(Xem: 1764)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2231)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XVI. Chú giải Phật tổ DHAMMADASSIN

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 17008)

XVI. Chú giải Phật tổ DHAMMADASSIN

Sau khi Đức Phật Atthadassin, đấng Chánh Đẳng Giác đã chứng đắc Níp Bàn và một đại kiếp giữa thời gian đó cũng đã trôi qua, và khi tuổi thọ các chúng sanh là vô hạn định, nay đã giảm dần lại chính vì thế tuổi thọ của họ giờ chỉ kéo dài một trăm ngàn năm.

Sau khi Đức Phật Atthadassin, đấng Chánh Đẳng Giác đã chứng đắc Níp Bàn và một đại kiếp giữa thời gian đó cũng đã trôi qua, và khi tuổi thọ các chúng sanh là vô hạn định, nay đã giảm dần lại chính vì thế tuổi thọ của họ giờ chỉ kéo dài một trăm ngàn năm. Có đạo sư tên là Dhammadassin, là người mang ánh sáng đến cho thế gian, người hướng dẫn thế gian thoát khỏi mọi cấu uế tham, v.v... người lãnh đạo duy nhất đã nổi lên trên thế gian này. Cả đức Thế Tôn này cũng vậy, sau khi đã chu tất pháp Ba la mật, lại được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất. Khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài lại giáng trần trong lòng Sunandā, là hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Saraṇa, nơi nương tựa (saraṇa) cho toàn thế giới, trong thành phố Saraṇa. Sau mười tháng thọ thai, ngài đã Đản sanh khỏi lòng mẹ ngài ngay trong nơi vui chơi giải trí Saraṇa giống như ánh trăng rằm xuyên thấu qua những khe hở mây mưa dầy đặc trong mùa mưa. Và ngay từ thuở còn rất sớm, khi bậc Đại nhân vừa lọt lòng mẹ những việc tu luyện không đúng trong Giới Luật đã tự biến mất, và chỉ còn các việc tu luyện đúng còn tồn tại mà thôi. Chính vì điều này mà người ta đã đặt tên cho ngài là Dhammadassin (người nhận ra Giáo Pháp hay nhận ra điều chính trực) vào ngày lễ đặt tên. Ngài sống trong hậu cung tám ngàn năm. Ba lâu đài của ngài có tên là Araja, Viraja và Sudassana. Có hơn một trăm ngàn phụ nữ hầu hạ ngài, trong đó đứng đầu là hoàng hậu Vicikolī[407].

Khi ngài đã chứng kiến bốn điềm lạ và cậu con trai của ngài tên là Puñavaḍḍhana đã được hoàng hậu Vicikolī sanh ra, giống như một hoàng tử chư Thiên đã được chăm sóc hết sức cẩn thận, được hưởng hạnh phúc vô tận giống như hạnh phúc chư Thiên, thức dậy vào giữa canh của đêm và ngồi trên nệm hoàng gia, ngài đã nhận ra được sự thay đổi nơi các phụ nữ khi họ đang ngủ. Ngài cảm thấy rùng mình và nổi lên ý tưởng xuất gia đi tu. Ngay lập tức ý định của ngài khuấy động toà lâu đài Sudassana bay bổng lên trời, vây quanh là bốn đạo binh, giống như một mặt trời thứ hai và di chuyển như một toà nhà chư Thiên. [220] rồi đáp xuống gần cây Bồ Đề Kuravaka màu đỏ[408] rồi dừng lại ở đó. Người ta kể lại rằng vị Đại Nhân sau khi đã nhận y cà sa màu vàng nơi tay một vị Phạm Thiên dâng tặng, đã xuất gia và hiện xuống từ phía cung điện, ngài lưu lại gần đó. Toà lâu đài cũng di chuyển trên không và đến đậu trên mặt đất đang khi còn giữ nguyên cây Bồ Đề bên trong. Và những người phụ nữ cùng với đoàn tuỳ tùng của họ cũng bước xuống khỏi tòa lâu đài và đứng đở người ra sau khi đã đi bộ được chừng một nửa gāvuta Đang khi những người phụ nữ cùng với đoàn tuỳ tùng và những người đầy tớ vẫn còn đứng yên tại đó, thì toàn bộ những người đàn ông ều xuất gia theo gương của Ngài, trong số đó có khoảng một trăm ngàn vạn triệu vị tỳ khưu.

Rồi khi vị Bồ Tát Dhammadassin đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày và đã tham dự một bữa ăn cơm sữa ngọt do hoàng hậu Vicikoḷī[409] dâng cúng. Ngài đã trải qua ngày tạm trú tại khu rừng Badara. Vào ban tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Sirivaḍḍha, là người bảo vệ khu trồng bắp dâng cúng cho ngài và đang khi tiến lại gần cây Bồ Đề Bimbijāla, ngài đã rải những bó cỏ khô đó xuống một mảnh đất rộng khoảng năm mươi cubit. Thấu triệt được trí toàn tri và thốt ra những lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần tại đây. Sau khi ngài đã ồng ý nhận lời thỉnh cầu của Vị Phạm Thiên và biết rằng một trăm ngàn vạn triệu các vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài đã chứng đắc khả năng thấu triệt Diệu pháp, ngài đã đi bộ mười tám do tuần (yojana) dọc theo con đường dẫn đến Isipatana (nơi cư ngụ của vị tiên tri) chỉ trong vòng có một ngày vây quanh là các vị tỳ khưu, ngài đã chuyển Pháp Luân tại đó. Rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất cho một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham gia. Do vậy có lời nói rằng.

XVI.1Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa Đức Phật Dhammadassin, là người rất nổi tiếng, đã xua tan được bóng tối và tỏa sáng cả trên cõi đời này với nơi cõi các vị chư Thiên.

Và với sự chói sáng vô song không gì sánh kịp, ngài đã Chuyển Pháp Luân và đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất cho khoảng một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham dự.

1. Trong trường hợp này bóng tối đó: có nghĩa là bóng tối đó không liên quan[410] gì đến bóng tối hỗn loạn.

Và khi nhà vua tên là Sañjaya tr vì trong thành phố Tagara đã nhìn thấy mối nguy hiểm do dục lạc đem lại và đã từ bỏ như là một sự an toàn, ngài đã xuất gia cùng với các vị ẩn sĩ. Rồi chín mươi vạn triệu người xuất gia theo gương của ngài. Cho dù toàn bộ những người này đã chứng đắc năm thắng trí và tám thiền chứng. Rồi vị đạo sư Dhammadassin, khi nhận ra những thành tích của họ thể hiện nơi những ân đức đặc biệt đó, liền đi trên không trung và tiến tới phần đất thiền viện của ẩn sĩ Sañjaya đã được kiến thiết, ngài lưu lại trên không. Khi ngài đã diễn giải Giáo Pháp thích hợp cho quyết tâm các vị Ẩn sĩ này đang theo đuổi. Ngài làm nổi dậy Pháp nhãn[411] nơi họ. Lúc này lại xuất hiện một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XVI.

Khi Đức Phật Dhammadassin đã hướng dẫn vị ẩn sĩ Sañjaya ra khỏi (tối tăm) đã diễn ra một cuộc thấu triệt Phật Pháp thứ hai cho khoảng chín mươi vạn triệu chúng sanh tham gia.

Và khi Thiên Chủ (Sakka), lãnh tụ các vị chư Thiên, đang nóng lòng muốn nghe Giáo Pháp của đức Như Lai Thập Lực, tiến lại gặp ngài, thế rồi lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi vạn triệu chúng sanh tham gia. Do vậy có lời nói rằng:

XVI 4. Khi Thiên Chủ (Sakka) và đoàn tuỳ tùng của ngài tiến tới gặp ngài dẫn ường ra khỏi (tối tăm) thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi vạn triệu chúng sanh tham gia.

Và khi trong thành phố Saraṇa ngài đã để cho hai người em trai vợ, là hoàng tử Paduma và hoàng tử Phussadeva[412] cùng với đoàn tùy tùng của ngài, ngài đã mời bằng một lễ Tự tứ chính thức tinh tuyền[413] trước sự chứng kiến của hơn một trăm vạn triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài vào cuối mùa mưa. Đây là Tăng Đoàn đầu tiên. Còn nữa, khi Đức Thế Tôn từ cõi chư Thiên đáp xuống, lại xuất hiện một Tăng Đoàn thứ hai có khoảng một trăm vạn triệu người tham gia. Và khi tại thiền viện Sudassana, ngài đã diễn giải về những lợi ích do các ân đức đặc biệt xuất phát từ mười ba hạnh Đầu Đà đem lại, ngài đã kiến lập người đứng đầu nhóm này là một đồ đệ vĩ đại tên là Harita. Thế rồi đức Thế Tôn đã tụng Giới bổn giữa đám người gồm tới tám mươi vạn triệu người. Do vậy có lời nói rằng:

XVI.

Và các vị chư Thiên đã qui tụ được ba Tăng Đoàn những người kiên định đã đoạn tận mọi lậu hoặc, có lòng vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

Khi Đức Phật Dhammadassin đi tới Sanraṇa và qua mùa mưa tại đó, đã diễn ra cuộc Tăng hội gồm tới một trăm vạn triệu chúng sanh[414]

Và còn nữa, khi đức Thế Tôn từ cõi chư Thiên xuất hiện nơi cõi con người[415] lại diễn ra một Tăng Đoàn thứ hai có khoảng một trăm vạn triệu người qui tụ lại.

Và lại nữa, khi đức Thế Tôn diễn giải những ân đức đặc biệt về hạnh Đầu Đà, lại diễn ra một Tăng Đoàn thứ ba bao gồm cả tám chục vạn triệu người qui tụ lại.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta, một Đại Nhân, là vị Thiên Chủ (Sakka), vua các vị chư Thiên xuất hiện có các vị chư Thiên vây quanh từ hai cõi chư Thiên, ngài đã kính lễ đức Như Lai với hương trầm chư Thiên và hoa v.v... và với các nhạc cụ chư Thiên. Và vị đạo sư đó cũng đã thọ ký về ngài như sau: “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một Đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm.”

XVI

Vào thời đó Ta là Thiên Chủ (Sakka), một thí chủ hào phóng.[416] Ta đã kính lễ ngài với các hương thơm chư Thiên, vòng hoa muôn màu và nhạc cụ chư Thiên.

 Rồi ngồi giữa đám chư Thiên, ngài [417] thọ ký về ta như sau: “Sau mười tám ngàn đại kiếp nữa người này sẽ trở thành là một Đức Phật.

 Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh...” ...mặt giáp mặt với người này.”

Khi ta đã nghe tiếng ngài thọ ký, ta càng cảm thấy có chiều hướng thiên về việc tu tập nhiều hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

[222] Và thành phố của đức Phật này có tên là Saraṇa. Vị vua là cha ngài có tên là Saraṇa, mẹ ngài tên là bà Sunandā. Paduma và Phussadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài tên là Sunetta; Khemā và Sabbanāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài là cây Bimbijāla. Và thân xác của ngài cao khoảng tám mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kèo dài khoảng một trăm ngàn năm. Vị hoàng hậu tên là Vicikolī là hoàng hậu nhiếp chính, Puññavaḍḍhana là tên con trai của ngài. Ngài đã xuất gia trong toà lâu đài của ngài. Do vậy có lời nói rằng:

XVI

Saraṇa là tên thành phố ngài cư ngụ, Saraṇa là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị , Sunandā là tên mẹ của ngài đạo sư Dammadassin.

Paduma và Phussadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Sunetta là tên vị thị giả cho vị đạo sư Dhammadassin.

Khemā và Sabbanāmā[418] là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó là cây Bimbijāla.

Và Đức Thế Tôn đó, cao tám mươi cubit, đã toả sáng hào quang trên Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới.

Giống vị cây sala vương giả đang trổ bông. Giống như tia chớp trên bầu trời, giống như mặt trời giữa ngọ. Thì ngài cũng toả sáng ra như vậy.

Và cuộc sống[419] chiếu sáng không gì sánh nổi cũng tương tự như vậy. Đức Như Lai có mắt vẫn tồn tại trên thế gian này khoảng độ một trăm ngàn năm.

 Sau khi đã để lộ ra nguồn sáng như vậy, sau khi đã tạo ra được Giáo Pháp vô tỳ vết ví như mặt trăng đã biến mất[420] trên bầu trời, cũng như vậy ngài cũng đã viên tịch với các đồ đệ của mình.

19. Trong trường hợp này bimbijāla có nghĩa là cây kuravaka màu đỏ[421].

21. Trên Thập Vạn Đại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là: trên mười ngàn ta bà thế giới.

22. Giống như tia chớp có nghĩa là giống như tia chớp.

22. Ngài đã toả sáng ra có nghĩa là: Giống như tia chớp trên bầu trời và mặt trời giữa ngọ chiếu sáng, vị Phật tổ này cũng chiếu sáng như vậy.

23. Tương tự như có nghĩa là: tuổi thọ của ngài cũng chính xác y hệt như tuổi thọ của biết bao nhiêu nhân loại[422] khác.

24. Biến mất có nghĩa là đã biến mất.

[223] 24. Giống như mặt trăng có nghĩa là giống như mặt trăng trên trời ngài cũng tịch diệt đi.

Người ta nói rằng Đức Phật Tổ Dhammadassin đã chứng đắc Níp Bàn ngay trong công viên Kesa trong thành phố Sālavatī. Những gì còn lại ý nghĩa đã quá rõ ràng.

Đến đây kết thúc phần Chú giải Biên niên ký sự Đức Phật tổ Dhammadassin.

Cũng kết thúc phần biên niên ký sự đức Phật Tổ thứ mười sáu.

 


[407]. Phật Tông ghi là Vicitolī, còn Be BvAB lại ghi là -kolī

[408]. Cây này, được gọi là bimbijāla nh trong bản văn tr. 220, 222 và trong Bv 19 đó là cây Amaranth màu đỏ. dưới đây tr. 222 và Ja v. 155 rattakuravaraka được cho là một từ đồng nghĩa với bimbijāla xin cũng đọc trong Ja I 39. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 43: “cây Bồ đề là cây kuravaka màu đỏ; cũng được gọi là cây bimbijāla

[409]. Điều này không được nói đã diễn ra trong ngày rằm tháng Visākha

[410]. Asaṅkhāta xin đọc Ja iv. 4 được giải thích là arimaṃsita, không được nghiên cứu, không được trạch pháp. Avove ý nghĩa có thể là bá tánh đã quá rối loạn hay ngu dốt để biết được bóng tối này mù mịt đến cỡ nào và chấp nhận như là điều tự nhiên

[411]. Dhammacakkhu. Xin đọc bản văn tr. 33

[412]. DPPN gọi những người này là anh em họ, điều này cũng giống như họ được gọi là hoàng tử. Kumāra, nhưng nhà Chú giải của chúng ta lại không đưa ra nhận định gì là họ có quan hệ với Đức Phật

[413]. Một trong đó toàn bộ những lỗi phạm, cho dù có được thấy, nghe hay nghi ngờ, mà đã được thú nhận chính vì thế mà các vị tỳ khưu tham gia vào việc mời gọi này được vô tội, liên quan đến các lỗi phạm này, vì nhờ thú nhận mà họ được gở bỏ khỏi những lỗi phạm đó.

[414] Chính vì thế Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là một trăm ngàn như trong Be, BvAB

[415] Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là eti mānusaṃ; còn Phật Tông lại ghi là ehi mānuse

[416] Purindada. Xin đọc MLS ii 52 n. 5 cũng nghĩa là một “thí chủ rộng rãi” như đã ghi trong Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu tr. 171.

[417]. BvACB ghi là tadā, Bv Be ghi buddho

[418]. Saccanāmā ghi trong Bv

[419]. Jīvata, là cuộc sống, nguyên lý cuộc sống, và có thể có cùng ý nghĩa giống như āyu, tc là tuổi thọ.

[420]. Phật Tông giải thích là virocayi, chiếu sáng, một cách giải thích hoàn toàn thích hợp giống như nơi Chư Phật khác đã tàn lụi đi trong ánh sáng vinh quang, tuy nhiên, mọi người đều giải thích là cavi, được giải thích dưới đây bằng từ cuto. Có nghĩa là té rơi, tịch diệt, biến mất không được tái sanh trở lại.

[421]. Xin đọc thêm chú thích trong bản văn tr. 220

[422]. Ở đây narasatta. Trong toàn bộ tuổi thọ của Chư Phật đều giống hệt như những vị Phật cùng một tuổi với nhau.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn