. Sự giúp ích cho các hiện tượng này vô tình đẩy người đó vào bóng đêm của trí tuệ, dẫn đến một lối sống bế tắc và thiếu định hướng tâm thức. 

Sự cầu nguyện vào một thế lực nào đó bên ngoài để cầu đến ngày vãng sinh mà bản thân không tự nỗ lực trau dồi đạo đức, để tâm tham dục luyến ái thì có ai cứu nỗi? Sự giúp ích cho các hiện tượng này chẳng khác nào tạo một tâm lý ỷ lại cho họ, đó là một điều hết sức sai lầm và đồng thời coi con đường tu tập của đạo Phật có vẻ đơn giản quá, quá dễ đạt được thành tựu trong khi đức Phật của chúng ta đã phải nỗ lực và đánh đổi nhiều đời nhiều kiếp như thế nào mới có được sự chứng đắc? 

Cúng sao, giải hạn để tránh những tai ương là điều mà chưa từng thấy kinh điển nguyên thủy nào của đức Phật nói đến. Đạo Phật chỉ dựa vào luật Nhân quả để hướng dẫn con người thoát khỏi những tai ương, đó là ra sức tu tập trì chay, giữ giới và giữ tâm tỉnh táo, tránh luyến ái vụ lợi…đó mới là cách duy nhất để chuyển nghiệp.

Sự tự lực trong đạo Phật mới là căn bản nhất để tự cứu mình, “Hãy tự đốt đuốc mà đi” – đó mới chính là con đường cứu giúp chúng ta. 

Rõ ràng cần có sự suy xét thấu đáo để hiểu hơn về đạo Phật, làm tốt điều đó mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.

Theo Phatgiao.org.vn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 61773)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78241)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 80776)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 74748)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18448)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 18934)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 54637)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17431)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 19007)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18317)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113306)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117020)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108712)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18347)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22194)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18605)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 18993)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 88048)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(Xem: 34040)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115316)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.