(Xem: 1506)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1863)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Nhập đề

01 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 16959)

IV.Nhập đề 

Ở mức độ tôi biết được, đây là cố gắng đầu tiên để dịch tác phẩm Madhuratthavilāsini, tức là Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) sang Anh ngữ hay sang bất kỳ một ngôn ngữ Âu Châu nào khác.

Ở mức độ tôi biết được, đây là cố gắng đầu tiên để dịch tác phẩm Madhuratthavilāsini, tức là Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) sang Anh ngữ hay sang bất kỳ một ngôn ngữ Âu Châu nào khác. Công việc dịch thuật này đúng như tôi đã đặt cho một tên gọi là “Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào” (CSM) hầu như hoàn toàn dựa trên ấn bản tôi đã thực hiện theo nguyên bản La Tinh hoá, do Hội Văn Bản Pāli xuất bản vào năm 1946 BvAC, là ấn bản hình như tôi chỉ sử dụng ấn bản duy nhất do Simon Hewavitarne Bequest, Colombo 1922 xuất bản. Nhưng theo ấn bản Chaṭṭha Saṅgāyanā, thì bản Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Miến (BvAB) xuất bản tại Rangoon 1959, lại khiến tôi có thể chú thích trong tác phẩm CSM một số khác biệt trong các cách dịch này và tập Chú giải Lịch sử Chư Phật ấn bản Ceylon. Một bản tường trình đầy đủ sẽ được đưa ra một cách thích hợp trong phần xuất bản nguyên bản viết bằng vần La-tinh về tập Chú giải này hơn là trong một bản dịch tập Chú giải này, và tôi sẽ không thực hiện điều này ở đây.

Tuy nhiên cùng lúc đó, một số lớn các bản dịch khác cũng được tìm thấy về các đoạn kệ trong năm sáu lần tái bản bản dịch tác phẩm Phật Tông do N.A. Jayawickrama, khi ông xuất bản tập Chú giải Lịch sử Chư Phật, PTS năm 1974, và ở mức độ ít hơn so với bản dịch tác phẩm này với tựa đề là, “Ký Sự Niên Đại Chư Phật” (CB), SBB, 31, 1975. Hầu như đa số, nhưng không phải toàn bộ các đoạn kệ trong Phật Tông đều đã thấy xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), bất kỳ ai quan tâm đến các bản dịch đa dạng đó giờ đây cũng có thể nghiên cứu trong các lần xuất bản mới đây và cả bản dịch PHẬT TÔNG mới này nữa.

Đối với những điểm tương đồng một cách chung chung giữa BvA và các tác phẩm Pāli khác, trước tiên và đứng đầu ta thấy có tác phẩm Kinh Bản Sinh Duyên Khởi (Jātakanidāna). Các vị tiền sử xa xưa (Dūrenidāna) hay mới đây (Avidūrenidāna) hoặc các vị không mấy xa xôi lắm (Ja I 3-82), tất cả đều có nhiều tương quan gần gũi với nhau, cho dù với một số ít khác biệt, đối với cả tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) do ngài Sumekhakathā thực hiện cũng như trong bài báo cáo dài về cuộc đời Đức Phật Cồ Đàm trong Ký Sự Niên Đại tập thứ XXVI.[114]

Thêm vào đó, tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA tt.1-31) còn kể lại câu chuyện về Đức Phật Tổ Sumedha cùng với các từ tương tự. Tiếp theo sau tác phẩm trên, các vị tiền sử xa xưa (tt. 31-52) trong đó các ký sự niên đại viết về Chư Phật tiền kiếp, được đề cập một cách đầy đủ trong các tác phẩm Phật Tông và Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh lược (rút ngắn). Họ cũng thực hiện điều này bằng những cách diễn đạt lời từ khác nhau. Vì các bản dịch lại nhấn mạnh[115] đến những điểm dị biệt, được ghi lại trong tác phẩm Thūpavamsa (tr. 147-166) các vị Tiền Sử xa xưa trong cuốn Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) (tr.52-81) và Santikenidāna (tr.82-99) cũng được giải thích cùng chung với Ký Sự Niên Đại về Đức Phật Cồ Đàm trong tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA).

Lẽ dĩ nhiên những đường nét phác thảo rộng rãi, câu chuyện này khó có những thay đổi nào đáng kể. Một số chi tiết được đưa vào và bỏ qua có thể được thay đổi, tuy nhiên, đa số những thay đổi này lại đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc tường trình điều đang được bàn về vấn đề này. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không có chủ đề nghiền ngẫm; chẳng có bất kỳ hình thức đặc biệt nào khác hơn là sự nghiệp của vị Bồ Tát hoặc của những vị Phật Tổ quá khứ, nếu như có liên quan và phải nhấn mạnh đến việc loại bỏ các yếu tố khác.[116] Như vậy ở một vị thế chỉ nhằm đưa ra những gương iển hình như trong Bản Ký Sự Niên Đại XXVI, lại có một sự dồi dào chi tiết không gây cản trở gì trong việc kể lại về cuộc ời đã qua của vị Bồ Tát kể từ lúc giáng lâm cho đến cuộc Đại Xuất Gia, từ cuộc sống trong hậu cung được đề cập đến sáu năm thực thi cuộc phấn đấu khắc khổ[117]. Chính vì thế xuyên suốt vài tường trình này ngay cả thuật bắn cung để dành được cô dâu,[118] thì hầu như hoàn toàn khớp với những gì được mô tả bằng những từ rất đồng nhất được ghi trong Kinh Bản Sinh Sarabhaṅga (No. 522) Trong Kinh Bản Sinh này ta thấy người bắn cung tên là Jotipāla, đây cũng là tên của Đức Phật Tổ Cồ Đàm khi ngài còn là một vị Bồ Tát dưới thời Đức Phật Tổ Kassapa.[119]

Vị Biên Soạn hay dịch giả tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) chính là Ngài Buddhadatta. Vào thời điểm xử lý với tác phẩm Chú giải này, hình như ngài đã cư ngụ trong một ngôi chùa tại tỉnh Kāvīrapaṭṭana[120], rất có thể “toạ lạc tại bờ biển phía Nam Ấn Độ.”[121] Đây chính là vào thế kỷ thứ năm sau CN. Rất có thể ngài đã được đồng nhất với vị Budhadatta là người cũng được mô tả trong cuốn Luật (Vinaya)-vinicchaya. Abhidhammāvatāra, Jinālaṅkāra[122], và cuốn Dantadhātubodhivaṃsa[123] hầu như chắc chắn là có một vị Buddhaghosācariya trẻ tuổi cùng thời với ngài. Vị này hình như rất quen thuộc với những bài viết của vị Chú giải vĩ đại này.”[124] Có một lời khẳng định được thực hiện dựa trên cở sở “bài Chú giải này đã theo rất sát với phương pháp trong các tác phẩm của Buddhaghosa”.

Có một điều rất trung thực là tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) có tham khảo với tên tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl), là tác phẩm được qui cho Buddhaghosa làm tác giả.[125] Một Phần trong bài giới thiệu tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl)[126] cũng đưa ra cùng những đoạn Kệ và cũng bỏ qua một số đoạn kệ như đã tìm thấy trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) trong phần viết về Sumedhakathā và Dīpaṅkarabuddhavamsa. Nhưng đây chỉ là khi tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã có trong đoạn kệ 200, 201 trong bộ ký sự niên đại Dīpaṅkara (Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC 126) có nghĩa là các đoạn kệ này được viết trong cuốn Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) là cuốn Chú giải bộ Dhammasaṅgaṇi. Trong phần Chú giải về kệ tán dương Tam bảo của họ như sau: ayaṃ gāthā Atthasāliniyā Dhammasaṅgaṇi-aṭṭhakathānidāna-vaṇṇnayā Dīpakarabuddhavaṃse kikhitā.

Tập Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu cũng có tham khảo Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC 284) trong đó có kể câu chuyện Kanthaka tái sanh thành thiên tử (devaputta) như thế nào, câu chuyện đã được trích trong tác phẩm Vimalatthavilāsini Vimānavatthaṭṭhakathā[127]. Chính vì thế ta sẽ không nhắc lại ở đây, có nghĩa là, không nhắc lại trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Nhưng Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu không được gán cho Buddhaghosa làm tác giả, mà lại gán cho Dhammapāla. Vị Chú giải vĩ đại có tên tuổi này được mọi người đồng ý là người xuất hiện sau Buddhaghosa. Mặt khác, truyền thống lại cho rằng Buddhaghosa và Buddhadatta đã gặp nhau vào thời điểm cả hai đang vượt biển đến Ceylon.[128] Bất kỳ ngày tháng nào cả hai vị Chú giải này sống, ta nên nhận thức đầy đủ rằng ngài Buddhaghosa không phải là tác giả của các tập Chú giải đầu, nhưng là người sắp đặt chính một số lượng tài liệu Chú giải tiếng Sinhale cổ khổng lồ, mà hình như ngày nay đã bị thất lạc, nhưng dưới thời ngài sinh tiền thì đã tồn tại và không còn nghi ngờ gì đặc tính nguyên vẹn của tác phẩm này. Việc trình bày tư liệu cổ đại này dưới một hình thức có thể chấp nhận được, bao gồm cả các bản dịch hiện thời không được biết đến. Nhưng rõ ràng một số lượng rất lớn các tư liệu đó đã được lưu lại cho đến hiện nay bằng tiếng Pāli. Chính là công việc đã khiến cho ngài cất công bận rộn trong suốt thời gian ngài lưu lại tại Mahāvihāra.

Rất có thể toàn bộ các tập Chú giải cổ viết bằng tiếng Sinhale đã xuất hiện hơn kém đồng thời với nhau. Như vậy toàn bộ, hay hầu hết các tác phẩm này đã được Buddhaghosa biết đến và các vị dịch giả và biên tập bịa ra tên cho các tập Chú giải này dựa theo tác phẩm Pāli này. Vì chúng ta có thể coi như là xét theo toàn khối các tập Chú giải cổ xưa đã xuất hiện cùng thời với nhau và không mấy khó khăn gì ta có thể liên hệ đích danh với bất kỳ tập Chú giải nào trong bất kỳ tuyển tập Pāli nào. Các vị dịch giả biên tập này không bịa ra các tên, đây chỉ là các tên tác phẩm họ gặp và rồi sử dụng, duy trì và truyền lại Chính vì thế nhờ các tên này mà ngày nay hậu thế biết được các tập Chú giải này. Một thực tế rõ ràng cho thấy bất kỳ tác phẩm Chú giải về Kinh Phật liên quan đến các tác phẩm khác đều không bảo đảm là được “viết” trước các tác phẩm ta đang đề cập đến ở đây; vì tư liệu Chú giải đã xuất hiện “một cách toàn khối”.

Cho dù tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) hình như không được đề cập đến nhiều hơn tập Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) và tập Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu theo đích danh, song một số lại tỏ ra rất ấn tượng đối với các tác phẩm Chú giải khác. Nhưng lại không thực hiện đích danh. Một danh sách Chú giải song song hay có thể so sánh một số các từ được đưa ra ở trên trong phần nhập đề.[129] Hơn thế nữa “con số bảy” được đề cập đến ở đây đã xuất hiện cùng một thời khi vị Bồ Tát xuất hiện, không những trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (VvAC 131. 276, 298 nhưng còn trong các tác phẩm Chú giải khác nữa.[130] Thêm vào các tác phẩm này thì Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) còn chứa một số đoạn rất hấp dẫn song song với các tập Chú giải này như ta thường thấy xuất hiện. Thí dụ, tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 3 đã liệt kê các địa danh Đức Phật Cồ Đàm đã trải qua trong hai mươi nơi an cư mùa mưa như ta thấy liệt kê trong AA ii 124. Thế rồi bài tường thuật Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đã đưa ra phép Song Thông (BvAC 31) vào thời điểm vị Bồ Tát tái sanh cũng hầu như rất giống với bài tường trình được thấy trong tập Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 213 tt[131] khi Đức Phật thực hiện phép Song Thông này vào một dịp khác. Có bốn địa điểm được coi bắt buộc phải có đối với tất cả Chư Phật. BvAC 131, 297, cũng có biến cố song hành ghi trong DA ii 424, nhưng tôi không thấy xuất hiện ở nơi nào khác.

Nguồn tin: buddhanet.net

 

[114]. Xin đọc EHBC, tr. 40

[115]. Xin đọc CB, tr. XXIV, cũng như các nhận xét về tác phẩm Mahāvastu và Jinakālamālī

[116]. Ấn bản ṆA. Jayawickrama, SBB 28, 1971.

[117]. Thời gian cần thiết để cho Đức Cồ Đàm thực hiện “cuộc phấn đấu” (dài hơn bất kỳ thời gian bất kỳ vị Bồ Tát nào khác, xin đọc CB tr. xxxvi) được mô tả trong Ap. tr. 301, đoạn 29,30 từ lúc ngài còn trong tình trạng sơ khai nơi kiếp trước cho tới Đức Phật Kassapa.

[118]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 279

[119]. Xin đọc Phật Tông. XXV 10tt.

[120]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 299

[121]. Xin đọc bài tường trình về “Tác Giả” trong các cuốn cẩm nang của ngài Buddhadatta, ấn bản A.P Buddhatta, 1927, tập II, tr. VIII.

[122]. PLC 105 tt.

[123]. Nt. 106, và DPPN, hiện chưa được chuyển sang phiên âm La-tinh.

[124]. PLC 109.

[125]. Truyền thống cho là Buddhaghosa đã viết tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) tại Ấn Độ trước khi ngài đến Ceylon” Lịch sử văn chương Ấn Độ do Winternitz viết ii 109, n. 3 bản dịch năm 1933.

[126]. Ấn bản Sinhale 44-73. Đoạn này không được in trong ấn bản PTS về Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl).

[127]. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314.

[128]. Saddhamma-sangaha, JPTS 1890. tr. 53. tác giả tác phẩm này, là Dhammakitti, rất có thể dài hơn, theo DPPN, vào thế kỷ 14. Tuy nhiên chúng ta không thể được biết truyền thống này đã kéo dài trong bao lâu.

[129]. Phần giới thiệu tr. XXIV

[130]. Xin đọc dưới đây tr. XLII

[131]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 57

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn