(Xem: 1506)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1866)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Ngữ Pháp

01 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15577)

Ngữ Pháp

Đoạn này vì không kiếm ra tên gọi. Tôi đã đặt tên ngữ pháp”, có ý nghĩa chỉ nhằm gợi chú ý đến một số điểm Ngữ Pháp xuất hiện trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật.

Đoạn này vì không kiếm ra tên gọi. Tôi đã đặt tên ngữ pháp”, có ý nghĩa chỉ nhằm gợi chú ý đến một số điểm Ngữ Pháp xuất hiện trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật. (BvA) cần được cứu xét đầy đủ. Về tính quan trọng và để truyền đạt kiến thức nhằm lưu ý tới, như thể các lần thay đổi giống (giới tính), thay đổi thì, và thay đổi thể. Trước những ví dụ được trình bày về các trường hợp này, hình như cần phải làm rõ một số hình thức các tên Pāli khả dĩ ta có thể bắt gặp trong các trường hợp. Theo các nhà Ngữ Pháp Pāli có bảy điều chứ không phải là tám. Vì cách xưng hô, ālapana. (vocative) được thêm vào trong cách đầu tiên, paṭhamā. Chính vì thế cách này không tồn tại thực sự hay độc lập làm thành cách thứ tám hay là cách xưng hô (aṭṭhamī).

Mỗi cách trong số bảy cách trong tiếng Pāli lại có hai tên gọi: tên tôi gọi là “tên mô tả” và đã được các nhà Chú giải sử dụng; và tên ‘thứ tự” được các nhà ngữ pháp sử dụng. Sau các từ thứ tự có từ Vibhatti, có nghĩa là “cách” nên được hiểu là như vậy. Thứ tự và tên của các cách này được gọi như sau:

1. Chủ cách: Nominative - paccatta[132] - paṭhamā[133]

2. Đối cách: accusative - paccatta(?)1 - dutiyā - upayoga[134]

3. Sử dụng cách: instrumental - karaṇa - tatiyā

4. Chỉ định cách: Dative - sampadāna - catutthī

5. Xuất xứ cách: Ablative - nissakka - pañcamī - (apādāna)[135]

6. Sở hữu cách: Genitive - sāmi - chaṭṭhī

7. Định sở cách: Locative - bhumma - sattamī - (adhikarāṇa)4  - (ādhāra)4

8. Xưng cách hô: Vocative - ālapana4 - (aṭṭhamī4)

Những thay đổi cách này không thường xuyên được thấy chỉ rõ trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), cũng như trong các tập Chú giải khác.[136] Đây có một số ít ví dụ được trích ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) như sau:

tr. 37 d. 3, 55 d. 25 bhummatthe paccattavacanaṃ,[137] là chủ cách hiểu theo nghĩa định sở cách.

tr.66 d.16 karāṇatthe upayogavacanaṃ daṭṭhabbam, là đối cách nên được hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

tr.85 d. 14, tr. 101 d.8 bhummatthe karaṇavacanaṃ daṭṭhabbaṃ. Là sử dụng cách nên được hiểu theo nghĩa định sở cách.

tr.103 d.156 sāmi-atthe paccattavacanaṃ, là chủ cách, hiểu theo nghĩa sở hữu cách; xin đọc tr.186 d. 11.

tr. 105 d. 4 chúng ta có: sāmivacanaṃ icchanti saddavidū karāṇat the vā sāmivacanaṃ, các vị ngữ pháp muốn diễn tả một sở hữu cách hay là một sở hữu cách hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

tr.116 d. 22. tr. 260 d. 9 upayogatthe sāmivacanaṃ[138]. Là sở hữu cách hiểu theo nghĩa đối cách.

tr.124 d. 10 nissakkatthe[139] upayogavacanaṃ, là đối cách hiểu theo nghĩa xuất xứ cách. xin đọc tr. 101 d. 13 tại đó người ta khẳng định là paṭhaviyā chnh laø nissakkavacana và là xuất xứ cách.

tr.139 d. 30 sampadā natthe vā bhummaṃ daṭṭhabbaṃ. Hay là định sở cách nên được hiểu theo nghĩa chỉ định cách.

tr.171 d. 15 sāmi-the bhummavacanam, lại là định sở cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

tr.173 d. 23 sāmi-the upayogavacanaṃ. Là đối cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

tr.241 d. 11 karaṇat the sāmivacanaṃ daṭṭhabbaṃ. Là sở hữu cách hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

Trong những ví dụ trưng ra ở trên tất cả các cách (ngoại trừ xưng hô cách) được gọi bằng tên Chú giải hay “tên mô tả” chứ không phải bằng tên thứ tự paṭhamā, dutiyā cho tới sattamī, ánh dấu bằng vị trí được nhận ra theo thứ tự các cách sắp xếp theo Ngữ Pháp ấn độ và họp thành một phần ngữ pháp của ngôn ngữ. Tuy nhiên, ít nhất có đến hai trường hợp Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng đã sử dụng đến ngôn ngữ như vậy: trước tiên. BvAC tr. 39 d. 4, 5 trong đó có một sở hữu cách được nói đến dưới dạng chaṭṭhīsamāsassa... chaṭṭhiyā samāso “là cách thứ sáu từ ghép” và thứ hai là trong BvAC tr. 267 d. 15 chúng ta thấy có từ nimittasattami, là cách thứ bảy ám chỉ nguyên nhân hay lý do, có nghĩa là, được an tịnh (nibbuta) nhờ Thánh quả thứ ba. Cụ thể là Thánh quả bất lai. Anāgāmiphala.

Xuất xứ cách như là apādāna và định sở cách như là adhikaraṇa ādhāra[140] theo tôi nghĩ không được các vị biên soạn Chú giải sử dụng hình như các ngài thích dùng nissakka và bhumma hơn thì phải.

Từ những nhận xét trên ta cũng sẽ thấy được là các cách được thay thế cho nhau trong một phối hợp đa dạng. Thí dụ như có thể dùng upayogatthe paccattam trong tác phẩm Chú giải Tăng chi bộ (AA) iii 389 d.7 và upayogatthe karṇavacanaṃ trong tác phẩm SnA (Chú giải Kinh Tạng) 266, nhưng tôi nghĩ điều này không thể xảy ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Tại sao lại có điều bí mật này? Khi các tận cách khác biệt nhau, thì cách chính xác lại không được sử dụng. Đây không phải là điều luôn xảy ra vì lý do nhịp thơ (metre) đối với Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iii 389 và Chú giải tạng luật (VA) 808 lại ám chỉ đến các đoạn văn vần, chính vì thế hình như, nếu vì một vài lý do nào đó cách sử dụng này được coi như là tùy chọn. Và hầu nếu như khoa học ngữ pháp không hoàn toàn ấn định trong hoàn cảnh này, cho dù các thay đổi cách hình như cần được nghiên cứu kỹ càng nhờ vào việc đề cập đến Chú giải cho là cách không bao giờ là sai. Một cách tự nhiên cách xưng hô được miễn khỏi những thay đổi này. Thí dụ như việc sử dụng ālapāna có thể được tìm thấy bằng cách ám chỉ đến nhiều chi mục Ngữ Pháp khác nhau.[141]

Tuy nhiên cuốn Tự điển Chú giải Pāli (CPD), vẫn chưa đạt đến upayoga, đã đưa ra một tên cho xuất xứ cách, hai tên dành cho định sở cách, và hai tên nữa cho xưng hô cách, như ta đã nhận thấy ở trên. Cả tác giả Childers cũng đặt tên cho toàn bộ các cách dưới tên thứ tự, và chỉ trừ có ba tên dưới tước hiệu mô tả mà thôi đó là: paccatta, upayoga và sāmin lại không mang bất kỳ ý nghĩa ngữ pháp nào cả. Cuốn tự iển Pāli-Anh (PED) lại phạm phải một khiếm khuyết, nhưng hiếm khi được chú ý, nếu được chấn chỉnh ở lần tái bản thứ nhì, có lẽ sẽ đẩy mạnh được nghiên cứu hơn nữa về chủ đề hấp dẫn này.

Chúng ta có thể cho là rõ ràng Buddhadatta hay người biên soạn đầu tiên tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã quan tâm rất nhiều đến ngữ pháp Saddasattha,[142] tức là khoa ngữ học. Và ngài đã chú tâm suy nghĩ đến vấn đề này như là điều rất quan trọng nhằm biến bản văn trở nên trong sáng.

Ngài đã đề cập đến luật Ngữ Pháp, Lakkhana,[143] rất có thể được coi như hay được hiểu xuất phát từ Ngữ Pháp.

Đã ba lần ngài đề cập đến qui luật (ngữ pháp), lakkhaṇa[144], rất nên coi hay hiểu từ ngữ pháp như trên[145] Như vậy,

(1) BvAC 114, “Chẳng có gì ở nơi khác” có nghĩa là theo luật ngữ pháp “ở nơi khác” nên được hiểu xuất phát từ ngữ pháp mà ra”, n’atthi aññatr ti añatra lakkhaṇaṃ saddasatthato gahetabbaṃ.

(2) BvAC 175 viết về Tác phẩm Phật Tông (Bv) viii 8 như sau: “Và liên quan đến vị đại hiền triết này có nghĩa là đề cập đến vị đại hiền triết Anomadassin. ‘Về con người siêu phàm nơi các bá tánh này cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: (liên quan đến) vị đại hiền triết siêu phàm nơi các bá tánh này. Qui luật ở đây nên được hiểu là trích từ ngữ pháp” tassā pi ca mahesino ti tassa Anomadassissa. Tassā pi dipaduttamo ti pi ptho. Tassā pi dipaduttamass ti attho. Lakkhaṇam saddasatthato gahetabbaṃ

(3) BvAC tr. 238 viết về Phật Tông (BV) xx 5 như sau: “Tám mươi tư ngàn bá tánh đã xuất gia theo gương vị Tự Giác Ngộ” có nghĩa là ta nên hiểu ở đây như sau: ‘Tự Giác Ngộ’ được đặt ở đối cách là do tiếp đầu ngữ anu. Ý nghĩa ở đây là họ xuất gia theo gương đấng ‘Tự Giác Ngộ’ qui luật ở đây nên được hiểu theo ngữ pháp”, caturāsītisahassāni sambuddhaṃ anupabbajan ti tattha anunāyogato sambuddham ti upayogavacanaṃ katan ti veditabbam. Sambuddhassa pacchā pabbajiṃsū ti attho. Lakkhanam saddasatthato gahetabbaṃ.

Theo Ngữ Pháp qui định anu được dùng ở đối cách.[146] Trong BvAC 89 lại có nói: “họ đi theo vị Như Lai có nghĩa là họ đi theo sau vị Như Lai. Khi có tiếp đầu ngữ anu thì tiếp theo sau đó ta phải dùng đối cách hiểu theo sở hữu cách. Đây là ngữ pháp qui định...” Anuyanti Tathgatan ti Tathgatassa pacchato yanti. Anuyoge sati smi-at the upayogavacanaṃ hotī ti lakkhaṇaṃ Tena vuttaṃ anuyanti Thathgataṃ.

Còn một tiếp đầu ngữ nữa được cho là cũng phải dùng đối cách[147] tiếp theo sau đó là abhi: abhi-sadda-yogena hi idam upayogavacanaṃ. Những nghĩa ở đây lại nên hiểu là định sở cách. attho pana bhummavasena ve ditabbo.

Một cách đổi thì (từ hiện tại sang bất định (aorist). Kālavipariyāya[148] cũng được đề cập đến kèm với lệnh huấn thị là kể từ nay trở đi với một cách diễn tả tương tự như vậy thì ý nghĩa ở đây nên được hiểu là quá khứ. kālavipariyāyena vuttan ti veditabbaṃ. Idisesu vacanesu ito upari pi atītakālavasen[149] eva attho gahetabbo.[150] Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) tr. 103 d. 23, thì hiện tại được nói đến như là vatamānavacana[151], còn nữa cả trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 99 d. 39 và tr. 252, d. 2, trong đó khi giải thích từ padissanti và từ vandāmi (hiện tại), ngài cho rằng ta nên hiểu như là thì quá khứ. atitavacana. Hay hiểu theo nghĩa quá khứ. atītattha. Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon trong 292 d. 15 cũng có nói đến tư tưởng thì tương lai. Anāgatavacano, là thì nên được dùng (ở đây lại là hessati), sẽ xuất hiện”) thì quá khứ, atītavacana, được dùng ở đây (āhu, “ã xuất hiện”) là do Đảnh hưởng đến tai nghe thấy hoặc là vì do Đảnh hưởng thay đổi thì. Kālavipariyāsa.[152]

Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 25 có hai từ đã được sử dụng. Một từ ám chỉ thể chủ động, và từ kia lại ám chỉ thể bị động. Kammakāraka. Cả hai từ đều không có trong Tự iển Pāli-Anh (PED) theo nghĩa này. Nhưng từ thứ nhất lại thấy xuất hiện trong tác phẩm của Childers, s.v. kattā, là tên đặt cho thể chủ động”. Cũng trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 204. d. 31 chúng ta có kattukārake daṭṭhabbo. Kārakavipallāsena vuttaṃ: là điều ta nên hiểu là thể chủ động được sử dụng ở đây, điều này có thể thực hiện được bằng cách chuyển đổi thể của động từ.

Ngoài những thay đổi cách, thì và thể, thì những thay đổi giống đôi khi cũng được thực hiện và được ghi lại đúng lúc. Như trong BvAC tr. 185. d. 2; có ghi sabbakilesnī ti sabbakilese, liṅgavipysam katvā[153]; hoặc như trong BvAC tr.166, d.12; so ca kaāyo ratananibbo ti so c’assa bhagavato kyo suvaṇṇavaṇṇo; ta ca kyaṃ ratananibbhan ti pi pāṭho; lingavipallāsena vuttaṃ [154] Những ví dụ này cho thấy hai từ nên được dùng trong việc sử dụng ngữ pháp này: liṅgavipariyāsa liṅgavipallāsena. Một điều cũng cần biết trong các tập Chú giải khác.[155] Một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về cách thực hiện này chắc sẽ hé mở trong tâm một số lý do nhất quán hay những lý do đối với những thay đổi giống được ghi lại ở đây.

Các cách đọc lướt một số từ cũng nên được lưu ý, như trong BvAC tr.99, d.36, tr.180 d.5 trong đó từ vibhattilopa lại có nghĩa là một cách loại bỏ hay bỏ sót các biến tố[156]; và như trong BvAC tr.188. d.7 trong đó lopaṃ katv lại có nghĩa là “một cách đọc lướt một từ đã được làm thành một từ ghép.

Một vài từ không thấy trong PED

Lưu ý: mẫu tự “p” trong các mục từ là số trang trong tác phẩm BvAC.

ali, con ong, tr.160. d.23. tr.274, d.4 cho đến hết trang (cả hai chữ đều là từ ghép).

Trong tự điển Childers và Tự điển Chú giải Pāli (CPD).

uttuṅga, “triều đã nổi lên” (về sóng biển “cao”) tr. 284. dòng cuối cùng (trong từ ghép). Không có trong tự điển Childers hoặc Tự điển Chú giải Pāli (CPD) nhưng lại có trong tự điển M-W.

upagīyamāna, đang được hát. tr.179. d.25. tự điển Childers ghi là upagāyati, có nghĩa là hát; tự điển M-W, đang được cử hành. s.v. upagai, có nghĩa là hát.

kākalī, một nhạc cụ có giọng trầm, tr.179. d.24-25 (ghi trong một từ ghép). Tự điển Childers, “một âm thanh nhỏ yếu trong âm nhạc”; M-W, “một giọng cao, giọng trầm, hay giọng thấp. Một giọng nhỏ”

gumugumāyamāna, lẩm bẩm, kêu than, kêu ca hay tiếng kêu vù vù, của ong (ở đây là bhamara), tr.95. d.3-4. tr.179, d.25. không thấy có trong tự điển Childers hay tự điển M-W. nhưng tự điển Phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD), s.v gumugumanti lại cho là “họ tạo ra một tiếng động êm tai (chủ đề, đàn luýt)” và trích dẫn Mhvu iii 276. J. J. Jones dịch đoạn này là “chơi đàn luýt, tấu lên những nốt nhạc luýt êm ái.” Vì các từ mang tính cách tượng thanh thế nên từ có thể được dùng để truyền đạt tiếng kêu vù vù hay tiếng kêu vo ve của ong hay tiếng nhạc vi vu của àn luýt.

cakkikānaṃ, quay, quay bánh lái, xoay tròn (?), tr. 114, d. 4 tt cho đến cuối trang, để so sánh: cakkikānaṃ mahācakkayantaṃ viya, rất có thể: giống như một cỗ máy có một bánh xe lớn được quay (có thể nói là do dầu bôi trơn ép). Nếu như vậy, không phải là sở hữu cách số nhiều dùng để giảm nghĩa, cakkika, nhưng đây lại là hiện tại phân từ của một số động từ. Xin đọc chú thích (note) tr. 114. Không thấy có trong tự điển Childers và cũng không thấy có ý nghĩa tương quan trong tự điển M-W hay Abh.

Cakkhati, ngài ưa thích, tr.33, d.15. cũng như trong Thanh Tịnh Đạo (Vism tr.481; Ppn, xin đọc trong chú thích danh sách các từ Pāli-Anh từ này không thấy ghi trong Tự iển Pāli-Anh (PED).

jaṅgamṃ, di chuyển., tr. 210, d. 28; thuộc môi con voi, là một từ Kinh điển đã được chứng thực kỹ lưỡng xuất hiện trong Trung Bộ Kinh (M) i. 184, S I 86, v 43, A iii 364 trong dụ ngôn những vết dấu chân voi. KS v 34. n.3 lại lưu ý Tự iển Pāli-Anh (PED) đã bỏ xót. - Một việc bỏ xót, khiến cho ta suy đoán là, chỉ do một số sơ suất đáng tiếc. Việc giải thích Chú giải thì vẫn giống nhau.

jaṅgamānan ti paṭhavtalacārinaṃ mang tính chất di động, (di chuyển, bá tánh di động) có nghĩa là những gì (đi lại, di chuyển đó đây) trên bề mặt trái đất”. Cũng xin đọc cách sử dụng trong một so sánh thấy trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i 39, d. 32 và Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 4, d.3 trong đó cũng có ghi ý nghĩ là di chuyển, đi lại”.

Có đôi khi jaṅgama lại xảy ra trước từ thāvara, bất động, đứng yên, như trong ví dụ. KhA (Chú giải tiểu tụng Khuddakapāṭha) tr. 217 d. 12.  đây nidhi. Kho báu, kho tàng chôn dấu có bốn đặc tính, đặc tính đầu tiên lại gồm “hai khía cạnh”. Đó là thāvara và jaṅgama ngài ṇamoli đã dịch là “cố định” và “di chuyển”. Kho báu mang đặc tính cố định gồm vàng bạc và ruộng đất và bất kỳ điều gì không thể thay đổi vị trí. Kho báu “di động” mặt khác, gồm có nô lệ, cả nam lẫn nữ. Từ voi đến heo cộ. Được chủ gia nhân sử dụng với mục đích đa dạng. Và toàn bộ những gì có liên quan đến đặc tính có thể thay đổi được vị trí. Định nghĩa về thvara-dhana và jaṅgama-dhana là động sản hay bất động sản. Và động sản là những tài sản có thể di chuyển hay di động. Trong SnA (Chú giải Kinh tập) I 28 lại thấy xuất hiện những phiên bản được rút ngắn lại của từ nidhi trở thành thārava và trở thành jaṅgama.

Tại tr. 55, d. 13, tr. 120 dòng 29 ta thấy xuất hiện một từ kép thāvara-jaṅgama, di chuyển và bất động, xin đọc n. cho bài này tr. 55. chính vì thế Tự iển Pāli-Anh (PED) lại tỏ ra không chính xác khi s.v.thāvara, trong đó lại khẳng định từ này “luôn luôn được sử dụng có liên quan đến tasa”. Tuy nhiên đây chỉ là một liên hệ đến từ jaṅgama tôi thấy xuất hiện trong Tự iển Pāli-Anh (PED) là s.v. tasa trong đó ta thấy ghi tasa-thāvara, số nhiều, được chú thích là “những vật di động và bất động”, ta nên lưu ý được rút ra từ Mhvu I 207 đối với ý nghĩa từ thāvara-jaṅgama.

Trong tự điển của Childers lại giải thích từ jaṅgama là “có thể di chuyển” và tự điển M-W lại ghi là, di động, di chuyển được, di động, điều gì đó di chuyển được đối nghịch lại với bất động, đứng yên tại chỗ, sống động” những cây cối cho dù sinh trưởng trên đồng ruộng và mặt đất nhưng không thể di chuyển được. Và lại thuộc loại bất động. Hơn là thuộc loại di động. Di chuyển được xác định do từ jaṅgama

nirassāsa, không có hơi thở. Ngạt thở. tr. 209 d. 27. lại không được công nhận trong tự điển ngôn ngữ này.

naṃsarabhojana, là bữa ăn gồm có sản phẩm thịt. tr. 298, từ d. 2 đến cuối trang. Từ này không xuất hiện trong Tự iển Pāli-Anh (PED) như là một từ ghép, cho dù có ba yếu tố xuất hiện. Tính chất quan trọng của một từ ghép được đề cập đến ở đây là dhammatā, qui tắc, điều lệ[157] đối với tất cả Chư Phật đó là vào ngày nhập viên tịch Níp bàn sẽ diễn ra một bữa tiệc, hay bữa ăn, bhojana, tức là thịt, hay thịt béo, maṃsa, sản phẩm, rasa. Chính vì thế mà kết luận ở đây không thể tránh được, ngay cả rasa được dịch là hương vị hay mùi vị. mà bữa tiệc cuối cùng một vị Phật ăn là một bữa tiệc có thịt hay một bữa tiệc trong đó thịt được dọn ra bằng một hình thức nào đó. Chính vì thế đoạn văn này chứng tỏ cho thấy là sūkara-maddava, là bữa tiệc cuối cùng của Đức Phật Cồ Đàm không nên dịch như đôi khi ta thấy dịch là bữa tiệc cuối cùng. Không nên dịch là ‘các loại nấm” mà phải dịch là thịt và đồ ăn là sản phẩm của thịt, maddava do từ lợn loại đực. Xin đọc Tự iển Pāli-Anh (PED) lại thiên về Franke và Oldenberg nhưng lại khác biệt với RhD. Tuy nhiên Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii tr. 568, d., 13-14 lại khá rõ ràng: sūkarassa pavatta-maṃsaṃ, là loại thịt lợn loại mua tại chợ. DAT ii 218 lại giải thích thêm: vanavarāhassa mudumaṃsa, là loại thịt lợn rừng mềm hay là thịt lợn hoang. UdA 399 cũng đồng ý với Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 568 và đang khi diễn tả cách giải thích do “một số”, keci, người thực hiện. Và do “một số người khác”, aññe[158] cả hai cách giải thích đã xuất hiện nơi cách chứng minh về “truffles” của RhD. Xin đọc thêm cả Miln 175 đối với bữa ăn cuối cùng của Đức Phật Cồ Đàm trước khi ngài giác ngộ và cuối cùng trước khi ngài viên tịch Níp-bàn chung cuộc.

mahatī vipañcikā makaramukhadi vīṇā ca turiyāni ca loại xuất hiện như là ba loại đàn luýt. tr. 41 d. 1

mahatī: BHSḌ có lẽ là một loại đàn luýt” được đề cập đến trong Mhvu ii tr. 159, d. 5, iii tr. 407 d. 4 Divy tr. 108. d. 4. Không thấy đề cập trong Tự điển Childers (theo cùng ý nghĩa giống nhau; trong tự điển M-W tr. 753, cột b, là “loại đàn bảy dây hay (theo một số người) là loại đàn một trăm dây có tên là Vīṇā hay là loại đàn luýt Nārada.”

vipañcikā: tự điển M-W, là “một cây đờn luýt(=Vīṇā)[159] tự điển Phật Giáo Do thái- Phạn (BHSD): “Senart’em là từ vevādikā, q.v.” đây chúng ta thấy “? vevādika, hay là –aka, là một số nhạc cụ: Mhvu ii. tr. 159. d. 6 (so mss., Senart em. Vipañcikā): tượng trưng cùng một hình thức nguyên thuỷ như vādisa, q.v.”  đây chúng ta thấy “? Vādisa, m hay nt, cũng là một số nhạc cụ: Mhvu iii 407. d. 19; rất có thể tượng trưng một cách sai lệch, cho cùng một nguồn gốc, như từ vevādika (hay là –aka), q.v. (cả hai đều theo cách mahatī trong danh sách)” Trong tác phẩm Mhvu ii. tr. 159, đã liệt kê ra một danh sách dài các nhạc cụ, chỉ có vipañcikaā là theo cách mahati mà thôi và trong đoạn iii tr. 407 trong một danh sách tương tự như vậy không đồng nhất với danh sách trên, chỉ có từ vādisa là theo mà thôi. Chính vì thế mà vẫn mở ra một câu hỏi, có phải “cả hai” đã theo trừ phi chúng ta chắc chắn được rằng hai từ vipañcikā và vādisa lại ám chỉ cùng một nhạc cụ.

makaramukha: tôi không thấy có gì khác xuất hiện trong từ này. Rất có thể là một cây đờn vīṇā có cần đờn rất dài hình dạng giống như cây makara, là một từ thường ợc dùng để chỉ một loại quái vật biển. “Cũng được coi như là một biểu tượng cho Nghiệp Chướng (kama)”[160]

vadana, thái độ nghiêm chỉnh, tr. 208 d. 21 (trong các từ ghép). Không thấy trong Tự iển Pāli-Anh (PED) hay Childers có nghĩa này, nhưng lại thấy có trong tự điển M-W.

vadhū, giống cái, tr. 179. d. 25 trong từ kokila-vadhū, con chim cu cái. Không thấy có nghĩa này trong Tự iển Pāli-Anh (PED) và Childers; nhưng M-W. “giống cái thuộc bất kỳ loài vật nào.”

varūtha, cái chắn sốc (của chiếc xe). Tr. 279, d. 21 trong Abh tr. 374, Childers. M-W-

vikhayāta, nổi tiếng, tr. 184. d. 20 trong đoạn sabbaloka-vikhyāvita. Không thấy trong tự điển Childers nhưng lại có trong M-W-

vila, một cái lỗ, kẻ hở, cái hầm, tr. 199. d. 4 trong từ pabbatavila. Không thấy có trong tự điển Childers, nhưng lại thấy trong tự điển M-W-

suṇḍataṭa. Một sườn dốc (của một con voi), tr. 210. d. 24. Vào cuối của một từ ghép. Rất có thể là = sroṇi-taṭa, ta thấy trong tự điển M-W-như là “một sườn dốc đồi.”

[132]. Nhập đề về Pāli, tr.14 gọi paccatta là chủ cách. Cũng vậy bản dịch MR&III. 237,271. mỗi bản danh mục từ III trong VA VIII và ThagA III lại gọi là đối cách theo như trong Tự diển Pāli-Anh (PED)

[133]. Không hiểu theo nghĩa này trong Tự diển Pāli-Anh (PED)

[134]. Tự điển Pāli-Anh (PED) lại đưa ra một chấm lửng (ellipses) thay vì đối cách.

[135]. Được ghi trong Tự điển Chú giải Pāli (CPD), Childers cũng đưa ra hầu hết các tên trong mọi trường hợp. Nhưng không thấy có trong Tự diển Pāli-Anh (PED); xin đọc thêm một đoạn của Childers viết về Kārakaṃ.

[136]. Xin đọc bảng danh mục ngữ pháp về VA, Chú giải Tăng Chi Bộ, ThagA; cũng đọc thêm bảng danh mục về SA và UdA với các tên Pāli; và MR&Ill với các tên tiếng Anh trong bảng danh mục các từ và các chủ đề.

[137]. Như ghi trong CpA tr. 136.

[138]. Như trong ThagA iii 89. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 307.

[139]. Nissaka không ghi trong tự điển Pāli-Anh. s.v. và thêm VA 808 dòng 12 ngoài nissakha. Hình như không có các tên nêu ở trên trong các trường hợp xuất hiện trong tự điển Pāli-Anh chỉ trừ có bhumma. Giới thiệu về các tên Pāli trong tất cả các cách ngoại trừ xưng hô cách.

[140]. ThagA I 156 dòng 24 ādhāre (v.ḷ avadhāre) c’etam bhummavacanam. Tự điển Pāli-Anh (PED) lại trích Sn (nhầm với SnA) 211 với từ ādhāra,” là tên dành cho định sở cách (‘nghỉ ngơi tại’)

[141]. Xin đọc mỗi bảng danh mục iii trong VA viii, Chú giải Tăng Chi Bộ v. ThagA iii.

[142]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 25. 114. 175 238; xin cũng đọc SnA 266.

[143]. Xin đọc ItA ii. 126 saddalakkhaṇnayena, chiếu theo luật ngữ pháp về các từ.

[144]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 114, 175, 238

[145]. Xin đọc ThagA I 114 ItA i. 168

[146]. Xin đọc ThagA i. 114 ItA i. 168

[147]. UdA 432

[148]. Các tận –yāya và –yāsa cả hai đều xuất hiện

[149]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 123. dòng 36

[150]. Như trong SnA 16. dòng 24

[151]. Nt

[152]. Nt

[153]. Xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 108 d. 5 123 d.24 162 d. 23

[154]. Cũng xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 193, d.13, 208 d.2

[155]. Xin đọc td. Chú giải Tăng Chi Bộ v. bảng danh mục ngữ pháp s.v. vipallāsa Tự điển Pāli-Anh (PED) và ThagA bảng danh mục các từ s.v. liṅga-vipallsa

[156]. Cũng trong ItA ii 18. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 174 (thêm vào “hay đổi giống”) 192, PvA 147 (cả hai đều thêm vào bằng không chỉ là một cách thay chỗ cho từ khác)

[157]. MR &Ill 243.xin đọc W. Rahula, những khái niệm sai về Dhammata trong Tập Nghiên Cứu Phật Giáo trong tạp chí Honour of I.B Horner, 1974, tr. 181 tt.

[158]. Xin đọc lời giới thiệu. Tr. XI.

[159]. Tự điển tiếng phạn. Macdonnell: “vipañci,f. một loại đờn luýt Ấn Độ”.

[160]. Nt, s.v., makara.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn