(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VII. Chú giải Đức Phật tổ SOBHITA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15556)

VII. Chú giải Đức Phật tổ SOBHITA

Tiếp theo sau ngài[1] (Revata) và vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, sau khi đã chu tất Pháp Ba la mật trong suốt một trăm ngàn đại kiếp và bốn A-tăng-kỳ...

Tiếp theo sau ngài[1] (Revata) và vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, sau khi đã chu tất Pháp Ba la mật trong suốt một trăm ngàn đại kiếp và bốn A-tăng-kỳ, vị Bồ Tát tên là Sobhita đã giáng lâm trong thành phố Tusita và lưu lại đó trong suốt cuộc sống của ngài. Theo lời yêu cầu của các vị chư Thiên, ngài đã rời khỏi cõi Trời Đâu Suất và giáng trần tái sinh trong lòng hoàng hậu nhà vua Sudhamma có tên là Sudhammā đang trị vì thiên hạ tại thành phố Sudhamma. Sau mười tháng, vào ngày trăng rằm trong sáng như vàng ròng ngài đã Đản sanh khỏi lòng mẹ ngay trong khu vui chơi giải trí có tên là Sudhamma. Có nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trong thời gian ngài giáng sanh trong lòng mẹ và trong ngày Đản sanh của ngài như chúng tôi đã mô tả[2] Sau khi ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung được chín ngàn năm,[3] con trai của ngài tên là Sīhakumāra đã ra đời trong cung lòng hoàng hậu Makhilā, lãnh đạo tới bảy mươi ngàn vũ nữ trong cung và là người vợ chính thức của ngài.

Khi ngài được chứng kiến bốn hiện tượng, trong lòng tràn ngập niềm vui xúc động,[4] ngài liền xuất gia ngay từ hoàng cung của mình và đã tu luyện thiền định niệm về hơi thở ra vào và chứng đắc bốn bậc thiền. Ngài đã thực hiện phấn đấu khổ hạnh trong bảy ngày. Rồi sau khi đã tham dự một bữa tiệc cơm sữa ngọt cực kỳ thịnh soạn do hoàng hậu Makhilā dâng tặng, ngài đã hình thành ý định xuất gia, nghĩ rằng, “Đang khi một đoàn chúng sanh đông đảo đang đi tìm kiếm ta, chớ gì toà lâu đài của ta, sau khi đã được trang hoàng và sửa soạn, sẽ bay trên không và áp xuống ngay chỗ giữa cây Bồ Đề, đang khi ta ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề chớ gì những người đàn bà này sẽ hoàn toàn tự nguyện biến mất khỏi cung điện của ta theo ý của bọn họ.” Khi vừa hình thành ý định như vậy thì nơi cư ngụ của nhà vua Sudhamma liền bay bổng lên không trung giống như collirium màu đen, Sân thượng lâu đài, được trang hoàng có sự kết hợp giữa những lộc cây hương thơm và những vòng hoa trang điểm nguyên cả một vòm trời giống như một cơn mưa vàng ròng đóng ánh, chiếu sáng giống như mặt trời và mặt trăng mùa thu, một chùm những dây chuông treo chúc xuống phát ra âm thanh giống như năm loại nhạc cụ rung động trong gió hay do những nhạc công tài ba đang cử lên những âm điệu dễ chịu thú vị và hẫp dẫn. Trong khi đó từ xa xa có những chúng sanh đang đứng trong nhà, trong sân vườn hay tại những ngã ba đường, lắng nghe những điệu nhạc và những âm thanh êm dịu, thì toà lâu đài, như thể không muốn dừng lại quá thấp hay quá cao so với dân chúng cũng không quá cao so với ngọn cây quang vinh. Giống như màu sắc những cành cây đó toả sáng với một đám những chuỗi ngọc quý khiến cho các chúng sanh dán mắt theo dõi như thể công bố vẻ oai nghiêm công đức của vị Bồ Tát, toà lâu đài đó đã bay lên bầu trời.[5] Các vũ nữ cất tiếng ca hát[6] những lời ngọt ngào và chơi[7] đủ năm loại nhạc cụ. Và có người nói rằng đang lúc trái đất quá xinh đẹp để chiêm ngưỡng, thì đạo quân bốn binh chủng của ngài cũng bay lên bầu trời vây quanh toà lâu đài trên không trung giống như đạo quân vinh quang các chư vị chư Thiên, toả sáng với xiêm y cực kỳ tinh tế và những lộc cây thơm phức, toả sáng chói lọi với đủ mọi thứ ánh sáng muôn màu cùng với những đồ trang sức cực kỳ tinh tế.

Đang khi toà lâu đài tiếp tục di chuyển trên không trung, rồi ngay sau đó đáp xuống và ứng trên mặt đất ngay chính giữa đám cây Nāga cao khoảng tám mươi cubit. Với thân cây thẳng tắp, rộng, tròn và có nhiều lộc xanh tươi trang điểm bằng chồi lộc và nụ hoa muôn màu muôn vẻ. Và rồi xuất phát từ chính ý nh tự nguyện của mình, ám vũ nữ cũng đáp xuống và rời khỏi tòa lâu đài và ra đi.

Và Đại Nhân Sobhita, toả sáng với vô số những ân đức đặc biệt, đoàn tuỳ tùng của ngài bao gồm những người đông đảo đã chứng đắc tam minh trong suốt ba canh đêm hôm đó. Các đạo binh Ma-Vương[8] đã chạy đến với ngài như đơn giản bị sức lực tự nhiên[9] thu hút. Nhưng tòa nhà lâu đài cứ đứng vững ngay tại vị trí đó. Và sau khi đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác và phán ra những lời tuyên bố[10] lọng trọng, ngài Sobhita đã trải qua bảy tuần lễ gần kế bên cây Bồ Đề. Sau khi ngài đã đồng ý nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên diễn giải Giáo Pháp, tự nghĩ rằng: “Ta phải diễn giải Giáo Pháp cho đối tượng nào trước tiên đây?” Với Phật nhãn ngài nhìn quanh và nhận ra hai người em nuôi của mình, đó là hoàng tử Asama và hoàng tử Sunetta. Nghĩ rằng, “Hai vị hoàng tử này đã được trang bị với những ân đức đặc biệt. Họ có khả năng thấu triệt Giáo Pháp sâu xa và tinh tế, “Nào hãy đến đây, ta sẽ diễn giải Giáo Pháp cho họ truớc tiên.” Ngài bay lên trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sudhamma. Ngài đã cho điều hai vị hoàng tử nhờ người canh gác khu vui chơi giải trí mời đến. Vây quanh họ là một đoàn tùy tùng đi theo, ngài Sobhita đã chuyển Pháp Luân ngay giữa đám chúng sanh đông đảo. Do vậy có lời nói rằng:

VII 1. Sau ngài Revata, có xuất hiện vị lãnh đạo có hồng danh là Sobhita, rất khéo tập trung nhập định, an tịnh trong lòng, không có người nào sánh kịp và tuyệt vời vô song.

[168] 2. Sau khi trong chính ngôi nhà của mình vị Chiến Thắng đã đắn đo suy tính[11] trong lòng mình, khi đạt đến Chánh Đẳng Giác và ngài đã chuyển Pháp Luân

3. Khi ngài diễn giải Giáo Pháp có một Tăng đoàn được hình thành ngay trên không trung như thể trên vùng Avīci-địa ngục A Tỳ (từ phía dưới) và xuống tới hữu cao nhất (ở phía trên).

Đấng Chánh Đẳng Giác chuyển Pháp Luân ngay tại Pháp hội đó. Rồi cũng đã có một cuộc thấu triệt pháp hội đầu tiên qui tụ lại, đông đảo ngoài sức tưởng tượng.

Trong trường hợp này Ngay trong nhà của mình có nghĩa là trong chính nơi cư trú của mình. Ý nghĩa ở đây là: trên sân thượng bên trong lâu đài của ngài.

Chuyển suy tính[12] của mình đi có nghĩa là ngài suy tính đến quyết định, lưu lại bên trong chính ngôi nhà của mình trong vòng một tuần. Đang khi tập trung suy nghĩ từ hiện trạng một người bình thường ngài đã chứng đắc Phật Tính.

Từ nơi hữu cao nhất có nghĩa là từ nơi cư trú của (các vị chư Thiên) Akaniṭṭha.

3. Tới phía dưới có nghĩa là từ dưới[13] nhìn lên.

Ngay trong Tăng Đoàn đó có nghĩa là ở ngay giữa đoàn người đó.

4. Không thể ước lượng nổi có nghĩa là vượt quá phạm vi ước tính.

4. Cuộc Thấu triệt pháp hội đầu tiên có nghĩa là cuộc thấu triệt Giáo Pháp đầu tiên.

4. Đã xảy ra có nghĩa là Tăng oàn đông đảo không thể ước tính nổi. “Họ đã tự mình thấu triệt Giáo Pháp lần đầu tiên” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là những chúng sanh đó nhiều vô số kể đã thấu triệt Giáo Pháp ngay tại cuộc Chuyển Pháp Luân đầu tiên.

Sau một thời gian, khi ngài Sobhita đã thực hiện Song thông ngay tại gốc cây Bồ Đề có rất nhiều hoa kèn[14] xuất hiện ngay tại cổng vào thành Sudassana. Ngài ngồi xuống ngay trên một phiến đá được trang điểm kỹ càng ngay tại gốc cây Hương Trầm (Coral) trong nơi cư trú của Tam Thập Tam nơi cư trú đó bao gồm vàng bạc và đá quí chiếu sáng rực rỡ và ngài đã diễn giải Vi Diệu Pháp. Ngay lúc kết thúc bài thuyết pháp, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho một đám đông chúng sanh lên tới chín mươi ngàn vạn triệu người. Đây là cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ hai: Do vậy người ta nói rằng:

VII. 5. Tiếp ngay sau khi ngài đã diễn giải Giáo Pháp cho một ám ông các con người và chư Thiên, thì cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhì đã diễn ra với một đám đông lên tới chín mươi ngàn vạn triệu người.

Một thời gian sau đó lại có một vị hoàng tử tên là Jayasena đang cư trú thành phố Sudassana. Sau khi đã cho xây một thiền viện rộng một do tuần (yojana) và cho trồng tại công viên một hàng cây quang vinh, gồm có asoka,[15] một loại cây tai ngựa,[16] cây champak[17], cây có lõi cứng[18] cây punnāga,[19] cây vakula[20], cây cūta[21], cây quả Jark[22], cây asana[23], cây sāla[24], cây kakudha,[25]và cây soài có mùi thơm[26]cây oleander[27] v.v... ngài đã dâng tặng cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu. Khi Đức Phật đã chúc phước lành cho của bố thí đó và đã khen ngợi việc dâng cúng, ngài liền diễn giải Giáo Pháp. Và sau đó đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho một đám đông tụ tập lại lên tới khoảng một ngàn vạn triệu người. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VII 6. Và còn nữa, có một Quí Tộc Sát Đế Lị, là hoàng tử Jayasena, đã cho trồng một công viên. Sau đó ngài đã dâng cúng công viên này cho Đức Phật.

[169] 7. khen ngợi của dâng cúng đó, Đức Phật đã diễn giải Giáo Pháp. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba cho một ngàn vạn triệu người.

Lại nữa, nhà vua tên là Uggata đã cho xây một thiền viện đặt tên là Surinda[28] trong thành phố Sunandavatī14 và dâng cúng cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo. Trong cuộc bố thí đó đã có một đoàn người vào khoảng một trăm vạn triệu, là các vị A-la-hán đã xuất gia với khẩu hiệu “Thiện lai Tỳ khưu”. Trong số những chúng sanh này Đức Phật Sobhita đã tụng Giới bổn. Đây là Tăng oàn đầu tiên được qui tụ lại.

Còn nữa, sau khi đã cho xây một thiền viện trong công viên tráng lệ có tên là công viên Dhammagaṇa trong thành phố Mekhala, nhà vua đã bố thí cho Tăng oàn các vị tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu. Nhà vua đã mang đồ bố thí cùng với toàn bộ các nhu cầu cần thiết. Rồi, trong buổi qui tụ đó ngài đã tụng Giới Bổn trong một tăng đoàn gồm gần chín mươi vạn triệu các vị A-la-hán, là những người đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia, “Thiện lai Tỳ khưu” đây là Tăng oàn thứ hai được quy tụ.

Và rồi Đức Phật đã trải qua mùa mưa tại thành phố của Thiên vương Ngàn Mắt,[29] ngài đã giáng trần theo lời mời của các vị chư Thiên quang vinh luôn lúc nào cũng vây quanh ngài.[30] Sau đó Ngài đã mời một Tăng đoàn gồm bốn chi,[31] cùng với tám mươi vạn triệu các vị A-la-hán. Đây là Tăng oàn thứ ba. Do vậy có người nói rằng:

VII 8. Vị Ẩn sĩ vĩ đại Sobhita đã thiết lập được ba Tăng oàn gồm những người trung kiên, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã trở thành những con người vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

9. Có vị vua tên là Uggata đã tổ chức một cuộc bố thí cho những người tốt nhất trong số các chúng sanh. Trong cuộc bố thí đó có khoảng một trăm vạn triệu các vị A-la-hán tụ tập lại.

10. Và còn nữa, một đoàn cư dân thành thị cũng đã thực hiện bố thí cho vị tối cao trong số các chúng sanh đó. Rồi một cuộc tụ tập thứ hai vào khoảng chín mươi vạn triệu người tụ tập lại.

11. Khi vị Chiến Thắng đã ngự xuống, sau khi đã lưu lại trong thế giới chư Thiên. Thế rồi lại diễn ra một đợt tụ tập thứ ba, có gần tám mươi vạn triệu người tham dự..

Người ta nói rằng vào thời đó trong thành phố Rammavatī Bồ Tát của chúng ta, có tên gọi là Sujāta, là một thầy Bà la môn kiệt xuất.[32] Sau khi ngài đã nghe Đức Phật Sobhita diễn giải Giáo Pháp và đã kiến lập nương tựa cửa Phật. Ngài liền tổ chức một cuộc đại bố thí cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu. Đức Phật Sobhita cũng đã thọ ký về ngài, “Trong tương lai Ngài sẽ là một đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm.” Do vậy người ta nói rằng:

VII 12. Vào thời đó ta là một thầy Bà la môn, tên là Sujāta.[33] Thế rồi ta đã chiêu đãi Đức Phật và các đồ đệ của ngài bằng nhiều đồ ăn và thức uống.

13. Đức Phật Sobhita, lãnh tụ thế gian, cũng đã thọ ký về ta như sau, “nhiều đại kiếp về sau kể từ ngày hôm nay, người này sẽ trở thành một đức Phật”

[170] 14. Khi ngài đã tập trung phấn đấu khổ hạnh....” “.... chúng ta sẽ được trực diện với người này.”

15. Khi ta đã nghe những lời tuyên bố này, được khen ngợi, tán dương, và khích động tâm, ta đã tham gia một cuộc phấn đấu đòi hỏi nhiều cố gắng khổ hạnh để chứng đắc chính mục tiêu đó.

15. Trong trường hợp này để chứng đắc chính mục tiêu đó có nghĩa là mục tiêu của ngài chính là chứng đắc Phật Tính. Khi ngài đã nghe những lời tuyên bố về mình của Đức Phật Sobhita. “Trong tương lai Ngài sẽ trở thành một đức Phật hồng danh là Cồ Đàm” Nghĩ rằng, “Những lời tuyên bố của Đức Phật không phải không đúng sự thật” chứng đắc Phật Tính chính là mục tiêu của ta.

15.Rất nhiều cố gắng, có nghĩa là sốt sắng, khó khăn.

15. Nỗ lực có nghĩa là cố gắng.

15. Ta đã thực hiện có nghĩa là ta đã làm được[34]

Và thành phố của đức Phật Sobhita có tên là Sudhamma. Cha của ngài là vị vua tên là Sudhamma, và mẹ ngài tên là Sudhammā. Asama và Sunetta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; ngài có người thị giả tên là Anoma; Nakulā và Sujātā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Ngài có Cây Bồ Đề tên là cây Nāga. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Ngài có tuổi thọ kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Vị hôn thê chính thức của ngài có tên là Makhilā, con trai của ngài là hoàng tử Sīhakumāra; lại có khoảng bảy mươi ngàn vũ nữ trong cung hầu hạ chiêu đãi ngài. Ngài đã trải qua cuộc sống hậu cung trong vòng chín ngàn năm. Ngài xuất gia bằng tòa lâu đài. Tên nhà vua là Jayasena cũng là thị giả của ngài. Sau khi xuất gia, ngài đã sống tại một ngôi chùa tên là Sotārāma. Theo như lời người ta kể lại,

VII 16. Sudhamma là tên thành phố, Sudhamma cũng là tên của một Quí Tộc Sát Đế Lị. Sudhammā là tên mẹ ngài Sobhita, vị ẩn sĩ vĩ đại.

21. Asama và Sunetta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; Anoma là tên của vị thị giả cho ngài Sobhita, vị đại ẩn sĩ.

22. Nakulā Sujātā là hai tối thượng nữ thinh văn và Đức Phật Sobhita chứng đắc Chánh Đẳng Giác ngay tại gốc cây Nāga.

24. Vị Đại Hiền Triết cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ngài chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như ngài có được cả trăm luồng hào quang trên cao.

25. Giống như một cánh rừng đâm chồi nẩy lọc hoa thơm toả hương thơm ngát với đủ loại hương thơm ngát. Chính vì thế lời của ngài như hương thơm phát xuất từ những giới hạnh của ngài.

26. Và giống như đại dương không thể thoả mãn được những ai đang ngắm nhìn tìm kiếm đại dương đó. chính vì thế lời ngài cũng không thể thoả mãn được những ai nghe lời dạy của ngài.

[171] 27. Lúc bấy giờ tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bao chúng sanh vượt qua được bộc lưu.

28. Sau khi động viên và chỉ dạy cho những chúng sanh còn lại cháy sạch, giống như ngọn lửa, Ngài cùng với các đồ đệ đã tịch diệt.

29. Đức Phật đó, sánh ngang với những phường khôn ví, cùng với những đồ đệ đã chứng đắc sức mạnh siêu phàm[35] tất cả họ đều biến đi hết. Chẳng phải tất cả các pháp hữu vi này đều chỉ là rỗng không cả sao?

24. Trong trường hợp này giống như ngài có tới hàng trăm luồng hào quang có nghĩa là giống như mặt trời. Ý nghĩa ở đây là ngài chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ.[36]

25. Rừng có nghĩa là những cánh rừng to lớn.

25. Tỏa hương thơm có nghĩa là toả hương, khoe hương thơm.

26. Không thể thoả mãn được làm cho ta chán ngấy, không thể tạo thoả mãn.

27. Lúc bấy giờ có nghĩa là vào thời đó; ý nghĩa ở đây là với một khoảng thời gian như vậy

27. Ngài đã tạo cho (chúng sanh) vượt qua có nghĩa là ngài đã giúp họ vượt qua[37] (bộc lưu)

28. Lời động viên có nghĩa là chính những lời của người đó được gọi là những lời động viên[38].

28. Lời chỉ dạy có nghĩa là lời nói được lặp lại ta gọi là lời chỉ dạy[39]

28. Đối với những chúng sanh[40] còn lại có nghĩa là đối với những người còn lại[41] chưa chứng đắc thấu triệt chân đế. – Định sở cách ở đây hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

28. Cháy sạch như “ngọn lửa” có nghĩa là ‘ tắt ngấm như ngọn lửa: hoặc đây chỉ là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là đức Phật đã chứng đắc Níp Bàn chung cuộc diệt hết nhiên liệu[42] (đối với hiện hữu tái sanh)

Những đoạn kệ còn lại đã rõ ràng mọi nơi.

Đến đây kết thúc Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Sobhita.

Kết thúc Phần Biên Niên ký sự vị Phật Tổ thứ sáu.

-ooOoo-


[1]. Có nghĩa là ngài Revata

[2]. IIA 83tt.

[3]. Giải thích ở trên đưa ra mười ngàn. Nhưng xin đọc thêm bản văn tr.170

[4]. Sañjtasaṃvega

[5]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là gaganatalam. BvAC lại ghi là gaganam.

[6]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uggāyiṃsu, còn BvAB lại ghi là upagāyiṃsu.

[7]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vipāliṃsu, còn BvAB lại ghi làvilapiṃsu,

[8]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là balaṃ, còn Chú giải Phật Tông bản tiếng Miến ghi là Mārabalaṃ

[9]. Dhammatābalena. Thờng thường dhammatā có nghĩa là “qui luật” ‘cần phải thực hiện như vậy. Có lẽ tất cả những điều đó có nghĩa là Đức Phật đã bị Ma vương tấn công trong giai đoạn này như vậy đây là một “biến cố tục lệ”

[10]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi thêm anekajāti, v.v...

[11]. Bv, Be ghi là vinivattayi. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là viniṭṭayi

[12]. Ở đây Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là vinivattayi

[13]. Heṭṭhā ti heṭṭham

[14]. Cittapāṭalī

[15]. Jonesia Asoka

[16]. Assakaṇṇa, Vatica Robusta, Tự điển Chú giải Pāli (CPD) có lẽ không đúng, Shorea robusta chính là cây sāla. Nhưng cây Sāla lại có thể là cây Shorea [Vatica] robusta.

[17]. Campaka, Michelia champaka

[18]. Nāga

[19]. Callophyllum inophyllum, Alexandrian hay là Alexandra laurel; một cây rất to có tàng to rất đẹp với lộc có mùi rất thơm

[20]. Mimusops elengi

[21]. Mango-tree. Mangifera indica, theo như tự điển M-W-

[22]. Panasa, Artocarpus integrifolia

[23]. Pentaptera (Terminalia) tomentosa

[24]. Shorea robusta

[25]. Terminalia Arjuna, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến giải thích là Kunda, Jasmine (cây hoa nhài)

[26]. Sahakāra

[27]. Karavira, Nerium odorum

[28]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Sunanda

[29]. Dasasanayanapura phải là một thành phố thần tiên trong đó Thiên Chủ (Sakka) (vị Thiên vương nghìn mắt) đang cai trị.

[30]. Sura

[31]. Xin đọc bản văn tr. 126, 165

[32]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uggata, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là ubhata, và có lẽ ý nghĩa là “tinh tuyền” được truyền lại cả từ phía nguồn gốc gia đình, vì Sujāta tên của ngài ám chỉ được sanh ra một cách tốt lành hay hoàn hảo. xin đọc udita trong bản văn tr. 190

[33]. Ajita trong Ja i. 35

[34]. Akās’ahaṃ ti akāsim ahaṃ

[35]. Giải thích trong bản văn tr. 202

[36]. Xin đọc thêm trong bản văn tr. 36

[37]. Tāresī ti tārayi

[38]. Xin đọc bản văn tr. 193 về xi 7

[39]. Punappuna vacanam anusiṭṭhi nāma. Xin đọc thêm NdA I 114 anusiṭṭhin ti punappunaṃ sallakkhāpanavacanaṃ

[40]. Sesake jane

[41]. Hutāsano va tāpetvā ti aggi viya tappetvā Hutāsana là người “ăn chay trường”, bàn thờ hy tế. Xin đọc Vism 171 trong đó từ này được đưa ra như là ví dụ về tên các loại lửa.

[42]. Nhiên liệu và chấp thủ cũng đều có cùng một từ upādāna, xin ọc bản văn tr. 166

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn