(Xem: 1763)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2230)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XVIII. Chú giải Đức Phật tổ TISSA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15322)

XVIII. Chú giải Đức Phật tổ TISSA

Tiếp sau Đức Phật Siddhattha có một đại kiếp trống không, không có đức Phật nào xuất hiện trong thời kỳ này.

Tiếp sau Đức Phật Siddhattha có một đại kiếp trống không, không có đức Phật nào xuất hiện trong thời kỳ này. Chín mươi hai đại kiếp cho đến nay có hai đức Phật xuất hiện đó là Tissa và Phussa, cả hai vị được sanh trong cùng một đại kiếp.[448] Trong trường hợp này sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật, vị Đại Nhân Tissa được tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài giáng trần trong lòng hoàng hậu tên là Padumā, bà có cặp mắt giống như đế hoa sen (paduma), là hoàng hậu nhiếp chính cho nhà vua có tên là Saccasandha[449] đang trị vì trong thành phố Khema. Sau mười tháng ngài được Đản sanh ra khỏi lòng mẹ trong nơi vui chơi giải trí Anomā. Ngài đã sống trong hậu cung bảy ngàn năm. Ba tòa lâu đài của ngài có tên là Guhasela,[450] Nārisa,[451] và Nisabha.[452] đã có ba mươi ba ngàn phụ nữ với hoàng hậu Subhaddā đứng đầu hầu hạ ngài trong hậu cung.

Khi Đại Nhân Tissa đã chứng kiến bốn hiện tượng và khi con trai của ngài, hoàng tử nanda đã được sanh ra cho hoàng hậu Subhaddā, ngài liền cưỡi một chiến mã bất kham có tên là Sonuttara và thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại. Có khoảng mười triệu chúng sanh cùng xuất gia theo gương ngài. Vây quanh ngài là đoàn người cũng thực hiện xuất gia với ngài. Họ đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng tám tháng. Sau khi ngài đã tham gia một bữa tiệc cơm sữa ngọt do con gái một thương lái tên là Vīra cư ngụ trong thị trấn Vīra dâng cúng cho ngài vào ngày rằm tháng Visākha, ngài đã trải qua những ngày tạm trú trong cánh rừng Salaḷa.

[228] Vào buổi tối, sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do người canh ruộng ngô tên là Vijitasaṅgāmaka dâng cúng, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Đề Asana và rải tám bó cỏ khô thành một Bồ đoàn rộng khoảng bốn mươi cubit. Ngồi kiết già trên đó, ngài đã chiến thắng đạo quân Ma-vương, và sau khi đã đạt được trí toàn tri, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng và trải qua bảy tuần lễ gần chính cây Bồ Đề đó. Khi ngài nhận ra rằng Brahmadeva và Udayana, là hai vị hoàng tử của nhà vua đang trị vì trong thành phố Haṃsavatī và đoàn tuỳ tùng cùng đi với họ đã chứng đắc các ân đức đặc biệt, ngài đã bay trên không trung và đáp xuống trên cung điện Con Nai trong thành phố Yasavatī, ngài đã truyền cho người trông coi khu vui chơi giải trí mời hai vị hoàng tử đến gặp ngài. Trước hai vị hoàng tử và đoàn tuỳ tùng của họ, ngài đã Chuyển Pháp Luân. Với giọng nói ngọt ngào, lịch thiệp và rõ ràng ngài đã phổ biến Giáo Phát tới mười ngàn ta bà Thế Giới. Rồi cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên đã diễn ra, có một trăm mười triệu người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

1. Sau Đức Phật Siddhattha, đã xuất hiện Phật Tổ Tissa, là người vô địch và có giới đức bất tận, tiếng tăm lẫy lừng và là vị lãnh đạo tối cao trong thế gian.

2. Xua tan bóng đêm ảm đạm làm sáng ngời cõi chư Thiên với lòng từ bi nhân hậu. Vị đại anh hùng là người có mắt trổi vượt trên thế gian này.

3. Cả sức mạnh thần thông của ngài chẳng có ai sánh kịp, giới đức vô song, Thiền định tinh thông, sau khi đã đạt đến Ba la mật trong mọi sự, ngài đã Chuyển Pháp Luân.

4. Đức Phật Tổ đó đã khiến cho mười ngàn Thế Giới nghe được lời thuyết pháp thanh tịnh của ngài. Ngay lần thuyết pháp đầu tiên cả trăm mười triệu người đã thấu triệt[453] Pháp hội.

3. Trong trường hợp này trong mọi sự có nghĩa là ngài đã đạt đến Ba la mật nơi hết mọi sự.

4. Nơi mười ngàn Thế Giới có nghĩa là trên mười ngàn toàn cõi thế gian[454].

Vào khoảng thời gian tiếp theo có mười triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia với đạo Sư Tissa đã bỏ không sống chung với nhau thành nhóm và đã di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Khi Vị Đại Nhân tiến đến gốc cây Bồ Đề và khi họ đã nghe tin Đức Phật Tổ Tissa đã Chuyển Pháp Luân, một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai đã diễn ra gồm chín mươi mười triệu người tham dự. Còn nữa, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có sáu mươi mười triệu người tham gia vào lúc kết thúc lời chúc phước cho chúng sanh tại cuộc hội họp để nghe đạo sư Chú giải Kinh Đại Điềm Lành.[455] Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Cuộc thấu triệt Pháp lần thứ hai có chín mươi mười triệu người tham dự, cuộc thứ ba gồm sáu mươi mười triệu người tham dự. Ngài đã giải thoát[456] khỏi kiết sử cho cả chúng sanh lẫn các chư Thiên là những người hiện diện ở đó.

5. Trong trường hợp này cuộc thấu triệt thứ hai gồm chín muơi mười triệu người có nghĩa là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có tới chín mươi mười triệu chúng sanh tham dự.

5. Thoát khỏi kiết sử có nghĩa là ngài giải thoát họ khỏi cảnh tù tội do mười thứ kiết sử.  đây cho thấy chúng sanh được giải thoát khỏi chính hình thái của mình, ngài đề cập đến cả “con người lẫn chư Thiên.”

5. Cả con người lẫn chư Thiên có nghĩa là cả con người lẫn chư Thiên[457]

Người ta nói rằng trong cuộc tụ tập thứ nhất vào mùa mưa tại thành phố Yasavatī, khi đó có đoàn người đi theo ngài vào khoảng một trăm ngàn vị A La Hán đã xuất gia.

[229]. Sau hoàng tử có tên là Nārivāhana, con trai của nhà vua tên là Sujāta, được sanh ra một cách tốt lành (sujata) thuộc cả hai phương diện, đã đến thành phố Nārivāhana và với đoàn tùy tùng của mình đã đến gặp Đức Phật Tổ Tissa, người bảo vệ thế gian, hoàng tử đã mời đức Như Lai Thập Lực với tăng đoàn các vị tỳ khưu dùng bữa đồng thời lại tổ chức một cuộc bố thí vĩ đại không gì sánh bằng kéo dài trong bảy ngày. Rồi sau khi ngài đã chuyển giao vương quốc cho chính con trai của mình, nhà vua đã xuất gia cùng với đoàn tùy tùng của mình theo lời kêu gọi xuất gia “Thiện lai tỳ khưu” trước sự hiện diện của Đức Phật tổ Tissa, đấng Chánh Đẳng Giác, chúa tể hoàn vũ. Dân chúng cho rằng cuộc xuất gia của nhà vua đã được thông báo trên toàn cõi dương gian, chính vì thế, khi đám người đông đảo đi theo ngài, họ cũng xuất gia theo gương vị hoàng tử Nārivāhana. Sau đó đức Như Lai Thập Lực đã tụng Giới Bổn ngay trước sự hiện diện của chín mươi trăm ngàn các vị tỳ khưu. Đó là cuộc tụ tập lần thứ hai. Còn nữa, trong cuộc tụ tập những người bà con tại thành phố Khemavatī, có tám mươi trăm ngàn người đã xuất gia trước sự chứng kiến của Phật Tổ, sau khi họ đã nghe một bài thuyết pháp về Biên Niên Ký Sự Chư Phật và họ đã chứng đắc A-la-hán. Những người đã xuất gia này vây quanh vị đạo Sư, là người Chăm Sóc Hạnh Phúc cho chúng sanh, ngài đã tụng Giới Bổn. Đó là cuộc tụ họp lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Phật Tổ Tissa, vị lãnh đạo cao siêu nhất trên thế gian này. Đã tụ họp được ba Tăng oàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận các lậu hoặc, trở nên vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

Lần tụ họp đầu tiên có khoảng một trăm ngàn người,[458] họ đã đoạn tận các lậu hoặc. Cuộc tụ tập thứ hai có chín mươi trăm ngàn người tham dự.

Cuộc tụ họp lần thứ ba gồm tám mươi trăm ngàn người đã đoạn tận lậu hoặc, trở nên vô tỳ vết, phát triển tu tập do được giải thoát[459].

Rồi trong thành phố Yasavatī có một vị Bồ Tát, là nhà vua Sujāta. Sau khi đã từ bỏ tất cả các thị trấn làng mạc trong vương quốc giàu sang và thịnh vượng của ngài, giống như từ bỏ một bó cỏ héo tàn và đồng thời ngài cũng từ bỏ biết bao nhiêu kho báu tài sản mà không cảm thấy lưu luyến gì cả. Nhà vua đã ra đi vì trong lòng nổi lên nỗi lo lắng phải tái sanh v.v... ngài đã xuất gia cùng với một nhóm các vị ẩn sĩ. Ngài có sức mạnh đại thần thông và rất oai phong. Khi nghe có một đức Phật tổ xuất hiện trên thế gian này nhà vua cảm thấy phấn chấn với phỉ lạc khôn tả.[460] Ngài tiến lại gặp Đức Phật Tổ Tissa mà không chút ganh tỵ.[461] Sau khi đã kính lễ ngài, nhà vua suy nghĩ, “Nào, ta hãy kính lễ đức Phật với những đóa hoa chư Thiên Mandārava và cây Trầm v.v...” Sau khi suy tính như vậy với sức mạnh thần thông mãnh liệt ngài đã đi đến các thiên giới, vào khu rừng Cittalata và hái lượm những lộc hoa sen, lộc cây Trầm và cây Mandārava ựng trong một chiếc tráp nhỏ bằng bạc rộng khoảng một gavuta. Rồi từ trời cao ngài quay trở lại và kính lễ Đức Phật Tổ bằng những lộc cây chư Thiên đó. Giữa một hội chúng bốn phần ngài đứng cầm chiếc lọng che nắng mặt trời làm bằng hoa sen giống hệt như bóng mát thơm phức hương sen lan toả khắp một vùng trời với tay cầm cẩn đá quý. Với những khoang hình cốc gồm có vàng, quạt làm bằng lá sen cẩn đá ru-bi và các loại đá quí khác. Rồi vị Phật Tổ đã long trọng thọ ký về ngài, “Khoảng chín mươi hai đại kiếp trở về sau ngài sẽ trở thành một đức Phật có hồng danh là Cồ Đàm.” Do vậy người ta nói như sau:

XVIII

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Sujāta. Sau khi đã từ bỏ của cải giàu sang, ta đã lên đường xuất gia cùng với các vị ẩn sĩ.

Khi ta xuất gia có một vị lãnh đạo thế gian xuất hiện. Nghe tiếng “Đức Phật” phỉ lạc trào dâng trong ta.

Sau khi đã lấy hoa trái chư Thiên Mandārava, hoa sen và hoa cây Trầm cầm trong hai tay cùng tiếng kêu xột xoạt, ta đã lên đường đến kính lễ ngài.

 Đức Phật Tissa, vị lãnh đạo tối cao trên thế gian vị chiến thắng. Khi ngài được vây quanh với bốn hội chúng, ta đã đem những bông hoa đó tới kính lễ ngài, ta đã giữ trên đầu Ngài.

Đang khi ngồi có đám đông vây quanh, ngài[462] thọ ký về ta như sau: “ Chín mươi hai đại kiếp từ đây về sau người này sẽ trở thành một Đức Phật.”

Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh......” “...chúng ta sẽ gặp lại ngài.”

Khi đã nghe lời ngài thọ ký như vậy, ta càng quyết tâm. quyết định thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để chu tất mười Pháp Ba la mật.

10. Trong trường hợp này Khi ngài đã xuất gia có nghĩa là khi ngài đã đạt đến hiện trạng một người thực hiện xuất gia.[463] Ta đã thấy ghi lại trong Kinh “đã đến thời điểm ta thực hiện xuất gia”[464]; ta nên hiểu đây là cách viết văn không cẩn thận.

10. Nổi lên có nghĩa là xuất hiện.[465]

Cả hai tay có nghĩa là với cả hai tay.[466]

Lấy có nghĩa là mang.

Tiếng kêu xột xoạt. Có nghĩa là như tiếng kêu xột xoạt của quần áo[467]

12. Vây quanh là bốn hội chúng: vây quanh với bốn nhóm người có nghĩa là, các ẳng cấp: Nhóm Quí Tộc Sát Đế Lị, nhóm Bà la môn, nhóm người chủ gia nhân, và nhóm các vị Sa môn. Một số người lại giải thích là “vây quanh là bốn giai cấp (caste –vannas)”[468]

Và thành phố đức Thế Tôn đó cư trú có tên là Khema, Cha Ngài là Quí tộc Sát Đế lị có tên là Janasandha, mẹ ngài tên là Padumā. Brahmadeva và Udaya là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài có tên là Samatha.[469] Phussā và Sudattā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó là cây Asana. Thân hình ngài cao khoảng sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Tên người vợ chính thức của ngài là Subhaddā. Con trai của ngài tên là nanda. Ngài đã xuất gia trên lưng ngựa. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Khemaka là tên thành phố, Janasaṅdha[470] là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, và Padumā là tên của mẹ đức Phật Tổ Tissa, vị đại ẩn sĩ.

[231] 21. Brahmadeva và Udaya là tối thượng nam thinh văn của ngài. Samatha[471] là tên thị giả cho đức Phật Tổ Tissa, vị đại ẩn sĩ.

Phussā và Sudattā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của đức Phật Tổ đó là cây Asana.

24. Vị Phật Tổ đó[472], là vua chiến thắng, có thân hình cao sáu mươi ratanas[473]; không gì sánh nổi, độc nhất vô nhị. Ngài được coi như là vị Himavant.

25. Tuổi thọ của ngài thuộc dạng sáng giá không gì sánh nổi, là người mắt lưu lại trên thế gian kéo dài một trăm ngàn năm.

26. Được hưởng danh thơm nổi tiếng to lớn, oai phong, vinh quang nhất, tuyệt hảo. Toả sáng như một đám lửa rồi ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

27. Giống như một đám mây trước gió, giống như đám sương giá trước mặt trời, giống như bóng đen trước ngọn đèn sáng, ngài viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

24. Trong trường hợp này cao có nghĩa là chiều cao của ngài.

24. Ngài được coi như là một Himavant có nghĩa là ngài là một Himavant[474] hay đây chính là một cách giải thích. Giống như Himavant là một ngọn núi cao một trăm do tuần (yojana) và những người ở rất xa cũng có thể nhìn thấy trông rất tuyệt. Do độ cao và phong cảnh an bình[475] của ngọn núi tạo ra. Ngay cả ngọn núi như vậy thì cũng không thể sánh bằng vị Phật Tổ Tissa được.

25. Không gì có thể vượt qua nổi. Có nghĩa là, không quá dài cũng không quá ngắn. Ý nghĩa ở đây là tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm.

26. Oai phong, quang vinh nhất, tuyệt hảo: có nghĩa là: đây là những từ đồng nghĩa với nhau.

27. Sương giá có nghĩa là một tinh thể của nước đá, giống như đám mây, sương giá và bóng tối đã bị gió, mặt trời và ngọn đèn đẩy lùi. Đức Phật Tổ Tissa viên tịch cùng với các đồ đệ của mình. Người ta cho rằng đức Phật Tổ Tissa đã Níp-bàn (viên tịch) trong Thiền viện Sunanda tại thành phố Sunandavatī. Những gì còn lại thì ý nghĩa đã quá rõ ràng trong các đoạn kệ đó.

Đến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Phật Tổ Tissa

Kết thúc Phần Biên Niên Ký sự đức Phật Tổ thứ mười tám.

 


[448]. Đại kiếp Maṇḍa

[449]. Được công nhận như là một v.1 trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, với Phật Tông, Be và bản văn tr. 230, giải thích là Janasandha.

[450]. Được công nhận như là một s.1 trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, giải thích là Guhā-, giống như trong Phật Tông vậy.

[451]. Phật Tông ghi là Nārī; Be và BvAB ghi Nārisaya. Nhng BvAB có ghi Nārisa g giống như một v.1

[452]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đưa ra một v.1 Usabha

[453]. Koṭisatāni abhisamiṃsu; Bv ghi Koṭisatasahassāni samiṃsu.

[454]. Dasasahassimhī ti dasasahassiyaṃ.

[455]. Xin đọc bản văn tr. 136

[456]. Pamocesi; Phật Tông vimocesi

[457]. Naramarū ti narāmare, xin ọc bản văn tr. 98, 136

[458]. Phật Tông giải thích là một ngàn

[459]. Pupphitāmaṃ vimuttiyā, nh trong viii 8, và được chú thích trong bản văn tr. 175

[460]. Pītī, sung sướng tột đỉnh, hay là lòng nhiệt tình. Xin đọc Vism 143.

[461]. Apagata-issaṃ Tissam

[462]. Tadā Bv ghi Buddho

[463]. Mayi pabbajite ti mayi pabbajitabhāvaṃ upagate

[464]. Mama pabbajitaṃ santaṃ

[465]. Upapajjathā ti uppajjittha, ám chỉ “phỉ lạc.”

[466]. Ubho hatthehī ti ubhohi hatthehi

[467]. Bị nhàu nát do các vị ẩn sĩ đã sử dụng lâu ngày.

[468]. Cātuvaṇṇaprivutan ti... catuvaṇṇehi parivutan ti pathanti keci. Tôi không rõ nếu như có sự khác biệt chỉ có nghĩa trong cách sử dụng ngữ pháp thôi chăng -vaṇṇa - & - vaṇṇehi; hoặc giả nếu như vaṇṇa ầu tiên có nghĩa là bốn nhóm các vị Quí Tộc Sát Đế Lị v.v... hình như rất có thể ý nghĩa thứ hai mang ý nghĩa bốn đẳng cấp giống như một số keci vậy

[469]. Xin đọc n. 10 đoạn kệ 21 dưới đây

[470]. Saccasandha trong bản văn tr. 227. trong đó ta thấy có chú thích

[471]. Được công nhận giống như một v.1 trong Be. Samaṅga trong Phật Tông, Sambhava trong Ja i. 40

[472]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là So còn Phật Tông ghi là so pi

[473]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uccattane. Phật Tông ghi là uccatarena

[474]. Viya dissati...va padissati.

[475]. Sommabhāva, trong đó somma=tiếng Phạn là saumya, yên lặng, êm dịu khoái cảm, tốt lành hình như rất có thể muốn ám chỉ về khu đất trồng rừng, những khu rừng nhỏ, thích hợp cho việc thiết lập các thiền viện khổ hạnh. Xin đọc td. SA I 200 283, 343 xin cũng đọc Miln 283.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn