(Xem: 1488)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Mục lục -Dẫn nhập

05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 13338)

Mục Lục


Lời giới thiệu
Lời người dịch
Dẫn nhập
Cách phát âm các từ Pāḷi

Ngày thứ nhất
Dhamma - Ba phương diện của Pháp
Sati - Niệm
Pariatti - Kiến thức trên lý thuyết (Học pháp)

Ngày thứ hai
Ānanda
Kurū
Những lời mở đầu

Ngày thứ ba
Satipaṭṭhāna - Tứ niệm xứ
Ānāpānapabbaṃ - Quán hơi thở Iriyāpathapabbaṃ - Các oai nghi của thân
Sampajānapabbaṃ - Tỉnh giác liên tục về tính chất vô thường

Ngày thứ tư
Paṭikūlamanasikārapabbaṃ - Quán tính chất đáng nhờm gớm hay 32 thể trược
Dhātumanasikārapabbaṃ - Quán sát tứ đại
Navasivathikapabbaṃ - Chín pháp quán tử thi 


Ngày thứ năm
Vedanānupassanā - Quán các cảm thọ Cittānupassanā - Quán tâm
Dhammaanupassanā - Quán pháp Nīvaraṇpabbaṃ - Các triền cái

Ngày thứ sáu
Khanndhapabbaṃ - Các uẩn Āyatanapabbaṃ - Các căn xứ (12 xứ) Bojjhaṅgapabaṃ - Các chi phần giác ngộ
Hỏi và đáp

Ngày thứ bảy
Catusaccapabbaṃ - Tứ Thánh Đế Dukkhasaccam - Khổ đế hay sự thực về khổ
Samudayasaccaṃ - Tập đế hay sự thực về sự sanh khổi của khổ
Nirodhasaccaṃ - Diệt đế hay sự thực về sự diệt khổ
Maggasaccaṃ - Đạo đế Satipaṭṭhānabhāvanānsaṃso - Những kết quả của việc thực hành Niệm xứ
Hỏi và đáp
Những đoạn Pāḷi trích dẫn
Từ vựng
Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

oo0oo

Lời Giới Thiệu

Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.

Kinh Tứ Niệm Xứ rất đơn giản, ngôn từ chỉ là phương tiện để chỉ thẳng thực tại, rất cụ thể, không ngụ ý, không ẩn dụ, không biểu tượng cho bất cứ điều gì huyền bí bên ngoài, nên không cần phải tưởng tượng, suy luận, ức đoán hay đào sâu để tìm tòi ý nghĩa bí ẩn nào trong kinh văn, mà chính là phải thấy ra bản chất thật của thực tại được Đức Phật chỉ thẳng ngay nơi hiện trạng của mỗi người. Vì vậy, người giảng kinh không thể là một học giả chỉ y cứ trên ngôn từ mà phải là những thiền sư có thể nghiệm thực chứng.

Thực chứng phải chăng là kinh nghiệm pháp hành một cách phong phú mỗi cá nhân ? Dĩ nhiên là như vậy, vì chính Đức Phật cũng đã dạy: "accattaṃ veditabbo viññūhi". Nhưng thực tế cho thấy chúng ta cần phải thận trọng vì đã có nhiều người có kinh nghiệm pháp hành khá phong phú, rồi tuyên bố lung tung như đã chứng ngộ, nhưng thật ra đó chỉ là những kinh nghiệm cá nhân phiến diện và cục bộ, không phản ánh được toàn bộ sự thật mà Đức Phật muốn khai thị.

Trong giai đoạn pháp học, cách thận trọng nhất là đọc nhiều bản dịch giải của nhiều vị thiền sư nổi tiếng có uy tín về pháp hành. Nhiều vị có chứng nghiệm sâu về niệm thân, nhiều vị sở trường về niệm thọ, hoặc niệm tâm, niệm pháp v.v… trong bản dịch giải của họ dù trung thực với kinh văn đến đâu cũng có ít nhiều phản ánh kinh nghiệm riêng của họ, nhờ vậy chúng ta thấy ra được nhiều khía cạnh thâm sâu trên phương diện pháp hành.

Thiền sư Goenka là một trong những vị thiền sư có sở trường pháp hành về niệm thọ. Có nhiều trung tâm thiền của thiền sư ở rất nhiều nước trên thế giới, hướng dẫn kỹ thuật thiền này rất nổi tiếng, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho rất nhiều người, vì vậy nội dung giảng giải kinh Tứ Niệm Xứ của thiền sư đáng được quan tâm nghiên cứu và đối chiếu với những bản dịch giải của các thiền sư uy tín khác, trong tinh thần không vội tin không vội bỏ mà Đức Phật đã ân cần căn dặn.

Xin trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng việt Tứ Niệm Xứ Giảng Giải của Đại Đức Pháp Thông, một dịch giả có công đóng góp nhiều dịch phẩm thiền học rất giá trị.

Tổ đình Bửu Long, Mùa An Cư 2550
TK. Viên Minh,
Phó Ban Thiền Học
Viện Nghiên Cứu Phật Học VN

Lời Người Dịch

Kinh Đại Niệm Xứ - Mahāsatipaṭṭhāna được xem là bài kinh quan trọng nhất trên phương diện thực hành thiền Phật giáo. Các thiền phái Minh Sát, dù khác nhau về đối tượng quán niệm, vẫn không xa khỏi bốn lĩnh vực: Thân, Thọ, Tâm, và Pháp mà Đức Phật đã trình bày trong kinh. Và chắc chắn rằng không thể có giải thoát ngoài “Tứ Niệm Xứ” vì điều nầy đã được Đức Phật tuyên bố là Con Đường Độc Nhất - Ekāyano maggo. Do đó, việc tìm hiểu bài kinh là hết sức cần thiết đối với người học Phật, nhất là những hành giả Minh Sát.

Thực sự ra đã có những cuốn sách giảng giải về bài Kinh Đại Niệm Xứ với đầy đủ chi tiết hơn do các vị Thiền sư hoặc học giả khác viết rồi. Tuy nhiên do tính chất phong phú của bài kinh, nhất là khi nó được kiến giải bằng kinh nghiệm riêng và khuynh hướng thiên về một thực tại nào đó trong bốn thực tại – Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mỗi vị mà những bất nhất đã không sao tránh khỏi. Tất cả những điểm nầy cũng được nhắc tới trong bài giảng của thiền sư Goenka, không phải để đồng tình với một bên nào, mà đúng hơn chỉ để xác định lập trường của truyền thống Niệm Thọ mà thôi. Dẫu sao, những bất đồng ấy cũng không phải là điều quan trọng, hơn nữa chúng chỉ nảy sanh ở giai đoạn tiền minh sát. Vì minh sát thực sự bắt đầu khi người hành thiền quán tánh sanh, diệt của mọi hiện tượng tâm, vật lý hay danh và sắc trong chính tự thân, và ở giai đoạn này các truyền thống minh sát đều như nhau. Từ đây chúng ta có thể chắc chắn rằng mấu chốt của việc thực hành minh sát là làm sao duy trì chánh niệm và tỉnh giác liên tục trên bất kỳ hiện tượng thân, tâm hay danh và sắc nào để thấy ra tính chất sanh-diệt của nó, còn các vấn đề khác chỉ là phụ mà thôi. Mong rằng tập sách nầy sẽ góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết của quý vị về Thiền Minh Sát cũnh như về bài kinh Đại Niệm Xứ.

Chân thành tri ân:

Upāsikā Hạnh Hoa đã đánh vi tính bản thảo.

Gia đình Phật Tử Hoàng Sơn - Kim Loan giúp phần trình bày, thiết kế bìa và lo thủ tục xin giấy phép để in ấn.

Chư Đại Đức Tăng, Tu Nữ và Phật Tử gần xa đóng góp tịnh tài giúp chúng tôi có điều kiện phổ biến Giáo Pháp được sâu rộng hơn.

Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo luôn gia hộ cho quý vị thân tâm thường an lạc.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

TV. Viên Không, mãn hạ PL 2550.
Dịch giả
TK. Pháp Thông (DhammaVidū)

DẪN NHẬP

S.N. Goenka (Satya Narayan Goenka (1924) xem Goenka tự thuật trong "Tìm hiểu Pháp môn niệm thọ" - ND), hay Goenkaji như ông thường được mọi người gọi một cách tôn kính, nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới như một bậc thiền sư. Ông thọ pháp (tiếp nhận kỹ thuật) mà ông hiện đang dạy từ thiền sư Sayagyi U Ba Khin của Miến Điện khoảng thập niên 50, ngài U Ba Khin thọ pháp từ thiền sư Saya Thet, Saya Thet từ thiền sư Ledi Sayadaw, và Ledi Sayadaw từ thầy của ngài trong một dòng dài các bậc thiền sư xuất phát trực tiếp từ Đức Phật. Công lao giữ gìn kỹ thuật (niệm thọ) của dòng dõi các vị thiền sư này qua một giai đoạn thời gian dài lâu như thế quả là một điều kỳ diệu, và là lý do để hàng hậu học được hành theo nó phải tỏ lòng tri ân. Ngày nay, trong một thế giới đang khao khát sự bình yên nội tại, đã có một sự truyền bá rộng rãi kỹ thuật thiền này trong cuộc đời của Goenkaji: vào lúc viết cuốn sách này các khóa thiền đã được tổ chức rộng rãi trên 55 trung tâm thiền chính thức cũng như rất nhiều địa điểm tạm thời khác ở Ấn Độ và trên thế giới, hấp dẫn khoảng 40.000 người hàng năm, một con số người tham dự mỗi năm mỗi không ngừng tăng thêm.

Mặc dù cá tính có sức hấp dẫn của ông và sự thành công to lớn trong phương pháp giảng dạy thiền của ông, Goenkaji vẫn xem sự thành công của mình là do tính hiệu quả của tự thân Giáo Pháp (Dhamma). Ông chưa bao giờ tìm cách đóng vai trò của một vị minh sư (guru) hay tìm cách thiết lập bất kỳ một loại bộ phái, tín ngưỡng hay tổ chức tôn giáo nào. Khi giảng dạy kỹ thuật ông không bao giờ quên nói rằng ông tiếp nhận nó từ Đức Phật qua một chuỗi dài các bậc thiền sư xuống đến thầy của ông (ngài U Ba Khin), và lòng biết ơn của ông đối với các bậc tiền bối về những lợi ích mà bản thân ông gặt hái được trong thiền pháp là điều hiển nhiên. Đồng thời, ông cũng luôn nhấn mạnh rằng ông không dạy đạo Phật hay bất kỳ một loại "tôn giáo" nào, và rằng kỹ thuật ông đang dạy là phổ quát cho mọi người dù bối cảnh tôn giáo, triết học hay tín ngưỡng của họ có là gì.

Khóa thiền tiêu chuẩn trong truyền thống (niệm thọ) này là một khóa thiền nội trú mười ngày. Những người tham dự cam kết ở lại trong địa điểm khóa thiền đúng mười ngày, tuân thủ nghiêm ngặt thời khắc biểu, giữ sự yên lặng tuyệt đối giữa họ trong chín ngày đầu. Lúc bắt đầu khóa thiền, họ thọ trì ngũ giới đúng như những gì Đức Phật đã quy định cho hàng tại gia: để tránh sát sanh, tránh trộm cắp, tránh tà dâm (đặc biệt trong thời gian khóa thiền đòi hỏi phải duy trì tình trạng không quan hệ nam nữ tuyệt đối), và tránh uống rượu và cách chất say. Họ khởi sự với việc thực hành niệm hơi thở - Ānāpāna, đó là quan sát hơi thở tự nhiên. Vào ngày thứ tư, khi đã có được một sự tập trung tương đối, họ chuyển sang việc hành minh sát - vipassanā, quan sát một cách hệ thống toàn bộ hiện tượng tâm - vật lý hay danh và sắc qua phương tiện các cảm thọ thuộc thân. Trọn ngày cuối cùng, họ thực hành thiền tâm từ - Mettābhāvanā, nhằm chia sẻ những công đức họ có được với mọi người.

Mặc dù dòng họ ông là người Ấn Độ, Goenkāji lại sinh ra và lớn lên ở Miến Điện, nơi đây ông đã học kỹ thuật thiền từ thầy ông Sayagyi U Ba Khin. Sau khi được ngài U Ba Khin chính thức công nhận đủ tư cách là thiền sư ông rời Miến Điện năm 1969 để chữa trị bệnh tình của mẹ ông. Khóa thiền mười ngày đầu tiên được tổ chức cho cha mẹ ông và mười hai người khác tại Bombay (Ấn Độ). Nguồn khích lệ mà ông đem lại và những kết quả phi thường của việc dạy thiền của ông đã dẫn đến rất nhiều khóa thiền như vậy nữa, đầu tiên trong các địa điểm tạm thời quanh Ấn Độ và rồi sau đó trong những trung tâm chính thức khi chúng bắt đầu mọc lên. Từ năm 1979 trở đi ông cũng bắt đầu tổ chức những khóa thiền ngoài Ấn Độ, đặc biệt là ở SriLanka (Tích Lan), Thái Lan, Nepal, Pháp, Anh, Bắc Mỹ, Nhật, Úc và New Zealand (TânTâyLan). Tất cả những khu vực này ngày nay đã có một hoặc nhiều trung tâm thiền.

Tiếc thay, thời gian gần đây một sự lầm lẫn đã xuất hiện trong một số những người hành thiền về việc làm thế nào để thực hành vipassanā. Vấn đế phát sinh ở chỗ thế nào là thiền Vipassanā và thế nào là thiền Satipaṭṭhāna (Minh sát và Tứ Niệm Xứ). Thực sự ra VipassanāSatipaṭṭhāna là đồng nghĩa. Chúng chỉ là một.

Để giúp những người hành thiền có khả năng hiểu trực tiếp với những lời dạy của Đức Phật và để xua tan sự lầm lẫn này, Goenkaji đã tổ chức khóa thiền có giảng kinh Tứ Niệm Xứ đầu tiên tại Dhammagiri, trung tâm thiền chính gần Bombay, từ ngày 16 đến ngày 22 tháng Chạp năm 1981. Giới luật và thời khắc biểu của một khóa thiền mười ngày vẫn như cũ, nhưng những người tham dự có thể nghiên cứu nguyên văn bài kinh trong những giờ nghỉ, nếu họ muốn. Các buổi pháp đàm mỗi chiều, Goenkaji dành để giải thích và triển khai bài kinh Tứ Niệm Xứ. Theo cách này pháp học (pariyatti) và pháp hành (paṭipatti) đã được kết hợp một cách lợi ích nhất.

Mỗi chương của cuốn sách này là một hình thức cô đọng của bài giảng mỗi buổi chiều hàng ngày của S.N. Goenka trong suốt khóa thiền Tứ Niệm Xứ tổ chức tại Dhamma Bhūmi, Blackheath, Australia (Úc), tháng Mười Một năm 1990. Quyển sách được xem như sách hướng dẫn Bài kinh Đại Niệm Xứ - Mahā Satipaṭṭhāna Sutta (VRI 1998) với phần giới thiệu và những ghi chú của nó đã được Viện Nghiên cứu Thiền Minh sát (Vipassanā Research Institute - VRI) xuất bản. Quyển sách ấy bao gồm toàn văn bài kinh và được dùng như một cuốn sổ tay bởi những người hành thiền đang tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ. Những bài giảng cô đọng trong cuốn sách này chỉ là những trích đoạn ngắn từ bài kinh, và nó không có ý định được dùng trong khóa thiền, nơi đây thiền sinh có thể nghe những bài giảng gốc trực tiếp bằng máy thu băng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được dùng như một trợ giúp cho các thiền sinh sau khóa thiền để ôn lại nội dung, và cũng giúp các học giả muốn nghiên cứu thêm về văn kinh.

"Sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua việc thực hành, chứ không đơn thuần bằng việc bàn luận suông". Những lời ấy của Goenkaji đã đưa ra một bối cảnh thích hợp cho căn nguyên và lý do có những bài giảng này và cho chính những khóa thiền Tứ Niệm Xứ.

Goenkaji luôn luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền thực sự; lý thuyết và nghiên cứu phải được hiểu như một hỗ trợ cho việc thực hành mà thôi. Trong những bài giảng về kinh Niệm Xứ ông cảnh tỉnh mọi người rằng nếu một trung tâm thiền chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu lý thuyết thì điều đó hẳn là bất hạnh lắm vậy. Trong các khóa thiền Tứ Niệm Xứ, cũng như với các khóa thiền mười ngày, thời khắc biểu hành thiền được tuân thủ đầy đủ, những bài giảng được giới hạn chỉ một thời gian vào buổi chiều. Điều này có nghĩa rằng những người tham dự có thể dùng lý thuyết như một nền tảng căn bản để từ đó khảo sát và kinh nghiệm trực tiếp những thực tại bên trong tự thân, thay vì bị lôi cuốn vào những cuộc tranh luận thuần tri thức về pháp. Tất nhiên việc nghiên cứu trên phương diện tri thức không bị ngăn cấm, nhưng như Goenkaji nhấn mạnh, lý thuyết và thực hành phải đi đôi với nhau. Tương tự, trong một khóa thiền mười ngày, những bài giảng sẽ tiến hành theo tuần tự từ giới (sīla), định (samādhi), đến tuệ (paññā) để giới thiệu cho người hành thiền từng bước một ở mức thực tiễn.

Điều kiện tiên quyết để tham dự khóa thiền Satipaṭṭhāna trong truyền thống này là (người hành thiền) phải hoàn tất ba khóa thiền mười ngày, hành thiền đều đặn hàng ngày, và giữ giới ít ra cũng ở mức tối thiểu, đó là giữ ngũ giới. Điều đáng lưu ý ở đây là bài kinh (Tứ Niệm Xứ) tự thân nó không đề cập đến giới (sīla). Goenkaji giải thích bối cảnh thuyết kinh trong bài giảng mở đầu của ông vào Ngày Thứ Hai: bài kinh được Đức Phật thuyết cho người dân Kuru, từ bao đời nay đã có một nền tảng vững chắc về giới. Nói về giới với họ là điều không cần thiết, vì tầm quan trọng của nó đã được mọi người hiểu và đảm đương rồi. Ngày nay cũng thế, những thiền sinh tham dự khóa thiền và làm việc với bài kinh Tứ Niệm Xứ này ít nhất phải có một sự hiểu biết cơ bản và thực hành giới, là điều quan trọng. Không có nền tảng giới này, khó có thể cho họ đi vào được chiều sâu trong pháp hành của họ đủ để làm việc một cách hiệu quả với lời dạy trong kinh. Đa số thính chúng ban đầu của bài kinh đã phát triển cao trong thiền pháp của họ, nên cần rất ít sự hướng dẫn để có thể đạt đến những giai đoạn cao hơn. Trong khi những chứng đắc như vậy hẳn là không hy vọng gì lắm ở ngày nay, song đòi hỏi của khóa thiền này là những thiền sinh Tứ Niệm Xứ ít ra cũng phải có một kinh nghiệm vững chắc nào đó trong thiền này, cũng như phải quen thuộc với những khóa thiền mười ngày. Cũng không phải ngẫu nhiên mà việc dạy khóa thiền đầu tiên theo kinh Tứ Niệm Xứ của Goenkaji tại trung tâm thiền Dhammagiri lại được tiếp liền theo đó bằng khóa thiền Vipassanā dài một tháng do ông dạy. Sự hiểu biết thêm có được từ việc tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ tạo thành một căn bản thiết yếu cho việc thực hành suốt một khóa thiền dài (1 tháng), và thực sự đó cũng là một đòi hỏi phải có để tham dự những khóa thiền dài ngày trong truyền thống này. Sự hiểu biết ấy hình thành một hướng dẫn rất quan trọng và hữu ích cho người hành thiền trong tình trạng độc cư hành thiền suốt một khóa thiền dài ngày. Thêm vào đó, những bài giảng trong khóa thiền dài ngày thường xuyên đề cập đến những lời dạy của bài kinh (Niệm Xứ) quan trọng này, và nó cũng được đề cập lại trong nhiều bài kinh khác nữa.

Thực sự ra, cả ngàn bài kinh do Đức Phật thuyết đều có một ý nghĩa và nguồn cảm hứng đặc biệt. Có thể nói mỗi bài kinh đã được Đức Phật khéo thuyết cho thính chúng đặc biệt của nó, để thích ứng với tình cảnh và mức hiểu biết của họ vào lúc đó. Hiểu đúng ngay cả chỉ một hay vài bài kinh thôi cũng là đủ cho người hành thiền tiến tới mục tiêu cuối cùng. Mặc dù vậy, bài pháp (satipaṭṭhāna) đặc biệt này đã được chọn ra để nghiên cứu kỹ lưỡng, vì do bản chất đã phát triển của thính chúng ban đầu của nó, bài kinh có thể đã bỏ bớt những đoạn mở đầu không cần thiết và chỉ bàn chi tiết đến bản thân kỹ thuật thiền mà thôi. Như vậy, nó đặc biệt hữu ích cho những thiền sinh cũ muốn nghiên cứu và hiểu biết kỹ thuật sâu hơn ở mức lý thuyết, để củng cố cho pháp hành của họ.

Khóa thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên chỉ kéo dài bảy ngày, bởi vì đây là thời gian cần thiết để Goenkaji trình bày chi tiết và giải thích bài kinh trong những buổi pháp đàm mỗi chiều. Điều này vẫn tiếp tục là thời gian tiêu chuẩn của các khóa thiền Tứ Niệm Xứ ngày nay. Do đó, sự nhấn mạnh đặt trên việc hiểu kinh và ở một mức thực tiễn, làm sao nắm bắt được những hàm ý của nó ít nhất cũng bằng việc thực hành. Sau đó việc thực hành có thể được phát triển thêm trong những khóa thiền dài ngày khi nó đã được neo chắc trong một kiến thức sâu xa hơn về lý thuyết.

Thực sự, đối với các thiền sinh trong khóa thiền được nghe những lời dạy trực tiếp của Đức Phật, trong một bối cảnh ở đây họ có thể làm việc trực tiếp với chúng (áp dụng trực tiếp trong thực hành) là một nguồn cảm hứng lớn lao vô cùng. Nhiều thiền sinh, sau khi đã hành được chút ít, tỏ ra rất xúc động khi lần đầu tiên họ được nghe những lời dạy của Đức Phật, và lập tức hiểu được ngay những lời dạy ấy theo cách mà không khả dĩ chút nào đối với những người không thực hành, vì mức độ kinh nghiệm đã vắng mặt trong sự hiểu biết của họ. Nhiều thiền sinh trình pháp cho biết rằng, họ cảm thấy như thể Đức Phật đang trực tiếp nói với họ, như thể những lời của ngài có ý định dành cho họ vậy. Một đặc tính trong lời dạy của bậc giác ngộ đó là chúng dường như nói trực tiếp đến kinh nghiệm của mỗi người hành thiền.

Trong bài kinh Đại Niệm Xứ nguyên thủy, và thường trong các kinh khác cũng vậy, Đức Phật đã dùng sự lặp đi lặp lại để nhấn mạnh và làm sáng tỏ (vẫn đề). Trong những bài giảng kinh của mình, Goenkaji cũng đọc từng đoạn kinh Pāḷi đúng theo nguyên văn của nó với hiệu quả tương tự. Sự vang vọng của những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, đặc biệt khi nó được đọc bởi một vị thiền sư Vipassanā như Goenkaji, đã thúc dục trực tiếp người nghe đi vào mức thiền sâu hơn. Tuy nhiên, đưa ra một hình thức văn viết gồm luôn cả phần Pāḷi rồi đọc lại hẳn sẽ chỉ là việc giới thiệu một khối tài liệu không cần thiết có thể tạo ra những khó khăn cho người đọc. Do đó, quyển sách này mới tách những bài giảng và văn kinh đầy đủ ra. Những bài giảng chỉ bao gồm những đoạn trích từ bài kinh, sau đó được kèm theo bởi những lời bình giải của thiền sư Goenka. Cũng cần lưu ý rằng, để tiện cho người đọc, nhiều đoạn lặp lại trong những trích đoạn này đã được lược bỏ và thay thế bằng các dấu tỉnh lược (…).

Người đọc có thể tìm kinh văn Pāḷi đầy đủ và bản dịch trong quyển sách hướng dẫn kinh "Đại Niệm Xứ" - Mahāsatipaṭṭhāna do VRI, xuất bản năm 1988. Theo cách này bài kinh có thể được đọc trong tính toàn vẹn của nó với bối cảnh và sự hiểu biết có được nhờ trước tiên đã đọc những bài giảng này. Những ai muốn có được nguồn cảm hứng của việc nghe kinh Pāḷi đầy đủ trong lúc hành thực sự, nên xem lại những bài giảng gốc của Goenkaji hoặc phần đọc tụng của ông.

Thực ra không có sự tóm tắt nào có thể tóm tắt được hết hương vị và sức tác động của những bài giảng nguyên thủy. Tự thân hiện diện và nghe những bài giảng như thế này là một đặc ân to lớn và là một nguồn cảm hứng kỳ diệu. Do đó những bài giảng cô đọng này cố gắng sao để giữ lại được hương vị và bầu không khí đầy cảm hứng ấy. Trong khi cố gắng bám sát những chữ gốc của Goenkaji ở bất cứ nơi nào có thể được, bản tóm tắt này cũng cố gắng chắt lọc và kết tinh ý nghĩa của từng điểm ông đưa ra với sự sáng sủa rõ ràng hết mức. Nếu như quyển sách này có thể phục vụ như một nguồn khích lệ cho tất cả những ai được đọc nó để đi vào thiền ở những mức độ sâu hơn trên con đường giải thoát, thời mục đích của nó có lẽ đã được thành tựu.

Patrick Given Wilson
Tháng Năm, 1998, Dhamma Bhūmi
Blackheath, Autralia (Úc)

Cách phát âm các từ Pāḷi

Pāḷi là ngôn ngữ nói của Bắc Ấn vào thời Đức Phật Gotama. Nó được viết theo hệ thống chữ Brāhmī ở Ấn Độ vào thời Hoàng đế A-Dục (Asoka) và được lưu giữ trong những hệ thống chữ viết của các quốc gia cùng sử dụng hệ ngôn ngữ (Pāḷi) nầy. Trong hệ thống chữ Latinh (Roman), bảng các dấu phụ sau đây được dùng để chỉ cách phát âm đúng.

Bảng chữ cái gồm bốn mươi mốt ký tự: tám nguyên âm và ba mươi ba phụ âm.

Nguyên âm: a, ā, i, ī, u, ū, e, o

Các phụ âm:

- Âm họng:  k, kh, g, gh, ṅ nhóm ka

- Âm vòm:  c, ch, j, jh, ñ nhóm ca

- Âm lưỡi:  ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ nhóm ṭa

- Âm răng: t, th, d, dh, n nhóm ta

- Âm môi: p, ph, b, bh, m nhóm pa

- Linh tinh  y, r, ḷ, v,s, h, l, ṃ.

Các nguyên âm a, i, u là âm ngắn; ā, ī, ū là âm dài; e và o được phát âm dài ngoại trừ trước các phụ âm đôi: mettā, seṭṭhī, okkamati, phoṭṭhabhā.

a phát âm giống 'a' trong 'about'

i phát âm giống 'i' trong 'mint'

u phát âm giống 'u' trong 'put'

ā phát âm giống 'a' trong 'father'

ī phát âm giống 'ee' trong 'see'

ū phát âm giống 'oo' trong 'pool'.

Phụ âm c được phát âm như 'ch' trong 'churh'. Tất cả các phụ âm phát âm bật hơi được phát âm với một sự bật hơi (thở) có thể nghe thấy được. Do đó, 'th' không phát âm như trong chữ "three" mà giống âm trong "Thailand" hơn, và "ph" không phát âm như trong "photo" mà thay vào đó được phát âm là "p" với một sự bật hơi kèm theo.

- Các phụ âm uốn lưỡi, ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ được phát âm với đầu lưỡi uốn quặt ra sau, trong khi những âm răng t, th,, d, dh, n lưỡi lại chạm răng trên.

- ñ (âm nóc họng và mũi) phát âm như chữ 'ñ' trong tiếng Tây Ban Nha (Spanish), ví dụ: señor.

- ṅ (âm đầu lưỡi và mũi) phát âm như 'ng' trong 'singer' nhưng chỉ xảy ra với các phụ âm khác trong nhóm của nó: ṅk, ṅkh, ṅg, ṅgh.

- Cách phát âm của chữ ṃ cũng tựa như ṅ - chẳng hạn 'evaṃ me sutaṃ'

- Chữ v, phát âm như 'v', hoặc 'w' nhưng nhẹ hơn.

- Chữ Ḷ phát âm như chữ "rl" với lưỡi uốn cong lên.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn