(Xem: 1759)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2226)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XII. Chú giải Đức Phật tổ SUMEDHA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15456)

XII. Chú giải Đức Phật tổ SUMEDHA

Và sau khi Đức Phật Tổ -Vị Chánh Đẳng Giác - Padumuttara đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài cũng biến mất, chẳng có Đức Phật nào xuất hiện trong suốt thời gian bảy mươi trăm ngàn đại kiếp.

Và sau khi Đức Phật Tổ -Vị Chánh Đẳng Giác - Padumuttara đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài cũng biến mất, chẳng có Đức Phật nào xuất hiện trong suốt thời gian bảy mươi trăm ngàn đại kiếp.[252] Đây là giai đoạn trống rỗng không có Đức Phật nào xuất hiện. Nhưng ba mươi ngàn đại kiếp trở lại đây có hai vị Chánh Đẳng Giác Sumedha và Sujāta xuất hiện trong cùng một đại kiếp.[253]

Trong trường hợp này Vị Bồ Tát tên là Sumedha là người đã khôn ngoan chứng đắc Chánh Đẳng Giác,[254] sau khi đã chu tất Các Pháp Ba la mật ngài đã tái sanh trong thành phố ở Cõi Trời Đâu Suất. Sau khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu tên là Sudattā, là hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua Sudatta hiện đang trị vì thành phố Sudassana. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ, giống như mặt trời mới mọc xé tan kẽ hở nơi những chòm mây mù dày đặc,[255] Ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ ngay trong khu vui chơi giải trí Sudassana. Ngài sống trong hậu cung điện nhà vua trong chín ngàn năm. Người ta kể lại rằng: ngài có ba toà lâu đài là Sucanda,[256] Kañcana,[257] Sirivaḍḍha.[258] Hậu cung nhà vua có tới bốn mươi tám ngàn phụ nữ cư ngụ với vị đại hoàng hậu Sumanā đứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng sau khi hoàng hậu Sumanā đã hạ sanh cho ngài một hoàng tử tên là Punabbasumitta, Đức Phật Tổ đã thực hiện một cuộc xuất gia, ngồi trên lưng voi rồi ngài rời khỏi hoàng cung (xuất gia). Thế rồi có khoảng một trăm mười triệu người đã cùng xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh là đoàn người kể trên, ngài đã quyết định tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng tám tháng.[259] Vào ngày trăng rằm tháng Visākha, ngài đã thọ cơm sữa ngọt do Nakulā, là con gái của một lái buôn trong thị trấn Nakula dâng cúng. Và sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Sāla, ngài đã nhận tám nắm cỏ khô do Sirivaḍḍha, là một Đạo sĩ theo phái loã thể dâng cúng cho ngài. Và ngài đã rải đám cỏ đó trên một bãi đất rộng tới hai mươi cubit ngay gốc cây Bồ Đề Nīpa.[260] Sau khi cảm thắng đạo quân Ma-vương, ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác[261] và thốt ra những lời tuyên bố long trọng theo cách bắt đầu như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Sau khi đã trải qua bảy tuần ngay chính gốc Cây Bồ Đề, sang tuần thứ tám ngài đã nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên để diễn giải Giáo Pháp. Quán xét những chúng sanh tốt phước, ngài thấy rằng họ chính là những người em trai của Ngài Hoàng Tử Saraṇa và Saccakāli, và một trăm mười triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài là những người đã hội đủ điều kiện thấu triệt Pháp Tứ Diệu Đế.[262] [198] Bay trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sudassana gần thành phố Sudassana, ngài đã nhờ người canh giữ công viên điệu đến cho ngài hai người em trai của mình và ngài đã Chuyển Pháp Luân trước mặt một người này cùng với đoàn tuỳ tùng của họ. Đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội ngay sau đó có hơn một trăm triệu người hiện diện. Do vậy về vấn đề này có lời nói như sau:

XII 1. Sau ngài Phật Tổ Padumuttara là vị thủ lãnh Sumedha, khó lòng tấn công nổi. Với đầy nhiệt tâm, khôn ngoan tối thượng trên toàn cõi thế gian này.

2. Ngài có mắt trong sáng, miệng Ngài đầy đặn, thân hình cao ráo, thẳng đứng oai nghiêm. Ngài chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả chúng sanh và giải thoát biết bao nhiêu người thoát khỏi triền phược.

3.Khi Đức Phật Tổ đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay trong thành phố Sudassana.

4. Dưới Đảnh hưởng của ngài, đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội đang khi ngài diễn giải Giáo Pháp. Cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên diễn ra với khoảng một trăm mười triệu người.

Trong trường hợp này đầy lòng nhiệt tâm, có nghĩa là có lòng nhiệt tâm cao độ[263].

2. Có mắt trong sáng có nghĩa là mắt của ngài đẹp mỹ miều và trong sáng. Mắt ngài trong sáng như là sợi dây ngọc quí được treo lên sau khi đã được rửa sạch và đánh bóng. Chính vì thế người ta nói rằng “mắt ngài trong sáng lạ thường.” ý nghĩa ở đây là con mắt của ngài đẹp đẽ trong sáng lại nhẹ nhàng và trìu mến. Có màu xanh,[264] vô tỳ vết. Được trang điểm với [265] lông mi xinh đẹp. Đây là điều chính đáng và đúng đắn nói rằng mắt ngài có năm màu thật xinh đẹp[266] vô cùng.

2. Miệng ngài đầy đặn có nghĩa là với vẻ mặt giống như trăng rằm mùa thu[267].

2. Thân hình cao ráo có nghĩa là hình dáng cao. Rộng. Vì thân hình ngài cao tám mươi tám cubit. Ý nghĩa ở đây là chiều cao thân xác của ngài không ai khác[268] có thể sánh bằng.

2. Thẳng đứng có nghĩa là có sắc nét tứ chi[269] thanh cao. Thân hình của ngài vừa cao lại thẳng thắn. Là một thân hình cường tráng giống như một cánh cổng chính dẫn vào thành phố chư Thiên.

2. Oai nghiêm có nghĩa là thân hình của ngài chiếu sáng ra tứ phía.

2. Ngài luôn tìm kiếm hạnh phúc có nghĩa là ngài tìm kiếm cho hạnh phúc.

4. Ba cuộc thấu triệt Pháp hội có nghĩa là việc thấu triệt này xảy ra ba lần.[270] Một cách thay đổi giống được thực hiện.

Và khi Đức Phật Tổ đã khống chế được sức mạnh của Dạ xoa ăn thịt người tên là Kumbhakaṇṇa[271] và thân xác khủng khiếp của Dạ xoa đó có thể thấy như đang đi rón rén trên những lối mòn trong rừng dẫn vào rừng sâu thẳm. Vào một buổi sáng nọ sau khi ngài đã nhập định Đại Bi[272], sau khi đã khởi xuất thiền và quán xét thế gian, đang thấy những gì đang diễn ra, ngài đã đi một mình đến nơi Dạ xoa yakkha đang cư ngụ mà chẳng có ai đi theo. Bước vào bên trong và ngồi xuống trên bảo tọa đã được sửa soạn sẵn sàng. Rồi chính Dạ xoa yakkha đó không thể chế ngự nổi tức giận,[273] nó phát điên lên như một con rắn độc khủng khiếp đã bị đập mấy gậy vào lưng, Dạ xoa muốn làm cho đức Như Lai Thập Lực khiếp sợ. Đang khi tự biến thành khủng khiếp hơn nữa,

[199] Dạ xoa liền biến chiếc đầu trở thành một ngọn núi, biến hai con mắt giống như hai quả cầu lửa mặt trời. những chiếc răng nanh dài và rộng và nhọn sắc giống như những chiếc lưỡi cày.[274] Bụng Dạ xoa đong đưa, màu xanh, căng phồng lên, các cánh tay giống như thân cây dừa, mũi hắn tẹt xuống, gớm ghiếc cong xuống, miệng hắn xệ xuống và đỏ lừ trông như một chiếc hố sâu[275] bên cạnh vách núi; tóc hắn rối bù, ngăm ngăm đen bờm xờm thô thiển; hắn biểu lộ vẻ điệu khủng khiếp và đứng trước Đức Phật tổ Sumedha. Cho dù có khạc ra lửa đốt cháy đủ thứ và nổi cơn lôi đình và cho dù mưa rơi chín trận như trút nước[276] khiến cho đá, núi non, bốc cháy, lửa, nước, bùn, vũ khí, than cháy rực. Và tất cả những thứ đó cũng không thể làm lay động ngay cả một sợi tóc trên đầu Đức Phật Tổ. Chính vì thế Dạ xoa yakkha nghĩ: “Sau khi ta đặt một câu hỏi cho vị Phật Tổ rồi ta sẽ giết hắn.” Và yêu tinh đã hỏi một câu giống như lavaka đã hỏi.[277] Thế rồi đang khi Đức Phật trả lời câu hỏi đó ngài đã dẫn Dạ xoa yakkha ra ngoài.[278] Người ta kể lại rằng vào ngày hôm sau những cư dân sống trong thành phố đó đã đem đến một vị hoàng tử rồi cống cho Dạ xoa yakkha cùng chở theo nhiều xe đầy đồ ăn thức uống. Nhưng Dạ xoa yakkha đã nhường vị hoàng tử cho Đức Phật Tổ, những người đang đứng ở cổng rừng liền tiến lại gần Đức Phật. Thế rồi đang khi đức Như Lai Thập Lực còn đang diễn giảng Giáo Pháp thích hợp với tâm trí của Dạ xoa đó. Pháp nhãn đã phát sanh nơi chín mươi ngàn mười triệu cư dân đang qui tụ tại đó. Đây là lần thấu triệt pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XII 5. Và lại nữa, khi vị Chiến Thắng đang thuần hóa Dạ xoa yakkha Kumbhakaṇṇa, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai và đã có chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh được thấu triệt.

Và khi ngài giảng giải bốn chân đế trong nơi vui chơi giải trí Sirinanda trong thành phố Upakāri, rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham dự. Do vậy lại có lời nói rằng:

XII 6. Và còn nữa, khi vị Phật Tổ tiếng tăm lẫy lừng đã giải thích tứ diệu đế, một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba đã diễn ra cho tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh.

Vị Phật tổ Sumedha cũng có ba tăng đoàn đồ đệ. Trong tăng đoàn thứ nhất được thành lập tại thành phố Sudassana có tới một trăm ngàn mười triệu vị đã đoạn tận các lậu hoặc. Lại nữa trên Núi Devakṭa khi vật liệu vải kathina được chính thức phân phát đã có tới chín mươi mười triệu vị hiện diện trong tăng đoàn thứ hai này. Còn nữa, tăng đoàn thứ ba được hình thành, khi Đức Phật Tổ đang đi dạo quanh. Tăng đoàn thứ ba có tới tám mươi mười triệu vị tham gia. Do vậy lại có lời nói rằng:

XII 7. Nhà Đại Ẩn sĩ Sumedha có ba tăng đoàn trung kiên đi theo ngài là những người đã đoạn tận mọi lậu hoặc, vô tỳ vết và có tâm an tịnh.

8. Khi vị Chiến Thắng tiến đến Sudassana, thành phố vinh quang[279]có một trăm mười triệu các vị tỳ khưu qui tụ lại, họ là những người đã đoạn tận các lậu hoặc.

9. Và còn nữa, trên ngọn núi Devakṭa vào thời điểm ngài phân phát vải kathina may y cà sa cho các vị tỳ khưu, một tăng đoàn thứ hai gồm chín mươi mười triệu người tham gia.

[200] 10. Và còn nữa, khi đức Như Lai Thập Lực đang đi dạo quanh, lại có một tăng đoàn thứ ba vào khoảng tám mươi mười triệu người đi theo.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta[280] đang lúc còn là một chàng trai trẻ Bà-la-môn tên là Uttara. Trổi vượt hơn hết hẳn[281] mọi người. Được ban tặng cho tám mươi ngàn thứ của cải giàu sang. Ngài đã tích lũy và tổ chức một cuộc đại thí cho một tăng đoàn các vị tỳ khưu[282] với Đức Phật Tổ đứng đầu. Đang khi nghe ngài diễn giảng Giáo pháp[283] thế rồi[284] được kiến lập trong nơi nương tựa. Đang khi ngài xuất gia, và vào cuối bữa tiệc cũng chính vị Phật Tổ đang khi ban phước lành[285] đã thọ ký về Ngài như sau: “Trong tương lai Ngài sẽ trở thành một Đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm” như vậy có lời nói rằng:

XII 11. Vào thời đó ta chỉ là một thanh niên Bà-la-môn tên là Uttara. Ta đã được ban tặng cho tám mươi ngàn của cải quí giá tích luỹ trong nhà của ta.

Ta đã bố thí toàn bộ những của cải đó cho vị lãnh đạo tăng đoàn. Ta đã tiến lại gần ngài xin được quy y và đã tìm thấy niềm vui sướng xuất gia.

Cũng chính vị Phật tổ đó. Đang khi ban phước lành, đã thọ ký về ta như sau: “sau ba mươi ngàn đại kiếp người này sẽ trở thành một Đức Phật.

Khi ngài đã quyết định phấn đấu, thực hiện những điều khổ hạnh....” “....trong một tương lai xa chúng ta sẽ được diện kiến với vị Phật tổ này.”

Các đoạn kệ về lời tuyên bố cần được diễn giải[286]

Khi ta đã nghe những lời của ngài, ta càng ngày càng ngả theo khuynh hướng (xuất gia). Ta đã quyết tâm quyết định tu tập nhiều hơn để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

Đang khi ta học hỏi thấu đáo Tạng Kinh và Tạng Luật và toàn bộ Giáo Pháp chín chi của vị Đạo sư. Ta đã soi sáng Giáo Pháp của vị Chiến Thắng.

 Trong trường hợp này cho dù sống một cách siêng năng chuyên cần. Cho dù có đang ngồi, đang đứng hay đang đi, sau khi đã chứng đắc[287] Ba la mật các thắng trí[288] ta tiến tới thế giới Phạm Thiên.

11. Trong trường hợp này tích luỹ có nghĩa là chôn dấu,[289] vì đó là kho báu.

Toàn bộ có nghĩa là toàn thể.

Tất cả[290] có nghĩa là cho mà không cần ghi nhận

Với Tăng Đoàn có nghĩa là với Tăng Đoàn của ngài.

Ta tiến tới có nghĩa là ta đến gặp ngài; sở hữu cách hiểu theo nghĩa đối[291] cách.

12. Tìm thấy niềm vui sướng có nghĩa là ta xuất gia.

Sau ba mươi ngàn đại kiếp có nghĩa là khi đã trải qua ba mươi ngàn đại kiếp.

[201] Và tên của thành phố của Đức Phật Sumedha đó chính là Sudassana. Vị vua cha ngài có tên gọi là Sudatta. Mẹ của ngài tên là Sudatta. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài là Saraṇa và Sabbakāma. Vị thị giả cho ngài có tên là Sāgara. Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài là Rāmā và Surāmā. Cây Bồ Đề của ngài chính là Cây cổ thụ Nīpa. Thân hình của ngài cao khoảng tám mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài đạt đến chín mươi ngàn năm. Ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung chín ngàn năm. Người vợ chính thức của ngài tên là Sumanā, con trai của ngài tên Punabbasumitta. Ngài đã xuất gia cưỡi trên lưng voi. Điều còn lại thấy trong các đoạn kệ. Do vậy có lời nói rằng:

XII 18. Sudassana là tên thành phố, Sudatta là tên của Quí Tộc Sát Đế Lị, Sudattā là tên mẹ của ngài Phật Tổ Sumedha. Vị đại ẩn sĩ.

23. Saraṇa và Sabbakāma là những tối thượng nam thinh văn của ngài. Sāgara là tên vị thị giả cho Đức Phật Tổ Sumedha. Vị đại ẩn sĩ.

24. Rāmā và Surāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Đạo sư này là cây đại cổ thụ Nipa.[292]

26. Vị đại hiền triết cao khoảng tám mươi tám ratana. Ngài chiếu sáng toàn cõi thế gian giống như mặt trăng giữa một đoàn các vì sao.

27. Giống như một viên ngọc quý của chuyển Luân Vương chiếu sáng trên toàn bộ một do tuần (yojana) chính vì thế viên ngọc quí của ngài cũng phát sáng ra khắp tứ phía một do tuần (yojana).

28. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu chúng sanh vượt qua bộc lưu.

29. Với những người kiên định đã chứng đắc ba minh, sáu thắng trí, và các sức mạnh. – Với những vị a-la-hán như vậy đây là một đám đông qui tụ lại.

30. Và khi toàn bộ những chúng sanh với tiếng thơm lẫy lừng như vậy đã được giải thoát, không còn sanh y. Ngài đã toả ánh sáng trí tuệ, họ đã viên tịch.

26. Trong trường hợp này Giống như mặt trăng giữa một đoàn các vì sao có nghĩa là giống như một ngày trăng rằm đã làm sáng ngời trên bầu trời và chiếu sáng nơi một đoàn các vì sao thì ngài cũng toả sáng như vậy nơi mọi góc trời. Một số giải thích “giống như mặt trăng rằm.” Ý nghĩa ở đây đã khá rõ ràng.

27. Viên ngọc quý của chuyển luân vương Có nghĩa là kho báu của vị Chuyển Luân Vương được nói đến ở đây được sánh ngang với một trục bánh xe dài đến bốn cubit, được gắn tới tám mươi tư ngàn viên ngọc quí, chính vì thế người ta nói viên ngọc quí đó giống như sắc đẹp hào quang của trăng rằm mùa thu được vây quanh là một đoàn các vì sao.

[202] Khi kho báu, vô cùng thú vị để chiêm ngưỡng đến từ một ngọn núi bạt ngàn[293], ngay cả khi tới thì ánh hào quang của nó chiếu sáng khắp thị trấn với một khoảng cách một do tuần (yojana) chung quanh[294]. Cũng như vậy hào quang từ thân thể của vị Phật Tổ Sumedha chiếu sáng khoảng một do tuần (yojana) chung quanh.

29. Ba minh, sáu thắng trí, có nghĩa là Tam minh và lục thắng trí[295].

29. Chứng đắc các sức mạnh có nghĩa là đạt đến được sức mạnh thần thông.

29. Với những người kiên định có nghĩa là những ai đã chứng đắc được hiện trạng kiên định.

29. Được qui tụ lại có nghĩa là tụ họp lại, toả sáng với một màu vàng y cà sa duy nhất.[296]

29. Đây là được đề cập liên quan đến Giáo Pháp hay liên quan đến bề mặt trái đất.

30. Với tiếng thơm lẩy lừng có nghĩa là một đoàn tuỳ tùng đông vô số kể hay tiếng thơm và nổi tiếng tối đa.

30. Không còn sanh y có nghĩa là không còn dính dáng đến bốn loại sanh y.[297]

Trong các đoạn kệ còn lại ý nghĩa đã quá rõ ràng mọi nơi mọi chốn.

Đến đây kết thúc Chú giải biên niên ký sự đức phật tổ sumedha.

Cũng kết thúc Chú giải biên niên Ký Sự về Đức Phật Tổ thứ mười một.

 


[252]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 411, Jkm 14 cho là “một A-tăng-kỳ”  gồm sáu mươi chín ngàn đại kiếp.

[253]. Chính vì thế đây là niên đại Maṇḍa

[254]. Adhigatamedha, một cách chơi chữ với hồng danh của ngài

[255]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là Jaladharavivaragata; còn BvAB ghi là saliladhara

[256]. BvAC ghi là Sucandanaka; BvAB ghi là Sucandana.

[257]. BvAC ghi là Koñca

[258].BvAB ghi là -vaḍḍhana

[259]. BvAC ghi là aṭṭha māse, 8 tháng, cũng như tr. 296. giải thích là aḍḍhamāsa, nửa tháng. Bv, Be. BvAB,(lại lưu ý cách giải thích của BvAC tr. 296) hầu như là sai. Xin đọc EC tr. 21. n.2

[260]. Nimba trong Bv xii. 21 Jkm 15 (xin đọc thêm EC tr. 21. n. 3)

[261]. Ở đây abhisambodhi đối với sammānam-là thường xuyên hơn.

[262]. Hay là bốn điều chân thật. Catusaccadhamma. Tuy nhiên trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) thấu triệt hay thâm nhập Pháp hội lại rất ít khi được đề cập tới.

[263]. Một cách chơi chữ: uggatejo ti uggatatejo. Cũng giống hệt như vậy trong SA iii. 8 (về S iv. 172) có thêm một từ là balava-tejā.

[264]. Nila trong td. Trung Bộ Kinh iii 137 một trong những tướng tốt của vị Đại Nhân chỉ cho Đức Phật Cồ Đàm

[265]. BvAC ghi là āvuta. BvAB lại ghi là ācita

[266]. Định nghĩa từ này, pasannnanetta, SnA 453 đã dùng cách diễn tả pañcavaṇṇa, là năm màu. Điều này liên quan đến nhục nhãn của Đức Phật maṃsacakkhu, chúng ta đã gặp ở trên bản văn tr. 33 và Nd2 oạn 235

[267]. Xin đọc SnA 453: khuôn mặt trông giống như một thiên thể trăng rằm. Xin đọc bản văn tr. 193

[268]. Điều này phải liên quan đến những người cùng thời với ngài như ba Đức Phật khác cũng có cùng một chiều cao (xin đọc bản văn tr. 296) và Sumana có chiều cao là chín mươi cubit

[269]. Xin đọc SnA 453. là một trong các tướng tốt của một Đại Nhân.

[270]. Abhisamayā tīṇi...tayo

[271]. Cho dù tên này được viết ở đây theo tiếng Pāli. Tôi chỉ có thể đưa ra tham khảo là từ rākṣasa Kumbhakarṇa, là người anh khổng lồ của Rāvaṇa, ược mô tả trong cuốn Rāmāyaṇa

[272]. Xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 26, 367

[273]. Xin đọc bản văn tr. 185

[274]. Naṅgalasīsa, xin ọc S i. 104

[275]. Vīla, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) ; xin đọc M-W-

[276]. Cũng được gọi tên trong SnA 224, cả ba đều giống nhau, và sáu đều khác như ở trên. Xin đọc bản văn tr.289 cũng như tr. 209 để biết thêm nava vidha-āyudhavassa

[277]. Một Dạ xoa khác; xin đọc SnA 225 tt

[278]. Taṃ yakkhaṃ vinayam upanesi

[279]. BvAC ghi là nagaravaraṃ. Bv ghi là nagaraṃ varaṃ. BvAB ghi là nāma nagaraṃ

[280]. BvAC chỉ giải thích vị Bồ Tát

[281]. Uttara. Một cách chơi chữ về tên ngài

[282]. BvAB chỉ giải thích về Tăng Đoàn mà thôi

[283]. BvAC ghi là tassa. BvAB ghi là dasabalassa

[284]. BvAC không ghi lại (bỏ qua)

[285]. BvAC ghi là bhojanāvasāne anumodento; BvAB ghi là bhojanānumodanaṃ karonto

[286]. Xin đọc IIA 62-70

[287]. BvAC ghi là patvā, Bv, BvAB ghi là gantvā, đi tới. Xin đọc bản văn tr. 138, 151, 234

[288]. BvAC ,Bv , Be ghi là abhiññsu pāramiṃ BvAB ghi là abhiññpā

[289]. BvAC ghi là nihitaṃ BvAB ghi là nidahitaṃ

[290]. Không dịch trong đoạn kệ như theo sau kevala, là toàn bộ. sabba, là tất cả, hình như chỉ là vô ích, (thừa)

[291]. (tassa upagañchiṃ trong oạn kệ) Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) giải thích là upagañchin ti taṃ upagañchiṃ

[292]. Anthocephalus cadamba, Bv gọi là ba mahānimba, cây cổ thụ Neem Azadirachta Indica, xin đọc EC tr. 21.n.3

[293]. Xin đọc Miln 218

[294]. Xin đọc Trung Bộ Kinh iii. 274, Miln 118

[295]. Tevijja-chaḷabhiññeh (giải thích cần khớp với tādihi, “ với những người kiên trì” ti tevijjehi chaḷabhiññehi c ti attho

[296]. Xin đọc Vbh 247, Miln 19

[297]. Upadhi, được đưa ra trong td. MA iii 169 như chấp thủ đối với các uẩn (khandha) với các lậu hoặc (kilesa) việc quyết tâm (abhisankhāra) và với khoái cảm giác quan (kāmaguṇa)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn