(Xem: 1664)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2169)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

III.Chú giải Đức Phật KOṆDAÑÑA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15796)

III.Chú giải Đức Phật KOṆDAÑÑA

Sau khi Đức Phật Dīpaṅkara đã viên tịch Níp Bàn, Giáo Pháp của ngài vẫn tiếp tục tồn tại kéo dài một trăm ngàn năm sau. Và Giáo Pháp của ngài chỉ tịch diệt sau khi các đồ đệ của ngài cũng tịch diệt vì chư vị muốn trở thành đồ đệ của Đức Phật[90].

Sau khi Đức Phật Dīpaṅkara đã viên tịch Níp Bàn, Giáo Pháp của ngài vẫn tiếp tục tồn tại kéo dài một trăm ngàn năm sau. Và Giáo Pháp của ngài chỉ tịch diệt sau khi các đồ đệ của ngài cũng tịch diệt vì chư vị muốn trở thành đồ đệ của Đức Phật[90]. Kết quả là đối với ngài sau một A Tăng kỳ đã qua đi lại nổi lên trong đại kiếp[91] một đạo sư tên là Koṇdanñña. Sau khi đã chu tất được những (ba-la-mật) trong suốt mười sáu A-Tăng Kỳ và hàng trăm ngàn đại kiếp và sau khi đã thông thạo trí Giác Ngộ Ngài lưu lại trong một các nhân giống như Bồ tát Vessantara. Ngài đã từ trần khỏi nơi đó và tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất. Ngài đã lưu lại đó trong suốt một thọ mệnh của ngài.[92] Nghe theo lời thỉnh cầu của các chư Thiên ngài đã tịch diệt khỏi cõi Trời Đâu Suất và đầu thai xuống cung lòng Sujātā, là hoàng hậu trong hậu cung nhà vua Sunanda trong thành phố Rammavatī. Trong thời điểm ngài thụ thai đã xuất hiện ba mươi hai điềm lạ như đã nói đến trong tập Biên Niên Sử Đức Phật Dīpaṅkara[93]. Các chư Thiên chăm sóc và bảo vệ ngài kỹ càng, ngài đã xuất khỏi cung lòng mẹ ngài sau mười tháng. Ngài là người tuyệt vời nhất so với toàn thể chúng sanh, ngay lúc Đản sanh mặt ngài hướng về phía bắc, ngài đã bước bảy bước dài, quan sát khắp tứ phương thiên hạ và thốt ra những lời tuyên bố oai nghiêm như sau: “Ta là kẻ hoàn hảo nhất trên đời này, ta là người anh cả trên thế gian này, ta là người tốt nhất trên đời này, đây là lần tái sanh cuối cùng của ta, giờ đây ta chẳng còn phải tái sanh nữa.” *

Khi đặt tên cho cậu bé vào ngày lễ đặt tên người ta đã đặt cho cậu một tên gọi là Koṇdanñña. Vì đức Phật này thuộc hoàng tộc Koṇdanñña. Ngài sở hữu ba toà lâu đài rất tuyệt diệu gọi là Rāma, Surāma, Subha. Trong các toà lâu đài đó có tới ba ngàn vũ nữ, rất giỏi khiêu vũ, ca hát và đàn nhạc luôn luôn lúc nào cũng túc trực để hầu hạ ngài. Người vợ chính thức của ngài có tên là Rucīdevī,

[133] Tên con trai của ngài là Vijitasena. Ngài đã sống cuộc sống gia đình trong một thời gian là mười ngàn năm. Nhưng khi ngài đã nhìn thấy một người già, một người bệnh, một xác chết, và một người xuất gia. Ngài đã thoát ly (xuất gia) trên một chiếc xe có ngựa nòi kéo, ngài đã xuất gia và thực hiện phấn đấu khổ hạnh trong vòng mười tháng. Và vị Hoàng tử Koṇdanñña đã xuất gia có tới mười vạn triệu chúng sanh cũng đã xuất gia theo gương ngài. Vây quanh là đoàn người này và sau khi ngài đã thực hiện phấn ấu khổ hạnh trong vòng mười tháng, vào ngày rằm tháng Visākha trong ngôi làng Sunanda ngài đã tham gia một bữa tiệc ngọt có cơm sữa và mật ong làm đồ ăn do Yasodharā dâng cúng, người này là con gái một thương gia có bộ ngực nẩy nở và cân đối. Sau khi đã trải qua[94] một ngày lưu lại tại cánh rừng Sāla được trang hoàng rất đẹp đẽ với trái cây, chồi lộc, và nhánh cây non, và sau khi đã giải tán đám đông vào buổi tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Sunandaka dâng cho ngài, ông này là một ẩn sĩ loả thể. Ngài đã đi vòng quanh cây sāla ẹp tuyệt trần ba vòng, hướng mắt ngắm hướng đông, và quay lưng về phía cây Bồ Đề[95] ngài đã rải đám cỏ khô rộng khoảng độ năm mươi tám cubit. Ngài ngồi xuống bắt đầu ngồi trong tư thế kiết già, và xác định quyết tâm về bốn yếu tố tinh tấn.[96] Ngài đã đẩy lui đạo quân Ma-Vương, tinh luyện Túc mạng minh trong suốt canh nhất, tinh luyện Thiên nhãn minh trong canh hai và canh cuối cùng ngài quán xét đến hiện trạng nhân duyên, thoát ra khỏi thiền thứ tư bằng thở ra và hít vào, ngài quán sát ngũ uẩn trọn vẹn năm mươi đặc tính liên quan đến sanh và diệt.[97] Sau khi đã tăng thêm tuệ quán về chuyển tánh trí[98], ngài thấu triệt chính xác hoàn toàn về Phật trí[99] toàn bộ trí về Bốn Thánh Đạo và bốn thánh quả, tứ tuệ phân tích, trí phân định ranh giới thông qua bốn cách sanh khởi,[100] trí phân định ranh giới thông qua năm giới hạn4, sáu loại trí không thể chia sẻ được (với người khác)[101]. Ý định của ngài được hoàn tất, ngay cả khi ngài còn đang ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề ngài thốt lên lời tuyên bố long trọng sau đây:

* D ii 15, M iii. 123.

Thông qua rất nhiều lần tái sanh nơi kiếp luân hồi ta đã chạy đi tìm song không tài nào kiếm ra được một người xây ngôi nhà; đau buồn vì phải tái sanh liên tục.

Hỡi người xây cất nhà cửa, ta đã tìm thấy bạn, bạn sẽ không xây dựng kiến thiết nhà cửa nữa. Toàn bộ những òn tay của bạn cũng đã bị phá hủy hết. Cây tầm dông đã bị gẫy tan tành; tâm đã chứng đắc vô vi. Tôi đã đạt đến diệt trừ ái dục.*

Giống như một giới hạn của một ánh lửa loé lên đụng phải ngay cái đe, từ từ phai tàn đi, và không còn ai biết đến nữa, chính vì thế chẳng ai có thể chỉ ra giới hạn cho những ai nhờ trí tuệ đã tự giải thoát mình một cách đúng đắn, và đã vượt qua những tham dục thân phược và bộc lưu và đạt đến được hạnh phúc không gì lay chuyển nổi.**

Sau khi đã trải qua chính xác bảy tuần lễ tại gốc cây Bồ Đề trong niềm vui triền miên chứng đắc thánh quả, vào tuần lễ thứ tám do đại phạm thiên thỉnh cầu, ngài suy nghĩ, “Giờ đây, ai là người đầu tiên ta phải thuyết Pháp cho đây[102]?” Đang khi ngài còn quán xét như vậy, ngài chứng kiến mười vạn triệu vị tỳ khưu xuất gia cùng với ngài, và ngài lại suy nghĩ. “Thực vậy, những bạn trẻ trong gia đình đã tích luỹ được căn thiện

[134] lại xuất gia theo ta, cùng với ta họ đã thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh, và họ đã phục vụ ta. Nào, ta sẽ dạy cho họ Phật Pháp trước tiên.” Sau khi quán xét như vậy, ngài lại nghĩ, “Nhưng giờ đây họ đang sống ở đâu?” và ngó quanh ngài khám phá ra rằng họ đang sống cách xa tận mười tám do tuần (yojana) trong một cánh rừng thần tiên gần thành phố Amaravati[103] ngài lại suy nghĩ, “Ta sẽ đến đó để dạy họ Phật Pháp.” Cầm lấy bát khất thực và y cà sa, ngay cả một người khoẻ mạnh cũng có thể duỗi tay ra rồi co tay lại hoặc co tay lại rồi duỗi tay ra, thế là như vây, ngài biến khỏi gốc cây Bồ Đề và xuất hiện nơi cánh rừng thần tiên.

Vào thời đó mười vạn triệu vị tỳ khưu đang sống trong cánh rừng Thần Tiên gần thành phố Amaravati. Thế rồi nhìn thấy ngài Như Lai Thập Lực xuất hiện từ xa, với tâm hoàn toàn mãn nguyện, các tỳ khưu này đã đến gặp đức Thế Tôn, nhận bát khất thực và y cà sa, sửa soạn một chỗ ngồi cho Đức Phật, và họ tỏ lòng kính lễ vị đạo sư và đang khi kính lễ Đức Thế Tôn họ ngồi xuống giữ một khoảng xa để tỏ lòng tôn kính vây quanh ngài. Ngồi đó trên chỗ ngồi của Đức Phật vây quanh[104] là một đoàn các nhà hiền triết, vây quanh[105] họ là những đoàn chư Thiên Tam Thập Tam, đức Phật Koṇdanñña, đức Như Lai Thập Lực, toả sáng giống như đức Như Lai Ngàn Mắt,[106] giống như mặt trời mùa thu tỏa sáng trên bầu trời trong sáng vô tỳ vết, giống như bao quanh là những chòm các vì sao. Rồi vị đạo sư, sau khi đã thuyết với họ Bài Thuyết Pháp không thể so sánh được về Chuyển Pháp Luân với ba luân và mười hai thể[107] theo thông lệ giống như toàn thể Chư Phật, tạo ra hàng trăm ngàn chư Thiên và con người dẫn đầu là mười vạn triệu các vị Tỳ khưu đang hưởng thức hương vị Phật Pháp Do vậy người ta nói rằng:

*. Dh. 153. Asl l8, Ja I 76 trích trong VA 16, KhA 12-13, SnA ii 392. UdA 208, xin đọc thêm Thag 183, 184.
**. Ud 93, Ap. Tr. 543, đoạn văn được trích ở tr. 236; đối với những tính cảm tương tự như vậy xin đọc Sn. 1074

III 1. Xuất hiện sau ngài Dīpaṅkara là vị lãnh tụ hồng danh là Koṇdanñña, người có tâm trong sáng bất tận, với đoàn tuỳ tùng đông đảo vô số kể, không dễ gì tấn công được ngài.

2. Trong kiên nhẫn ngài giống như trái đất này, có Giới đức giống như đại dương, có chánh định (concentration) giống như núi Meru, có trí tuệ vời vợi giống như trời cao.

3. Đối với hạnh phúc các chúng sanh đức Phật Koṇdanñña đã kiên trì diễn giải những chân đế liên quan đến những quyền chính yếu, liên quan đến lực bí và những yếu tố tác thành Giác Ngộ và Thánh đạo.

4. Khi Đức Phật Koṇdanñña Chuyển Pháp Luân đã diễn ra việc thấu triệt pháp hội ầu tiên có tới một trăm ngàn vạn triệu người tham dự.

Trong trường hợp này sau ngài Dīpaṅkara có nghĩa là tiếp theo sau Đức Phật Dīpaṅkara.

Có hồng danh gọi là Koṇdaña có nghĩa là tên được gán cho ngài theo như truyền thống của bộ tộc.

1 Người lãnh đạo có nghĩa là người chỉ lối dẫn đường cho chúng sanh thoát khỏi (lậu hoặc).

1. Tâm trong sáng vô tận có nghĩa là lòng kính trọng vô tận thông qua giới đức của chính ngài, những ân đức đặc biệt và công đức. Từ địa ngục A tỳ Avīci phía dưới cho tới đỉnh cao sanh hữu phía trên, từ chỗ vượt khỏi không gian vô tận nơi giữa những thế giới vô biên

[135] chẳng có được bất kỳ một cá nhân nào có thể sống chỉ có một lần mà nhìn vào gương mặt của ngài. Do đó: lòng kính trọng bao la này đã được đề cập đến.

1. Có vô vàn vô số người đi theo có nghĩa là một đoàn tuỳ[108] tùng bất tận vì không gian của đức Phật này kéo dài hàng trăm ngàn năm cho đến thời kỳ ngài viên tịch Níp Bàn chẳng có giới hạn nào để ước tính đến các vị tỳ khưu trong đoàn tùy của ngài. Chính vì thế “đoàn tuỳ tùng đông đảo” không đếm nổi cũng được nói tới như là “sự nổi tiếng vô song và những ân đức đặc biệt vô kể”.

Không thể đo lường được có nghĩa là vô số kể ở góc độ đo lường về số lượng những ân đức đặc biệt: vô số kể. Như được nói tới sau đây:

Cho dù một đức Phật nên ngợi khen một đức Phật.

Cho dù nếu ngài không thể kể hết trong một đại kiếp khác

Thì trong một thời gian chuyển tiếp hằng đại kiếp có thể trôi qua

Việc khen ngợi đức Như Lai sẽ chẳng bao giờ qua đi.*

Chính vì thế không thể đo lường được nói đến ở đây là vì các ân đức đặc biệt thì không thể đếm nổi.

1. Khó lòng tấn công có nghĩa là khó có thể tiếp cận được. khó lòng tấn công xuất phát từ đặc tính không thể tiếp cận được ngài để (đánh đòn), để ra tay[109]. Ý nghĩa ở đây chính là khó lòng có thể vượt qua được ngài,

*. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 288, UdA 336, CpA 8

2. Giống như trái đất có nghĩa là tương tự như trái đất này.

2. Trong kiên nhẫn nghĩa là: trong kiên trì[110] người được coi như là “giống như trái đất này” xét dưới góc độ không bị lay động với toàn bộ những gì ngài đã chiếm hữu được cho dù có sảng khoái hay bất sảng khoái[111] v.v...y hệt như trái đất vĩ đại, dày khoảng bốn mươi ngàn và hai trăm ngàn do tuần (yojana) (không thể lay động nổi) do một cơn gió bình thường.

2. Nhờ giới đức giống như đại dương có nghĩa là nhờ thu thúc giới ngài trở nên giống như đại dương có nghĩa là không vượt quá giới hạn bờ đại dương. Vì có lời nói rằng: “hỡi các vị tỳ khưu, đại dương thì ổn định, không thể tràn bờ được.’*

2. Trong Chánh Định ngài tương tự như núi Meru có nghĩa là: tương tự như ngọn núi Meru đầy quang vinh không lay chuyển khi hiện trạng tâm tạo ra được những gì thù địch, chống lại chánh định. Ý nghĩa là: giống như vậy. Hay có nghĩa là, giống như núi Meru, hình thái vật lý thì rất vững chắc.

2. Nơi trí tuệ tựa trời cao có nghĩa là: về vấn đề này có một ẩn dụ đối với bản chất bất vô biên trí của Đức Phật được so sánh với không gian vô tận. Có bốn điều vô tận được Đức Phật nói tới như người ta nói rằng:

Tập hợp các sanh vật, và không gian cùng với các cõi thế giới bất tận,

Và vô biên trí của đức Phật không thể nào có thể xác định nổi.*1

Chính vì thế một ẩn dụ về vô biên trí của đức Phật được thực hiện nhờ vào không gian vô tận.

3. Việc giải Thích Các chân đế thuộc các quyền, các lực, các yếu tố cấu tạo thành Giác Ngộ, Thánh đạo có nghĩa là bằng cách am hiểu hết những chân lý nơi các quyền, các sức lực, các yếu tố cấu tạo thành Giác Ngộ, Bát Chánh Đạo, cũng như am hiểu đến việc chuyên tâm chánh niệm, chuyên tâm phấn đấu chính đáng (chánh tinh tấn), chuyên tâm nghiên cứu các tiềm năng căn bản của thần thông (thần túc). Chính vì thế ngài giải thích có nghĩa là ngài diễn giải Phật Pháp bằng việc giải thích ba mươi bảy pháp Giác chi bằng cách tận dụng đến bốn nhóm khả năng chủ yếu v.v...

3. Vì Hạnh Phúc có nghĩa là vì hạnh phúc của chúng sanh.

[136] 4. Đang chuyển[112] Pháp Luân có nghĩa là chính ngài ban cho[113] chúng sanh trí về giáo lý của ngài.

Rồi sau đó, các chư Thiên thuộc Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới, tụ tập lại để nghe Kinh Điềm Lành,[114]sau khi đã tạo ra những cá tính riêng thật tinh tế, cùng tụ họp lại nơi cõi ta bà thế giới này. Tại đó người ta nói rằng có một vị thiên tử đã đặt ra một câu hỏi với đức Phật Koṇḍanñña, đức Như Lai Thập Lực. Đức Thế Tôn đã đề cập đến phước lành[115] dành cho vị đó. Có đến chín mươi ngàn vạn triệu chúng sanh chứng đắc A-la-hán tại đó. Không có bất kỳ giới hạn nào đối với ước tính những người Nhập Lưu v.v...[116] Do đó người ta đã nói rằng:

*1. Vin. 237, A. iv 198, Ud 53
*2 I. 64

III. 5. Sau đó, khi ngài đang thuyết pháp cho đám đông các chư Thiên và con người một cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ nhì đã diễn ra cho chín mươi ngàn vạn triệu chúng sanh.

5. Trong trường hợp này sau đó có nghĩa là tiếp theo ngay sau đó

5. Khi ngài đang thuyết pháp có nghĩa là khi Đức Phật đang giải thích Phật Pháp.

5. Về con người và các vị chư Thiên có nghĩa là thuộc con người cũng như những người bất tử.[117]

ang khi đức Thế Tôn thực hiện Song thông dưới vòm trời nhằm nghiền nát tính kiêu hãnh và tính tự cao tự đại của nhiều giáo phái khác nhau ngài đã diễn giải Phật Pháp. Có tám mươi ngàn vạn triệu người chứng đắc bậc A-la-hán. Người kiến lập ba thánh quả vượt quá mức dự đoán. Do đó có lời nói rằng:

III 6. Khi ngài diễn giải Phật Pháp, dẹp tan những ngoại giáo khác, một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba[118] đã diễn ra cho khoảng độ tám mươi ngàn vạn triệu người.

2Người ta kể lại rằng sau khi Đức Phật Koṇḍaña đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác ngài đã trải qua mùa mưa lần đầu tiên tại Chùa Canda gần thành phố Candavatī. Có người con trai của một người Bà-la-môn giàu có tên là Sucindhara có tên gọi là Candamāṇava[119] và con trai một người Bà-la-môn tên là Yasodhara là Subhaddamāṇava. Khi cả hai đã nghe giáo lý về Phật Pháp đối diện với Đức Phật Koṇḍaña với tấm lòng nhiệt tình, họ đã quyết định xuất gia quy Phật trước sự hiện diện của mười ngàn[120] thanh niên Bà-la-môn và đã chứng đắc bậc A-la-hán. Rồi đạo sư Koṇḍañña, vây quanh với một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh có Trưởng Lão Subhadda dẫn đầu, đã tụng Giới bản vào ngày rằm trăng tròn tháng jeṭṭha. Đó là Tăng hội lần thứ nhất. Tiếp theo sau đó, khi Vijitasena, con trai của bậc Đạo sư Koṇḍañña ắc chứng A la hán, Đức Thế Tôn đã tụng giới Bổn  giữa một ngàn vạn triệu vị tỳ khưu với con trai ngài dẫn đầu. Đây là tăng đoàn thứ hai. Rồi sau đó ít lâu, đang khi ngài Thập lực Như Lai đang du hành ở vùng nông thôn ngài liền thực hiện xuất gia với toàn bộ nhóm người đó. Nhà vua Udena có một đoàn tuỳ tùng khoảng độ chín mươi vạn triệu người. Đức Phật có khoảng chín mươi vạn triệu các vị A-la-hán vây quanh cùng với nhà vua Udena đứng đầu sau khi ngài đã chứng đắc bậc A-la-hán. Đức Thế Tôn tụng Giới Bản. Đây cũng là Tăng Đoàn thứ ba. Do đó có thời nói rằng:

III 7. Ngài đại ẩn sĩ Koṇḍañña có ba Tăng Đoàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận các lậu hoặc và vô tỳ vết, với tâm an tịnh.

8. Cuộc tụ tập đầu tiên gồm tới một trăm ngàn vạn triệu. Lần thứ hai lên đến một ngàn vạn triệu, lần thứ ba có chín mươi ngàn vạn triệu chúng sanh tham gia.

[137] Người ta nói rằng vị Bồ Tát của chúng ta, đang cư ngụ tại thành phố Candavatī, lúc đó là vua Chuyển Luân Vương tên là Vijitāvin. Vây quanh ngài có biết bao nhiêu người đầy vinh quang, ngài đã canh giữ họ bằng Giáo Pháp chứ không bằng gậy gộc hay đao kiếm, có nguồn nước trên núi Meru và Yugandhara và đồng ruộng rộng bao la đem lại biết bao nhiêu tài sản quí giá.[121] Và ở ngay tại thời điểm đó vây quanh là hơn một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh đã đoạn tận mọi lậu hoặc đức Phật Koṇḍañña đang đi du hành khắp miền nông thôn và đã đến được thành phố Candavatī đúng lúc.

Nhà vua Vijitāvin nghe biết tin đó liền nói,. “Vị Chánh Đẳng Giác” đã đến thành phố chúng ta,” sau khi đã sửa soạn đón tiếp đức Thế Tôn và sửa soạn chỗ ở cho ngài cư ngụ tại đó, ngày hôm sau nhà vua đã mời ngài cùng với Tăng Đoàn các vị tỳ khưu, vào ngày kế tiếp ngài đã sửa soạn một bữa tiệc thịnh soạn thiết đãi ngài và Tăng Đoàn các vị tỳ khưu con số lên đến cả một trăm ngàn vạn triệu có đức Thế Tôn đứng đầu và nhà vua đã tổ chức một cuộc bố thí lớn. Khi vị Bồ Tát đã dâng cho đức Thế Tôn bữa ăn ngài đã nói sau khi ban phước. “Thưa ngài, xin lưu lại đây trong ba tháng để giúp đỡ chúng sanh.” và khi vị Bồ Tát xin Đức Thế Tôn như vậy, ngay lập tức ngài liền dâng tặng một Cuộc Bố Thí lớn không gì sánh bằng cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu.

Rồi đạo Sư thọ ký về vị Bồ Tát như sau, “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một vị Phật có tên là Đức Phật Cồ Đàm” và ngài đã diễn giải Phật Pháp, khi vị Bồ Tát nghe bài thuyết pháp của vị đạo sư ngài đã từ bỏ vương quốc, xuất gia quy Phật, thành thạo Tam Tạng, chứng đắc tám thiền chứng và ngũ thắng trí và ngài nhập thiền không gián đoạn. Rồi được tái sanh nơi Cõi Phạm Thiên. Do vậy người ta nói rằng:

III 9. Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Vijitāvin, ta đã thống trị từ đầu tới cuối đại dương.

Ta đã bồi dưỡng với thực phẩm tuyệt vời một trăm ngàn vạn triệu bậc lậu tận, những đại ẩn sĩ cùng với người bảo vệ cao nhất cho thế gian.

Và đức Phật Koṇḍañña, là lãnh tụ thế giới cũng đã thọ ký về ta: “vô số những đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành đức Phật trên cõi đời này.

Sau khi đã cố gắng phấn đấu, thực hiện những điều khổ hạnh, vị Chánh Đẳng Giác rất nổi tiếng sẽ chứng đắc Giác Ngộ ngay dưới gốc cây Bồ Đề Assattha.

Người bảo mẫu cũng là mẹ của ngài sẽ có tên là Māyā. Cha của ngài là Suddhodana, và ngài sẽ có hồng danh là Cồ Đàm.

Kolita và Upatissa sẽ trở thành tối thượng nam thinh văn của ngài, nanda là tên của người thị giả sẽ phục dịch cho vị Chiến thắng.

15. Khemā và Uppalavaṇṇā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của đức Thế Tôn đó được cho là cây Assattha.”

[138] 17. Khi họ đã nghe những lời thọ ký của vị đại ẩn sĩ ngài là người không ai sánh nổi, thì cả chúng sanh và các chư Thiên đều hân hoan nghĩ rằng, “Đây là mầm lộc Phật Tổ.”

18. Những lời tung hô vẫn cứ tiếp tục vang dội: Các cư dân thuộc cõi Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới cùng với các vị chư Thiên vỗ tay cười đùa và tỏ lòng kính lễ ngài với tiếng vỗ tay vang dội.

(Nói rằng) “Nếu chúng ta thất bại với Giáo Pháp của vị bảo vệ thế gian này, trong một tương lai nào đó chúng ta sẽ phải đối mặt với một người nầy.

Giống như các con người vượt sông nhưng không tìm được chỗ có thể vượt qua được đến bến bờ bên kia, lại sử dụng một chỗ cạn thấp hơn để vượt qua sông cái.

Ngay cả như vây, tất cả chúng ta, nếu như chúng ta nhớ lời của vị Chiến Thắng này, trong tương lai xa chúng ta sẽ phải đối mặt với vị này.

Khi ta đã nghe thấy lời của ngài càng ngày ta càng có chiều hướng ngả theo. Để đem lại hiệu quả cho chính mục tiêu đó ta đã dâng vương quốc rộng lớn của ta cho vị Chiến Thắng này, sau khi đã từ bỏ vương quốc, ta đã xuất gia đi theo ngài.

Sau khi đã học hỏi cẩn thận Kinh Tạng Và Luật Tạng và toàn bộ Giáo Pháp chín chi phần của vị đạo sư. Ta soi sáng Giáo Pháp của vị Chiến Thắng.

Trong trường hợp này sống chuyên cần, cho dù có ngồi, đứng hay nằm sau khi đã đạt đến toàn hảo nơi những thắng trí ta sẽ đi đến cõi Phạm Thiên.[122]

9. Trong trường hợp này trong thời gian đó có nghĩa là ta đang ở trong thời gian đó [123]

9. Tên là Vijitāvin có nghĩa là Vua Chuyển Pháp Luân được gọi như vậy.

9. Từ đầu tới cuối đại dương về điểm này có nghĩa là: biến những ngọn núi biên cương thế gian trở thành vùng biên giới, ranh giới, làm cho biển trở thành cùng tận. Ta đã thống trị đến điều này không mấy rõ ràng.

Họ cho là nhà vua, chuyển luân vương, nhờ vẻ oai phong nơi bảo luân xa, đã duy trì núi Sineru ở bên trái, đã vượt biển đến tận Pubbavideha ông thắng thần châu cách xa khoảng tám ngàn do tuần (yojana) [124], nhà vua, chuyển luân vương, đã ưa ra lời động viên tại đó, nói rằng, “Không được sát sanh, không được lấy những gì không thuộc quyền ta sở hữu, không được tà tâm, không được nói dối, không được uống rượu và các chất say, nên ăn uống có điều độ.[125] Khi ngài đã đưa ra những lời động viên như vậy[126], bảo luân xa sau khi đã nổi lên khỏi mặt đất liền lao xuống vùng biển phía đông; và bảo luân xa lao xuống đến độ khiến cho sóng biển phải ngưng chuyển động. Đang khi nước biển lùi lại thành một hố sâu đo được cả một do tuần (yojana)

[139] và rồi nước biển dừng lại, giống như một bức tường thành lục ngọc thạch ở cả hai bên mặt biển, trông rất là ngoạn mục. Khi đã vượt tới bờ phía đông bên kia đại dương, bảo luân xa liền quay trở lại. Và đang khi bảo luân xa quay trở lại thì đoàn người đó đi đầu, nhà vua, chuyển luân vương đứng ở giữa, và bảo luân xa ở cuối. Và hầu như không chịu nổi cảnh chia hai ra như vậy nơi đường biên phân chia[127] khối nước đó liền đổ ập trở lại phía bờ biển đụng tới đường biên của bánh xe. Như vậy sau khi biến Pubbavideha ông thắng thần châu dồn về phía đường biên bờ biển phía đông vì muốn tàn phá Jambudipa cho đến tận bờ biển phía nam, nhà vua, chuyển luân vương đã di chuyển về biển phía nam. Theo cách thức bảo luân xa chỉ cho. Sau khi đã chinh phục được Nam thiện bộ châu (Jambudipa) rộng khoảng mười ngàn do tuần (yojana)[128] quay phần đuôi về phía biển nam, và di chuyển dọc theo cách thức đã mô tả ở trên để rồi đánh bại luôn vương quốc Āparagoyāna Tây ngưu hóa châu, rộng khoảng bảy ngàn2 do tuần (yojana) và đang lúc chinh phục được biên giới đại dương và vượt qua từ phía biển tây, đi dọc theo như trước đó để chinh phục luôn nước Uttarakuru Bắc cưu lưu châu rộng khoảng tám ngàn[129] do tuần (yojana) và chinh phục luôn biên thuỳ vùng biển đó như trước. Bảo luân xa lại quay đuôi trở lại vùng biển hướng bắc. Tới mức độ này thế lực của nhà vua, chuyển luân vương, đã đạt được trên mặt đất do đại dương bao bọc. Do vậy người ta nói rằng: Ta đã thống trị trên biển cả từ vùng cùng cực này đến vùng cùng cực khác.

10. Một trăm ngàn vạn triệu (crore)[130] có nghĩa là một trăm ngàn vạn triệu hay đây chính là một cách giải quyết.

10. Vô tỳ vết có nghĩa là những lậu hoặc của họ đã đoạn tận.

10. Với vị bảo vệ cao nhất thế gian này có nghĩa là: một trăm ngàn vạn triệu cũng với đức Như Lai Thập Lực.

10. Cùng với thực phẩm cao cấp có nghĩa là: với thực phẩm cao quí nhất.

10. Ta đã được tươi trẻ trở lại có nghĩa là được sung sức[131] trở lại.

11. Vô số đại kiếp kể từ bây giờ trở đi có nghĩa là: trong một Hiền kiếp[132] Khi một trăm ngàn đại kiếp và ba A Tăng kỳ kể từ bây giờ đã qua đi.

Cuộc phấn đấu có nghĩa là cố gắng.

Hiệu quả là mỗi mục tiêu có nghĩa là làm trọn, mang lại hiệu quả, hoàn tất chính mục tiêu đó đối với quả Phật như bố thí Ba la mật mà ra.

Vương quốc vĩ đại có nghĩa là vương quốc của vua chuyển luân vương.

Đối với kẻ chiến thắng có nghĩa là đối với Đức Thế Tôn. Hay là định sở cách ở đây (Jine) nên được hiểu như là chỉ định cách ở đây.

Ta ban cho có nghĩa là ta ban tặng cho[133] “ hiệu quả mang lại như vậy” có nghĩa là ta nên hiểu có liên quan đến vấn đề (bố thí) này. Một số người lại hiểu là “ta ban tặng[134] vương quốc vĩ đại cho Bậc Chiến Thắng (Đức Phật) “

Sau khi đã từ bỏ có nghĩa là sau khi đã ban tặng cho.

Kinh (Suttanta) có nghĩa là Kinh Tạng.

23. Luật (Vinaya) có nghĩa là Luật Tạng.

23. Chín chi phần có nghĩa là chín chi bắt đầu với Khế Kinh, ng tụng.[135]

23. Được Giáo Pháp của vị Chiến Thắng (Đức Phật) soi sáng có nghĩa là ta được trang điểm với những truyền thống phổ biến[136] rộng khắp và những thực chứng[137] siêu nhiên.

Trong đó có nghĩa là Nơi Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.

Chuyên cần có nghĩa là sở hữu được chánh niệm.

[140] 24. Ta tiến vào cõi Phạm Thiên có nghĩa là ta đi tới[138] Cõi Phạm Thiên.

Và thành phố của đức Phật Koṇdanñña có tên gọi là Rammavatī. Cha của ngài là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên gọi là Sunanda, Sujātā là tên của hoàng hậu mẹ ngài. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài có tên gọi là Bhadda và Subhadda, người thị giả của ngài có tên gọi là Anuruddha, Tissā và Upatissā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài, cây Bồ Đề của ngài là cây cổ thụ dễ thương sāla. Thân hình của ngài cao khoảng tám mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài là một trăm ngàn năm. Tên vợ ngài là Rucī, con trai của ngài là Vijitasena,[139] nhà vua là trợ lý người đời của ngài tên Canda; người ta kể rằng ngài trụ trì tại Chùa Canda. Do đó có người nói rằng:

25. Rammavatī là tên thành phố ngài cư trú, Sunanda là tên của vị Quí Tộc Sát ế Lị, Sujātā là tên của mẹ đức Phật Koṇḍañña một ẩn sĩ.

30. Bhadda và Subhadda là hai tối thượng nam thinh văn của Đức Phật. Anuruddha là tên thị giả của Đức Phật Koṇḍañña, v đại ẩn sĩ.

31. Tissā và Upatissā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài Koṇḍañña, vị đại ẩn sĩ, tên là cây Sāla thật đáng yêu.

33. Nhà đại ẩn sĩ cao tám mươi tám cubit. Ngài toả sáng tựa như mặt trời giữa ban ngày, như thể quốc vương thuộc các thiên thể vậy.

34. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khảng một trăm ngàn năm. Sống kéo dài đến như vậy ngài đã giúp cho nhiều người vượt thắng được (bộc lưu).

35. Thế gian này được trang điểm với những người đoạn tận các lậu hoặc và trở thành vô tì vết. Tựa như trời cao với các thiên thể thiên đàng vậy. chính vì thế ngài cũng tỏa sáng như vậy.

36. Và với vô số những long vương Naga rất nổi tiếng, không nao núng, khó lòng bị tấn công. Đã tự tan biến đi trông tựa như là một luồng chớp.

37. Và sức mạnh thần thông của ngài chẳng bao giờ phải hiệu chỉnh, và chánh định của ngài được trí tuệ thôi thúc đã tịch diệt. Liệu có phải toàn bộ những pháp hành đó đều chỉ là trống rỗng hay sao?

31.Một cây Sālā[140] dễ thương có nghĩa là một cây Sālā vô cùng yêu quí. Cây xuất hiện vào thời điểm của một đức Phật và vào thời gian một vị chuyển luân vương mà thôi. Chứ không phải bất kỳ người nào khác. Người ta kể lại rằng cây chỉ xuất hiện duy nhất có một lần.

35. Thế gian này được trang điểm với nhiều người đã đoạn tận các lậu hoặc và vô tì vết. Có nghĩa là trái đất này trông thật đáng yêu biết nhường nào khi được trang điểm với chỉ một ánh sáng rực rỡ màu vàng y cà sa của những vị đã đoạn tận các lậu hoặc và vô tỳ vết.

35. Giống như có nghĩa là: đây chỉ là một tiểu từ hiểu theo nghĩa như là một (ẩn dụ)

[141] 35. Với những thiên thể trên trời có nghĩa là với các chòm sao. Như thể chiếc vòm dưới bầu trời với những đám tinh tú, trái đất được tỏa sáng rõ ràng được trang điểm với những người đã đoạn tận các lậu hoặc.

36. Không nao núng nghĩa là không lay chuyển, không xao động vì tám pháp thế gian[141].

36. Tự[142]tỏa sáng giống như một tia chớp có nghĩa là họ tự3[143] chứng tỏ cho thấy chính mình toả sáng giống như một tia chớp “Tia chớp”[144] cũng là một cách giải thích, người ta nói rằng với thời điểm đức Phật Koṇḍañña khi các vị tỳ khưu chứng đắc Níp Bàn chung cuộc các ngài bay lên trời cao khoảng bảy cây dừa trên không, hoàn toàn được toả sáng, giống như tia chớp, qua kẽ hở của đám mây và nhập vào hỏa giới và tan biến đi hoàn toàn[145].Giống như lửa tan biến đi chẳng còn gì được giữ lại[146]. do đó mà người ta cho rằng: tự cho thấy giống như một ánh chớp.

37. Không thể định cỡ được có nghĩa là không được xác định kích cỡ, [147] chỉ duy nhất.

37. Được thôi thúc nhờ trí tuệ có nghĩa là tiến tới thông qua trí tuệ có được.

Theo như phương pháp chúng ta đề cập đến ở trên những đoạn kệ còn lại đã quá rõ ràng.

ức Phật Koṇḍañña, vị Chánh Đẳng Giác viên tịch tại công viên Canda đầy thú vị; điện thờ được xây dựng dâng cúng ngài rộng vào khoảng bảy do tuần (yojana)[148]

82

Vì họ đã không phân tán xá lợi của vị đạo sư này; toàn bộ xá lợi của ngài vẫn được giữ nguyên vẹn. Giống như một hình tượng[149] bằng vàng.

83

Những thần dân[150] cư trú trong toàn cõi Nam diêm phù đề (Jambudipa) đã qui tụ lại và hoàn tất xây cất điện thờ, rộng khoảng bảy do tuần (yojana) bao gồm bảy loại đá quí, và tường điện thờ họ đã cho trét một loại bột thạch tín màu vàng và màu đỏ và dùng chất kết dính gồm có dầu vừng và bơ tinh khiết.

Đến đây kết thúc phần Chú giải về đức Phật Koṇdañña. Cũng kết thúc luôn biên niên ký về đức Phật thứ hai.

 


[90]. Buddhānubuddhānaṃ sāvakānaṃ; xin ọc bản văn tr. 141 dưới tiêu đề Kinh Điềm Lành (Maṇgala Sutta), buddhānubhuddhasāvakānaṃ và buddhānubuddho yo thero trong Thag 679,1246 ám chỉ về Trưởng Lão Añña Koṇḍañña. ThagA iii 5 có giải thích: buddhānubuddho ti buddhānaṃ anubuddho, sammāsambuddhehi bujjhitāni saccāni tesaṃ desanārena bujjhatā ti attho, có nghĩa là ngài đã giác ngộ chân đế và đã được giác ngộ do chính những người Tự Giác Ngộ bằng cách theo đuổi giáo lý của họ.

[91]. Chẳng có Đức Phật nào khác nổi lên trong niên đại này, đó là niên đại Sāra, xin ọc bản văn tr. 191

[92]. Chiều dài thọ mệnh

[93]. IIA 83tt.

[94]. BvAC ghi là katvā, BvAB lại ghi là vitināmetvā

[95]. BvAC ghi là bodhitaruṃ còn BvAB lại ghi là - rukkhaṃ

[96]. Xin đọc bản văn tr. 83.

[97]. Xin đọc giải thích trong Vism 631. Chú giải Tăng Chi Bộ iii 18. xin đọc thêm bản văn tr. 83,184,190

[98]. Gotrabhūṇa

[99]. Buddhañṇena như trong bản văn tr.52, 119,185. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến giải thích là buddhaguṇe là những ân đức đặc biệt của một Đức Phật, xin đọc bản văn tr.117

[100]. Trung Bộ Kinh I 73

[101]. Xin đọc Ja I 78; xin cũng đọc trong MQ ii 9, n.6

[102]. Vin i. 7

[103]. BvAB và hai Sinhale MSS giải thích là Arundhavatī ở đây và phía dưới.

[104]. Parivārita, cũng có nghĩa là tỏ lòng kính lễ

[105]. Parivuta

[106]. Một trong số những tính ngữ của Thiên Chủ (Sakka)

[107]. Vin i. 10

[108]. Amitayaso ti anantaparivāro.

[109]. sajja ghaṭṭervā, xin đọc trong tự điển Anh-Pāli s v. āsajja

[110]. Khamanenā ti khantiyā

[111]. Trung Bộ Kinh i. 423

[112]. Pavattente

[113]. Pavatteti có nghĩa là đang khi chuyển pháp luân, hiểu theo nghĩa quay tới liên tục, khiến cho khởi xuất.

[114]. Bài thuyết pháp về những đại phước lành, hay điềm lành. Kh v. sn 258tt. năm được ám chỉ trong VA 1008. xin cũng đọc trong bản văn tr. 174. 217, 228, 233, 292

[115]. Maṅgalāni

[116]. Xin đọc KhA 155

[117]. Naramarūnan ti narānañ ca amarānañ ca.

[118]. Dhammābhisamayo. Phật Tông Be, BvAB tatiyābhisamayo, cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba.

[119]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đưa thêm: “Khi Đức Thế Tôn đang diễn giảng Phật Pháp thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt pháp hội có tám mươi ngàn vạn triệu chúng sanh” và đưa ra một chú thích là nơi khác điều này đã bị loại bỏ.

[120]. BvAB Saddamāṇava, với v. 1 như ở trên. Māṇava là một từ thường dùng cho thiếu niên bà la môn; như vậy đây có thể là một từ tính hay là một phần của tên. cũng vậy đối với các bạn Subhaddamāṇava của anh ta.

3. BvAB mười ngàn người

[121]. Aparimitavasudharaṃ vasundharaṃ

[122]. Xin đọc bản văn tr. 151, 200, 234.

[123]. Ahaṃ tena samayenā ti ahaṃ tasmim samaye

[124]. SnA 443, Vism 207 khoảng bảy ngàn do tuần (yojana)

[125]. Yathābhutta – không phải là một thành ngữ thông dụng. Xin tra Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. bhutta. Như trong D ii. 173, Trung Bộ Kinh iii. 173

[126] Tới gần cuối đoạn này. xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 622tt. MA iv. 222tt

[127]. Jalantena, ở đây ta có jala+anta, tận, cuối.bờ biên,ám chỉ hố sâu hay là lỗ hổng lớn trong biển giữa hai bờ cách Lục ngọc thạch. Cách khác, jalanta còn có nghĩa là sáng chói ám chỉ bảo luân xa.

[128]. SnA 443, Vism 207

[129] SnA 443, Vism 207

[130]. Koṭisatasahassānan ti koṭisatasahassāni. Sở hữu cách số nhiều, và chủ cách số nhiều.

[131]. tappayin ti tappesiṃ

[132]. Bhaddakappa, một đại kiếp đầy hứa hẹn trong đó có năm đức Phật khởi xuất. Bản văn tr. 191 Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 410

[133]. Adan ti adāsiṃ

[134]. Dadiṃ

[135]. Chín phần cấu thành trong giáo lý được đưa ra đầy đủ trong Trung Bộ Kinh I 133. Miln 263.

[136]. Lokiya, cũng có nghĩa là hiệp thế. Đoạn này cũng có thể dịch là “ta đã trang điểm với một cách tiếp cận hiệp thế với điều đã được truyền đạt cho ta” hiệp thế là đối nghĩa của siêu thế.

[137] adhigama, đạt đến. Xin đọc Netti 91, Chú giải Tăng Chi Bộ I 87

[138]. Brahmalokam agañch’ahan ti Brahmalokaṃ agañchiṃ ahaṃ

[139]. Tại đây Chú giải Phật Tông tiếng Ceylon gọi ngài với tên là Jinasena.

[140]. Sālakalyāṇika.

[141] At.t.ha lokadhamma, xin D iii. 260. A iv 156 Netti 162 v.v... cũng đọc Ja iii 169

[142] Dassetvā

[143] Dassayitvā

[144] Xin đọc vijjappātam thành vijjupātam

[145] Trong dụ ngôn lửa “tàn lụi đi” được dùng bằng chữ parinibbāyiṃsu ang khi đó ngay ở trên từ parinibāyamāmā lại cũng được sử dụng là “đang khi họ tàn lụi đi” hay “ đang khi họ chứng đắc Níp bàn chung cuộc”

[146] Ở đây cũng vậy nirupādāna lại có nghĩa vừa giống như được dịch ở trên lại của là không có nhiên liệu.

[147] Atuliyā ti atulyā

[148] Thūp 9, và xin đọc thêm Phật Tông iii. 38

[149] Thūp 8, nhưng lại đề cập đến Dīpaṅkara.

[150] Xin đọc bản văn tr 270

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn