(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

I-Nguồn tư liệu các tập chú giải.

01 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 18000)


I.Nguồn tư liệu các tập chú giải.

 

Việc biên soạn các tập Chú giải dưới dạng chúng ta đang có trong tay hiện nay chủ yếu do Budhaghosa và Dhammapāla thực hiện và tới một mức độ ít hơn cũng do Buddhadatta thực hiện nữa, tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) được gán cho vị này.

Việc biên soạn các tập Chú giải dưới dạng chúng ta đang có trong tay hiện nay chủ yếu do Budhaghosa và Dhammapāla thực hiện và tới một mức độ ít hơn cũng do Buddhadatta thực hiện nữa, tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) được gán cho vị này. Cả ba người đều là các vị tỳ khưu và đều sống ở thế kỷ thứ năm sau CN, và đều sinh sống tại Ấn Độ rồi chuyển sang Mahāvihāra tại Thành Phố Anurādhapura bên quốc đảo Sri Lanka để theo đuổi công việc dịch thuật tại đó với sự đồng ý của các nhà sư sở tại. Rất có thể đã có nhiều hơn một nhân vật có tên là Buddhaghosa và Budhadatta và cũng rất có thể lại có đến bốn nhân vật có tên là Dhammapāla[12]

Nói một cách chính xác, chẳng có ai trong ba nhân vật kể trên là tác giả của bất kỳ tập Chú giải nào đã được truyền lại cho chúng ta được ghi tên các vị này cả. Trừ trường hợp họ chỉ là dịch giả và là nhà biên tập chủ yếu tham gia công việc biến đổi các tác phẩm này theo một thứ tự khả dĩ dễ chấp nhận và tinh vi hơn về các tư liệu họ đã phát hiện tại Sri Lanka dưới danh nghĩa là các tập Chú giải. Rất có thể bắt nguồn từ Ấn độ (cũng rất có thể lại xuất phát từ chính Đức Phật) rồi trưởng lão Mahinda đã đem các tập Chú giải này sang Sri Lanka dưới dạng ngôn ngữ Māgadhī, rồi cũng chính tại đảo quốc này các tập Chú giải này đã được dịch sang tiếng Sinhale (Tích Lan). Và chính vì thế cho nên các tập Chú giải này đã còn tồn tại. Một số các tập Chú giải này đã tồn tại khoảng chín trăm năm trước khi chúng được chuyển sang một ngôn ngữ ngày nay, chúng ta gọi là Tiếng Pāli, cũng như do một số người mà ngày nay chúng ta gọi là các bậc Chú giải đã sắp xếp và biên tập lại, trong đó có Buddhaghosa và một số người khác mà tên tuổi của họ đã được ghi lại trong các tác phẩm này cho đến ngày hôm nay. Nhưng họ thực sự chỉ là dịch giả và biên tập các tác phẩm này mà thôi,[13] chớ không phải là tác giả và biên soạn nguyên thủy của các tác phẩm này. Chính Buddhaghosa, hay như chúng ta có thể tin tưởng, đã đề cập rất nhiều trong các đoạn kệ giới thiệu mỗi tác phẩm dài viết về bốn tập Bộ Kinh Pāli Nikāya, cũng như trong các tác phẩm viết về VA[14] và về Asl[15]. Chỉ nghiên cứu các tập Chú giải các Bộ Kinh Pāli đầu tiên, chúng ta thấy ngài Buddhaghosa đã nói rằng:

“Các tập Chú giải đã được tụng ngay trong Hội Nghị Đầu Tiên[16] do năm trăm vị Trưởng Lão và sau này lại được tụng trở lại tại (đại hội thứ hai và đại hội thứ ba[17]), đã được mang sang đảo quốc Sīhala[18] do Māha-Mahinda và sau này được dịch sang tiếng Sihāḷa nhằm đem lại lợi ích cho các cư dân sống trên đảo Sri Lanka. Loại bỏ tiếng Sīhala khỏi các tập Chú giải và dịch sang ngôn ngữ[19] đẹp, dẹp bỏ những thiếu sót, làm cho ngôn ngữ này thích hợp với văn phong bản văn Kinh Phật Pāli[20] mà không đi ngược lại với truyền thống của các vị Trưởng Lão đang trụ trì trong vùng Mahāvihāra, các ngài là những ngọn đèn theo dòng giõi các vị trưởng lão, là các chuyên gia trong mọi quyết định, ta sẽ chuyển đổi làm cho ý nghĩa trở nên rõ ràng, loại bỏ những nhắc đi nhắc lại không cần thiết, nhằm đem lại phấn chấn cho chúng sanh và nhằm giúp Phật Pháp tồn tại vĩnh viễn.”

Buddhaghosa đã nói, như đã được ghi lại trong phần giới thiệu bản dịch sang tiếng Pāli phần Chú giải Bộ Luật (Vinaya) như sau:

“Vì tập Chú giải này được biên soạn bằng ngôn ngữ đảo quốc Sihala, thế nên không thể phục vụ cho chư vị tỳ khưu và bá tánh tại hải ngoại. Chính vì thế giờ đây ta sẽ bắt đầu dịch tập Chú giải này cho khớp với văn phong bản văn Kinh Phật. Trong phần mở đầu tập Chú giải này ta sẽ dựa trên điều đó đối với tác phẩm Đại Chú giải (Mahā-aṭṭhakathā) và không loại bỏ bất kỳ ý nghĩa chính xác nào cùng những khoản luật giới đã đưa ra trong Mahāpaccari và một số tập Chú giải nổi tiếng khác như tập Kurundi đã được truyền thống các vị Trưởng Lão chấp nhận... Chính vì thế ta sẽ tránh được những cách Chú giải không chính xác (viết sai) được truyền lại trong các tập này. Để từ đó, chỉ loại bỏ sự khác biệt ngôn ngữ[21] và cô đọng lại các phần Chú giải đã được kéo dài thêm, không loại bỏ bất kỳ quyết định nào đồng thời cũng không đi lệch hướng so với bất kỳ truyền thống bản văn nào... (ta sẽ Chú giải tác phẩm Luật (Vinaya)[22]

Còn nữa, theo Bà Rhys Davids lưu ý. Chính Buddhaghosa đã đề cập đến trong các đoạn kệ giới thiệu tác phẩm Chú giải Bộ Pháp tụ (Atthasālini)”[23] “Tập Chú giải[24] Vi Diệu Pháp, ngài Đại ca diếp (Mahākassapa) cùng với các đại Thánh tăng khác đã tụng trước tiên trong Đại Hội Lần thứ nhất và sau này các vị Thánh tăng khác đã tụng tại đại hội thứ hai và đại hội thứ ba và rồi Trưởng Lão Mahinda, đã được chuyển tới quốc đảo tráng lệ này và đã được viết thành ngôn ngữ các cư dân trú ngụ tại đây. Loại bỏ khỏi tập Chú giải này ngôn ngữ của những cư dân tại Tambapaṇṇi[25], dịch tác phẩm này sang một ngôn ngữ hoàn hảo và được viết bằng một loại văn phong bản văn Kinh Phật Pāli, làm sáng tỏ và giải thích các quyết định của các cư dân sống trong vùng Mahāvihāra không pha tạp và không bị tha hóa do các quan điểm của các giáo phái khác, và chỉ nghiên cứu những gì cần phải nghiên cứu được trích ra từ các Bộ Kinh Pāli (Nikāya) và các tác phẩm Chú giải, Ta sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa và làm cho người trí hoan hỷ.”

Thật không thể khẳng định rõ ràng hơn được nữa, mối bận tâm to lớn của ngài Buddhaghosa chính là rút ra từ một đống các tập Chú giải cổ xưa đồ sộ đó, để đem lại hình thái có hệ thống và có lý hơn, dễ dàng thấu hiểu đối với một số lớn các vị tỳ khưu và đồng thời loại bỏ những tư liệu không cần thiết được tìm thấy trong đó. Ngài còn quyết định trung thành tuyệt đối với cách tiếp cận với phương pháp Chú giải không thể không nắm giữ đối với Giáo Pháp của các vị Trưởng lão và hay truyền thống Nam Tông, được cất dấu trong đó. Ngoài ra rất ít khi ngài đưa ý kiến riêng của mình vào các tác phẩm đó, ngài chỉ biên dịch từ tiếng Sihale sang tiếng Pāli mà thôi, và đó là những gì ngày nay chúng ta đang có trong tay được coi như là các tác phẩm Chú giải Pāli vậy.

Câu truyện truyền thống cũng cung cấp thêm một vài chi tiết cho trong Mhvs[26] chỉ là theo lời khuyên của vị trưởng lão Revata trụ trì tại Bodh-gayā, là một cậu bé Bā-la-môn (sau này có tên là Buddhaghosa) đã nhận được lệnh pabbajjā, hay “xuất gia” như là một điều chuẩn bị cần thiết để sang Sri Lanka hầu có thể hoàn thành lời ước để thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng về Tam Tạng cùng với những tập Chú giải về kinh này. Vì ở đây, tại Jambudipa, (Ấn độ) theo lời Hoà Thượng Revata giải thích, “chẳng tồn tại bất kỳ một tập Chú giải nào cả” n’atthi aṭṭhakathā idha. đặt chân đến Mahāvihāra, Buddhaghosa đã yêu cầu có được “toàn bộ các bản chép tay” để ngài có thể biên soạn một tập Chú giải. Nhằm thử khả năng của ngài Buddhaghosa với tư cách là một nhà tổ chức biên soạn bản văn và cũng như là một dịch giả (từ tiếng Sinhale sang tiếng Māgadhas[27]) và để xác định được kiến thức của ngài về các tư liệu ngài chờ đợi để triển khai, các vị tỳ khưu sở tại, vô cùng kinh ngạc trước hiểu biết và kiến thức của ngài, liền đưa cho ngài hai đoạn kệ và nói: “Hãy tỏ rõ khả năng của ngài với các đoạn kệ này, khi nào chúng ta nhìn thấy khả năng của ngài, chúng ta sẽ đưa cho ngài toàn bộ các bản chép tay” tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) là kết quả của các cuộc nghiên cứu của ngài về các bản văn Kinh Phật Pāli và các tập Chú giải cổ viết bằng tiếng Sinhale. Cho dù chính ngài đã viết, đây chỉ là một tác phẩm nguyên bản ở mức độ ngài đã hệ thống hoá và điều phối hợp các tư liệu Chú giải cổ xưa biến thành ít phổ biến và một hình thức cô đọng hơn các hình thái nguyên bản, hầu như vẫn chiếm ưu thế hơn trong các tập Chú giải[28] này. Ở mức độ đó tác phẩm nguyên bản” khác được gán cho Buddhaghosa, có tên gọi là ṇodaya, chỉ được biết đến dưới dạng một vài Ms hay một phiên bản của nó không ngờ lại được đưa ra ánh sáng.[29] Rất tiếc chẳng có tập Chú giải nổi tiếng Pāli nào còn tồn tại, những tập Chú giải đó được Buddhaghosa biên tập” và chuyển ngữ, rồi đến ngài Dhammapāla và tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại do Buddhadatta thực hiện. Nhưng hình như Buddhaghosa đã sử dụng hầu hết tên các tác phẩm đó, đặc biệt là trong tác phẩm VA, và chính ngài đã truyền xuống đến chúng ta thông qua các tác phẩm Mahā- hay Mulā- aṭṭhakathā, Mahāpaccari, Kurundī. Và Andhakaṭṭhakathā và cả một số tác phẩm khác nữa.[30]

Đôi khi những tác phẩm này chỉ được trích dẫn, đôi khi lại được phê chuẩn, đôi khi ngài còn phê phán ngược lại như trong Tác phẩm VA và ở một số tác phẩm khác[31]. Như vậy chứng tỏ cho thấy ngoài việc làm một dịch giả, ngài còn quan tâm nhiều đến việc biên tập nữa. Cũng như vậy đối với Dhammapala và Buddhadatta trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không đích danh đề cập gì đến các tác phẩm cổ xưa này. Tuy nhiên[32] cách diễn tả “trong các bản chép tay”, potthakesu rất có thể ám chỉ về các tác phẩm này.

Cũng vậy, và ngay cả sống trước thời các vị biên soạn các tác phẩm cổ này, có các vị Porāṇas, là các vị học giả, “không còn gì phải nghi ngờ họ là các vị thiền sư thuộc hạng niên trưởng và họ đã chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành và ổn định trường phái Nam Tông[33].” Adikaram cũng thuận theo ý kiến cho là ngay cả nếu như họ không được biết đến tại Ấn độ đích danh là các vị Porāṇas, ấy vậy mà quan điểm và những giải thích Giáo Pháp của họ lại được kết hợp chặt chẽ trong một tác phẩm Chú giải cổ (như đã được đề cập đến ở trên) khi tác phẩm Mahā-aṭṭhakathā và các tác phẩm Chú giải khác đã được biên soạn, được phổ biến với tên gọi là Porāṇaṭṭhakathā.[34]

Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) hầu như không thể chứng tỏ cho thấy có các vị Porāṇas tồn tại và gán cho họ một đoạn kệ được trích dẫn[35] ít nhất trong mười một tác phẩm Chú giải khác. Hơn thế nữa, trong bản Chaṭṭhasaṅgyan viết bằng tiếng Miến về tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng gán đoạn kệ sau đây với một câu chú thích cho là bản dịch tiếng Sinhale đã bỏ qua cả đoạn kệ lẫn việc qui kết của tác phẩm[36] này:

Một Vị Phật xuất hiện trong Kiếp Sāra, trong Kiếp Maṇḍa có hai vị Chiến Thắng xuất hiện.

Trong Kiếp Vara xuất hiện ba Vị Phật, Kiếp Sāramaṇḍa có bốn Vị Phật xuất hiện.

Năm Vị Phật xuất hiện trong Bhadda Kiếp; chẳng còn vị Chiến Thắng nào nhiều hơn thế nữa xuất hiện đâu.

Hơn thế nữa, trong khi đưa ra tám lý lẽ thường dùng nêu lên lý do tại sao đức Thế Tôn lại được gọi là Vị Như Lai, cho dù tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) có trích dẫn ba đoạn kệ[37] mà hầu như trong các Chú giải khác đã đồng nhất với nhau về cùng một chủ đề được qui cho Porana. Điều này không phải như vậy. Còn nữa, có một đoạn kệ mà ít nhất bốn tập Chú giải khác đều mô tả như vậy, nhưng cả tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[38] hoặc giả UdA 403 đều làm như vậy. Tôi chẳng tìm thấy bất kỳ đoạn kệ nào trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại mô tả về họ cả. Phải chăng chỉ có tập Chú giải (cty) là không làm như vậy sao?

Ngoài một số hiểu biết về các vị Poranas, tức các vị cao niên là những người tiền nhiệm mình, các vị Chú giải (ctys) cũng đã ý thức được về những vị này, rất có thể là những người đồng thời với mình, và đôi khi họ cũng đề cập đến các vị này như là “họ” (they: được hiểu là như vậy), api paṭhanti, họ cũng đã giải thích”[39]; đôi khi như là aññe hay là apare[40], là những người khác; và thường xuyên hơn là keci, tức là một số. Rất có thể, trong một số đoạn “những người này” cũng được hiểu một cách hoàn toàn khác. Thí dụ như, một đoạn về nirāmisa trong tác phẩm PṭsA bắt đầu nói rằng, “trong bản chép tay họ (hiểu ngầm) viết là ‘sāmisañ ce’. Điều đó “không khá hơnpotthake sāmisañ ce ti likhanti. Likhanti,tam na sundarataram[41]. Vậy nó đã đưa ra ba bội đôi trong việc xác định và phủ định, phải thông hiểu hay hiểu ngầm trong việc giải thích nirāmisa và sāmisa. Ngữ cảnh trên được giải thích trước tiên trong những danh từ hay những ý niệm (liên kết với từ gotra-bhū), trước tiên giải thích anne sau đó keci. Cả hai sự giải thích đó dẫn đến không thoả đáng. Và một lần nữa, ví dụ trong UdA 116 253 428 đều mà kesi nói, vanneti vadanti, pathanti, được người ta nói như là tam na sundaram, “điều đó chưa đúng”. Việc nghiên cứu của họ cũng thấy loại bỏ trong UdA 34, tan akāranam, và 431, n’attha’idam kāranam “ đó là điều nhầm lẫn”, cũng có thể trong UdA 44, nhưng không cần thiết ở trong UdA 51. Thực vậy, Tiến sĩ Lily de silva tìm thấy sự khác biệt đó đối với huynh hướng của keci có nghĩa xấu, Kesi thì trú ở Abhayagirins và cũng có thể trú ở utara vihara, quy định điều này không có nhất quán[42] mà theo DPPN hoàn toàn chấp nhận cả hai là đúng[43]. Tuy nhiên điều đó chúng ta nên ghi nhận rằng dường như vấn đề đó tỷ lệ đọc hiểu hay nói chính xác (vadanti) quy cho kesi thu nhận mà không có bất kỳ sự phê bình nào ca[44], do đó sự giải thích này thường không có nghĩa là bị phản đối như người không đúng vững. Nhưng cho đến thời điểm này, nhìn bao quát sự khác nhau các bản chú giải đối với Kesi đã biên soạn, nó có thể chỉ trích dẫn một vài công trình nghiên cứu ở nơi này, nơi nọ trong một phương pháp lung tung.

Như vậy, điều đó dường như khả quan hơn cho việc trình bày chỉ một số trường hợp nhỏ khi Phật tông quy cho việc đọc khác nhau đối với kesi phát biểu đồng ý hay không đồng ý, hoặc ra mắt đồng ý, hay xác định không đồng ý. Nhưng chúng tôi hy vọng con số nhỏ này sẽ là đủ đánh dấu sự quan trọng bộ Phật tông gắn liến với Kesi. Liên quan đầu tiên trong ba phân loại này chính là đoạn văn sau đây: gavapānena ti idam vuttam eva, ghatapānenā ti pi pathanti keci[45]. Hoặc một lần nữa, atthamī ti atthan gato, kesi attham gato ti pathanti[46] Và, yavavipulo ti vipulayaso... keci tatth’ āsi vipulo rukkho ti pathanti- “bao quát là nổi tiếng... một số người đọc ‘đã có một cây lớn ở đó’[47].

Nhưng chúng tôi cũng chấp nhận: cando tāragane yathā ti... kesi cando pannaraso yathā ti pathanti – “ như mặt trăng ở giữa các vì sao... một số người đọc ‘ như mặt trăng vào ngày 15”. Việc đọc này dường như không được chấp nhận như trong Phật tông đã nói, so uttānattho va, “ ý nghĩa này hoàn toàn rõ ràng[48].

Trái lại, ở đây có đoạn kinh văn: sabbakilesānī ti sabbakilese, lingavipariyāsam katvā vuttaṃ kesi tattha sabbakilesehī ti pathanti –“ tất cả phiền não có nghĩa là tất cả phiền não, ý muốn nói đã được thay đổi giống. Một số người đọc ‘ ở đó ( ví dụ như cây giác ngộ của nārada)bằng tất cả những phiền não’’’[49], điều đó không đúng vì không ghi nhận điều này. Tuy nhiên, điều kesi nói, vadanti, về sự hiện hữu tám phẩm chất đặc biệt”, dứt khoát không chấp nhận cho sự không đồng ý có hay thích hợp bản văn, tam pāliyā na sameti[50] . Đây là điều thật tế đối với “một số người” lầm lẫn khi giải thích những phẩm chất này liên quan với những vị ẩn sĩ mà những vị này có thể cung ứng tám điều hạnh phúc, nơi đó hạnh phúc được tiếp nhận liên quan với trạng thái tâm của các vị sa môn: tỉnh thức, thanh tịnh, trong sáng, không nhuợc điểm, không phiền não, nhẹ nhàng và thoải, thích hợp, không lay động[51].

Một vài từ ngữ ở đây nói về kesi có thể cho chúng ta những biểu hiện quan tâm bên ngoài đối với Phật tông đã chú giải và dịch thuật. Thật vậy, nó được nói thêm ở đây rằng có một số người bị phản đối vì họ viết sai trong kinh điển: mayi pabbajite ti mayi pabbajitabhāvam upagete. Mama pabbajitam santan ti potthakesu likhanti, so pamādalekho ti veditabbo[52]. Khi tôi xuất gia có nghĩa là khi đó tôi đạt được trạng thái của một người xuất gia. Họ đã viết trong kinh văn ‘ ở đó có sự xuất gia của tôi’; điều này phải hiểu ngầm là viết sai [53].

 


[12]. Xin đọc DAT, nhà xuất bản Lily de Silva, 1970, I xli tt

[13]. Xin đọc Ppn, phần giới thiệu tr. XII tt.

[14]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. tt, SA i. tt, Chú giải Tăng Chi Bộ i. tt

[15]. VA, I tt

[16]. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) i. Đoạn kệ 13-17.

[17]. Cũng đọc DAT i. 19

[18]. Nt, 20

[19]. Sri Lanka

[20]. Ngôn ngữ của người Magadha

[21]. Tantinaya.

[22]. Khác biệt từ những ngôn ngữ các bản văn, thí dụ bỏ qua ngôn ngữ Sihale.

[23]. Xin đọc thêm bản dịch trong ID 2-3

[24]. Chú Gải Bộ Pháp Tụ (Asl) tr. 1 đoạn 13. bản dịch các đoạn kệ này cũng xuất hiện trog BPE trong phần giới thiệu tr. xxviii, và trong tập Người Chú giải (Expositor) đoạn I. tr, 2tt.

[25]. Không có cách nào phân biệt được là số ít hay số nhiều, nhưng về Abhidhamma cũng có đề cập đến, không thấy đề cập đến trong Dhs.

[26]. Là tên cổ để gọi Sri Lanka. Mhvs xxxvii 215-248, từ đó ta có chữ viết tắt ở trên.

[27]. Có nghĩa là tiếng Pāli

[28]. Ppn, phần giới thiệu tr. XIX.

[29]. B.C Law nhận định, “thật thú vị biết bao, có một bản vắn đã được nước Siêm-la lưu trữ được.” Bombay Branch RAS, 1946. tr. 2 cũng đọc ở nt. tr. 79, tác phẩm này được coi như được viết tại Ấn độ, cũng như tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl).

[30]. Một danh sách được ghi lại trong BPE phần giới thiệu XXVIII.

[31]. Một danh sách được ghi lại trong BPE phần giới thiệu XXVIII.

[32]. Ppn, xem phần giới thiệu xĩ

[33]. Xin đọc thêm dưới đây tr. XII

[34]. EHBC, 23. xin đọc thêm những nhận định của Oldenberg trong tác phẩm Dip, tr. 2

[35] BcAC, 35

[36]. Nt. 191

[37]. Nt. 15,16,17

[38]. Nt. 42.

[39]. Hoặc “họ” rất có thể cũng được hiểu là những cách giải thích và viết trong các tập Chú giải Sinhale’.

[40]. Apere trong UdA 245, và nt, 374. cho thấy ở đó điều họ nói đến đã không được chấp nhận.

[41] PtsA I 276. Kinh văn đọc là ca cho ce

[42] DAT ip. lixff

[43] Xem s.v Abhayagiri và uttara vihara

[44] E.g BvAC 13 (bằng, tuy nhiên pana but,), 151,152, (đôi) 160 UdA, 44, 51

[45] BvAC 151

[46] Ibiḍ 160

[47] Ibid. 184

[48] Ibid.201

[49] Ibid. 185

[50] Ibid. 76

[51] Đây là “ kho” thường miêutả tâm của người sản sàng nhập thiền định

[52] Phật tông 230 “ Kinh điển”, potthakesu, có lẽ ý nghĩa trong MSS lạc hậu đối Phật tông Pali

[53] Cf Pamādapāthā, KhaA 207, PvA, cả hai liên quan với pahūte

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn