(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VI. Chú giải Đức Phật tổ REVATA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15440)

VI. Chú giải Đức Phật tổ REVATA

Tiếp theo sau phần bình luận về Đức Phật Sumana và sự việc Giáo Pháp của ngài tan khỏi thế gian này...

Tiếp theo sau phần bình luận về Đức Phật Sumana và sự việc Giáo Pháp của ngài tan khỏi thế gian này, tuổi thọ của loài người dần dà thu ngắn lại từ chín mươi ngàn năm[291] đến chỉ còn tuổi thọ mười năm, dần dà tăng lên trở lại thành tuổi thọ một A Tăng Kỳ và giảm trở lại thành tuổi thọ sáu mươi ngàn năm.

Thế rồi lại có vị đạo sư hồng danh là Revata nổi lên. Khi ngài đã hoàn tất được toàn bộ mười Pháp Ba la mật ngài được tái sinh nơi Cõi Trời Đâu Suất, là nơi cư trú rực rỡ với[292] vô số đá quý. Rời bỏ cuộc sống tại đó ngài được giáng trần tái sanh trong lòng bà Vipulā là một người phụ nữ có thừa những phẩm chất đẹp đẽ duyên dáng. - Gương mặt ngọt ngào của bà trông giống như một đầm sen được trang trí mỹ miều với những bông huệ nước nở rộ. Ánh mắt của bà như có những đàn ong[293] vây quanh – thu hút sự chú ý của chúng sanh. Trong thành phố Sudhaññavatī với đủ thứ giàu sang của cải lương thực, bà là hoàng hậu nhiếp chính trong hậu cung của vị vua tên là Vipula, là người có đoàn tuỳ tùng to lớn vây quanh, được trang điểm với đủ mọi thứ trang sức, ngài có một đoàn tuỳ tùng biểu thị cho sự thịnh vượng và giàu sang đem lại. Ngài có dư thừa mọi thành công. Sau mười tháng trong bụng mẹ vị Bồ Tát Đản sanh, rời khỏi bụng mẹ giống như một con ngỗng hoàng gia màu đỏ hồng trên núi Cittakṭa[294] Những điềm lạ về giáng sanh trong lòng mẹ và Đản sanh của ngài giống như Chư Phật đã đề cập đến ở trên.[295]

Và ba toà lâu đài của ngài có tên là Sudassana, Ratanagghi, vela.[296] Có tới ba mươi ba ngàn phụ nữ chăm sóc cho ngài với Mỹ nhân Sudassanā đứng đầu, vây quanh với những phụ nữ đẹp như tiên trên trời. Ngài đã sống cuộc sống trong hoàng cung trong sáu ngàn năm. Trải qua đủ mọi niềm sung sướng trên cõi đời này.[297] [161] Sau việc sanh [298]hạ ra hậu duệ của mình tên là Varuṇa, do vợ của ngài là Sudassana. Ngài đã chứng kiến bốn điềm lạ. Dửng dưng trước những phú quí nơi quần áo đẹp, nơi cư trú giàu sang, ngài đã bỏ đi đôi bông tai bằng vàng đá quí, vòng đeo tay, mão trên đầu và nhẫn đeo tay. Những hương trầm quí hoá nhất và những chuỗi ngọc trang điểm cho ngài. Rồi, giống như mặt trời vô cùng rực rỡ. Và như mặt trăng mùa thu. Giống như mặt trăng bao vây xung quanh với một chòm sao, như thể bao quanh ngài là một đoàn các vị Tam thập Tam, giống như Thiên vương Ngàn Mắt bao quanh là một đám các vị Phạm Thiên và giống như vị Đại Phạm Thiên Harita[299]bao quanh là cả một đoàn Bốn binh chủng vĩ đại, ngài đã xuất gia vào một buổi xuất gia vĩ đại đi trên một chiếc xe do các con tuấn mã thuần chủng cùng kéo.

Cởi bỏ toàn bộ đồ trang sức, giao chúng trở lại cho người giữ kho, ngài cắt tóc và chỏm tóc bằng chiếc gươm được mài bén cực kỳ giống như cánh hoa sen xanh, vô tỳ vết; cho dù nổi trên mặt nước và tung lên trên trời. Thiên Chủ (Sakka), vua các chư Thiên, nhận lấy toàn bộ những thứ tóc đó đựng trong một chiếc tráp nhỏ bằng vàng, mang đến nơi cư trú của các vị Tam Thập Tam và xây một điện thờ gồm bảy loại đá quí trên đỉnh núi Sineru.

Và vị Đại Nhân mặc y cà sa màu vàng do các chư Thiên đem lại, rồi ngài xuất gia. Một vạn triệu người cũng xuất gia theo gương của ngài. Bao quanh là những chúng sanh bắt đầu phấn đấu tu luyện khổ hạnh trong vòng bảy tháng. Vào ngày rằm tháng Tư visākha ngài đã tham gia bữa ăn cơm sữa ngọt do Sādhudevī đem đến thiết đãi ngài, cô là con gái của một thương lái. Ngài đã trải qua một ngày lưu trú tại cánh rừng Sāla. Vào buổi chiều ngài nhận tám bó cỏ do Varuṇindhara, là một ẩn sĩ loã thể dâng cúng cho ngài và ngài tiến lại cây Bồ Đề Nāga vinh quang rồi ngài đã đi chung quanh cây Bồ Đề giữ phần bên phải tiến về phía cây đó. Ngài trải cỏ khô trên một khoảng rộng độ năm mươi ba cubit. Quyết tâm đạt đến chánh tinh tấn bốn chi phần.[300] Đánh tan đoàn quân Ma-vương và thấu triệt trí toàn tri, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng sau đây:

“Qua biết bao nhiêu kiếp tái sanh luân hồi...
Ta đã diệt trừ mọi ái dục.”

Do vậy có lời nói rằng:

VI 1. Sau đức Phật Sumana đến lãnh tụ Revata, một phi thường khôn ví, độc nhất vô nhị. không gì sánh nổi, tối thượng và là người Chiến Thắng.

Người ta nói rằng sau khi đã trải qua bảy tuần lễ gần ngay gốc cây Bồ Đề. Đạo sư Revata đã đồng ý lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên diễn giải Giáo Pháp cho chúng sanh, nghĩ rằng, “Trước tiên ta phải diễn giải Giáo Pháp cho ai đây?” và nhìn thấy một đám đông các vị tỳ khưu khoảng một vạn triệu[301] người đã xuất gia với ngài và các chư Thiên và con người được phú bẩm cho những ân đức đặc biệt, ngài đã đi trên không trung và đáp xuống công viên Varuṇā và thực hiện rất nhiều phép thần thông, vây quanh ngài là một oàn các vị tỳ khưu. Sau khi đã Chuyển Pháp Luân, không gì có thể vượt qua, là những điều cao siêu, tinh tế, gồm ba phần.[302] Không thể quay ngược trở lại với bất kỳ ai. Một vạn triệu vị tỳ khưu đã thiết lập A-la-hán. Chẳng còn giới hạn nào được đặt ra với những tính toán của những ai đã thiết lập ba thánh quả thánh đạo này.

Do vậy người ta đã nói:

VI 2. Cả ngài cũng vậy, do Đấng Phạm Thiên thỉnh cầu để diễn giải Giáo Pháp, hầu đưa ra định nghĩa ngũ uẩn, giới, và không xảy ra trong nhiều hữu.[303]

[162] 2. Về điểm này định nghĩa ngũ uẩn và giới có nghĩa là phân loại ngũ uẩn và mười tám giới bằng những định nghĩa bắt đầu với danh và sắc. Việc định nghĩa các uẩn và các giới được gọi là việc khẳng định các hiện trạng sắc giới và vô sắc giới nhớ những đặc tướng của bậc Sa môn lại là những đặc điểm chủ yếu. Hay, “sắc giống như một trái banh bong bóng.”*1 Vì sắc không bền vững và vì nó có đầy lỗ hổng. “Thọ giống như một bong bóng nước”* vì nó chỉ tồn tại được trong giây lát mà thôi. “Tưởng cũng giống như một ảo Đảnh.”* vì nó chỉ tạo ra những ảo giác.. “hành cũng giống như một thân cây chuối”* vì không có lõi bằng gỗ cứng. “thức cũng giống như trò ảo thuật” * Vì nó tạo ra trò lừa gạt. Với cách thức bắt đầu như vậy việc định nghĩa ngũ uẩn và giới nên được hiểu như là quan sát về đặc tính vô thường[304] vậy.

2. Không xảy ra trong nhiều hữu có nghĩa là: ở đây hữu là tăng trưởng, phi hữu là suy thoái; hữu là thường kiến. Phi hữu là đoạn kiến; hữu là hiện hữu nhỏ nhoi,[305] phi hữu lại là một hiện hữu vĩ đại; hữu là hiện hữu theo cách dục giới,[306] Phi hữu lại là hiện hữu dưới dạng sắc giới và vô sắc giới.[307] Theo cách thức như vậy ý nghĩa hữu nên được hiểu rõ. Ý nghĩa  đây là ngài diễn giải Pháp hiện hữu đối với không xảy ra thuộc nhiều hình thái hữu khác nhau. Hay hữu có nghĩa là điều đó trở thành dưới dạng như vậy. Trong ba loại hữu trong quy trình nghiệp hữu trước qui trình tái sanh. Qui trình tái sanh hữu được gọi là phi hữu. Ngài đã diễn giải Giáo Pháp về không xảy ra để loại bỏ đi ước muốn cả hai.

*1. Xin đọc S. iii 145, được trích trong Vsm

Và dưới thời đức Phật Revata này đã diễn ra ba lần thấu triệt Pháp hội. Thấu triệt pháp hội lần ầu tiên vượt quá mọi cách ước tính. Do vậy người ta nói rằng:

VI 3. Khi ngài đang diễn giải Giáo Pháp đã diễn ra ba lần thấu triệt pháp hội. Lần thấu triệt pháp hội ầu tiên vượt quá mọi tính toán nơi chúng sanh.

3. Trong trường hợp này Ba có nghĩa là ba[308] có sự thay đổi tính. Đây là việc thấu triệt pháp hội lần ầu tiên.

Sau một thời gian lưu lại tại thành phố Uttara, một thành phố quan trọng nhất, vị vua tên là Arindama, người đã đàn áp toàn bộ kẻ thù (sabbarindama). Người ta nói rằng khi nhà vua nghe tin Đức Phật đã trở về thành phố của chính nhà vua, rồi còn có tới ba vạn triệu chúng sanh vây quanh, đức vua đã ra và đến gặp Đức Phật và mời ngài vào trong hoàng cung vào ngày mai. Sau khi đã sắp xếp một cuộc bố thí lớn kéo dài một tuần lễ dành cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo. Nhà vua đã kính lễ Đức Phật bằng đèn nến kéo dài tới ba gavuta, tiến lại gần Đức Phật và ngồi xuống. Rồi đức Phật đã diễn giải Giáo Pháp theo nhiều cách khác nhau thích hợp cho từng suy nghĩ của mỗi người,[309] đã diễn ra tại đây cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ nhì cho một ngàn vạn triệu con người cũng như các vị chư Thiên. Do vậy người ta nói rằng:

VI 4. Khi vị hiền triết Revata thuyết giảng cho nhà vua Arindama rồi sau đó liền diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ hai cho một ngàn vạn triệu người.

Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai.

[163] Sau một thời gian đang khi còn lưu lại gần thị trấn Uttara, đạo sư Revata ngồi thiền trong vòng một tuần lễ ngài đã nhập thiền diệt. Người ta nói rằng: các cư dân sống gần thị trấn Uttara đó, mang cơm, đồ ăn đặc có chất lượng, thuốc men, và đồ uống đến và thực hiện một cuộc bố thí dành cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu, họ đã hỏi các vị. “Thưa các vị kính mến, Đức Phật hiện đang ở đâu?” Bởi vì các vị tỳ khưu đã cho họ biết: “Thưa các vị, Đức Phật đang nhập thiền diệt.” Rồi kết thúc bảy ngày đó họ nhìn thấy Đức Phật xuất khỏi thiền diệt và giống như mặt trời mùa thu, ngài toả sáng bằng chính sắc đẹp tuyệt trần của mình, họ liền hỏi những ân đức đặc biệt đem lại những điều thuận lợi gì cho việc chứng đắc thiền diệt. Đức Phật nói cho họ biết những điểm lợi do ân đức đặc biệt đem lại trong việc chứng đắc thiền diệt. Rồi ngài đã kiến lập một trăm vạn triệu con người lẫn chư Thiên chứng đắc A-la-hán. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có người đã nói rằng:

VI 5. sau khi đã xuất khởi sau một tuần lễ nhập thiền diệt. Ngài đã huấn dụ cho một trăm vạn triệu con người và chư Thiên về Thánh quả tối thượng.

Cuộc triệu tập đầu tiên trong thành phố Sudhaññavatī nhân việc tụng Giới Bổn gồm toàn bộ các vị A-la-hán vượt quá xa ước tính của những ai đã xuất gia theo khẩu hiệu Thiện lai tỳ khưu” Cuộc triệu tập thứ nhì diễn ra tại thành phố Mekkhala lại có một số các vị A-la-hán con số ước tính được một trăm ngàn vạn triệu người lại gồm những người đã xuất gia theo mệnh lệnh, Thiện lai tỳ khưu”, là mệnh lệnh kêu gọi xuất gia. Nhưng Varuṇa, tối thượng thinh văn và cận sự nam Chuyển Pháp Luân của Đức Phật Revata, tối thượng trí tuệ, lại bị bệnh. đang khi diễn giải Giáo Pháp và giải thích tam tướng cho dân chúng là những người đã đến để tìm hiểu về bệnh tật của Ngài, lại có tới hơn một trăm ngàn vạn triệu người xuất gia theo mệnh lệnh “Thiện lai Tỳ khưu.” ngài đã khiến cho họ kiến lập A-la-hán, ngài liền tụng Giới Bổn cùng với tăng đoàn bốn chi đó.[310] Đây là cuộc triệu tập thứ ba. Do vậy có người nói rằng:

VI. 6. Đại ẩn sĩ Revata có ba tăng đoàn đã kiên trì đoạn tận mọi lậu hoặc và đã trở nên vô tỳ vết và được giải thoát.

7. Những ai tụ tập lại vào lần triệu tập đầu tiên thật đông đảo ngoài sức tưởng tượng. Cuộc triệu tập thứ hai lại gồm một trăm ngàn vạn triệu người xuất gia.

Không có người nào trí tuệ ngang bằng với một cận sự nam của Chuyển Pháp Luân thì đang chịu bệnh tật hành hạ, họ sống trong nghi ngờ.

Cuộc qui tụ lần thứ ba gồm một trăm ngàn vạn triệu[311]các vị A-la-hán, những vị hiền triết đó đã tiến lại gặp Đức Phật và hỏi thăm về bệnh tình của ngài.

Trong trường hợp này ệ Tử Chuyển Pháp Luân có nghĩa là những người môn đồ của Chuyển Pháp Luân.

Sống trong nghi ngờ[312] về vấn đề này nghi ngờ thuộc cuộc sống chính là sống trong nghi ngờ. [164] “Liệu ngài có đến để chấm dứt cuộc sống đó hay không?” Liệu như vậy cuộc sống trong nghi ngờ,2 như vậy ngài có chết hay chăng, hay không chết vì tính chất nghiêm trọng của bệnh tật đó chăng? đó chính là cuộc sống trong nghi ngờ.2

9. Thế rồi những vị hiền triết đã tiến lại gần: điều này có nghĩa là nếu như nguyên âm là âm dài[313] là điều liên quan đến các vị tỳ khưu[314] nếu là nguyên âm ngắn[315] cùng với nguyên âm[316] có giọng mũi (có thêm từ muni) thì lại ám chỉ từ Varuṇa[317]

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta, là một thầy Bà la môn có tên là Atideva cư trú tại thành phố Rammavatī. Ngài đã hoàn thành những bổn phận bắt buộc của những người Bà la môn. Đang khi nhìn thấy Revata, vị Chánh Đẳng Giác, và nghe ngài diễn giải về Phật Pháp, đã thiết lập nơi nương nhờ, và khen ngợi ngài là đức Như Lai Thập Lực với hàng trăm hàng ngàn lời khen ngợi. Ngài Kính lễ Đức Phật bằng một chiếc áo khoác ngoài trị giá cả ngàn đồng tiền vàng. Đức Phật cũng đã thọ ký về Ngài như sau: một trăm ngàn đại kiếp và hai A tăng kỳ trở lại đây ngài sẽ trở thành đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm.” Do vậy có lời nói rằng:

VI 10. vào thời đó ta đã là một người Bà la môn tên là Atideva. Sau khi đã tiến tới gặp Đức Phật Revata, ta đã đến với ngài xin quy y.

11 Sau khi đã khen ngợi giới đức của ngài, định và ân đức trí tuệ đặc biệt không gì sánh nổi[318] theo như khả năng của ta[319] ta đã ban tặng cho ngài chiếc áo khoác ngoài.

Đức Phật Revata, lãnh đạo thế gian, cũng đã thọ ký về ta: “Nhiều đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành một đức Phật.”

Khi ngài tập trung phấn đấu khổ hạnh...” chúng ta sẽ đến gặp trực diện với ngài.”

Tám đoạn kệ được giải thích[320] như sau:

Khi ta đã nghe những lời của ngài ta càng hướng tâm trí. Ta đã dốc lòng nhất quyết tu luyện nhiều hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

Thế rồi. Niệm tưởng lại những pháp Phật[321] ta tăng thêm suy tư, “Ta sẽ chứng ắc Pháp mà ta đã hết lòng mong đợi từ lâu.

Ta tới gặp ngài để tìm nơi nương tựa: có nghĩa là tôi đến tìm ngài để qui y,[322]. sở hữu cách được hiểu theo nghĩa đối cách.

Ân đức trí tuệ đặc biệt: có nghĩa là vẻ tráng lệ của trí tuệ

11. Không gì sánh nổi có nghĩa tốt nhất. “Ân đức đặc biệt không gì sánh nổi của tuệ giải thoát”[323] đây là một cách giải thích. Cũng đã khá rõ ràng.

11. Sau khi đã khen ngợi có nghĩa là được khen ngợi,[324] được ca ngợi

11. Theo khả năng của ta có nghĩa là theo như sức mạnh của tôi.

[165] 11. Chiếc áo khoác ngoài có nghĩa là y cà sa vai trái.

11. Ta ban cho có nghĩa là ta bố thí[325]

15. Pháp Phật có nghĩa là: những Pháp được thực hiện để thành đức Phật ý nghĩa ở đây là Pháp Ba la mật[326]

15. Niệm tưởng lại có nghĩa là hồi tưởng lại.

15. Ta gia tăng có nghĩa là làm tấn tới.

15. Ta sẽ chứng ắc có nghĩa là tôi sẽ kiếm được, thu được

15. Pháp đó có nghĩa là quả vị Phật đó.

15. Điều ta hàng ước ao chờ đợi có nghĩa là: tôi sẽ chứng đắc quả Phật là điều ta hàng mong mỏi từ lâu.

Và Thành Phố Đức Phật Revata đã lưu lại trong một thời gian có tên là Sudhaññavat, cha của ngài là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Vipula, mẹ ngài tên là Vupulā; Varuṇa và Brahmadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; Sambhava là thị giả; Bhaddā và Subhaddā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài; cây Bồ Đề của ngài có tên là cây Nāga; thể hình của ngài cao tám mươi cubit; tuổi thọ của ngài kéo dài sáu mươi ngàn năm.[327] Người vợ chính của ngài tên là Sudassasā, con trai của ngài tên là Varuṇa. Ngài xuất gia trên một chiếc xe ngựa thuần chủng.

Ánh sáng rực rỡ không gì sánh nổi nơi vẻ lộng lẫy phát ra từ thân xác ngài liên tục toả sáng ra một do tuần (yojana) chiếu sáng cả ngày lẫn đêm[328] Vị vua Chiến Thắng, vị anh hùng vĩ đại, luôn tỏ lòng từ bi đối với mọi chúng sanh đã quyết tâm. “Chớ gì người ta phân tán hết di cốt của ta”

Và trong nơi vui chơi giải trí Mahāsāra[329] cách thành phố lớn khoảng độ một do tuần (yojana) Revata được những người vị vọng kính lễ và đã nhập Níp Bàn.

Do vậy người ta nói rằng:

VI 16. Sudhañavat là tên của thành phố. Vipula là tên của nhà Quí Tộc Sát Đế Lị, Vipulā là tên mẹ của Revata, một đại ẩn sĩ.

Varuṇa và Brahmadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; Sambhava là tên của thị giả cho Revata, là vị ẩn sĩ vĩ đại.

BhaddāSubhaddā là những tối thượng nữ thinh văn của ngài; đức Phật đó không có ai sánh nổi, đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác ngay tại gốc cây Nāga.

Paduma và Kuñjara là hai tối thượng cận sự nam của ngài; Sirimā và Yasavatī là hai tối thượng cận sự nữ của ngài.[330]

 Có dáng đứng cao tám mươi cubit, đức Phật đó đã soi sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như cầu vồng trên trời cao.

Vòng ánh sáng không gì sánh nổi phát ra từ thân xác của ngài, toả ánh sáng ra khắp tứ phương thiên hạ rộng khoảng một do tuần (yojana) liên tục cả ngày lẫn đêm.

[166] 26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng sáu mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều chúng sanh vượt qua bộc lưu.

Sau khi đã phô diễn sức mạnh một đức Phật và trình bày rất chi tiết về bất tử cho thế gian, ngài đã viên tịch chấp thủ giống như ngọn lửa đã tàn lụi do hết nhiên liệu.

Và thân xác ngài giống như ngọc bảo và Giáo Pháp duy nhất trên thế gian đã biến mất. Chẳng Phải tất cả pháp hữu vi là trống rỗng cả sao?

 Trong trường hợp này được chiếu sáng có nghĩa là làm rõ

  Chiều cao có nghĩa là cao.

  Vòng ánh sáng rực rỡ có nghĩa là mức độ ánh sáng rực rỡ.[331]

27. Giống như ngọn lửa có nghĩa là như lửa.

27. Liên quan đến hết nhiên liệu có nghĩa là về việc ngọn lửa tan biến đi.[332]

  Và thân xác ngài giống như ngọc bảo[333] có nghĩa là thân xác của đức Phật có màu vàng. “và thân xác giống như châu báu đó[334] cũng là một cách giải thích. Nói như vậy nhờ vào cách thay đổi giới tính. Nhưng ý nghĩ cũng giống nhau.

Điều còn lại trong các đoạn kệ trên đã quá rõ ràng.

Kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký sự Đức Phật Tổ Revata.

Kết thúc Biên niên Ký Sự đức Phật thứ năm.

 


[291]. Giống như dưới thời Đức Phật Sumana

[292]. Samujotita Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến coi như là một từ biến thể, giải thích là samujjalita,

[293]. Ali, xin đọc Tự điển Childers

[294]. Nổi tiếng như là nơi cư trú của loài ngỗng vàng đỏ hồng.

[295]. Xin đọc IIA 83 tt

[296]. Phật Tông ghi là Avela. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Āveḷa

[297]. Xin đọc bản văn tr. 153

[298]. Xin đọc bản tường trình sau đây với bản văn tr. 183

[299]. Xin đọc D ii 261, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 693

[300]. Xin xem bản văn tr. 83

[301]. Số nhiều của Koṭiyo ám chỉ đến các chư thiên và người đàn ông cũng như các nhà sư, chỉ có một vạn triệu người đàn ông xuất gia chung với ngài.

[302]. Xin đọc Vin I 10

[303]. Bhavābhava, hữu phi hữu, tương tự như phālaphala, nhiều loại quả khác nhau.

[304]. Xin đọc thêm Vism 290

[305]. Bhava, ý nghĩa hiện hữu và tồn tại bhavo ti khuddakabhavo.

[306]. Có nghĩa là, với tất cả năm indriya, quyền, bắt đầu với nhãn quyền

[307]. Xin đọc MA iii 223. SA iii 295, UdA 164m CpA 20, v.v...

[308]. Tīṇnī ti tayo

[309]. Manonukūla

[310]. Xin đọc bản văn tr. 126

[311]. Be sahassa. Một ngàn

[312]. Patto jīvitasaṃsayaṃ.. jīvitasaṃsayaṃ patto..jīvite saṃsayaṃ patto nhiều ý nghĩa khác nhau được nhắm tới ở đây.

[313]. Có nghĩa là, i trong từ muni, nhà hiền triết.

[314]. Dài trong Be, BvCB: ye tadā (Varuṇaṃ) upagatā munī. Thế rồi những nhà hiền triết đó tiến lại gặp ngài (Varuṇa)

[315]. Giống như trong Phật Tông

[316]. Anussarena saddhim; xin đọc thêm chú thích trong bản văn tr. 71 trong đó xuất hiện từ anusāra, t này cũng xuất hiện trong bản văn tr. 12

[317]. Ye tadā muni(ṃ) (=Varuṇaṃ) upagatā, rồi những người này cũng tiến lại gần (Varuṇa)

[318]. Paññguṇaṃ anuttamaṃ: Be giải thích là puññguṇavaruttamam

[319]. Yathāthāmaṃ nh ở trên; yathā thomaṃ trong Phật Tông

[320]. Xin đọc III 12-15, 17-19

[321]. Phật Tông ghi là taṃ. Còn Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon lại ghi là maṃ.

[322]. Saraṇaṃ tass’ agacch’ ahan ti taṃ saraṇaṃ agañchim ahaṃ

[323]. Paññvimutti là một dấu hiệu A-la-hán.

[324]. Thomayitvā ti thometvā

[325]. Adas ahan ti adāsim ahaṃ

[326]. Xin đọc bản văn tr. 104, về II 116

[327]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là sáu mươi ngàn

[328]. Xin đọc vi. 25 dưới đây

[329]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là mahānāgavanuyyāne

[330]. Đoạn kệ này đã được đưa ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đã công nhận rằng đôi khi đã bị bỏ qua. Như trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon. Nhưng việc bỏ qua này lại thích hợp với luật chung liên quan đến việc gộp lại trong các bản văn Chú giải.

[331]. Pabhāmālā ti pabhāvelā, ám chỉ những tia sáng hay vòng hào quang.

[332]. Upādānasaṅkhayā ti indhanasankhayā. Cả hai upādāna (một trong các nghĩa) và indhana có nghĩa là nhiên liệu. Để phân biệt “đốt cháy” (hay là củi đốt) hình như tốt hơn là ta dùng từ “dễ bắt lửa” với từ indhana. Từ này cũng xuất hiện trong bản văn tr. 219, 247 và Vism 505 VbhA 110.

[333]. Chính vì thế so ca kāyo ratananibho, là giống đực.

[334]. Tañ ca kyaṃ ratananibhaṃ., lại là trung tính.

-ooOoo-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn