(Xem: 1823)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2280)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

X. Chú giải Đức Phật tổ NĀRADA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 14447)

 X. Chú giải Đức Phật tổ NĀRADA

Sau khi Đức Phật Paduma đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài đã biến mất, dần dần tuổi thọ đã giảm từ một trăm ngàn năm, xuống chỉ còn mười năm.

Sau khi Đức Phật Paduma đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài đã biến mất, dần dần tuổi thọ đã giảm từ một trăm ngàn năm, xuống chỉ còn mười năm. Tuổi thọ lại tăng dần lên tới một A-tăng-kỳ, (rồi) lại giảm xuống chín mươi ngàn năm. Thế rồi vị Đạo sư Nārada, tối thượng nơi con người xuất hiện trên thế gian này, là người mang Thập Lực,[134] chứng đắc tam minh, tin tưởng vào tứ thành tín[135] người đem lại bản chất giải thoát.[136] Sau khi đã hoàn tất các Pháp Ba la mật trong vòng bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Suất. Giã từ nơi đó ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu tên là Anomā trong Thành phố Dhaññavatī, hoàng hậu là người không ai sánh bằng, là hoàng hậu nhiếp chính trong hậu cung của nhà vua Sudeva, một vị vua giàu có[137] do chính tinh tấn của ngài mà chiếm được. Sau mười tháng, ngài đản sanh khỏi lòng người mẹ tại nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya. Vào ngày lễ đặt tên cho ngài đang khi còn tìm kiếm tên đặt cho ngài, thì trên toàn bộ cõi Nam Diêm Phù Đề Jambudīpa, từ trời rơi xuống nào là đồ trang sức dành cho những người đàn ông trong thành phố vui chơi đùa giỡn. Những cây như ý[138] v.v... Vì họ nghĩ rằng, “Ngài đã đem lại những đồ trang sức xứng cho những người đàn ông[139] trong thành phố.” Họ đã đặt[140] cho ngài tên gọi là Nārada.[141]

Ngài sống trong hậu cung trong vòng chín ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài được đặt tên thích hợp với ba mùa trong năm là Vijitā, vijitāvī. Jitābhirāma.[142] Họ đã chọn một nữ Quí Tộc Sát Đế Lị giàu có hết mức làm người hầu nữ cho ngài, nàng tên là Vijitasenā cũng là hoàng hậu nhiếp chính cho hoàng tử Nārada; nàng được phú cho một gia đình tốt, giới đức và có chánh hạnh, sắc đẹp hoàn toàn phù hợp với ý nguyện.[143] [183] Đặt nàng đứng đầu các cung phi trong cung, mà con số lên đến một trăm hai mươi ngàn phụ nữ dưới trướng của nàng.[144] Sau khi sanh cho hoàng hậu vijitasenā này một hoàng tử tên là Nanduttara, nàng đã đem lại niềm vui sướng cho toàn cõi thế gian[145]. Vị Bồ Tát đã chứng kiến bốn hiện tượng lạ.[146] Vây quanh là một đạo quân bốn binh chủng, đến nơi vui chơi giải trí bằng chân đất, thản nhiên trước những xiêm y lộng lẫy và nơi cư trú huy hoàng, ngài đã từ bỏ toàn bộ đồ trang sức, bông tai đá quý ngài đang đeo, những vòng kiềng quí giá, mão và nhẫn, với những nước hoa thơm phức và lộc cây trang điểm cho mình, đem toàn bộ những thứ đó giao lại cho người quản kho báu hoàng cung. Với chính lưỡi gươm sắc bén của mình, đã được mài rất sắc giống như một đế hoa sen, vô tỳ vết như vừa nổi lên mặt nước, ngài đã cắt tóc và râu là những thứ quí giá nhất trang điểm cho ngài. Và tung những thứ đó lên trời. Vua các chư Thiên là Thiên Chủ (Sakka), liền đón lấy những thứ đó và cất giữ trong một chiếc hộp nhỏ bằng vàng rồi đem về nơi cư trú của vị Tam Thập Tam và xây một đền thờ rộng khoảng ba do tuần (yojana) gồm bảy loại đá quí trên đỉnh núi Sineru để cất giữ những của báu đó.

Và Ngài Đại Nhân đã khoác vào chiếc y cà sa màu vàng do các chư Thiên ban tặng cho ngài. Rồi xuất gia tại đó ngay trong nơi vui chơi giải trí. Khoảng độ một trăm ngàn người cũng xuất gia theo gương sáng của ngài. Rồi tại đó ngài đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu trong vòng bảy ngày. Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do người vợ của ngài, là Vijitasenā dâng cúng. Trải qua một ngày tạm trú ngay chính nơi vui chơi giải trí đó, ngài đã nhận tám nắm cỏ khô[147] do Sudassana, là người coi công viên dâng cúng và ngài đi vòng quanh cây Bồ Đề có tên là Đại Cổ Thụ Soṇa. Ngài đã trải cỏ khô trên một vùng đất rộng năm mươi tám cubit. Ngồi tại đó, sau khi đã cảm thắng được đạo quân Ma-vương, chứng đắc tam minh phát sanh trong ba canh đêm và ngài thấu triệt được trí toàn tri và thốt lên lời tuyên bố long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Trong khu vui chơi giải trí Dhanañjaya, vây quanh ngài là một trăm ngàn vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài. Ngài đã Chuyển Pháp Luân. Thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng một trăm ngàn người. Do vậy có lời nói rằng:

X 1. Tiếp theo sau Phật tổ Paduma là ngài Chánh Đẳng Giác Nārada, bậc tối thượng giữa các con người, không ai sánh bằng, không ai địch nổi.

2. Đức Phật đó, là con trai trưởng yêu mến nhất của vị Chuyển Luân Vương, được trang điểm bằng những vòng hoa và những đồ trang sức rẻ tiền rồi đi đến nơi vui chơi giải trí.

3. Có một cây được nổi tiếng khắp nơi mọc tại đó, rất đẹp, cao và thanh tịnh lạ lùng; Ngài vội vàng đi đến đó và ngồi thiền dưới gốc cây Đại Thụ có tên là Sona.

4. Trong lúc đó trí vinh quang của ngài phát sanh bất tận, giống như một viên ngọc quý. Nhờ đó ngài đã quán xét những pháp hành từ trên xuống dưới.

[184] 5. Tại đó ngài đã tẩy sạch được hết các phiền não, chính vì thế chẳng còn bất kỳ phiền não nào tồn tại cả; ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác và mười bốn trí của một Đức Phật.

6. Sau khi đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác ngài đã Chuyển Pháp Luân. Cuộc Thấu Triệt Pháp hội đầu tiên diễn ra với khoảng một trăm ngàn chúng sanh.

2. Trong trường hợp này thuộc một vị Chuyển Luân có nghĩa là một Vị Chuyển Luân Vương.[148]

2. Con trai trưởng có nghĩa là con trai đầu lòng

2. Yêu quí nhất có nghĩa là đáng yêu và chính[149] con trai yêu quí đó được vuốt ve chiều chuộng và được gọi là con trai yêu quí của nàng.

2. Được trang điểm với vòng hoa và những đồ trang sức có nghĩa là kiềng làm bằng đá quí, kiềng đeo ở chân và ở tay, nhẫn, trang trí mũ lông mao, bông tai vòng hoa.

2. đến nơi vui chơi giải trí có nghĩa là đi đến chỗ vui chơi giải trí[150] có tên gọi là Dhanañjaya bên ngoài thành phố.

3. đó có một cây có nghĩa là: người ta nói rằng trong nơi vui chơi giải trí đó có một cây gọi là Crimson Soṇa. Người ta nói rằng cây cao chín mươi cubit, thân cây tròn, có nhiều cành nhánh và táng lá dầy đặc và xanh tươi táng trải rộng; vì có các chư Thiên cư ngụ tại đó cho nên chẳng có loài chim nào dám đến đó làm nơi cư trú; cây đó là đồ trang sức[151] trên mặt đất, tạo ra một kinh đô các loại cây khiến ta vô cùng thú vị khi được nhìn ngắm. Toàn bộ những cành cây được trang điểm với nhiều đọt non ngọn đỏ xẫm, cây cũng là trung tâm lôi kéo chú ý đến nhìn ngắm cho cả chư Thiên và con người.

3. Nổi tiếng khắp nơi có nghĩa là tiếng tăm lan rộng khắp nơi. Ý nghĩa ở đây là:nhiều người trên thế gian này biết đến,[152] nổi tiếng, được nghe biết đến khắp nơi do nó đạt được. Một số giải thích “có một cây lớn đang tồn tại ở đó.”[153]

3. Cao có nghĩa là lớn. ý nghĩa ở đây là giống như cây trầm hương của các vị chư Thiên.

3. Vội vã hướng về phía đó có nghĩa là đã đến được, tới được, tiến lại gần cây Sona.

3.  phía dưới có nghĩa là ở dưới cây đó.

4. Trí vinh quang phát sanh có nghĩa là trí uyên bác xuất hiện[154]

4. Bất tận có nghĩa là không đo lường được, vô bờ bến.

4. Giống như viên ngọc quí có nghĩa là sắc cạnh như viên ngọc quý[155] đây là một từ đồng nghĩa với Trí của thiền quán quán xét về vô thường v.v...

4. Nhờ đó Ngài đã quán xét những pháp hành nghĩa là nhờ trí của thiền quán Ngài quán xét pháp hành bắt đầu với sắc.

4. Từ trên xuống dưới có nghĩa là: ngài đã quán xét sinh diệt của các pháp hành. Chính vì thế, sau khi đã quán xét về[156] các hiện trạng nhân duyên, xuất khởi từ thiền thứ tư về hơi thở ra hít vào. Ngài đã quán chiếu Ngũ uẩn, quan sát đầy đủ năm mươi tướng liên quan đến sanh và diệt. Sau khi đã làm tăng thêm thiền quán về trí nhận biết, ngài đã đắc thủ được toàn bộ những ân đức đặc biệt của một Đức Phật thông qua thánh đạo sau đây.

[185] 5. Tại đó có nghĩa là tại gốc cây Giác Ngộ Soṇa.

5. Toàn bộ những phiền não có nghĩa là tất cả những phiền não[157], được đề cập tới sau khi đã làm thay đổi giống. Một số lại giải thích “với toàn bộ những phiền não ở đó.”[158]

5. Chẳng còn gì tồn tại có nghĩa là không còn gì nữa.

5. Ngài đã tẩy sạch có nghĩa là ngài đã tẩy sạch hết toàn bộ các phiền não trên thánh đạo và đối với toàn bộ các lậu hoặc; ý nghĩa là ngài đã tiêu hoại toàn bộ các phiền não đó.

5. Giác Ngộ có nghĩa là trí thánh đạo A-la-hán.

5. Và mười bốn trí của một Đức Phật có nghĩa là mười bốn trí một Đức Phật có được.[159] Mười bốn trí đó là gì vậy? Trí thánh quả và thánh đạo có cả thảy tám thứ, có sáu trí không thể chia sẻ được cho người khác[160] - Như vậy ta gọi mười bốn trí này là trí của một Đức Phật.[161] Từ ‘và’ (ca) có nghĩa như là một liên từ. Ý nghĩa ở đây ta nên hiểu là ngài cũng có được những trí khác nữa. bốn tuệ giác phân tích.[162] Trí bốn niềm tin, trí có được do phân định bốn loại tái sanh và năm loại giới hạn[163], trí Thập Lực, và toàn bộ những ân đức đặc biệt của một Đức Phật.

Sau khi đã chứng đắc được Phật Tính và đồng ý với lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên ngài chuyển Pháp Luân tại nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với vị Đạo sư. Đây thực sự là cuộc Thấu Triệt Pháp hội lần thứ nhất cho khoảng một trăm ngàn người.

Thế rồi lại có lời nói rằng: tại thành phố Mahdoṇa, có một Long Vương tên là Dona đang cư ngụ trên bờ [164] sông Hằng. Long Vương này có sức mạnh thần thông rất lớn, có uy quyền lớn lao, được đại chúng kính nể, tôn trọng, kính lễ, và tôn thờ. Nếu như những nông dân sống trong vùng đó không dâng của bố thí cho Long Vương thì Long Vương liền tàn phá cả một vùng bằng cách tạo ra hạn hán hay mưa nhiều gây lụt lội hay dùng mưa saṇkhara[165]. Thế nên Đạo sư Narada, nhìn ngắm hai bên bờ sông, nhận ra rất nhiều ân đức quí báu nơi các chúng sanh. Trong một bài Giáo huấn[166] về Bố thí cho Long Vương và bao quanh là một lượng lớn Tăng Đoàn các vị tỳ khưu, ngài đã tiến lại nơi cư trú của Long Vương.

Bởi vậy, khi nhìn thấy Ngài, Ngài liền nói: “Thưa Đức Thế Tôn,[167] đây là nơi cư trú của Long Vương, vô cùng độc địa sống trong đó. Tính tình nóng nảy khủng khiếp, có sức mạnh thần thông rất cao và tỏ ra rất oai vệ. Nhờ vẻ oai nghi to lớn đó hắn có thể làm hại biết bao nhiêu chúng sanh. Ta không thể nào tiến lại gần hắn được đâu.” Nhưng Đức Phật cứ tiến tới làm như không nghe thấy những lời cản ngăn của chúng sanh; và khi đã đến nơi ngài liền ngồi thiền tại đó ở một nơi toả ra hương thơm hoa ngào ngạt được chúng sanh sửa soạn nhằm mục tiêu kính trọng Long Vương. Người ta kể lại rằng đám đông chúng sanh qui tụ lại nghe thấy rằng sẽ có một trận chiến diễn ra giữa hai người: Nārada, vị vua hiền triết và Doṇa, Long Vương.

Rồi Long Vương, nhìn thấy vị hiền triết Long tượng[168] ngồi thiền như vậy. Không chiến thắng nổi nỗi điên loạn của mình, hắn liền hiện hình. và thổi ra một làn khói đen ngòm. Ngài Thập Lực cũng thổi ra một làn khói. Lại nữa, Long Vương liền nổi giận. Thế rồi Long Vương, với thân hình thể xác trở nên cực kỳ mệt mỏi do làn khói và luồng hơi đã xông ra từ phía thể xác của ngài Thập Lực, không chiến thắng nổi đau đớn, nghĩ rằng.” Ta sẽ giết hắn với sức mạnh của chất nọc độc.” Và hắn phun ra nọc độc. Sức mạnh của nọc độc này có thể tàn phá toàn bộ Cõi Nam Diêm Phù Đề (Jambudīpa) nhưng không thể khiến cho ngay cả một sợi tóc trên đầu đức Như Lai Thập Lực rung lên. Thế rồi Long Vương suy nghĩ: “Giờ đây đâu là qui trình tồn tại của sa môn này? “[169] Nhận ra và nhìn thấy Đức Phật chiếu sáng lộng lẫy và sáng chói với các luồng hào quang gồm sáu màu sắc, giống như ánh sáng mặt trời mùa thu và mặt trăng rằm, Long Vương nghĩ rằng. “Vị Sa môn này nhất định phải có sức mạnh thần thông mạnh mẽ và ta đã sai lầm vì không biết lường sức chính mình.” Long Vương tìm kiếm bảo vệ

[186] và đương nhiên hắn tiến lại gần Đức Phật để quy y ngài. Thế rồi, Nārada vị vua hiền triết, sau khi đã dẫn Long Vương ra ngoài, liền thực hiện Song thông để làm dịu tâm trí của đại chúng đang tụ tập đông đảo tại đó. Thế rồi có đến chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh đã được kiến lập bậc A-la-hán ngay tại đó. Đây chính là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời người ta nói rằng:

X. 7. Sau khi đã thuần hoá được Long Vương Mahādoṇa, vị Đại Hiền Triết liền thực hiện Song Thông cho toàn thể thế gian và các chư Thiên.

8. Rồi, ngay việc diễn giải Giáo Pháp đó, đã có hết thảy chín mươi ngàn mười triệu chư Thiên và con người vượt qua được mọi nghi ngờ.

7. Trong trường hợp này thế rồi ngài thực hiện Song thông có nghĩa là “ngài thực hiện Song thông’ hay đây chính là cách giải thích vậy. “Rồi chính các chư Thiên lẫn con người” cũng là một cách giải thích.[170]

8. Trong trường hợp này gồm cả các chư Thiên lẫn con người có ý nghĩa hiểu theo thuộc cách; chính vì thế ý nghĩa phải là: chín mươi ngàn mười triệu gồm cả chư Thiên lẫn con người.

8. Vượt qua có nghĩa là vượt thắng được.

Và khi ngài giáo giới chính con trai của ngài là hoàng tử Nanduttara, lúc đó lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu người. Do vậy người ta nói rằng:

X 9. Vào thời điểm vị anh hùng vĩ đại giáo giới chính con trai mình đã diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội thứ ba có tám mươi ngàn mười triệu người tham dự.

Và khi, trong thành phố Thullakoṭṭhita hai người bạn Bà-la-môn là Bhadda và Vifitamitta[171], đang cùng nhau ngồi tìm đến hồ bất tử. Họ đã gặp được Nārada vị Chánh Đẳng Giác, người bố thí bản chất sự vật[172]. Nhận thấy có ba mươi hai tướng tốt của một Đại Nhân trên thân thể Phật Tổ, hai người đã đi đến kết luận: vị Chánh Đẳng Giác này là người đã vén mở bức màn che khỏi thế gian. Cả hai người đều cảm thấy tin tưởng nơi Đức Phật và những người đi theo ngài, cả hai đã xuất gia trước sự chứng kiến của Đức Phật. Khi họ đã xuất gia và chứng đắc A-la-hán Đức Phật tổ đã tụng Giới Bổn có sự hiện diện của khoảng một trăm ngàn mười triệu các vị tỳ khưu. Đây chính là lần tu tập đầu tiên. Do vậy có lời nói rằng:

X. 10. Vị Đại Ẩn sĩ Nārada đã thiết lập được ba tăng đoàn. Lần đầu tiên có một trăm ngàn mười triệu người tham gia.

Vào dịp Đức Phật Nārada, Bậc Chánh Đẳng Giác đã đề cập đến biên niên ký sự đại Chư Phật, bắt đầu với chính quyết định của ngài trong một lần tụ tập những người họ hàng lại. Lúc đó lại diễn ra một tụ tập lần thứ hai gồm chín mươi ngàn mười triệu các tỳ khưu. Do vậy có lời nói rằng:

X. 11. Khi Đức Phật diễn giải về những ân đức đặc biệt của Chư Phật, ngài nêu nguồn gốc những ân đức đó. Có tới chín mươi ngàn mười triệu vị vô tỳ vết đã tụ tập lại cùng lúc đó.

[187] 11. Trong trường hợp này những vị vô tỳ vết có nghĩa là những người không vướng mắc bất kỳ tỳ vết nào, cùng với các lậu hoặc đã đoạn tận.

Thế rồi, sau khi đã dẫn dắt Long Vương Mahadona, lại có một Long Vương sùng đạo có tên là Verocana, sau khi đã cho xây dựng một đại sảnh đường gần bên bờ sông Hằng rộng khoảng ba Gavutas và gồm bảy loại đá quí[173], vị ấy cùng với đoàn tuỳ tùng đã mời chúng sanh trong thành đến cửa một ngôi nhà bố thí đường. Sau khi đã qui tụ lại các vũ công Long Vương và các nhạc công mặc đủ loại quần áo và các đồ trang sức đa dạng, cùng với lòng kính lễ thành kính vị ấy đã thực hiện một cuộc Đại thí dành cho Đức Phật Tổ cùng với đoàn tùy tùng đi theo ngài. Khi bữa ăn đã đến lúc kết thúc như thể đang đi xuống vùng sông Hằng, thì Đức Phật đã ban phước lành cho họ. Rồi Đức Phật đã tụng Giới Bổn cùng một đoàn các vị tỳ khưu gồm tám mươi trăm ngàn người. Được cho là đã xuất gia theo mệnh lênh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu” sau khi họ đã được nghe diễn giải Giáo Pháp vào lúc ngài chúc phúc lành sau bữa ăn.[174] đây là lần tụ tập lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

X 12. Khi Long Vương đã thực hiện một cuộc bố thí cho vị Đạo sư, có đến tám mươi ngàn người con của vị Chiến Thắng đã tụ tập lại.

Trong trường hợp này tám mươi trăm ngàn có nghĩa là tám mươi trăm ngàn người.[175]

Lúc đó sau khi đã xuất gia trong cuộc xuất gia các nhà tiên tri, vị Bồ Tát đã xây dựng một Ẩn Cư tu viện trên sườn núi Himavant, cư ngụ tại đó ngài đã chứng được ngũ thắng trí và bát thiền chứng. Và do lòng từ bi đối với vị Bồ Tát này Đức Phật Tổ Nārada đã đến tham quan thiền viện đó có đến tám mươi mười triệu các vị A-la-hán bao quanh ngài và mười ngàn cận sự nam đã kiến lập thánh quả bất Lai. Ngay sau khi vị Đạo Sĩ đã nhận ra Đức Phật Tổ đầy hân hoan trong lòng, ngài đã truyền cho xây một thiền viện cho Đức Phật Tổ cư ngụ với đoàn tùy tùng của ngài, ngài đã hết lòng khen ngợi những ân đức đặc biệt của Đức Phật. Sau khi đã nghe Đức Phật diễn giải Giáo Pháp, ngài đã đi đến Uttarakuru Bắc câu lưu châu vào ngày hôm sau, mang về đồ ăn từ đó, và tổ chức một cuộc Đại thí cho vị Chánh Đẳng Giác cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài. Sau khi đã tổ chức một cuộc Đại thí trong vòng bảy ngày, ngài đã đem về một lượng gỗ giáng hương[176] vô giá từ thành phố Himavant và kính lễ Đức Phật Tổ với loại gỗ giáng hương đó. Rồi đức Như Lai Thập Lực, vây quanh là một đoàn con người cũng như chư Thiên, sau khi đã diễn giải Giáo Pháp cho ngài, đã thọ ký. “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một Đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm”. Do vậy có lời nói rằng:

X 13. Vào thời đó Ta đã là một vị Đạo Sĩ vô cùng khắc khổ. Một vị Đạo sĩ tóc rối, ta[177] đã là người di chuyển trên không, là người đã chế ngự được ngũ thắng trí.

14. Và khi ta đã cúng dường với đồ ăn thức uống sánh ngang với những gì không thể sánh bằng tùy tùng của ngài. Ta đã kính lễ ngài với gỗ giáng hương màu đỏ quí giá.

15. Và Đức Phật Nrada, lãnh tụ trên thế gian này cũng đã thọ ký về ta như sau: ‘Vô số niên đại kể từ giờ trở về sau ngài sẽ trở thành một Đức Phật trên thế gian này.”[178]

16. Khi ngài đã thực hiện cố gắng phấn đấu khổ hạnh....” “....chúng ta sẽ được gặp trực diện với con người này.”

[188] 17. Khi ta đã nghe những lời này, tâm ta ngày càng sảng khoái[179]. Ta đã nhất định quyết tâm tu tập để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

14. Trong trường hợp này Và Khi Ta có nghĩa là và khi ta đã[180]

14. Sánh ngang với những gì không thể sánh bằng có nghĩa là các vị không thể sánh bằng là những vị Giác Ngộ trong quá khứ và tương lai[181]. Sánh bằng với những vị không thể sánh bằng tức là ngang bằng. Đối nghịch lại với các vị không gì sánh bằng. Hay, các vị không gì sánh bằng không có người nào địch nổi. Ngang bằng tức là có những người sánh bằng. Vị kiệt xuất, sánh bằng với những vị không gì sánh nổi và những vị ngang bằng nên được đề cập đến như là “ngang bằng với các vị không thể sánh bằng và những vị ngang bằng vậy.” ta nên hiểu rằng đây[182] là điều được cho rằng đây là một cách đọc lướt trong ngôn ngữ nơi từ ‘ngang bằng’ ý nghĩa ở đây là sánh ngang với những vị không thể sánh bằng và những vị ngang bằng.

14. Cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài. Có nghĩa là cùng với chúng sanh là những người cận sự nam. “Ngài, chính là người có mắt, cũng đã thọ ký về ta giữa các chư Thiên và con người”[183] cũng là một cách giải thích. Ý Nghĩa này cũng đã rõ ràng.

17. Ta ngày càng sảng khoái trong tâm có nghĩa là đang cảm thấy sảng khoái[184], ngày càng nhieàu hơn, được thoả lòng. (Thỏa mãn trong lòng).

17. Ta đã nhất định quyết tâm thực hiện tu tập có nghĩa là ta đã quyết tâm thực hiện tu tập hết sức mình[185] “Ta đã quyết tâm nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nhằm chu tất mười pháp Ba la mật.” Cũng là một cách giải thích.

Thành phố của Phật Tổ đó có tên là Dhaññavat. Quí Tộc Sát Đế Lị là cha của ngài tên là Sudeva, mẹ của ngài tên là Anomā. Các tối thượng nam thinh văn của ngài là Bhaddasāla và Jitamitta. Vị thị giả cho ngài có tên là Vāseṭṭha, tối thượng nữ thinh văn của ngài là Uttarā và Phaggunī. Cây Bồ Đề của ngài là Cây Cổ Thụ Soṇa. Thân hình của ngài cao tới tám mươi tám Cubits, hào quang nơi thân thể ngài liên tục toả sáng khoảng một do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài là chín mươi ngàn năm. Và người vợ chính của Ngài có tên là Vijitasenā.[186], con trai của ngài tên là hoàng tử Nanduttara, ba toà lâu đài của ngài là Vijita, Vijitāvī và Vijitābhirāma[187]. Ngài đã trải qua những ngày ở hậu cung trong vòng chín mươi ngàn năm. Ngài đã thực hiện cuộc Xuất Gia vĩ đại đơn giản bằng đi bộ. Do vậy người ta nói rằng:

X 18. Dhaññavat là tên thành phố của ngài, Sudeva[188] tên của vị Quí Tộc Sát Đế Lị , Anomā là tên của mẹ Phật Tổ Nārada, là vị ẩn sĩ vĩ đại.

23. Bhaddasāla và Jitamitta là hai vị tối thượng nam thinh văn của Phật Tổ. Vāseṭṭha là tên vị thị giả cho Nārada, vị ẩn sĩ vĩ đại.

24. Uttarā và Phaggunī là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề của vị Phật tổ đó được cho là một Cây Cổ Thụ Soṇa.

26. Nhà Đại Hiền Triết cao tám mươi tám ratana. Vị mười ngàn toả sáng chói chang giống như một cột trụ trang hoàng với vòng hoa muôn màu.

 liên tục ngày đêm chiếu sáng ra xa khoảng một do tuần yojona[189]

[189] 28. Trong khoảng thời gian đó chẳng có chúng sanh nào trong vòng đường kính một do tuần (yojana) lại thắp lên bất kỳ ngọn đuốc hay ngọn đèn nào cả. vì toàn bộ đã có hào quang của Đức Phật toả sáng khắp nơi.[190]

29. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều chúng sanh vượt qua khỏi bộc lưu.

30. Vì cõi trời rất đẹp khi được trang hoàng với các thiên thể, cũng như vậy Giáo Pháp của ngài cũng chiếu sáng huy hoàng nơi các vị A-la-hán.

31. Sau khi đã xây đắp chiếc cầu kiên cố Giáo Pháp để cho những người còn lại đã nhập vào Thánh đạo có thể vượt qua dòng luân hồi, đoàn ngưu nhân đã viên tịch [191]

32. Cả vị Phật tổ đó, sánh bằng với vị không thể sánh nổi, và những người nào đã đoạn tận các lậu hoặc. Thuộc hạng sáng giá không gì bì nổi, cũng đã biến mất. Phải chăng tất cả các pháp hành chỉ là trống rỗng cả hay sao?

26. Trong trường hợp này giống như cột trụ trang hoàng với vòng hoa muôn màu. Có nghĩa là đẹp đẽ và đáng yêu như thể một cột trụ được trang hoàng bằng vàng với nhiều loại đá quí.

26. Vị mười ngàn toả sáng chói chang có nghĩa là vì hào quang của ngài ngay cả mười ngàn ta bà Thế Giới cũng được chiếu sáng chói chan. Ý nghĩa ở đây là điều đó được toả sáng. Giải thích chính vấn đề này Đức Phật có nói: “Các hào quang rực rỡ toả sáng khoảng độ một sải tay từ thân xác của ngài túa ra tứ phía.

27. Trong trường hợp này các hào quang toả ra khoảng độ một sải tay có nghĩa là giống như những hào quang rực rỡ vào khoảng độ một sải tay: các hào quang tỏa ra khoảng một sải tay. Ý nghĩa ở đây là: giống như những hào quang của Đức Phật tổ của chúng ta toả ra độ một sải tay nơi khắp tứ phương.

28. Chẳng có (na keci) có nghĩa là ở đây chỉ là vần “na” có ý nghĩa loại trừ. Điều này nên hiểu là có sự tương quan với ý nghĩa[192] rộng hơn là thế gian chúng thắp sáng.’

28. Những ngọn đuốc có nghĩa là những ngọn đèn nhỏ có tay cầm: đuốc hay đèn; một số người không thắp sáng lên[193] họ không thắp đèn lên. Tại sao vậy? Vì đặc tính sáng ngời của hào quang phát ra từ thân xác Đức Phật.

28. Với những hào quang của Đức Phật Tổ có nghĩa là với các hào quang chiếu ra từ thân xác Đức Phật

28. Toả sáng khắp nơi[194] có nghĩa là chiếu sáng đến tận mọi nơi.

30. Với các thiên thể. Có nghĩa là các vì sao.[195] Vì khi bầu trời chiếu sáng được trang hoàng với các vì sao, cũng như vậy Giáo Pháp của ngài cũng chiếu sáng khi được các vị A-la-hán tô điểm cho.

31. Có thể vượt qua dòng luân hồi có nghĩa là niềm hạnh phúc vượt qua được đại dương luân hồi.

31. Người còn lại đã nhập Vào Thánh Đạo: ý nghĩa ở đây là, đặt những vị A-la-hán sang một bên. Những cá nhân còn lại là những bậc hữu học với những chúng sanh bình thường “vô cùng yêu mến”[196]

31. Chiếc cầu Giáo Pháp, có nghĩa là cầu chánh đạo. Ý nghĩa ở đây là sau khi đã xây dựng được cây cầu Giáo Pháp để giúp cho những cá nhân còn lại vượt qua kiếp luân hồi, là những người đã thực hiện được toàn bộ những trách nhiệm và đã Níp-bàn viên tịch, còn lại như những gì đã khẳng định ở trên. cũng đã rõ ràng.

Kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ Nārada

Kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ chín,

 


[134]. Trung Bộ Kinh i. 69tt

[135]. Nt i. 71

[136]. Vimuttisarā là sara cuối cùng trong số bốn sara trong A. ii. 141; xin đọc như trên 244, iv 339 ở đây –Sārada lại trùng âm với Nārada

[137]. Vāsudeva, xin ọc bản văn tr. 114 vasu ti ratanaṃ Vuccanti. Việc chơi chữ về tên Sudeva là điều rõ ràng.

[138]. Kapparukkha

[139]. Narānaṃ

[140]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là kariṃsu. BvAB lại ghi là akaṃsu.

[141]. Nara với da, người được ban tặng cho nhân loại.

[142]. Phật Tông x. 19 Jitāvijitābhirāma. Bản văn tr. 188 gọi toà lâu đài thứ ba là Vijitābhirāma. Cũng như Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến với v.1 Jītābhirāma.

[143]. Manonukūla, anukūla có nghĩa là dễ dãi, trung thành và sẵn sàng.

[144]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là vīsatisahassādhikaṃ itthīnaṃ satasahassaṃ ahosi; Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vīsativassādhikaṃ itthisatasahassaṃ ahosi

[145]. Sabbalokānanda-kara

[146]. Xin đọc bài tường trình sau đây với bản văn tr 161

[147]. “Vào buổi chiều” sāyaṇhasamaye, ược bỏ qua.

[148]. Được chấp nhận trong việc dịch các đoạn kệ

[149]. Trong phần dịch tôi dịch từ orasa có nghĩa là “chính con trai” của mình. trong tự điển Comy, oraso putto. Đã khiến ý nghĩa thêm rõ ràng hơn.

[150]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uyyāna. BvAB lại ghi là ārāma với v. 1 uyyāna.

[151]. Tilaka, xin đọc M – W để biết ý nghĩa về đồ trang sức được làm một màu mà người phụ nữ bôi lên trán

[152]. Vikhyāta không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[153]. Chú giải Phật Tông tiếng Ceylon ghi là vipulo rukkho, Chú giải Phật Tông bản tiếng Miến ghi là rukkho vipulo

[154]. ṇavar’uppajjī ti ṇavaraṃ udapādi

[155]. Xin đọc A I 124

[156]. Về đoạn này xin đọc thêm bản văn trong 83, 133, 190

[157]. Sabbakilesānī ti sabbakilese

[158]. Tattha sabbakilesehi.

[159]. Buddhañṇe ca cuddasā ti Buddhaṇāni cuddasa

[160]. Xin đọc MQ ii 9 n.6

[161]. Xin đọc bản văn tr. 42, Miln 216, 285

[162]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại thêm āṇāni

[163]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến catuyoniparicchedakañṇāni pañcagatiparicchedakañṇāmi.

[164]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là rahade. Đầm lầy, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là tīre, bờ sông, giống như một số hàng dưới đây

[165]. Không rõ nghĩa?

[166]. Vinayana, lấy đi, dạy bảo, đưa ra ví dụ điển hình.

[167]. Bhagavā, một cách xưng hô. Và không phải là một hình thức để nói.

[168]. Xin đọc Vin I 24 tt, đối với đoạn này.

[169]. Pavattī, xin đọc Vism 546

[170]. Tadā devamanussa vā rất có thể thế chỗ cho tadākāsi ...sadevake trong oạn kệ. Xin đọc tự điển Phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) để biết ý nghĩa của từ vā.

[171]. Jitamitta trong đoạn kệ 23.

[172]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là ativiya sāradaṃ. BvAB ghi là ativisārada với v.1 giống như trong BvAC. xin hãy đọc thêm bản văn tr. 182 “người ban tặng bản chất giải thoát”.

[173]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại thêm saparivāram bhagavantaṃ tattha nisidāpetivā. Mời Đức Thế Tôn và đoàn tuỳ tùng của ngài ngồi xuống đó.

[174]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi bhuttānumodana. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến bhatt.

[175]. Asītisatasahassiyo ti satasahassānam asītiyo

[176]. Xin đọc Dh 55, Miln 321

[177]. Miln 322 xin đọc xiii 11

[178]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) buddho loke bhavissati. Phật Tông ayam buddho bhavissati

[179]. Phật Tông hāsetvā BvAC ghi bhāvetvā

[180]. Tadā p’ahan ti tadā pi ahaṃ

[181] Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến chỉ có “quá khứ” mà thôi; Chú giải Tăng Chi Bộ I 116 cũng có “quá khứ và tương lai” trong phần định nghĩa về “ngang bằng với không sánh bằng.”

[182]. Rất có thể là asamasama cho asamasamasama.

[183]. Văn suôi kể chuyện, ngay trong đoạn 13, giải thích là amaranaraparivuto trong khi đó cách giải thích ở trên thì ghi là naramarūnaṃ

[184]. Mặc dù tôi nghĩ là bhāvetvā, tu luyện, trong BvAC thì ý rõ hơn. tôi theo cách giải thích của Phật Tông Be, BvAB ghi là hāsetvā, BvAB lại lưu ý đến cách giải thích bhāvetvā. Xin ọc đoạn 17 ở trên.

[185]. Adhiṭṭhahiṃ vatam uggan ti uggaṃ vataṃ adhiṭṭhāsiṃ

[186]. Phật Tông x 20 Jitasena

[187]. Jitābhirāma trong bản văn tr. 182

[188]. Sumedha trong Ja I 37

[189]. Tadā, Phật Tông ghi disā

[190]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon. Đổi ngược thứ tự của đoạn kệ này và đoạn kế tiếp.

[191]. Uttarattha, không thấy ghi trong BvAB

[192]. Cách giải thích ở đây là keci pi janā na ujjālenti đối với na keci....junā....ujjālenti trong đoạn kệ đó.

[193]. Buddharaṃsenā ti buddharasmīhi

[194]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon thêm vào otthatā và trước adhigatā.

[195]. Ulhīti tārāhi

[196]. Kalyāṇa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn