(Xem: 1761)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2228)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XXIII. Chú giải Đức Phật tổ KAKUSANDHA

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15413)

XXIII. Chú giải Đức Phật tổ KAKUSANDHA

Nhưng khi sau đại kiếp trong đó Đức Phật Vessabh, vị tự hiện hữu, đã Níp-bàn viên tịch, các mặt trời chiến thắng đã không xuất hiện trong vòng hai mươi chín đại kiếp.

Nhưng khi sau đại kiếp trong đó Đức Phật Vessabh, vị tự hiện hữu, đã Níp-bàn viên tịch, các mặt trời chiến thắng đã không xuất hiện trong vòng hai mươi chín đại kiếp. Trong Hiền kiếp này lại có bốn Chư Phật xuất hiện. Bốn vị nào vậy? Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa đức Phật của chúng ta. Và Đức Phật Tổ Metteyya sẽ xuất hiện. Như vậy đại kiếp này, được Đức Phật Tổ khen ngợi. Được gọi là Hiền kiếp do bởi đại kiếp này được mỹ miều hoá rất nhiều bằng sự xuất hiện của năm đức Phật.

Về vấn đề này, Đức Phật Tổ có hồng danh là Kakusandha, sau khi đã hoàn tất các pháp Ba la mật được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Suất.

[253] Sau khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã tái sanh trong lòng một nữ Bà-la-môn tên là Visākhā, là vợ chính thức của một thầy tu tên là Aggidatta, ngài là một huấn luyện viên cả về lý thuyết lẫn thực hành[118] cho nhà vua tên là Khemaṅkara trị vì trong thành phố Khemavatī.

Và khi các vị vua chúa kính lễ, quí trọng, sùng bái, khen ngợi những người bà-la-môn thì các vị Bồ Tát được sanh ra trong giai cấp Bà-la-môn. và khi các vị Bà-la-môn kính lễ, quí trọng, sùng bái, khen ngợi những Quí Tộc Sát Đế Lị thì những vị ấy lại xuất hiện trong một giai cấp Quí Tộc Sát Đế Lị.[119] Người ta nói rằng các vị Bà-la-môn được kính lễ, quí trọng, sùng bái, ngợi khen do các Quí Tộc Sát Đế Lị; chính vì thế Vị Bồ Tát, là một vị Đại Nhân. Kakusandha, là người bảo lãnh chân đế (saccasandha) đã khiến cho mười ngàn ta bà Thế Giới trở thành vang dội và rung động, cũng đã xuất hiện trong một gia đình bà-la-môn đó là một gia nh vô địch xuất phát từ giàu sang và thịnh vượng. Đã có những điều lạ xuất hiện theo như những gì đã trình bày ở trên.[120] Sau mười tháng trong lòng người mẹ, ngài đã Đản sanh trong nơi vui chơi giải trí tên là Khema giống như một vừng lửa sáng loé lên giống như một ánh chớp. Ngài đã sống trong hậu cung trong khoảng thời gian là bốn ngàn năm. Người ta nói rằng ba toà lâu ài của ngài có tên là Suci. Surici và Rativaḍḍhana[121]. Có ba mươi ngàn cung nữ hầu hạ ngài trong hậu cung với nữ Bà-la-môn tên là Rocanī đứng đầu.

Khi ngài đã nhìn thấy bốn hiện tượng và khi hoàng tử vô song Uttara được nữ Bà-la-môn Rocanī[122] hạ sanh, trong lúc ra đi bằng cách thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc xe có những con ngựa thuần chủng kéo, ngài đã xuất gia. Có đến bốn chục ngàn người cũng xuất gia theo gương của ngài. Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do con gái của một người bà la môn Vajirindha dâng tặng cho ngài ngay trên thị trấn Sucirindha và ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong một cánh rừng Acacia.

Vào buổi tối, đang khi nhận tám bó cỏ khô, Subhadda đem đến cho ngài, ông là một người canh giữ cánh đồng trồng bắp, ngài đã đi đến một cây Bồ Đề có tên là cây Sirisa, có kích cỡ bằng một cây Pṭalī đã nói đến ở trên.[123] thoang thoảng phát ra những hương thơm khắp nơi. Sau khi đã rải cỏ khô trong một diện tích rộng khoảng ba mươi tư cubit, ngài ngồi trong tư thế kiết già. Khi ngài đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác và đã thốt lên lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Nhìn thấy bốn mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia với ngài đã có thể thấu triệt được các chân đế, chỉ trong một ngày ngài đã tiến vào vườn Lộc uyển trong nơi cư trú của các vị Đại ẩn sĩ tọa lạc gần thành phố Makhilā. Ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay giữa họ. Thế rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên, có khoảng bốn mươi ngàn người tham dự. Còn nữa, khi ngài đã thực hiện Song thông ngay gốc cây đại Sāla ngay cổng vào thành phố Kaṇṇakujja, ngài đã khiến cho Pháp nhãn phát sanh trong số ba mươi ngàn mười triệu người. Đó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai.

Và không xa thành phố Khemavatī này trong một nơi cư trú dành cho các vị chư Thiên,[124] có một Dạ xoa yakkha tên là Nadeva. Coi như một chư Thiên nhân[125]. Hình dáng của nó giống như con người[126], đang cư trú trong một nơi hoang địa gần một hồ phát ra những hương thơm ngào ngạt làm say mê lòng người.[127] Nước hồ rất ngọt và lạnh, nước lạnh của hồ đã đem lại rất nhiều loại hoa sen hoa huệ nước và phới phới các chúng sanh với những chùm hoa sen, hoa huệ nước luôn sẵn sàng, khiến cho con yêu quái có thể dễ dàng ngấu nghiến loài người đi ngang qua đó.

[254] Khi con yêu tinh đang di chuyển trong một lối đi được nguỵ trang kín. Tách biệt khỏi đám người qua lại là yêu tinh liền lôi họ vào cành rừng rộng rồi cắn xé họ và ăn ngấu nghiến. Con ường vắng vẻ đó rất nổi tiếng t người qua lại. Họ nói rằng có một đám đông rất lớn tụ tập lại hai bên hoang địa chờ đợi đi ngang qua vùng đó.

Và rồi một ngày nọ vào buổi sáng tinh sương Kakusandha, không còn bị triền phược sanh hữu,[128] xuất khởi Định Đại Bi, quan sát thế giới. Và nhìn thấy cả dạ xoa Naradeva và đám đông chúng sanh xuất hiện võng trí của ngài. Nhìn thấy điều này, vị Phật Tổ liền đi trên không trung và thực hiện rất nhiều thần thông khiến cho đám đông chúng sanh có thể chứng kiến. Ngài đã đáp xuống ngay nơi cư trú của dạ xoa yakkha Naradeva và ngồi ngay trên tấm thảm của yêu quái. Thế rồi tên ăn thịt người nhìn thấy ánh Thái dương các vị hiền triết đã đến theo một con đường mòn và đã phát ra hào quang sáu màu giống như mặt trời bao quanh là một cầu vồng, nghĩ trong tâm, “Ngài ắt hẳn phải là đức Như Lai Thập Lực đến đây do lòng từ bi đối với ta.” Tin tưởng là như vậy hắn đã đến với đoàn tuỳ tùng gồm các Dạ-xoa (Yakkha) tới vùng Hy mã-lạp-sơn, là nơi nổi tiếng có nhiều hoang thú. Khi nó đã tụ tập được những cánh hoa rực rỡ nhất có rất nhiều màu sắc và hương vị đang mọc trên mặt nước và cả trên đất liền nữa, hắn tỏ lòng kính lễ Kakusandha là người vô tỳ vết,[129] là lãnh tụ thế gian, với vòng hoa, hương thơm và thuốc cao dán. Khi ngài còn ngồi trên chỗ ngồi của yêu quái. Cất tiếng hát những bài khen ngợi, Dạ xoa đứng đó tỏ lòng kính lễ Đức Phật Tổ. Hai tay chắp lại, đưa lên đầu. Bởi vậy dân chúng, nhìn thấy điều kỳ diệu này, liền tụ tập lại tin tưởng. Tụ tập lại chung quanh vị Phật Tổ với đầy niềm tin tưởng trong tâm và đứng vây quanh vị Phật Tổ tỏ lòng kính lễ ngài. Thế rồi Đức Phật tổ Kakusandha bậc vô sanh[130], sau khi đã kích thích Dạ xoa Naradeva đang kính lễ ngài. Với tầm nhìn thoát khỏi mọi triền phược do quả nghiệp chướng và sau khi đã báo động cho Dạ xoa với một bài thuyết pháp về ịa Ngục, ngài đã diễn giải về tứ diệu đế cho Dạ xoa. Rồi có một cuộc thấu triệt Pháp hội diễn ra với một đám đông chúng sanh nhiều vô kể. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba diễn ra. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

Sau Đức Phật Tổ Vessabhū, vị Chánh Đẳng Giác hồng danh là Kakusandha, là người tối thượng nơi con người, không gì sánh bằng. Khó lòng mà tấn công ngài.

Sau khi đã diệt toàn bộ hiện hữu. ngài đã đạt đến các pháp Ba la mật thông qua chánh hạnh. Giống như con sư tử phá tan được chiếc lồng, ngài đã đạt đến vô thượng Chánh Đẳng Giác.

Khi Kakusandha, lãnh đạo thế gian, đang Chuyển Pháp Luân. Đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho bốn mươi ngàn bá tánh có mặt.

Khi ngài bay trên không, lơ lửng trên trời, thực hiện Song thông[131] ngài đã thức tỉnh được ba mươi ngàn người lẫn thần linh.,

[255] 5. Khi ngài đang diễn giải Tứ Điệu Đế cho Dạ xoa Neradeva. Những người chứng đắc thấu triệt Pháp hội đông vô số kể [132] không làm sao ước tính được.

Trong trường hợp này sau khi đã diệt có nghĩa là diệt trừ được hết.

2. Toàn bộ hiện hữu có nghĩa là toàn bộ chín loại hiện hữu. hành vi nghiệp chướng là một dấu hiệu của quả hiện hữu[133]

2. Đạt đến các pháp Ba la mật thông qua chánh hạnh có nghĩa là: sau khi đã đạt đến các Pháp Ba la mật nhờ việc chu tất được toàn bộ các pháp Ba la mật.

2. Giống như con sư tử phá tan được chiếc lồng có nghĩa là: giống như con sư tử phá tan chiếc cũi giam hãm, chính vì thế con voi mãnh lực hiền triết cũng phá tan được chiếc cũi hiện hữu của mình.

Kakusandha, với những hữu phược[134] đã diệt trừ, chỉ còn có một tập đoàn Tăng già duy nhất. Vào ngày rằm tháng Māgha Đức Phật Tổ đã tụng Bổn Giới trong vườn Lộc uyển trước nơi ở của các vị đại ẩn sĩ gần thành phố Kaṇṇakujja có khoảng bốn mươi ngàn vị A-la-hán xuất hiện là những người đã xuất gia với ngài. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

6. Đức Phật Tổ Kakusandha tụ tập ợc một Tăng oàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận được các lậu hoặc, vô tỳ vết, và an tịnh trong lòng.

7. Cuộc tụ họp gồm khoảng bốn mươi ngàn người đã chứng đắc giai đoạn thuần hoá bằng cách đoạn tận đoàn kẻ thù lậu hoặc.[135]

Vị Bồ Tát lúc đó là một vị vua tên là Khema. Sau khi đã tổ chức một cuộc đại thí với bát khất thực và những vải vật liệu dùng để may y cà sa cho Tăng Đoàn có Đức Phật Tổ lãnh đạo. Ngài đã xức dầu vào mắt v.v...với rất nhiều dược liệu khác.[136] Khi ngài đã cúng dường các đồ cần dùng cho nhu cầu cần thiết khác cho các vị sa môn và nghe Đức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp. Có niềm tin trong tâm Ngài xuất gia trước sự hiện diện của đức Phật Tổ. Và vị đạo sư đó đã thọ ký, ‘Trong tương lai, trong cùng đại kiếp này, Ngài sẽ trở thành một đức Phật.’ Do vậy có lơì giải thích về vấn đề này như sau:

XXIII

Vào thời đó ta là một vị Quí Tộc Sát Đế Lị tên[137] là Khema. Sau khi đã tổ chức một cuộc đại Thí cho đức Như Lai và[138] cho các cậu con trai của ngài chiến thắng.

Sau khi đã cúng dường cho ngài bát khất thực và vật liệu vải để may y cà sa. dầu xức[139] (dùng cho mắt), cam thảo hoang dại5 - ta đã ban tặng toàn bộ điều này, vô cùng vinh quang như ngài muốn.

Và vị đại hiền triết Kakusandha, lãnh đạo thế gian[140] cũng đã thọ ký về ta như sau, “Trong Hiền kiếp này người này sẽ là một đức Phật.

Sau khi đã xuất gia ra khỏi thành phố Kapila đầy thú vị đó....”

Khi ta đã nghe ngài phán như vậy....để chu tất mười pháp Ba la mật.

Khemavatī là tên thành phố. Theo đó ta cũng có tên là Khema. Đi tìm trí toàn tri ta đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài.

[256] 9. Trong trường hợp này dầu xức (mắt) có nghĩa là chỉ dành cho những người thân quen trong gia đình mà thôi.[141]

9. Cam thảo dại có nghĩa là một loại que cảm thảo lấy ở trong rừng[142]

9. Điều này có nghĩa là điều này.[143]

9. Như Ngài mong muốn có nghĩa là như điều Ngài ớc ao.

9. Ta ban tặng có nghĩa là: ta cho (nói rằng) “ta có thể tặng cho chứ?”

9. Vô cùng quang vinh có nghĩa là Tốt nhất.. khi ngài muốn điều đó[144] cũng là cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: Ta ban tặng cho ngài tất cả những gì ngài mong muốn điều này xem ra chính xác hơn.

Tên thành phố Đức Phật Tổ Kakusandha cư trú không phải là gì thấp kém[145] có tên là Khema. Aggidatta là tên của một bà la môn cha Ngài, Visākhāla là tên của nữ bà la môn là mẹ Ngài.[146] Vidhura và Sañjiva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài[147]. Buddhija là tên của vị thị giả[148] cho ngài. Sāmā và Campā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài tên là cây đại cổ thụ Sirīsa. Thân thể của ngài cao bốn mươi cubit. Hào quang phát ra từ thân xác ngài toả sáng ra chung quanh độ mười do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng bốn mươi ngàn năm. Và vợ của ngài là nữ bà la môn có tên là Rocanī, con trai của ngài tên là Uttara. Ngài xuất gia trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

14 Và tên người cha của Đức Phật Tổ là bà la môn tên là Aggidatta. Visākhā là tên của mẹ ngài Kakusandha, vị đại ẩn sĩ[149].

15.Bậc Chánh Đẳng Giác trú[150] trong thành phố Khema, là một bộ tộc to lớn, ngài là người quang vinh nhất và tuyệt vời trong số những người cư ngụ trong thành phố đó. là người dòng dõi danh giá và rất nổi tiếng.

Vidhura[151] và Sañjiva là tối thượng nam thinh văn của ngài, Buddhija là tên của vị thị giả cho ngài Kakusandha, là vị đạo sư.

Sāmā và Campā là tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của vị Phật Tổ này người ta gọi là cây Sirīsa.

Vị Đại Hiền Triết đó có thân hình cao khoảng bốn mươi ratana. Hào quang vàng xuất ra[152] từ thân xác ngài tỏa rộng khoảng mười do tuần (yojana) khắp chung quanh ngài.

Tuổi thọ của vị đại hiền triết này kéo dài khoảng bốn mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu bá tánh có thể vượt qua được bộc lưu

[257] 25. Sau khi đã bày ra cửa tiệm Giáo Pháp[153] cho thế giới nam và nữ cùng với thần linh ngài rống lên tiếng rống sư tử. Ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

26. Cùng với tiếng nói đạt tám đặc tính[154] đó cùng với những điều vô tỳ vết tất cả đã biến mất đời đời. Thế thì phải chăng toàn bộ các pháp hành là rổng không hay sao?

15. Trong trường hợp này tại thành phố Khema là nơi ngài trú: ta nên hiểu đoạn kệ này được đề cập đến để ám chỉ thành phố là nơi Đức Phật Kakusandha sanh ra.

15. Một bộ tộc vĩ đại có nghĩa là giai cấp của người cha đức Thế Tôn là một giai cấp thật cao siêu.

15. Là người vinh quang và tuyệt vời nhất trên đời này có nghĩa là vinh quang nhất là người tốt nhất hơn hết thảy mọi người nếu xét theo khía cạnh nguồn gốc gia đình.

15. Dòng dõi danh giá có nghĩa là dòng dõi cao sang. Dòng dõi oai hùng.

15. Vô cùng nổi tiếng có nghĩa là được vô cùng kính trọng[155]. Gia tộc vĩ đại của vị Phật Tổ này là gia tộc nào vậy? Ngài trứ tại thành phố Khema được coi như là một đoạn nối kết giữa đoạn kệ đó.

23. (Toả ra) mười do tuần (yojana) xung quanh có nghĩa là: từ thân thể ngài xuất ra một hào quang màu vàng toả sáng liên tục rộng khắp mười do tuần (yojana).

25. Cửa tiệm Giáo pháp có nghĩa là một tiệm lớn coi như là Giáo Pháp.

25. Sau khi bày ra bên ngoài: có nghĩa là bày biện ra đầy hàng hoá nhằm mục tiêu bán hàng hoá trong đó.

25. Đối với cả nam lẫn nữ: có nghĩa là nhằm mục tiêu dành cho[156] bá tánh nam cũng như nữ. Họ là những người được dẫn ra khỏi mọi lỗi lầm. Trong một cửa hiệu tuyệt vời[157] các châu báu về thiền, thiền chứng, Thánh đạo và Thánh quả.

25. Giống như tiếng sư tử rống có nghĩa là giống như[158] tiếng rống của sư tử. Rống lên một tiếng rống không sợ hãi gì cả.

26. Tiếng nói của đấng đã đạt được tám đặc tính có nghĩa là vị đạo sư có giọng nói được phú cho tám đặc tính tuyệt hảo.

26. Những điều vô tỳ vết có nghĩa là không có những vết nhơ[159] tội lỗi v.v... là những giới đức, điều hoàn hảo, vô tỳ vết không có nhược điểm” * hoặc giả (cũng có nghĩa là) hoàn hảo, không có mối bất hoà[160] giữa cặp đồ đệ của Đức Phật tổ v.v....

26. đời đời có nghĩa là mãi mãi, luôn mãi.

26. Toàn bộ đều biến mất. Có nghĩa là vị đạo sư và các cặp thinh văn của ngài,v.v... Sau khi đã đạt đến được toàn bộ hiện trạng của một đại hiền triết như vậy.[161] Bây giờ đã đạt đến vô vi.

Vị Phật Tổ Kakunsandha đã thoát khỏi mọi triền phược.[162]

Sức trí tuệ nhạy bén.[163] Toàn bộ tội lỗi đều biến mất.

Là người bảo lãnh tam giới[164] thực sự là một người bảo lãnh chân đế.[165]

Đã tìm thấy nơi cư trú trong khu rừng Khema.[166]

Mọi vấn đề trong đoạn kệ còn lại đều đã quá rõ ràng

* M i. 322

Đến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Kakusandha.

Kết thúc phần bình luận biên niên ký sự về vị Phật tổ thứ hai mươi ba.

 


[118]. Atthadhamma, không hiểu theo nghĩa Phật Giáo ở đây.

[119]. Xin đọc Mhvu iii. 247 tt

[120]. Xin đọc bản văn tr. 96 tt.

[121]. Phật Tông Vaḍḍhana, Be, BvAB gọi họ là Kāma Kāmavaṇṇa Kāmasuddhi

[122]. Bv. Xxiii 17 Virocamānā, Be Rocinī

[123]. Xin đọc bản văn tr 236 và xin đọc tr 243, 248

[124]. Devāyatana

[125]. Abhimatanaradeva

[126]. BvAB ghi là dissamānamanussasarīra. BvAC lại ghi bỏ qua –chỉ ghi là –manussa-

[127]. BvAB ghi là sabbajanasurabhiramassa. BvAC – durabhisarassa.

[128]. Vigatabhavabandha, một cách chơi chữ về hồng danh của ngài.

[129]. Vigatarandha, một cách chơi chữ khác của từ Kakusandha.

[130]. Appaṭisandha, một cách chơi chữ khác về hồng danh của ngài

[131]. Song thông trong bản văn tr. 253. yamaka vikubbana, thay đổi hai lần., là cách biến thể, một cách thể hiện tuyệt vời chỉ được thực hiện nhờ sức mạnh thần thông. của một Đức Phật hay các vị A-la-hán., rất có thể chỉ có nghĩa là Song thông trong toàn bộ cách thay đổi thể hiện.

[132]. BvAC ghi là asaṅkhiya, Bv lại ghi là asaṅkheyyo.

[133]. Bhavuppatti, xin đọc Vbh 137 với từ uppattibhava lại đưa ra chín loại bhava, hiện hữu hay tái sanh, xin đọc Vism 571t

[134]. Bhavabandha, lại một kiểu chơi chữ nữa về hồng danh của ngài.

[135]. Āsavāri trong Be, BvACB, nhng kẻ thù là những lậu hoặc. Bv āsavādi,

[136]. Chính vì thế không phải là sắc đẹp thể xác. Xin đọc CB phần giới thiệu xlviii

[137]. BvAC ghi là nāma, còn Bv ghi là nāmāsi ều có nghĩa là tên.

[138]. Phật Tông bỏ chữ ca.

[139]. Añjana madhulaṭṭhika

[140]. Bv, Be, BvAB vināyaka, hướng dẫn đi, BvAC lokanāyaka.

[141]. Añjana và năm loại dầu khác được phép sử dụng như ghi trong Vin I 203 để cắt cơn đau mắt.

[142]. Madhulaṭṭhikan ti yaṭṭhimadhukaṃ. Tôi không thể phân biệt được ý nghĩa của từ đôi này. từ sau cũng xuất hiện trong Mhvs. Tr. 32-46

[143]. Ime tan ti imam etam.

[144]. Yadā taṃ patthitam thay cho ime taṃ p- trong Phật Tông, và Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon

[145]. Adandha, một cách chơi chữ khác về hồng danh. Hình như có nghĩa là thay đổi trong chứng đắc tuệ giác. xin đọc đoạn kết trong tập Chú giải Biên Niên Ký Sự.

[146]. D ii 7

[147]. Xin đọc D ii 4. Trung Bộ Kinh i. 533 S ii. 191

[148]. D ii 6

[149]. Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là mahesino. Be. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là satthuno, là Đạo sư.

[150]. Phật Tông ghi là vasi, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon vasati

[151]. Chính vì thế trong Phật Tông, BvACB, M. I 333, S ii 191 MA, ii 417. Vidhūra trong D ii 4 Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 417. Ja I 42, A Sañjīva được tham khảo trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 26

[152]. Phật Tông ghi là dvādasā, mời hai.

[153]. Xin đọc tám cửa tiệm của Đức Phật Cồ Đàm trong Miln 332 t.

[154]. Xin đọc D ii 211, Trung Bộ Kinh ii 140

[155]. Xin đọc bản văn tr. 152, 160

[156]. Adhigama. xin đọc cuốn hướng dẫn (Ñṇamoli) tr. 120, n. có năm loại trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 87; Thánh đạo, Thánh quả, tuệ phân tích, tam minh, sáu thắng trí.

[157]. Visesādhigama theo cuốn tự điển Anh-Pāli là “chứng đắc đặc biệt” nhưng visesa cũng có nghĩa là, tuyệt hảo, tráng lệ, lộng lẫy, huy hoàng.

[158]. Ở đây ghi là va, nhưng chính là va được ghi trong đoạn kệ

[159]. Viya

[160]. Chidda là một cái lỗ, hố, thuê, xé tan. Và như vậy là hình dung một thiếu sót

[161]. Avivara, vivara là một kẻ nứt, vết nứt, chỗ đứt. Ý nghĩa ở đây là, không có vết như thì chẳng có bất chính.

[162]. Taṃ sabbaṃ munibhāvaṃ upagantvā

[163]. Apetabandha, xin đọc bản văn tr. 254

[164]. Tilokasandha, Sandha, bondsman, tin tưởng được không có cùng một ý nghĩa như bandha. Triền phược. Cái cùm.

[165]. Saccasandha, như trong bản văn tr. 253, và rất có thể ý nghĩa với Chú giải Tăng Chi Bộ ii 326 đó là ngài tham gia vào chân đế không bao giờ nói láo trong đo.

[166]. Vāsam akappayittha, một câu có lẽ tương đương từ nibbuto như trong đoạn kết thúc Phật Tông của tập biên niên sử này: khemārāmamhi nibbuto và như vậy có thể so sánh với parinibbāyi và atthamgato,đó là về nhà hay nổi lên giống như mặt trời

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn