(Xem: 1755)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2222)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XXII. Chú giải Dức Phật tổ VESSABHŪ

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15079)

XXII. Chú giải Dức Phật tổ VESSABHŪ

Và tiếp sau Đức Phật Sikhin vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, tuổi thọ của chúng sanh trong một giai đoạn dài đến bảy mươi ngàn năm, đến giờ lại giảm xuống chỉ còn mười năm.

Và tiếp sau Đức Phật Sikhin vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, tuổi thọ của chúng sanh trong một giai đoạn dài đến bảy mươi ngàn năm, đến giờ lại giảm xuống chỉ còn mười năm. Tuổi thọ lại tăng thêm trở lại rồi đến đúng thời điểm một lần nữa lại giảm xuống chỉ còn sáu mươi ngàn năm. Thế rồi Đức Phật Vessabhu xuất hiện, Tâm của ngài đã chiến thắng và chiếm lãnh toàn cõi thế gian, ngài đã tự xuất hiện[73] trên thế gian này và sau khi đã hoàn tất các pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sinh trong lòng Yasavatī đức độ (sīlavatī). là người vợ chính của nhà vua được kính mộ hết mực có tên là Suppatīta đang trị vì trong thành phố Anupama.[74] Sau mười tháng thọ thai trong lòng mẹ, ngài Đản sanh ngay trong nơi vui chơi giải trí Anupama. Ngay sau khi được sanh ra ngài đã làm cho chúng sanh hoan hỷ bằng một tiếng bò [75]rống. Chính vì thế trong ngày lễ đặt tên cho ngài họ đã đặt tên cho ngài là Vessabhū là do ngài đã rống lên tiếng bò rống.[76]

[248] Ngài đã lưu lại trong hậu cung trong suốt sáu ngàn năm. Ba tòa lâu đài của ngài có tên là Ruci, Suruci và Rativaḍḍhana.[77] Có đến ba mươi ngàn cung nữ hầu hạ ngài trong hậu cung với hoàng hậu Sucittā đứng đầu.

Khi ngài đã nhìn thấy bốn hiện tượng và một vị hoàng tử được sanh ra có tên là Suppabuddha cho hoàng hậu Sucittā, ngài đã ra đi trên một chiếc kiệu bằng vàng để đến xem khu vui chơi giải trí và, đang khi nhận y cà sa màu vàng do các vị chư Thiên trao tặng, ngài đã xuất gia. Có đến ba mươi bảy ngàn người đã xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh với những chúng sanh này ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha ngay trên thị trấn Sucitta ngài đã thọ cơm sữa ngọt do nàng Sirivaddhanā dâng cúng cho ngài, nàng là một phụ nữ có hình dáng rất đẹp.

Sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng sala. Vào ban chiều ngài đã nhận tám bó bỏ khô do Narinda dâng tặng cho ngài, Narinda là một Long vương, và ngài đã tiến lại gần cây Bồ Đề Sala[78] đi vòng quanh cây đó, kích cỡ của cây Sala đó cũng có cùng kích cỡ với cây Pṭal.[79] Một điều ta cũng cần phải hiểu là cây đó cũng đang trổ đầy hoa quả rất dễ thương. Sau khi đã tiến lại gần cây Sala, ngài đã rải cỏ khô biến thành bồ đoàn rộng vào khoảng bốn mươi cubit. Ngồi trong tư thế kiết già. Ngài đã chứng ắc vô chướng ngại trí[80]. Toàn bộ những vật trở ngại đều đã tan biến hết[81].

Khi ngài đã thốt lên tuyên bố long trọng như vậy và đã trải qua bảy ngày tại đó, đang khi nhận ra việc đạt được các ân đức do chính những người em của ngài là hoàng tử Soṇa và Uttara, ngài đã đi bằng con đường chư Thiên và đáp xuống trong khu vui chơi giải trí Aruṇa gần thành phố Anupama. Khi ngài đã nhờ người canh giữ công viên mời các hoàng tử đến, ngài đã Chuyển Pháp Luân trước mặt họ cùng với đoàn tùy tùng của hai người. Thế rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có tám mươi ngàn mười triệu người tham gia.

Còn nữa, đang khi Đức Thế Tôn đi dạo một vòng trong khắp vương quốc diễn giải Giáo Pháp tại nơi đó và đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có bảy mươi ngàn mười triệu người tham dự. Đó là cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ nhì. Trong thành phố Anupama. Ngài đập tan mạng lưới tà kiến, dẹp bỏ được các khẩu hiệu của các người chủ trương ly giáo, dẹp bỏ tính kiêu mạn và tính hão huyền, nổi lên đề cao Phật Pháp ngài đã thực hiện Phép Song thông trước sự chứng kiến của biết bao nhiêu người đi theo, kể cả chúng sanh lẫn các chư Thiên. Ngài đã làm tươi trẻ lại sáu mươi mười triệu người với rượu thần Giáo Pháp. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba, do vậy có lời giải thích điều đó như sau:

XXII

Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa, một vị lãnh đạo[82] có hồng danh là Vessabhū, là người vô song, không gì địch nổi, đã xuất hiện trên thế gian này.

Nhận ra đó là một ngọn lửa cháy rực với lửa tham ái và thuộc chính lãnh vực ái dục thế rồi,[83] Ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác giống như một con voi phá bỏ được các xiềng xích vậy.

Khi Đức Phật Vessabhū, vị lãnh đạo thế gian, đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham gia.

[249] 4. Khi vị trưởng thượng[84] thế gian, một người có sức mạnh vô song, đang thực hiện chuyến du hành vào cõi chư Thiên, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng bảy mươi ngàn mười triệu người tham dự.

Ngài đã thực hiện Song thông đẩy lùi tà kiến cho cả các chư Thiên lẫn loài người gồm khoảng mười ngàn ta bà Thế Giới có cả các chư Thiên lẫn con người tụ họp lại.

Khi được chứng kiến những điều kỳ lạ to lớn đến như vâỵ. Khiến cho sáu mươi mười triệu con người lẫn chư Thiên phải kinh ngạc và sửng sốt. Và họ đã đạt đến Giác Ngộ.

2. Trong trường hợp này ngọn lửa cháy rực có nghĩa là toàn bộ Tam giới đều bị nổi lửa thiêu rụi.

2. Lửa tham ái có nghĩa là do tham ái.

2. Lãnh vực ái dục: ý nghĩa ở đây là, biết như vậy đây là các lãnh vực và cơ hội cần được khắc phục.

2. Giống một con voi phá bỏ được các xiềng xích có nghĩa là: giống như con voi phá bỏ được các gông cùm yếu ớt cây dây leo. Ngài chứng đắc, ngài đạt đến Chánh Đẳng Giác.

5. Có tới mười ngàn có nghĩa là thực sự là mười ngàn.[85]

Loài người với các chư Thiên. có nghĩa là nơi thế giới loài người với các chư Thiên.

Giác Ngộ có nghĩa là họ Giác Ngộ.[86]

Vào ngày rằm tháng Māgha ngài đã tụng Giới Bổn[87] trước sự hiện diện của tám mươi ngàn vị A-la-hán là những người đã xuất gia trong một lần tụ họp với hai tối thượng nam thinh văn của ngài, là Soṇa và Uttara. Đó là tăng đoàn đầu tiên. Và khi các vị tỳ khưu, lên tới ba mươi bảy ngàn, đã xuất gia cùng với Vessabhū, vị chúa tể trên toàn thể các thế giới, đã lên đường bỏ lại đám đông đàng sau, họ nghe biết rằng Pháp Luân đã được Vessabhū vận chuyển, ngài là bậc Chánh Đẳng Giác. Khi đến thành phố tên là Soreyya họ nhìn thấy Đức Phật Tổ. Ngài diễn giải Giáo Pháp cho họ. Và cho toàn bộ họ được xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia, “Thiện lai tỳ khưu”, ngài đã tụng Giới Bổn trong một Tăng đoàn tròn đủ bốn chi phần.[88] Đó lại là Tăng đoàn thứ hai. Và khi con trai của nhà vua tên là Upasanta[89] đang trị vì tại thành phố Nārivāhana, vị Phật Tổ cũng đến đó do lòng từ bi đối với con trai của nhà vua. Khi cậu ta nghe được tin Đức Phật tổ đến thăm, cậu ta đi ra cùng với đoàn tùy tùng của ngài để đón vị Phật tổ. Sau khi đã mời ngài. Tổ chức cho ngài một cuộc Đại thí và nghe giáo pháp của ngài. Cậu ta đã xuất gia, vì tín tâm của mình. Hội chúng gồm tới sáu mươi ngàn người cũng xuất gia theo gương cậu ta. Cùng với cậu ta toàn bộ những người đó đã chứng đắc A-la-hán. Vây quanh với những người này vị Phật Tổ Vessabhū đã tụng Giới Bổn. Đó là tăng đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXII

Vessabhu, vị đại ẩn sĩ, có ba Tăng oàn gồm những người kiên định đã đoạn tận lậu hoặc, vô tỳ vết, và an tịnh trong tâm.

Tăng Đoàn đầu tiên gồm tám mươi ngàn các vị tỳ khưu; tăng đoàn thứ hai gồm tới ba mươi bảy ngàn người[90].

[250]. 9. Tăng oàn thứ ba gồm tới sáu mươi ngàn vị tỳ khưu là những người đã vượt qua được sợ hãi về già[91] v.v...là các vị đại ẩn sĩ,[92] là chính các người con trai [93]của Đức Phật tổ.

Lúc đó Vị Bồ Tát là vị vua tên là Sudassana, vô cùng dễ thương (paramapiyadassana) trị vì trong thành phố Sarabhavatī. Khi Đức Phật Vessabhu, lãnh đạo thế gian, đã đến thành phố Sarabha và vị Bồ Tát đã lắng nghe Giáo Pháp của ngài. Rồi trong lòng đã tin tưởng Giáo Pháp đó. Ngài đã chắp tay lại toả sáng trông giống như hai búp bông sen vô tỳ vết. Mười ngón tay chạm vào nhau[94] và đưa lên đầu. Sau khi vị Bồ Tát đã tổ chức cho ngài một cuộc đại thí gồm y cà sa cho Tăng Đoàn Đức Phật lãnh đạo. Ngài còn cho xây một hương phòng[95] tại đó làm nơi cư trú cho Đức Phật Tổ. Bao quanh hương phòng đó là một ngàn thiền viện (vihara) và vị bồ tát đã cúng dường cho ngài toàn bộ những tài sản để diễn giải Giáo Pháp của ngài. Rồi nhà vua cũng đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài Phật Tổ. Tròn đủ những ân đức tu tập đích thực, giống như mười ba hạnh Đầu đà. Thích thú trong việc tìm kiếm những điều giúp đạt đến Giác Ngộ. Ngài đã thoải mái duy trì giáo pháp của Đấng Giác Ngộ. Và vị Phật tổ cũng đã thọ ký về ngài, “Trong tương lai khoảng độ ba mươi mốt đại kiếp từ đây trở về sau ngài sẽ trở thành một vị Phật Tổ có hồng danh là Cồ Đàm”. Do vậy người ta nói về điều này như sau:

XXII.

  Pháp luân đã được đức Phật tổ đó vận Chuyển oai hùng không gì sánh nổi. Ta vui mừng khi xuất gia nghe theo Giáo Pháp tuyệt vời của ngài.

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Đế Lị tên là Sudassana. Sau khi đã thỉnh vị đại anh hùng và tổ chức một cuộc đại thí rất giá trị[96] cho ngài Phật tổ. Ta đã kính lễ vị Chiến Thắng và Tăng oàn của ngài với đồ ăn thức uống và y cà sa.

Sau khi đã cúng dường Đại thí cả ngày lẫn đêm không hề suy giảm. Ta đã xuất gia trước sự hiện diện của Đức Phật Tổ Chiến Thắng và đã được tròn đủ với các ân đức đặc biệt.

ược tròn đủ những ân đức đặc bịêt tu tập chính đáng, gồm những bổn phận và giới đức, tìm kiếm trí toàn tri, ta cảm thấy hoan hỷ trong Giáo Pháp của bậc Chiến Thắng.

Sau khi đã đạt đến niềm tin và phỉ lạc, ta Đảnh lễ xuống tận chân vị đạo sư[97].. Phỉ lạc dâng trào trong ta vì mục tiêu Giác Ngộ của ta.

Biết rằng ta không có tâm thối chuyển[98] vị Chánh Đẳng Giác đã thọ ký về ta như sau, “Ba mươi mốt đại kiếp kể từ đây người này sẽ trở thành một đức Phật”.

Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành phố đầy thú vị Kapila....”

Khi ta nghe lời ngài thọ ký, ta càng cảm thấy có khuynh hướng trong lòng. Ta đã nhất quyết tu tập nhiều hơn để chu tất mười Pháp Ba la mật.

[251] Và thành phố vị Phật Tổ đó cư trú có tên là Anupama, tên của vị Quí Tộc Sát Đế Lị, cha của ngài là Suppatīta. Mẹ của ngài có tên là Yasavatī. Soṇa và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Upasanta là tên của vị thị giả cho ngài. Dāmā và Samālā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề là cây Sāla. Thân hình của ngài cao sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài sáu mươi ngàn năm. Vợ của ngài tên là Sucittā, con trai của ngài tên là Suppabuddha. Ngài xuất gia trên một cái kiệu bằng vàng. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXII

Anupama[99] là tên thành phố, Suppatīta[100] là tên của Quí Tộc Sát Đế Lị, Yasavatī là tên của mẹ ngài Vessabhū, vị đại ẩn sĩ.

Sonā và Uttara là tối thượng nam thinh văn của ngài. Upasanta là tên của vị thị giả cho ngài Vessabhū, vị đại ẩn sĩ.

Dāmā[101] và Samālā là tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ này là cây Sāla[102]

Sotthika và Ramma là hai tối thượng cận sự nam; Kāligotamī và Sirimā[103] là hai tối thượng cận sự nữ cho ngài

Ngài có chiều cao khoảng sáu mươi ratanas. Ngài trông giống như cột sát tế bằng vàng. các hào quang phát ra từ thân xác ngài giống lửa vào ban đêm trên đỉnh một ngọn núi.

Tuổi thọ của vị đại ẩn sĩ kéo dài[104] sáu mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho nhiều người vượt qua được bộc lưu.

Sau khi khiến cho Giáo Pháp nổi tiếng của mình được phổ biến rộng rãi đến như vậy, sau khi đã phân loại đại chúng, và sau khi đã cung cấp con thuyền Giáo Pháp cho chúng sanh, ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

Toàn bộ những chúng sanh duyên dáng,[105] những cách thức cuộc sống và những cách thức cư xử[106] đã biến mất. Chẳng phải toàn bộ pháp hành ều rổng không cả hay sao?

10. Trong trường hợp này Pháp Luân đã được có nghĩa là ngài đã Chuyển Pháp Luân.

10. Giáo Pháp tuyệt vời có nghĩa là Pháp dành cho các bậc cao nhân[107]

12. Việc xuất gia đã được tròn đủ với những ân đức đặc biệt có nghĩa là: biết được, tôi đã xuất gia.

13. Bao gồm các bổn phận và giới đức có nghĩa là gồm trong bổn phận và trong những giới đức[108]; ý nghĩa ở đây là:chu tất được mỗi loại công việc bao gồm trong đó.

13. Tôi cảm thấy hoan hỷ có nghĩa là tôi thấy thích thú trong lòng vô cùng.

[252] 14. niềm tin và phỉ lạc có nghĩa là: đạt đến được niềm tin và phỉ lạc.[109]

14. Tôi Đảnh lễ có nghĩa là tôi đã kính lễ một cách nhiệt tình. Thì hiện tại nên được hiểu theo nghĩa quá khứ.

14. Thuộc về đạo sư có nghĩa là: thuộc về vị Đạo sư [110]ó.

15. Không có tâm thối chuyển có nghĩa là ý tưởng trong tâm không sút giảm.

26. Giống như một cây cột trụ sát tế bằng vàng[111], có nghĩa là: giống như một cây cột trụ bằng vàng[112]

26 Toả sáng ra có nghĩa là tủa ra từ phía này phía kia.

Hào quang có nghĩa là những tia sáng từ chính bản chất[113] của ngài.

26. Giống như ngọn lửa vào ban đêm trên đỉnh núi có nghĩa là những hào quang rực rỡ của thân xác ngài trông giống như ngọn lửa trên đỉnh ngọn núi vào ban đêm[114]

28. Sau khi đã phân loại có nghĩa là sau khi đã phân loại có liên quan đến tinh tấn v.v... và liên quan đến nhập lưu v.v...

28. Con thuyền Giáo Pháp có nghĩa là: Sau khi đã cung cấp con thuyền Giáo Pháp được biết đến như là Bát Chánh Đạo vì lợi ích vượt qua được tứ bộc lưu.[115]

29. Duyên dáng dễ thương có nghĩa là đẹp đẽ dễ thương.

29 Toàn bộ chúng sanh có nghĩa là toàn bộ những con người[116] ý nghĩa ở đây là: vị Chánh Đẳng Giác với Tăng oàn các đồ đệ của ngài.

29. Cách thức cuộc sống có nghĩa là cách sống[117] ở mọi nơi. Đối cách được hiểu theo nghĩa chủ cách.

Người ta nói rằng Đức Phật Tổ Vessabhū đã viên tịch Níp Bàn ngay tại vườn Lộc uyển Khema trong thành phố Usabhavatī và xá lợi của ngài đã được phân tán đi khắp nơi.

Trong một thành phố oai nghi Usabhavatī Đức Phật Tổ Vessabhū, vị chiến thắng mạnh mẽ.

Đã đến không còn chấp thủ tái sanh đã lưu lại trong một thiền viện đầy thú vị

Mọi điều còn lại trong các đoạn kệ đã rõ ràng.

Đến Đây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ Vessabhū.

Cũng kết thúc phần Biên niên ký sự đức Phật Tổ thứ hai mươi hai.

[73]. Vitamanobhū sabbalokābhibhū sayambhū Vessabhū

[74]. BvAB ghi là Anonma.

[75]. Vasabha. Giải thích ba loại bò mộng: vasabha, usabha. Nisabha được đưa ra trong SnA. 40

[76]. Mhvn iii. 246 lại đưa ra một lý do khác về hồng danh của ngài và Mhvn-t I 63 lại còn đưa ra một hồng danh khác nữa.

[77]. Vaḍḍhana ghi trong Bv xxii 19

[78]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là sālabodhi, BvAC ghi sālavane bodhiṃ

[79]. Xin đọc bản văn tr. 236 và tr. 245 trong đó cho biết kích cỡ của cây Puṇḍarīka cũng bằng với cây Pāṭalī

[80]. Được định nghĩa trong Pts. I 131 tt

[81]. Một kiểu chơi chữ vigatanīvaraṇam sabbamatāvaraṇam anāvaraṇaṇaṃ trong từ ghép thứ hai mata có thể hiểu là chết.

[82]. Nāyako, Bv giải thích là so jino như đựơc lưu ý trong Be, BvAB

[83]. Be, BvCB ghi là tadā, Bv sadā

[84]. Bv. Be jeṭṭha; BvAC như đã được lưu ý trong Be, BvAB là seṭṭha, có nghĩa là tốt nhất.

[85]. Dassahassī ti dassahassiyaṃ

[86]. Bujjhare ti bujjhiṃsu

[87]. Người ta cho là Vessabhū làm lễ Bồ Tát cứ sáu năm một lần, Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 236; xin cũng đọc trong Vin iii 7tt

[88]. Xin đọc bản văn tr. 126, 163, 204, 292, 298

[89]. Xin đọc D ii. 6, Upasannaka, là một vị tỳ khưu

[90]. Có một số lẫn lộn ở đây, Bv Be BvAB ghi là sattatibhikkhusahassa. 70.000 vị tỳ khưu, trong một đoạn kệ: nhưng Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon trong đoạn kệ và BvACB ghi trong văn suôi lại ghi là sattatiṃsasahassa, 37.000

[91]. BvAC ghi là jarādibhayātītānam; Bv-bhayacittānaṃ; Be –bhayabhītānaṃ; BvAB ghi -bhayatītānaṃ

[92]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là mahesino, Phật Tông ghi là mahesinam

[93]. “Tinh thần” có nghĩa là bổn phận làm trai

[94]. Xin đọc bản văn tr.10 một trong các từ ghép dài ở trên Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là – vikalakuvalayā - và Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích là –vikalakamala-

[95]. Tham khảo trong Divy tr. 333

[96]. Bv omits this line

[97]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vattitaṃ, Phật Tông ghi là vattayiṃ

[98]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sutvā, Phật Tông ghi là Sutvāna.

[99]. Phật Tông, Be, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Anoma.

[100]. Phật Tông ghi là Supatīta, Jkm 18 Pupphavatika

[101]. Be, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Rāmā

[102]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sālo iti pavuccati, Bv, Be, BvAB ghi là mahāsalo ti vuccati.

[103]. BvAC ghi Kāligotamī Sirimā. Như đã được lưu ý trong Be, BvAB giải thích là Gotamī Sirimā c’eva; Bv Gotamī ca Sirimā.

[104]. Be, BvACB āyu tassa mahesino; Bv āyu vijjati tāvade, tuổi thọ bình thường kéo dài

[105]. Be, BvACB ghi là sabbajana, Bv mahājana.

[106] Iriyāpatha, và trong bản văn tr. 108, thường có nghĩa là bốn oai nghi đứng, đi ngồi và nằm.

[107]. Uttarimanussadhamma, đựơc định nghĩa trong Vin iii. 91

[108]. Vattasīlasamāhito ti vattesu ca silesu ca samāhito.

[109]. Saddhāpitin ti saddhaca pti ca upagantv

[110]. Sattharī ti sattharaṃ

[111]. Hema...suvaṇṇa.

[112]. Không được tạo thành do các tận, nhưng xuất hiện từ cơ thể; như vậy theo Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon thì sabhāvarasmi thì thích hp hơn là Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là pabhārasmi, hào quang rực rỡ, vẻ đẹp huy hoàng và hào quang hay tia sáng rực rỡ huy hoàng.

[113]. Rattiṃ va pabbate sikhī ti rattiyaṃ pabbatamatthake aggi viya raṃsi vijjotitā tassa kāye

[114]. Xin đọc thêm bản văn tr. 91

[115]. Dassaneyyan ti dassaneyyo

[116]. Sabbajanan ti sabbo jano

[117]. Vihāran ti vihāro

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn