(Xem: 1764)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2231)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XXI. Chú giải Đức Phật tổ SIKHIN

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15221)

XXI. Chú giải Đức Phật tổ SIKHIN

[243] Tiếp theo Đức Phật Vipassin và khi đại kiếp đó đã biến mất, trong vòng năm mươi chín đại kiếp tiếp theo không có bất kỳ đức Phật nào xuất hiện trên thế gian này. Hào quang của Chư Phật đã biến mất.[44] Chỉ còn tồn tại duy nhất vương quốc phiền não, là các thiên tử Ma và Ma-Vương, là không có gì ngăn cản nổi. Nhưng khoảng ba mươi mốt đại kiếp từ đó trở lại đây có hai vịa, là vị vua đã có rất nhiều ân đức tốt lành (gunavata). Sau mười tháng thọ thai, ngài Đản sanh khỏi lòng mẹ tại nơi vui chơi giải trí Nisabha. Và khi đó có những thầy tiên tri có mặt trong lễ đặt tên cho ngài và họ hàng đã đặt tên cho ngài là Sikhin vì cái khăn bịt đầu của ngài (Unhisa) đã đứng dựng lên như một ngọn lửa (sikhā).[45] Ngài đã lưu lại trong hậu cung khoảng bảy ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là: Sucandakasiri. Giriyasa, Nārivasabha[46]. Có tới hai mươi tư ngàn cung nữ sống trong hậu cung để hầu hạ ngài với Hoàng Hậu Sabbakāmā đứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và con trai của ngài tên là Atula, có rất nhiều ân đức vô địch (gunaganatula) đã được hoàng hậu Sabbakāmā hạ sanh, ngài đã xuất phát trong một chuyến xuất gia vĩ đại ngồi trên lưng voi. Ngài đã xuất gia. Bảy mươi trăm ngàn chúng sanh cũng xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh với đám người đông đảo đó ngài đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong tám tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha, sau khi đã từ bỏ nhóm người đông đảo đó ngài đã tham gia một bữa cơm sữa ngọt do Sudassana, con gái một lái buôn tên là Piyadassi, dâng cúng cho ngài ngay trên một thị trấn và ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng non Acacias.

Sau khi đã nhận[47] tám bó cỏ khô do một vị ẩn sĩ có tên là Anomadassin dâng cúng, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Đề Puṇḍarka.[48] Người ta kể lại rằng cây Bồ Đề Puṇḍarka cũng có cùng kích thước với cây Bồ Đề Pṭal.[49] Vào chính ngày đó thân cây cao năm mươi ratanas, cành cây cũng trải rộng khoảng năm mươi Ratanas. Cây được che phủ với hoa có hương thơm như chư Thiên. Và không những chỉ có hoa mà thôi, còn có quả[50] phủ kín đầy cả cây. Một phía cây có quả xanh, phía khác thì quả với kích cỡ trung bình và phía khác lại có đầy quả chín trên đó. Hương thơm, mùi vị và màu sắc giống như thể chúng được ngấm với tinh chất bổ dưỡng chư Thiên. Giống hệt như mười ngàn ta bà Thế Giới: những cây trổ hoa được làm đẹp với hoa và có rất nhiều hoa đã đậu trái trên cây.

Khi ngài đã rải những nắm cỏ khô trên một khoảng đất rộng độ hai mươi bốn Cubit ngài đã ngồi trong tư thế kiết già nhất quyết bốn chi tinh tấn. Ngồi như vậy, ngài đã cảm thắng ma vương và những đạo quân Ma - Vương trên một khoảng không gian khoảng độ ba mươi sáu do tuần (yojana), ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác. Ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.”

Ngài đã trải qua bảy tuần lễ gần cây Bồ Đề. Sau khi ngài đã nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên, và nhận ra rằng có bảy mươi trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài cũng đã đạt được những ân đức, ngài đã đi bằng con đường chư Thiên và ngự xuống trong khu vui chơi giải trí Migācira[51] gần thủ đô Aruṇavat, thành phố này có rất nhiều tường thành vây quanh (avaraṇavati). Vây quanh là đoàn người các vị hiền triết, ngài đã Chuyển Pháp Luân ở giữa đoàn người này. Thế rồi đây là cuộc thấu triệt Phật hội thứ nhất có tới một trăm ngàn mười triệu người tham dự. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

[244] XXI

Sau Đức Phật Vipassin là Ngài Chánh Đẳng Giác hồng danh là Đức Phật Sikhin[52] người tối thượng so với mọi chúng sanh, vị chiến thắng, vô song, không gì sánh bằng.

Sau khi đã cảm thắng đạo quân Ma-vương không còn một mảnh giáp[53]. Ngài chứng đắc[54] vô thượng Chánh Đẳng Giác, ngài đã Chuyển Pháp Luân xuất phát từ lòng từ bi của ngài đối với chúng sanh sanh linh.

Khi đức Phật Sikhin, bậc ngưu Nhân[55] đang khi Chuyển Pháp Luân, lúc đó diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có khoảng một trăm ngàn mười triệu người hiện diện.

Và còn nữa, khi ngài đang đến gần thủ đô Aruṇavat và đã diễn giải Giáo Pháp cho hoàng tử Abhibhū[56] và Sambhava cùng với hai đoàn tuỳ tùng của hai vị, ngài đã khiến cho chín mươi ngàn mười triệu người được uống rượu thần Giáo Pháp. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy về điều này có lời kể lại rằng:

XXI

Và sau đó một thời gian, một người tốt nhất trong toàn bộ chúng sanh, vị tối thượng trong muôn người, đang diễn giải Giáo Pháp, liền diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham dự.

Và khi tại cổng vào thành phố Suriyavati ngay gốc cây Champak[57] vị Phật tổ đang thực hiện Song thông để thu phục các ngoại giáo và để giải thoát toàn bộ chúng sanh khỏi triền phược và ngài diễn giải Giáo Pháp, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu người. Do vậy có lời kể về vấn đề này như sau:

XXI.

Và đang khi ngài thực hiện Song thông cho thế gian với các vị thần linh chứng kiến đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi ngàn mười triệu người.

Đức Phật Tổ đã tụng Giới Bổn giữa một trăm ngàn vị A-la-hán là những người đã xuất gia cùng với Abhibhū và Sambhava, là hai hoàng tử của nhà vua. Đó là Tăng Đoàn đầu tiên. Ngài đã tụng Giới Bổn giữa tăng đoàn, là những người họ hàng ruột thịt của mình trong thành phố Aruṇavat ở giữa khoảng tám mươi ngàn các vị tỳ khưu cũng đã xuất gia. Đó lại là Tăng Đoàn thứ hai. Ngài cũng đã tụng Giới Bổn” trong thành phố Dhanañjaya vào thời điểm ngài được “dẫn ra” ngoài gia chủ Dhanapālaka[58] ngay chính giữa bảy mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia.[59] Đó là Tăng Đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXI

6. Cả Đức Phật Sikhin, vị đại ẩn sĩ, cũng có ba tăng đoàn gồm những người trung kiên họ đã đoạn tận các lậu hoặc, là những người vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

7. Tăng Đoàn đầu tiên qui tụ được một trăm ngàn các vị tỳ khưu; Tăng Đoàn thứ hai gồm tám mươi ngàn vị tỳ khưu.

[245] 8. Tăng Đoàn thứ ba gồm bảy mươi ngàn vị tỳ khưu; giống như hoa sen mọc dưới nước mà không bị hôi tanh mùi bùn.[60]

8. Trong trường hợp này không hôi tanh mùi bùn có nghĩa: Giống như một bông sen, được sanh ra dưới nước, mọc lên trong nước, lại không bị hoen ố do nước. Cũng vậy Tăng oàn các vị tỳ khưu, cho dù có được sanh ra trong thế gian này cũng không hề bị hoen ố do các điều ô uế nơi thế gian này.

Họ nói rằng Vị Bồ Tát lúc đó là một vị vua tên là Arindama cai trị trong thành phố Paribhutta nhưng lại xa lánh đám đông, khi đạo sư sikhī với oàn tuỳ tùng của ngài tiến lại gần thành phố Paribhutta. Sau khi ra khỏi hoàng cung để gặp ngài, thì trái tim, con mắt và tai của ngài tràn đầy niềm vui. Và cùng với đoàn tuỳ tùng sau khi ngài đã cúi rạp đầu xuống đất với hai đoá sen ngài kính lễ đức Như Lai Thập Lực[61] lúc đó ngài còn đang đi trên đường, ngài đã mời đức Như Lai Thập lực đến thăm hoàng cung. Nhà vua đã tổ chức một cuộc đại thí kéo dài trong bảy ngày theo niềm tin và tài sản như là một qui luật của hoàng gia và ngài đã mở cửa kho vải, ngài đã ban tặng những bộ y ắt tiền cho Tăng Già các vị tỳ khưu có Đức Phật Tổ lãnh đạo. Và nhà vua còn ban tặng cả con voi của mình, tương tự như con voi Ervaṇa[62] là con voi quí nhất trong đám voi hoàng gia, rất mãnh lực và có tốc độ rất nhanh và được trang hoàng với vòng hoa kết lưới bằng vàng nơi chiếc đuôi, cặp ngà rất đẹp, áo khoác cho voi và chiếc đuôi toả sáng giống như vàng ròng bóng láng. Hai tai cử động nhịp nhàng sáng bóng như ánh trăng lung linh. Ngài cũng ban tặng thêm đồ đạc đáng giá bằng chính con voi nữa. Vị đạo Sư cũng đã thọ ký về ngài: “ba mươi mốt đại kiếp nữa kể từ nay ngài sẽ trở thành một đức Phật”. Do vậy có lời giải thích về điều này như sau:

XXI

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Arindama. Ta cúng dường với đồ ăn thức uống tươi mát cho Tăng Đoàn có Đức Phật Chánh Đẳng Giác ứng đầu.

Sau khi đã bố thí biết bao nhiêu bộ y cà sa – không dưới mười triệu bộ y – ta đã ban tặng cho Đức Phật Chánh Đẳng Giác một con voi được phủ đầy đồ trang sức.

Kích thước tương đương với giá trị con voi ta cũng đã ban tặng số tài sản giá trị như vậy, ta đã hoàn tất được mục tiêu ta luôn hiện hữu và chắc chắn.

Và đức Phật Sikhin, vị lãnh đạo thế gian tối thượng cũng đã thọ ký về ta như sau: “Ba mươi mốt đại kiếp từ đây trở về sau ta sẽ trở thành một đức Phật.”

Sau khi xuất gia rời khỏi thành phố tuyệt vời tên là Kapila[63]... ” Chúng ta sẽ được diện kiến với đức Phật này.”

Khi ta nghe được lời ngài phán như vậy, ta càng tỏ rõ quyết tâm cao trong lòng. Ta nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa để chu tất mười Pháp Ba la mật.

Và Thành Phố của Đức Thế Tôn đó có tên là Aruṇavat, vua cha của ngài tên là Aruṇav, mẹ ngài có tên là Pabhāvatī. Abhibhū và Sambhava là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Thị giả cho ngài tên là Khemaṅkara, hai tối thượng nữ thinh văn của ngài tên là Makhilā[64] và Padumā. Cây Bồ Đề của ngài có tên là Cây Puṇḍarka. Và thân hình của ngài cao bảy mươi cubit; hào quang phát ra từ thân thể ngài toả ra liên tục khoảng độ ba do tuần (yojana) [246] tuổi thọ của ngài kéo dài bảy mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài có tên là Sabbakāmā. Con trai tên là Atula. Do vậy có lời giải thích những sự kiện này như sau:

XXI.

15. Aruṇavat là tên thành phố. Aruṇav[65] là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị và Pabhāvatī là tên của mẹ Đức Phật Sikhin, cũng là một vị đại ẩn sĩ.

Abhibhū và Sambhava là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Khemaṅkara là tên vị Thị giả cho Đức Phật Sikhin, vị đại ẩn sĩ.

Makhila[66] và Paduma là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ đó có tên là Punḍarka.

Sirivaḍḍha và Canda[67] là hai tối thượng cận sự nam, Cittā và Sugattā là hai tối thượng cận sự nữ.

Vị Phật Tổ đó cao bảy mươi cubit. Ngài có đến ba mươi hai tướng giống như một cột trụ bằng vàng được trang hoàng kỹ càng.

Hào quang phát ra độ một sải, là một luồng sáng toả ra từ thân xác ngài liên tục cả ngày lẫn đêm không lúc nào tắt [68] khoảng độ ba do tuần (yojana) trên khắp mọi nơi.

 Tuổi thọ của vị đại ẩn sĩ này vào khoảng bảy mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bao nhiêu chúng sanh vượt qua được (bộc lưu)

Ngài đã làm cho mây Giáo Pháp mưa xuống làm tươi mát thế gian với các vị chư Thiên. Chứng đắc an tịnh cho chính mình, ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

Các tướng phụ rõ nét có được khi được phú bẩm ba mươi hai đặc tướng vinh quang trên mình cũng biến mất. Phải chăng toàn bộ các pháp hành trên thế gian này cũng chỉ là trống rỗng mà thôi?

Trong trường hợp này kích thước đo được có nghĩa là kích thước của con voi đó.

Giá trị nghĩa là những tài sản nầy có giá trị là những đồ dùng đắc giá cho các vị tỳ khưu thọ dụng

11. Ta đã hoàn tất mục tiêu của ta nghĩa là do phỉ lạc của Bố thí, ta đã hoàn tất ý định của ta và làm cho hân hoan sâu kín phát sanh trong ta.

Luôn hiện hữu và chắc chắn: ý nghĩa là. ý nghĩ ‘ta sẽ luôn luôn thực hiện bố thí” vì ý định thực hiện bố thí luôn lúc nào cũng hiện hữu và chắc chắn

[247] 21. Cây Puṇḍarika: nghĩa là một cây soài trắng[69]

24. Hào quang rộng ba do tuần (yojana): ý nghĩa ở đây là, hào quang toả ra khoảng độ ba do tuần (yojana)

26. Cơn mây Giáo Pháp có nghĩa là đám mây mưa Giáo Pháp. Một cơn mây của Đức Phật chính là cơn mây mưa xuống Giáo Pháp.

26. Làm tươi mát: nghĩa là, làm ẩm. Rải nước thuộc bài thuyết giảng về Giáo Pháp.

26. Thế gian với các chư Thiên Có nghĩa là mọi chúng sanh cộng với cả chư Thiên.

26. An tịnh đó có nghĩa là an tịnh, Níp Bàn.

27. Những tướng phụ ngài đã được trang hoàng với: ý nghĩa ở đây là thân thể của Đức Phật tổ được trang hoàng với tám mươi tướng phụ,[70] bắt đầu với móng tay màu đồng, móng tay dài, móng tay bóng loáng. Ngón tay tròn trịa, v.v... và được làm đẹp với ba mươi hai tướng của một vị Đại Nhân.

Và Sikhī, đấng Chánh Đẳng Giác. Đã viên tịch đi tại ngôi chùa tên là Assa[71] trong thành phố Sīlavatī.

Sikhin đương nhiên đã toả sáng chói trên thế gian này.

Sikhin đương nhiên ầm vang trên đám mây đang bay tới.

Sikhin, là vị đại ẩn sĩ, đã từ bỏ được ánh lửa[72] (tái sanh)

Sikhin, đương nhiên đã ra đi, Thiện Thệ, và đạt đến an tịnh

Người ta kể lại rằng xá lợi của Đức Phật Tổ được duy trì nguyên vẹn; và không bị phân tán. Nhưng những người sống trên toàn cõi Diêm Phù Đề đã cho xây dựng một tháp cao ba do tuần (yojana) xây bằng bảy loại đá quý và toả sáng trắng bóng như một núi phủ đầy tuyết.

Ý Nghĩa những gì còn lại trong các đoạn kệ coi như đã quá rõ ràng.

Đến Đây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ Sikhin.

Cũng kết thúc Biên Niên ký về Đức Phật tổ thứ hai mươi mốt.

[44]. Bỏ qua, trong BvAC như đã được lưu ý trong BvAB

[45]. Xin đọc thêm Mhvu iii. 246.

[46]. Phật Tông ghi là Sucando Giri Vahano.

[47]. Các từ thường được đi kèm với là “vào buổi tối” không thấy được ghi ở đây

[48]. Xin đọc D ii. 4

[49]. Không còn nghi ngờ gì nữa điều này ám chỉ cây Bồ đề của Đức Phật Vipassin, xin đọc bản văn tr. 236, cũng như Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416

[50]. BvAC ghi là sahito như đã được lưu ý trong BvAB giải thích là sañchanno

[51]. BvAB ghi là migājinā, lưu ý đây là cách giải thích của BvAC

[52]. Be, BvAB ghi là Sikhivhayo āsi, Bv ghi Sikhisavhayo nāma.

[53]. BvAC ghi là Pabhinditvā. Bv ghi pamadditvā.

[54]. BvAC ghi là patvā, Bv ghi patto

[55]. Puṅgava nh trong Vism 78. Nhvu iii 249.

[56]. Xin đọc DPPN s.v. I Abhibhū, ám chỉ đến trong A I 227, Kvu 203, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416 cả hai đã được nói đến trong S I 155tt

[57]. Michelia Champaka.

[58]. Không có thông tin nào về ngài khả dĩ biết được

[59]. Theo như Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 ngài đã tụng giới bổn cứ mỗi sáu năm một lần; xin đọc VA 191

[60]. Xin đọc A ii 39

[61]. BvAB giải thích là dasabalassa amalacaraṇakamalayugalesu. BvAC ghi dasabalacaraṇakamalayugale. Rất có thể không có tham khảo nào về đoạn kệ 8 tuy nhiên có từ paduma là từ được dùng cho từ hoa sen.

[62]. Xin đọc bản văn tr. 210

[63]. Xin đọc xx 14

[64]. Xin đọc chú thích đoạn kệ 21 dưới đây

[65]. Xin đọc BvAC. S i. 155, Jkm 18; Bv, Be BvAB ghi là Aruna

[66]. Như trong BvAC , Be, Ja I 41; Akhilā trong Phật Tông; Sakhilā trong BvAB

[67]. Be, BvAC ghi là Nanda.

[68]. BvAC ghi là tassa vyāmappabhā kāyā rattindivaṃ atanditā; Bv ghi tūssaāpi byāmappabhā kāyā divā rattiṃ nirantaraṃ

[69]. Setambanrukkha như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 416

[70]. Được liệt kê trong Muln-t tr. 17

[71]. Assārāma trong Be, BvAC nhưng Dussārāma trong Bv Thūp 16 Jkm 18, có lẽ ám chỉ đoạn kệ 10 ở trên trong đó vị Bồ tát Ban cho Đức Phật y cà sa

[72]. Indhana là nhiên liệu, củi như trong tr. 166-219

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn