(Xem: 1753)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XI. Chú giải Đức Phật tổ PADUMUTTARA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15696)

XI. Chú giải Đức Phật tổ PADUMUTTARA

 [190] Giáo Pháp của Đức Phật Nārada tiếp tục được triển khai được chín mươi ngàn năm[197] thì biến mất. Và đại kiếp đó cũng đi đến kết thúc. Sau đó một A-tăng-kỳ kiếp đã không có Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian này, đây là thời gian trống rỗng chẳng có bất kỳ hào quang chư Phật nào tồn tại cả. Thế rồi sau khi nhiều đại kiếp và A-tăng-kỳ[198] trôi qua, trên thế gian này lại xuất hiện một Đức Phật hồng danh là Padumutta trong một đại kiếp và một trăm ngàn đại kiếp đã qua, ngài đã chiến thắng Ma-vương, đã đặt gánh nặng xuống và chính ngài là tinh của thần Meru.[199] Ngài đã không còn luân hồi, ngài là con người hoàn hảo nhất, là người tối thượng hơn hẳn mọi chúng sanh trên thế gian này.[200]

Khi ngài đã hoàn tất các Pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh trong cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Sujātā[201] tại thành phố có tên là Haṃsavatī. Hoàng hậu xuất thân trong một gia đình danh giá[202] và là hoàng hậu nhiếp chính của một quốc vương tên là nanda[203], có nghĩa là người mang lại niềm vui sung sướng tột đỉnh[204] cho chúng sanh. Sau mười tháng mang thai nàng đã đản sanh hoàng tử Padumuttara trong nơi vui chơi giải trí Haṃsavatī. Những điềm lạ đã xảy ra trong thời gian ngài giáng trần trong lòng mẹ và vào ngày, ngài đản sanh trên cõi đời này giống như ta đã nói đến trong các phần đề cập đến các Đức Phật Tổ ở trên.[205] Người ta kể lại rằng vào lúc ngài đản sanh có một trận mưa hoa sen từ trời rơi xuống. Chính vì lý do này vào ngày lễ đặt tên cho ngài họ hàng của ngài đã đặt tên cho ngài là hoàng tử Padumuttara.

Ngài sống trong hậu cung đúng mười ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài dành cho ba mùa trong năm có tên như sau: Naravāhana, Yasavāhana. Vasavattī. Có hơn một trăm hai mươi ngàn vũ nữ hầu hạ ngài hoàng tử trong cung đứng đầu là công Chúa Vasudattā. Sau khi người con trai, là hoàng tử Uttara[206] vô song[207] trong toàn bộ những ân đức, đã được Công Chúa Vasudatta hạ sanh, sau khi đã chứng kiến bốn hiện tượng, vị Bồ Tát suy nghĩ đến việc nên thực hiện một chuyến Đại Xuất Gia. Ngay khi mới có suy nghĩ như vậy thì toà lâu đài Vasavattī đã bay vọt lên không trung giống như một bánh xe của người thợ gốm và bay trên bầu trời giống như một căn nhà chư Thiên và giống như mặt trăng rằm đã hạ xuống đất, tương tự như toà lâu đài ta đã đề cập đến ở trên trong phần Bình luận về Biên Niên Ký sự Đức Phật Tổ Sobhita,[208] có cây Bồ Đề mọc ở chính giữa. Chúng sanh bàn tán với nhau là Vị Đại Nhân đã ngự xuống trong toà lâu đài đó,[209] mặc y cà sa màu vàng, biểu ngữ và cờ hiệu A-la-hán do chính các chư Thiên ban tặng cho ngài. Ngài đã xuất gia ngay lập tức. Và khi toà lâu đài đã đến chỗ qui định, liền đậu xuống chính xác nơi chính chỗ cũ. Trừ các phụ nữ, thì toàn bộ đoàn người đã xuất hiện với vị Đại Nhân đều đã xuất gia. Cùng với những người này, vị Đại Nhân đã tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày.2 Sau khi ngài đã thọ cơm sữa ngọt, vào ngày rằm tháng Visākha do Rucinandā[210] dâng cúng cho ngài, cô là con gái một lái buôn trong thành phố Ujjenī. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Sāla. Vào buổi chiều ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Sumitta dâng cúng cho ngài, Sumitta là một vị Ẩn sĩ loã thể và ngài tiến lại gần cây Bồ Đề tên là cây Salala[211], đi vòng quanh cây từ hướng phải mà tiến lại gần và rải những bó cỏ khô trên một bãi đất rộng đến ba mươi tám cubit. Đang khi ngài ngồi thiền kiết già, ngài đã nhất quyết tu tập bốn chi tinh tấn, ngài đã cảm thắng được đạo quân Ma-Vương cùng với chính ma vương nữa. Ngài đã nhớ lại những tiền kiếp trong suốt canh đầu trong đêm, ngài đã đạt được thiên nhãn thanh tịnh trong suốt canh hai. Quán xét đến[212] trạng thái Nhân Duyên trong suốt canh ba và xuất khỏi thiền thứ tư thông qua hơi thở ra hít vào. Ngài đã quán xét về ngũ uẩn, thấy toàn bộ năm mươi tướng liên quan đến khởi sanh và diệt. Đang khi gia tăng thêm thiền quán[213] về trí nhận thức, ngài đã thấu triệt toàn bộ những ân đức đặc biệt của một vị Phật Tổ thông qua Thánh Đạo.

[191] Và ngài đã thốt ra những lời lẽ mang tính tục lệ đối với toàn bộ Chư Phật như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Các chúng sanh nói rằng: thế rồi có một trận mưa hoa sen trút xuống như thể tô điểm cho toàn cõi không gian nơi thập vạn đại nhiên ta bà Thế Giới. Do vậy có lời nói rằng:

XI 1. Sau ngài Nārada có bậc Chánh Đẳng Giác, vị Chiến Thắng hồng danh là Padumuttara, tối thượng nơi toàn thể các con người, điềm tỉnh tựa như đại dương bao la.

2. Giống như đại kiếp Maṇḍa trong đó Đức Phật này sanh ra, trong đại kiếp này một con người với công đức xuất chúng cũng đã sanh ra.

Trong trường hợp này giống như đại dương có nghĩa là sâu như đại dương[214]

1. Giống như Maṇḍa đại kiếp có nghĩa là: Đại kiếp trong đó có hai[215] Đức Phật xuất hiện được gọi là đại kiếp Maṇḍa. Một đại kiếp có hai đặc tính[216]: đại kiếp trống rỗng và đại kiếp bất trống rỗng. Trong trường hợp này Chư Phật, chính tự bản thân và vì bản thân mình, là các chuyển luân vương không thể nổi lên trong đại kiếp trống rỗng. Chính vì thế người ta gọi là có một đại kiếp trống rỗng là vì không có những cá nhân con người gồm những ân đức đặc biệt, một đại kiếp bất trống rỗng có năm loại: Đại kiếp Sara, Maṇḍa đại kiếp, Vara đại kiếp, Saramaṇḍa đại kiếp, Bhaddha đại kiếp. Trong trường hợp này có một đại kiếp Sara được gọi với tên như vậy là vì lý do có sự xuất hiện của một vị Chánh Đẳng Giác tạo ra được bản chất những ân đức đặc biệt đó. Tạo ra được bản chất những ân đức đặc biệt đó trong một đại kiếp lại là trống rỗng các ân đức đặc biệt, thiếu những ân đức đó. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có hai vị lãnh đạo thế giới xuất hiện ta gọi là đại kiếp Maṇḍa. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có ba Đức Phật xuất hiện, Đức Phật đầu tiên thọ ký vị bảo vệ thế gian thứ nhì, vị thứ hai lại thọ ký vị thứ ba. Như vậy về khía cạnh này con người hết sức vui mừng vì mỗi vị tự mình đã tạo ra ước muốn được thể hiện ước muốn ngài đã mong đợi từ lâu,[217] chính vì thế ta gọi là đại kiếp Vara. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có bốn Đức Phật xuất hiện, ta gọi đó là đại kiếp Saramaṇḍa vì lý do nó còn kiệt xuất hơn cả đại kiếp trước đó. Trong bất kỳ đại kiếp nào xuất hiện năm Đức Phật, thì ta gọi đó là Bhadda đại kiếp.[218] Nhưng đây là điều rất khó đạt đến. Và trong loại đại kiếp này thì các chúng sanh trên nguyên tắc rất sung túc về lòng tốt và hạnh phúc; theo luật có ba căn nhân duyên.[219] các nguyên nhân này tạo diệt trừ các phiền não; những đại kiếp nào có hai căn nguyên nhân[220] thì đi đến nhàn cảnh; còn không có căn nhân duyên thì được một nhân duyên. Vì thế loại đại kiếp này được gọi là Đại kiếp Bhadda. Do vậy người ta nói rằng: “một đại kiếp bất trống rỗng có năm đặc tính.” Đây là những gì do các vị Trưởng Lão truyền lại như sau:[221]

Một Đức Phật xuất hiện trong đại kiếp Sara; trong đại kiếp Maṇḍa có hai vị Chiến thắng xuất hiện; trong đại kiếp Vara có ba Đức Phật xuất hiện; trong đại kiếp Saramaṇḍa lại có bốn Đức Phật xuất hiện, và năm Đức Phật xuất hiện trong Đại kiếp Bhadda – chẳng còn vị chiến thắng nào xuất hiện nhiều hơn thế.

Nhưng trong đại kiếp Padumuttara thì đức Như Lai Thập Lực đã xuất hiện. Ngay cả trong đại kiếp Sara. Ấy vậy, nhờ vào đạt được các ân đức đặc biệt lại có điều trùng hợp với đại kiếp Maṇḍa và điều này được gọi là đại kiếp Maṇḍa.

2. Từ va (giống như) nên được hiểu theo nghĩa tương đồng.

2. Công đức xuất chúng[222]có nghĩa là công đức[223] được tích lũy

2. Con người có nghĩa là rất nhiều người.

Khi Đức Phật Padumuttara, tối thượng nơi các con người[224], đã trải qua bảy ngày ngồi kiết già gần cây Bồ Đề, ngài nghĩ rằng: “Ta sẽ đặt một chân xuống đất”.

[192] Và ngài đã duỗi chân phải ra, ngay lập tức mặt đất[225] rẽ ra, rồi tại đó, cho dù có nước hay không, đã nổi lên những tua nhụy và những gương sen tinh tuyền, có táng lá tinh tuyền trải rộng ra nổi trên mặt nước. Thực vậy lá sen trải rộng tới chín mươi cubit, các tua nhụy lan toả khoảng ba mươi cubit, các gương sen khoảng độ mười[226] cubit còn những phấn hoa mỗi thứ độ chín chiếc bình đựng nước. Và vị Đạo sư cao năm mươi tám cubit, sải tay của ngài đo được mười tám cubit, trán rộng năm cubit, và tay chân của ngài mỗi thứ đo được mười một cubit. Nếu như gương sen đo được mười cubit có thể chạm tới hai chân dài mười một cubit của ngài, phấn hoa lan tỏa tới chiều cao chín chiếc bình đựng nước đạt tới chiều cao thân hình năm mươi tám cu bit của ngài đạo sư, bao phủ ngài như thể với loại bột đất rắn chắc màu đỏ. Các vị Tụng Tương ưng Bộ kinh (Samyutta) có cho biết: “Chính vì lý do đó Đạo sư Padụmuttura đã nổi tiếng khắp thế gian.”*

* SA ii. 80

Rồi sau khi đã nhận lời thỉnh cầu giảng giải Giáo Pháp của vị Phạm Thiên và quán xét căn cơ giữa các chúng sanh, Đức Phật Padumuttara, tối thượng trên toàn thể thế gian này, đã nhìn thấy tại thành phố Mithilā có hai vị hoàng tử, tên là Devala và Sujāta, đã tròn đủ những ân đức cao nhất; ngay lúc đó thông qua một lối đi hư không, Đức Phật đã đáp xuống nơi vui chơi giải trí Mithilā và đã nhờ người canh giữ công viên cho điều hai vị hoàng tử lại. Hai vị này nói rằng: con trai cậu chúng ta, là hoàng tử Padumuttara đã xuất gia và đã đạt đến Chánh Đẳng Giác, đã đặt chân đến thành phố của chúng ta. Nào, chúng ta sẽ đến để gặp lại ngài Phật tổ Padumuttara.” Và rồi cùng với đoàn tuỳ tùng hai người đã tiến lại gần Đức Phật Padumuttara và họ ngồi vây quanh ngài. Thế rồi Đức Thế Tôn được đoàn người này ngồi vây quanh ngài tỏa sáng tựa trăng rằm mùa thu vây quanh là một nhóm các vì sao đông đảo, đức Như Lai Thập Lực đã Chuyển Pháp Luân tại đó. Thế rồi một cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên đã diễn ra tại đó, có sự hiện diện của khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh.

Do vậy có lời nói rằng:

XI 3. Ngay lần thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Padumuttara đã diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội có đến một trăm ngàn mười triệu chúng sanh hiện hữu.

Một lần khác, tại một cuộc gặp gỡ Đạo sĩ Sarada, khi ngài đang diễn giải Giáo Pháp cho một đám đông chúng sanh là những người đang bị cực hình Địa ngục Niraya tra tấn. Ngài đã khiến cho một số khoảng ba mươi bảy trăm ngàn người được nếm hương vị Giáo Pháp. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XI 4. Tiếp theo sau đó, đang khi Đức Phật làm mưa Giáo Pháp khiến cho chúng sanh trở nên tươi mát, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai số người tham dự lên đến con số ba mươi bảy trăm ngàn người.

Và rồi sau đó vị đại vương nanda cùng với hai mươi ngàn chúng sanh và hai mươi ngàn vị quan đã xuất hiện tại thành phố Mithilā có sự hiện diện của Đức Phật Padumuttara, vị Chánh Đẳng Giác. Và ngài đã khiến cho tất cả họ xuất gia theo khẩu hiệu, “Thiện lai tỳ khưu”, và vây quanh Đức Phật

[193] Khi thực hiện một hạnh tuyệt hảo cho cha ngài. Đức Phật đã lưu lại Haṃsavati, thủ đô vương quốc cha ngài đang trị vì. Tại đó, giống như Đức Phật của chúng ta tại thành phố Kapila, ngài đã rảo bước lên xuống trong vòm trời và thuyết giảng về biên niên Ký Sự của Chư Phật. Thế rồi lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho năm mươi ngàn chúng sanh qui tụ tại đó. Do vậy có lời nói rằng:

XI 5. Vào thời điểm vị Đại Anh Hùng tiến lại gặp nanda, khi ngài đến gặp cha ngài, Đức Phật Padumuttara đã vỗ trống bất tử.

6. Khi trống bất tử được trổi lên và mưa Giáo Pháp đổ xuống, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba có khoảng năm chục ngàn người có mặt.

5. Trong trường hợp này đang khi tiến lại[227] gặp nanda có nghĩa là Cha của ngài được biết đến với tên gọi là nhà vua Ānanda.

Vỗ trống có nghĩa là đánh trống lên.

Đã được vỗ lên có nghĩa là trống đã được ánh trống lên.

6. Khi chiếc trống bất tử có nghĩa là khi chiếc trống bất tử[228] - thay đổi giống nên được hiểu ở đây. “cần mẫn nhắc lại” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa đoạn này là điều này đã được nhắc đi nhắc lại liên tục.

Một trận mưa Giáo Pháp đã đổ xuống có nghĩa là đang mưa Giáo pháp[229] xuống trên chúng sanh.

Chứng tỏ cho thấy ý nghĩa tạo ra cuộc thấu triệp Pháp hội có lời nói rằng:

XI 7. Đức Phật tổ, là người giáo giới, và người huấn luyện, người trợ giúp các chúng sanh vượt qua bộc lưu, rất tài khéo trong cách diễn giải, ngài đã tạo ra cho biết bao nhiêu người vượt qua bộc lưu.

7. Trong trường hợp này người giáo giới có nghĩa là người giáo giới trong lãnh vực đó, ngài đã giáo giới với cách diễn giải những ân đức đặc biệt cũng như những lợi ích của Qui y. Trì giới, hạnh đầu đà[230]

7. Người huấn luyện nghĩa là người ban huấn từ, bậc Giác Ngộ, trong đó Ngài đã chỉ dạy về Tứ Diệu đế.

7. Người trợ giúp vượt qua có nghĩa là một người giúp đỡ vượt qua bốn bộc lưu.

Và khi mặt[231] ngài sáng láng như mặt trăng rằm[232], vị Đạo sư đã tụng Giới Bổn ngay trong nơi vui chơi giải trí Mithilā, có sự hiện diện của một trăm ngàn mười triệu các vị tỳ khưu vào ngày rằm tháng Māgha. Đó chính là nhóm người (tăng đoàn) đầu tiên của ngài. Do vậy có lời nói rằng:

XI 8. Đạo sư Padumuttara đã tụ tập được ba nhóm tăng đoàn: nhóm đầu tiên gồm một trăm ngàn mười triệu người.

Và khi đã trải qua mùa mưa trên ngọn núi đá Vebhara[233] Đức Phật Tổ đã diễn giải Giáo pháp cho đại chúng đến gặp ngài. Và ngài đã để cho khoảng chín mươi ngàn mười triệu người xuất gia theo khẩu hiệu “Thiện lai tỳ khưu” được tiếp nhận[234] vào Tăng Đoàn, ngài đã tụng Giới Bổn bao quanh ngài là những chúng sanh cùng xuất gia với ngài. Đây là tăng đoàn thứ nhì. Do vậy có lời nói rằng:

XI 9. Khi Đức Phật Tổ, sánh ngang với bất kỳ vị khôn ví nào, đang trú ngụ trên núi Vebhara đã xuất hiện tăng đoàn thứ hai gồm chín mươi ngàn mười triệu người.

[194] Lại nữa, khi Đức Thế Tôn chứng đắc những ân đức đặc biệt, người bảo vệ tam giới đang đi du hành tại vùng đồng quê để giải thoát đại chúng thoát khỏi những triền phược, liền xuất hiện một tăng đoàn gồm tám mươi ngàn mười triệu các vị tỳ khưu. Do vậy lại có lời nói rằng:

XI 10. Lại nữa, khi ngài đã lên đường hoằng đạo, đã diễn ra một tăng đoàn gồm tám mươi ngàn mười trịêu người từ các làng mạc, thị trấn và các thành thị tụ tập lại.

10. Trong trường hợp này từ các làng mạc, thị trấn, và các thành thị có nghĩa là “thông qua các làng mạc, thị trấn và các thành thị”[235] hoặc đây chỉ là một cách giải thích. Ý nghĩa là: đối với những ai đã xuất gia qui y sau khi đã rời khỏi các làng mạc, thị trấn và thành thị.

Khi đó là thủ hiến một thành thị tên là Jatika[236] với một số tài sản nhiều vô số kể, vị Bồ Tát của chúng ta đã tổ chức một cuộc bố thí quang vinh những nguyên liệu may y cà sa cho Tăng Đoàn có Đức Phật tổ làm trưởng đoàn. Và nhân cơ hội[237] chúc phước cho bữa ăn Đức Phật cũng đã thọ ký về ngài: “Trong tương lai, một trăm ngàn đại kiếp nữa kể từ nay, vị này sẽ trở thành một Đức Phật hồng danh là Cồ Đàm” do vậy có lời giải thích rằng:

XI 11. Vào thời đó ta là một vị thủ hiến cai quản thành phố tên là Jatika[238] ta đã bố thí y cùng với thực phẩm cho Tăng đoàn với Đấng Chánh Đẳng Giác đứng đầu.

Và rồi cũng[239] chính ngài khi đang ngồi thiền giữa Tăng Đoàn đó, đã thọ ký: “một trăm ngàn Đại kiếp kể từ nay về sau người này sẽ trở thành một Đức Phật.

Khi ngài quyết định tiến hành phấn đấu, ngài đã áp dụng một cách sống hết sức khổ hạnh....” “.... Trong một tương lai xa chúng ta sẽ được đối diện với Đức Phật này.”

Khi ta đã nghe tiếng ngài đã nhất quyết tiến hành tu tập nhiều hơn nữa và thực hiện một nỗ lực đòi hỏi nhiều cố gắng để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

11. Trong trường hợp này dành cho Tăng Đoàn với Chánh Đẳng Giác đứng đầu.[240] có nghĩa là đấng Chánh Đẳng Giác làm lãnh đạo cho Tăng Đoàn[241]; đối cách ở đây được hiểu theo nghĩa thuộc cách.

11. Ta đã bố thí y cộng với thực phẩm có nghĩa là ta đã cung cấp thực phẩm cùng với nguyên liệu để may y cà sa.

14. Cố gắng tích cực có nghĩa là rất nhiều cố gắng[242].

14. Nỗ lực có nghĩa là ta đã cố gắng rất nhiều.

Và vào thời Đức Phật Tổ Padumuttara không có các nhóm ngoại giáo. Toàn bộ các chư Thiên và chúng sanh chỉ đi đến với Đức Phật Tổ để tìm nơi nương tựa. Do vậy có lời nói rằng:

XI 15. Toàn bộ các nhóm ngoại giáo đều bị dập tắt, bị loạn tâm và rồi chán nản thất vọng. Không ai chăm sóc họ và Người ta đã quẳng họ ra ngoài khỏi thành thị.

[195] 16. Toàn bộ họ đã qui tụ tại đây gặp Đức Phật Tổ và nói: “Thưa người anh hùng vĩ đại, ngài là người bảo vệ chúng tôi. chớ gì ngài là nơi chúng tôi nương tựa. Ngài cũng đồng ý như vậy.”

17. Với lòng bi mẫn, thương xót chúng sanh, tìm kiếm hạnh phúc cho toàn bộ chúng sanh, ngài đã kiến lập toàn bộ các nhóm ngoại giáo qui tụ lại với năm giới.

Chính vì vậy không can dự vào và trống rỗng các nhóm ngoại giáo. Điều đó chỉ còn được trang hoàng với các vị A-la-hán, cùng với những vị kiên định là những người đã chế ngự được.

15. Trong trường hợp này Stamped out có nghĩa là tính kiêu căng và tính tự phụ đã bị dập tắt.

15. Các nhóm ngoại giáo (Titthiyā) có nghĩa là về vấn đề này ta nên hiểu đây là một “chỗ cạn vượt qua được”. Ta nên hiểu là người “tạo ra chỗ cạn” (titthakara). Ta nên hiểu những gì “thuộc chỗ cạn đó” trong trường hợp này khi người ta nói “ở đây họ đã vượt thắng (bộc lưu) nhờ có những thường kiến v.v...” mà niềm tin dị giáo chính là “chỗ cạn” việc tạo ra niềm tin dị giáo này chính là “kẻ tạo ra chỗ cạn”[243] những ai tham gia vào dị giáo này chính là những kẻ tạo ra các nhóm ngoại giáo. Nhưng người ta nói rằng vào thời Đức Phật Tổ Padumuttara chẳng có nhóm ngoại giáo nào tồn tại. Ta nên hiểu rằng các từ bắt đầu với các môn phái đã bị dẹp bỏ” nhằm mục tiêu chứng tỏ rằng ngay cả những kẻ có chủ trương như vậy đều đã bị dẹp bỏ.[244]

15. Bị loạn tâm có nghĩa là tâm trí bị nhiễu loạn

15. Chán nản thất vọng chính là từ đồng nghĩa với từ trên.

15. Không ai chăm sóc họ có nghĩa là chẳng có người nào phục vụ cho những người thuộc các môn phái khác, cũng chẳng có ai bố thí đồ ăn và kính trọng họ cả, không ai đứng lên khỏi chỗ ngồi để vỗ tay chào đón họ.

15. Khỏi thành thị đó có nghĩa là ngay cả từ chính thành thị nơi họ đang cư trú.

15. Họ quẳng ra ngoài có nghĩa là ném đi, quay lưng lại. Ý nghĩa ở đây nên hiểu là họ không cung cấp nơi cư trú cho họ.

15. Họ có nghĩa là những nhóm ngoại giáo.

16. đi đến gặp Đức Phật Tổ có nghĩa là vì những cư dân sống trong thị trấn trở lại với ngài. như vậy ngay cả với những môn phái khác, họ liền cùng nhau qui tụ lại. Chỉ đơn giản đi đến nương tựa nơi Phật Tổ Padumuttara, là vị Như Lai Thập Lực. Ý nghĩa ở đây là họ nương nhờ ngài sau khi đã nói như sau: “Ngài là Đạo sư của chúng tôi, là người bảo hộ, là biên cương, là nơi nghỉ ngơi, là nơi nương nhờ.”

17. Ngài đã tỏ lòng bi mẫn có nghĩa là lòng từ bi nhân hậu.

17. Ngài tỏ lòng thương xót có nghĩa là tỏ lòng thương hại.

17. Qui tụ lại có nghĩa là các nhóm ngoại giáo đang cùng nhau quy tụ lại và đi đến nương nhờ ngài.

17. Ngài đã kiến lập họ với năm giới có nghĩa là ngài khiến cho họ trì Ngũ giới.[245]

18. Không can dự vào có nghĩa là không xen vào. Không hoà đồng với những người khác đang chủ trương những niềm tin dị giáo.

18. Trống rỗng có nghĩa là trống trơn[246] không có bất kỳ nhóm ngoại giáo nào.

18. Điều đó có nghĩa là điều còn lại trong câu văn được coi như có liên quan đến “Giáo Pháp của Đức Phật tổ.”

18. Được trang hoàng có nghĩa là được trang điểm một cách lộng lẫy.[247]

18. Với những vị đã chế ngự được có nghĩa là những người đã chứng đắc quyền ưu thế.

[196] Thành phố của Đức Phật Tổ tên là Haṃsavatī, và cha ngài, một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là nanda. Mẹ của ngài là hoàng hậu tên là Sujātā; Devala và Sujāta là hai[248] tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài có tên là Sumana, Amitā và Asamā là hai4 tối thượng nữ thinh văn của ngài; cây Bồ Đề của ngài là cây cổ thụ Salata. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit và hào quang rực rỡ nơi thân thể của ngài toả sáng ra tứ phía khoảng mười hai do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài vào khoảng một trăm ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Vasudattā. Con trai của ngài tên là Uttara. Đức Phật tổ Padumuttara đã Níp Bàn viên tịch tại Công viên Nanda vô cùng thú vị và xá lợi của ngài đã không được phân tán. Toàn dân cư ngụ trong vùng Nam Thiện Bộ châu (Jambudīpa), đã tụ tập lại, xây một điện thờ gồm tới bảy loại đá quí, cao mười hai do tuần (yojana). Do vậy có lời nói về vấn đề này như sau:

XI 19. Haṃsavatī là tên thành phố của ngài đang cư trú. nanda là tên của Quí Tộc Sát Đế Lị, Sujātā tên của mẹ ngài Phật Tổ Padumuttara, cũng là Đại Ẩn Sĩ.

24. Devala[249] và Sujāta là hai tối thượng nam thinh văn, Sumana là tên vị thị giả cho ngài Padumuttara. Là Đại Ẩn Sĩ.

25. Amitā và Asamā là những tối thượng nữ thinh văn của ngài. Tên cây Bồ Đề của vị Phật Tổ là cây Salala.[250]

Nhà Đại Hiền triết này có thân hình cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ba mươi hai tướng tốt của ngài giống như một cột trụ được trang hoàng với nhiều vòng hoa rực rỡ.

Trong khoảng nội vi mười hai do tuần (yojana) tường thành, cổng thành, tường nhà, cây cối bờ triền núi không thể gây cản trở gì được cho ngài cả có nghĩa là ngài di chuyển trong đó hoàn toàn thoải mái.

Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã tạo cho biết bao nhiêu chúng sanh có thể vượt qua được bộc lưu.

Sau khi đã tạo cơ hội cho Đại Chúng vượt qua được bộc lưu và cắt đứt ngờ vực. Ngài toả sáng như một đám lửa. Rồi viên tịch cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài.

28. Trong trường hợp này Vách núi đá (cheo leo) có nghĩa là ngọn núi, coi như là những vách đá cheo leo.[251]

28. Vật gây cản trở có nghĩa là tạo ra những che dấu vượt lên trên đó.

28. khoảng độ mười hai do tuần (yojana) có nghĩa là ngày đêm hào quang của thân hình Đức Phật Tổ toả sáng khắp vùng rộng khoảng mười hai do tuần (yojana).

Những đoạn kệ còn lại đã rõ ràng dưới mọi phương tiện. Kể từ đây trở đi. Được tính lược lại những ý nghĩa đã được liên tục xảy ra ngay từ đầu với việc chu tất được Các Pháp Ba la mật. Tôi sẽ chỉ tiến hành nói về những ý nghĩa còn lại. [197] Vì nếu như chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại những gì đã nói đến ở trên thì đến bao giờ chúng ta mới có thể kết thúc được phần Chú giải?

Đến đây ta kết thúc phần Chú giải Biên Niên ký sự Đức phật tổ Padumuttara

Cũng kết thúc phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ mười.

 


[197]. Vì vậy BvAB trong v.1 cũng như trong BvAC có ghi là pañcanavutivassāni. 95 năm

[198]. Xin xem giải thích trong Jkm 14

[199]. Núi Meru là biểu tượng cho sức mạnh và đặc tính vững vàng không lay chuyển. Từ này và hai từ kế tiếp giải thích là Merusāra, asaṃsāra, sattsāra

[200]. Sabbalokuttara. là cách chơi chữ với hồng danh Đức Phật

[201]. Sumedhā trong SA iii. 89, Chú giải Tăng Chi Bộ I 287

[202]. BvAB có ghi udito-ditakule jātāya. BvAC ghi uditakule jātāya. xin ọc uggata trong bản văn tr. 169 và bản văn tr., 36. uggato ti udito.

[203]. Ānanda trong Bv, BvAC 192tt, 196 và DPPN, Nandana ở trên, Nanda trong BvAB. SA 89, AA i. 287 Sunanda trong Pháp cú kinh (Dhammapada) I 417.

[204]. nandanakara

[205]. IIA 83tt

[206]. SnA I 341 Uparevata

[207]. Anuttara

[208]. Bản văn tr. 167

[209]. BvAC đã bỏ xót đoạn này xuống còn “có bảy ngày” như trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đã lưu ý đến điều này.

[210]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Rucānandā

[211]. Xin đọc IIA 51

[212]. Về đoạn này xin đọc bản văn tr. 83,133, 184

[213]. Vipassanā, rất có thể câu này được chèn vào đây như là một đoạn song song.

[214]. Xin đọc Trung Bộ Kinh i. 487 tt, Vị Tathāgata-Như Lai thì sâu giống như đại dương

[215]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon lại ghi thêm sambahulā vā. “hay một vài”

[216]. Việc Chú giải về kappa này xuất hiện ngắn gọn trong Jkm 20tt. trong nt, 14 ngài Padumuttara chính xác được gán vào đại kiếp Sāra, nh đã được giải thích dưới đây, lại có ân đức thuộc đại kiếp Maṇḍa

[217]. Vārayanni, một nguyên nhân cách. ước nguyện như vậy thường có ảnh hưởng đến một số địa vị cao trong cuộc sống tu hành có thế đạt đến được trong tương lai. Như thể địa vị của một tối thượng thinh văn.

[218]. Một đại kiếp đầy hứa hẹn

[219]. Xin đọc VbhA 17 đối với từ tihetukā, du- và ahetukā để có được ba trong số các nguyên nhân (hetu) này thì nhất thiết phải vô tham vô sân hay vô si. Một chúng sanh như vậy chỉ tìm thấy được nơi con người mà thôi.

[220]. Vô tham, vô sân.

[221]. BvAB lưu ý rằng đoạn kệ này và tham vọng của nó đã bị bỏ xót trong BvAC

[222]. Kusala, nghĩa đen là khéo léo hay tốt đẹp

[223]. Puñña

[224]. Xin đọc đoạn này với SnA ii 89tt

[225]. Sn BvAB , SA ii 89, AA I 287; bảy tuần trong BvAC

[226]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là mười hai

[227]. Upasaṃkamitvā thay cho upasaṃkami của đoạn kệ đó.

[228]. Amatabherimhī ti amatabheriyā

[229]. Vassante dhammavuṭṭhiya ti dhammavassaṃ vassante

[230]. Xin đọc Miln 351.

[231]. Vadana, vẻ mặt.

[232]. Điều này ám chỉ bindussara, là một trong số tám ân đức của một giọng nói hoàn hảo. Được qui cho một vị Đại nhân như trong SnA. 349 và được liệt kê trong D ii. 211, 227. từ Bindu có thể dịch là, đầy đặn, gần gũi, súc tích (chính vì thế Tự điển Pāli-Anh (PED) ghi là bindu).

[233]. Một trong số năm ngọn đồi bao quanh thành phố Rājagaha.

[234]. Ehibhikkhubhva.

[235]. Gāmanigamaṭṭhehi, với hay thông qua

[236]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Jaṭila

[237]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là samaya, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là avasāna, có nghĩa là vào lúc cuối.

[238]. Be, BvA , Ja I 37, giải thích là Jaṭila, Phật Tông ghi là Jatila.

[239]. Tadā, Phật Tông ghi là buddho.

[240]. Akāsiṃ uggaṃ (Bv ghi aggaṃ) daḷhaṃ, Be ghi uggadaḷhaṃ.

[241]. Đối cách.

[242]. Sở hữu cách.

[243]. Xin đọc bản văn tr. 170 xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ ii 272

[244]. Ye pana santi te pi īdisā ahesun ti.

[245]. Đối với cách sử dụng tỷ mỉ của nhà Chú giải về cách sai khiến về tình cảm được để lộ ra td. Dh 276 “nhiệt tình trong công việc; vị như lai là người chỉ đường (Chánh đạo)”

[246]. Suññatan ti suññaṃ

[247]. Vicittavicitta

[248]. Om, trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon

[249]. Như trong Ap I 10tt; Revata trong SA ii. 90 ThagA I 115 tt

[250]. Salalarukkho ti vuccati. Phật Tông ghi là salaḷo ti pavuccati

[251]. Nagasiluccayā ti nagasaṅkhātā siluccayā. Xin ọc Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. naga có sự lẫn lộn giữa cây (rừng) và núi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn