(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Chương 02 - Tuổi thơ

02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 14734)

Chương 02

Tuổi thơ

 

blank

Thái Tử trẻ Siddhattha chăm sóc và trả tự do cho chim thiên nga

 

Vị lão đạo sĩ và những bậc trí nhân từng đến dự ngày đặt tên cho Siddhattha đều đồng ý như nhau rằng người con trai của Vua Suddhodana không phải là một cậu bé tầm thường. Lời tiên đoán ấy không bao lâu đã thành sự thật. Sau khi được nuôi dưỡng bởi dì Mahāpajāpati hiền từ nhân hậu - người đã yêu thương chăm sóc cho đứa cháu sớm mồ côi mẹ như con ruột của mình - đến năm tám tuổi Thái tử được các vị giáo sư đến dạy học, viết chữ và làm toán.

Ngài học rất nhanh. Nhanh đến nỗi tất cả các vị thầy, vua cha và dưỡng mẫu đều kinh ngạc trước những tiến bộ vượt bậc của Ngài. Bất cứ môn học nào vừa được nghe giảng giải Ngài đều thấu hiểu tức thời. Ngài học đến đâu nhớ đến đó. Điều đó chứng tỏ trí tuệ vượt bực khác thường của Ngài đã hiện rõ nét trước tất cả mọi người.

Mặc dù có được sở học phi thường, Ngài vẫn luôn tỏ thái độ kính trọng các vị thầy của mình và cho rằng nhờ họ mà mình có được sở học này. Thái tử luôn đem lòng từ ái và tôn kính đối xử với tất cả mọi người. Nhất là với các thầy của mình, Ngài vô cùng khiêm cung, lễ độ và tương kính.

Thể lực của Thái tử cũng xuất chúng như trí tuệ, tư chất và phẩm hạnh Ngài. Cung cách dịu dàng từ tốn như vậy, tâm tính nhân hậu hiền hòa như vậy, nhưng Ngài lại rất dũng mãnh can đảm trong tất cả các môn thể lực của vương quốc.

Thái tử là một tay cỡi ngựa và điều khiển ngựa gan dạ. Ngài còn rất thiện nghệ khi sử dụng chiến xa, đã từng thắng những cuộc thi đối chọi với những tay sử dụng chiến xa giỏi nhất nước. Nhưng dù lòng nhiệt huyết thôi thúc quyết thắng những cuộc thi ấy, Ngài vẫn dịu dàng chăm sóc và tử tế với những con ngựa đã giúp Ngài chiến thắng. Có những lần Ngài bỏ cuộc đua thay vì ép những con ngựa mệt nhoài phải cố gắng về tới đích.

Không phải Ngài chỉ từ ái với những con ngựa của mình mà với tất cả sinh vật Ngài đều trải rộng tấm lòng từ ái và bi mẫn. Ngài là một thái tử chưa từng nếm mùi đau thương thống khổ nhưng trái tim nhân từ của Ngài như cảm được nỗi đau của muôn loài, dù là người hay loài vật; và khi Ngài có dịp gần gũi được những chúng sanh đau khổ này, Ngài cố gắng san sẻ, làm vơi đi những khổ đau họ đang gánh chịu.

 Cũng vì vậy một hôm khi Thái tử đang tản bộ trong kinh thành với người em họ Devadatta (Đề Bà Đạt Ta), Devadatta dùng tên bắn một con thiên nga bay ngang đầu hai người. Chim thiên nga trúng tên bị thương, chao cánh rơi xuống đất.

Cả hai người cùng chạy lại để lượm chim lên, nhưng Siddhattha nhặt được chim trước. Ngài nhẹ nhàng ôm nó vào lòng, rút mũi tên ra khỏi cánh chim, đắp một vài lá cây ẩm mát lên vết thương để cầm máu, rồi dịu dàng vuốt ve chú chim đang đau đớn sợ hãi.

Devadatta rất giận dữ và bất bình khi thấy người anh họ của mình lấy đi con chim mình bắn được, đòi Siddhattha phải trả con thiên nga lại cho mình. Nhưng Siddhattha không trả và bảo Devadatta rằng nếu con chim chết thì nó thuộc về Devadatta, nhưng vì con chim còn sống nên nó thuộc về người đang giữ nó. Vì vậy con chim thuộc về Thái tử. Devadatta không chịu và cương quyết đòi con chim cho bằng được.

Siddhattha đề nghị đem cuộc tranh cãi này ra trước triều đình nhờ phân xử. Devadatta thỏa thuận. Quần thần được triệu tập để phân giải. Mỗi người một ý. Có vị cho rằng chim thiên nga thuộc về Devadatta. Có vị xét thấy Siddhattha có quyền giữ nó.

Nhưng rồi một vị lão thần đứng lên tâu rằng: “Mầm sống phải thuộc về người cố gắng gìn giữ nó; mầm sống không thể thuộc về người chỉ có ý hủy diệt nó. Vì quyền sống đó nên con chim bị thương tích này thuộc về Siddhattha, người đã cứu sống và bảo vệ sinh mạng nó.”

Quần thần ai ai cũng đồng ý với những lời giải thích hợp lý và thông thái này, và Thái tử Siddhattha được phép giữ con thiên nga. Ngài đã yêu thương săn sóc nó cho đến lúc vết thương của nó lành lặn rồi thả chim bay về lại hồ nước bên rừng để nó được tự do an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn