(Xem: 1763)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2230)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VII.Diễn giải về những khác biệt nơi Chư Phật

03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 16958)

Diễn giải về những khác biệt nơi Chư Phật   

[296] Và giờ đây ta thấy có tám điều khác biệt[451] nơi hai mươi lăm đức Phật là những vị đã được chỉ rõ trong toàn bộ Bản Biên Niên Ký Sự về Chư Phật đã được đề cập đến ở trên. Tám[452] điều đó là gì vậy? Khác biệt về độ dài tuổi thọ, khác biệt về chiều cao, khác biệt về gia cảnh, khác biệt về thời gian cần thiết để phấn đấu khổ hạnh, khác biệt nơi mức độ hào quang, khác biệt về phương tiện xuất gia. Khác biệt về Cây Bồ Đề, khác biệt về chiều cao Bồ đoàn cho tư thế ngồi kiết già.

Trong trường hợp khác biệt về độ dài tuổi thọ, có nghĩa là một số Chư Phật có tuổi thọ dài, một số có tuổi thọ ngắn hơn. Chính vì thế, về khía cạnh này có chín đức Phật sau đây có tuổi thọ một trăm ngàn năm đó là: Dīpaṅkara. Koṇḍañña, Anomadassin, Paduma. Padumuttara, Atthadassin, Dhammadassin, Siddhattha, Tissa. Tám vị sau đây có tuổi thọ vào khoảng chín mươi ngàn năm: Maṅgala. Sumana, Sobhita, Nārada. Sumedha, Sujāta. Piyadassin, Phussa và có hai đức Phật sau đây có tuổi thọ kéo dài vào khoảng sáu mươi ngàn năm đó là: Revata, Vessabhū. Đức Phật Vipassin có tuổi thọ tám mươi ngàn năm. Bốn Đức Phật có tuổi thọ khoảng bảy mươi, bốn mươi, ba mươi và hai mươi ngàn năm lần lượt như sau: Sikhin, Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa. Đức Phật của chúng ta có tuổi thọ khoảng một trăm năm. Ngay cả trong số Chư Phật đã thu thập được nhiều công đức và đã tạo cho mình nhiều loại nghiệp dẫn đến tuổi thọ dài hơn. Liên quan đến thời gian nơi cõi thế gian này thì độ dài tuổi thọ không thể đo lường được. Điều này được gọi là khác biệt [453]về tuổi thọ nơi hai mươi lăm đức Phật[454].

Khác biệt về chiều cao thân hình có nghĩa là, một số đức Phật có thân hình cao, một số thì thấp. Chính vì thế, về khía cạnh này chiều cao thân hình của các đức Phật: Dīpaṅkara, Revata, Piyadassiṇ Athhadassiṇ Dhammadassiṇ Vīpassin cao khoảng tám mươi cubit. Thân hình ngài Koṇḍañña, Maṅgala, Nārada, Sumedha cao khoảng tám mươi tám cubit. Thân hình ngài Sumana cao khỏang chín mươi cubit. Thân hình đức Phật Sobhita, Anomadassin. Paduma. Padumuttara. Phussa o được khoảng năm mươi tám cubit. Thân hình của đức Phật Sujāta cao khoảng năm mươi cubit. Siddhattha. Tissa và Vessabhū cao khoảng sáu mươi cubit. Đức Phật Sikhin cao khoảng bảy mươi cubit. Đức Phật Kakusandha. Koṇgamaṇa. Kassapa lần lượt cao khoảng bốn mươi cubit. Đây là những gì chúng ta gọi là khác biệt về chiều cao nơi hai mươi lăm đức Phật.

Khác biệt về gia cảnh.(hay thân thế gia đình) có nghĩa là có đức Phật sanh trong gia đình quí tộc Sát Đế Lị, một số được sinh ra trong các gia đình Bà-la-môn. Đức Phật Chánh Đẳng Giác Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa được sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn, hai mươi hai vị Chánh Đẳng Giác được sinh ra trong gia đình Quí Tộc Sát Đế Li. Ta gọi điều này là khác biệt về thân thế gia đình nơi hai mươi lăm đức Phật.

Khác biệt về thời gian cần thiết để các ngài phấn đấu khổ hạnh có nghĩa là các ngài thực hiện phấn đấu khổ hạnh như sau: các vị Dīpaṅkara. Koṇḍañña, Sumana, Anomadassin, Sujta[455] Siddhattha. Kakusandha[456] thời gian phấn đấu khổ hạnh kéo dài khoảng mười tháng. Còn các vị Maṅgala. Sumedha, Tissa, Sikhin khoảng tám tháng. Nơi Đức Phật Revata là bảy tháng, Đức Phật Sobhita là bốn tháng,[457] Đức Phật Paduma, Atthadassin, Vipassin là một tháng rưỡi. Đức Phật Nārada, Padhumuttara, Dhammadasin, Kassapa [297] có thời gian phấn đấu khổ hạnh chỉ kéo dài trong vòng bảy ngày. Còn đức Phật Piyadassin. Phussa, Vessabhū, Koṇgamana lại kéo dài trong sáu tháng. Thời gian Đức Phật của chúng ta phấn đấu khổ hạnh kéo dài suốt sáu năm. Đây chính là sự khác biệt về thời gian phấn đấu khổ hạnh nơi Chư Phật.

Khác Biệt nơi mức độ hào quang có nghĩa là: người ta nói rằng các hào quang nơi thân hình Đức Phật Maṅgala, đấng Chánh Đẳng Giác, được toả sáng tới khắp mười ngàn ta bà Thế Giới. Mức độ hào quang nơi Đức Phật Padumuttara chiếu sáng vào khoảng mười hai do tuần (yojana). Mức hào quang nơi Đức Phật Vipassin vào khoảng bảy do tuần (yojana) của Đức Phật Sikhī khoảng 3 do tuần, nơi Đức Phật Kakusandha là mười do tuần (yojana) còn về phần Đức Phật của chúng ta chỉ là một sải tay chung quanh người. Các vị còn lại vẫn chưa thể xác nh được chính xác. Sự khác biệt nơi mức độ hào quang được coi như phụ thuộc vào khuynh hướng của từng vị – vẻ đẹp lộng lẫy nơi thân hình của các ngài được lan tỏa tùy theo như ý muốn. Nhưng không có sự khác biệt nào diễn ra nơi bất kỳ đức Phật về những ân đức đặc biệt các ngài lãnh hội được. Điều này được gọi là khác biệt nơi mức độ hào quang.

Khác biệt về phương tiện xuất gia có nghĩa là một số vị xuất gia cưỡi trên lưng voi. Đa số Chư Phật khác xuất gia cưỡi trên lưng ngựa, đi trên xe ngựa, đi bộ, lâu đài, đi kiệu. Liên quan đến vấn đề này ta thấy Chư Phật Dīpaṅkara, Sumana, Sumedha. Phussa, Sikhin, Koṇgamana đã xuất gia cưỡi trên lưng voi. Và đức Phật Koṇḍañña, Revata, Paduma, Piyadassiṇ Vipassiṇ Kakusandha lại dùng xe ngựa để lên đường xuất gia. Đức Phật Maṅgala, Sujāta, Atthadassiṇ Tissa, Gotama thì lại cưỡi trên lưng ngựa. Đức Phật Anomadassiṇ, Siddhattha, Vessabhū lại dùng kiệu. Nārada đi chân. Đức Phật Sobhita, Padumuttara, Dhammadassin, Kassapa xuất gia ngay tại tòa lâu đài của ngài. Đây là điều ta gọi là khác biệt về phương tiện xuất gia.

Khác biệt về Cây Bồ Đề, có nghĩa là cây Bồ Đề của Đức Phật Dīpaṅkarā, ngài chứng đắc Chánh Đẳng Giác dưới gốc cây Kapitthana.[458] Cây Bồ Đề của Đức Phật Koṇḍañña chính là cây Sāla rất dễ thương. Cây Bồ Đề của Chư Phật Maṅgala. Revata, Sobhita, chính là cây Nāga. Cây Bồ Đề của đức Phật Anomadassin chính là cây Ajjuna. Cây Bồ Đề của đức Phật Paduma, Nārada chính là cây cổ thụ Soṇa. Cây Bồ Đề của đức Phật Padumuttara là cây Salaḷa. Cây Bồ Đề của đức Phật Sumedha là cây Nīpa. Của đức Phật Sujāta là cây Veḷu. Cây của đức phật Piyadassin là cây Kakudha. Của đức Phật Atthadassin là cây Campaka. Cây của đức Phật Dhammadassin là cây Kuravaka.[459] Cây Bồ Đề của đức Phật Siddhattha là cây Kanikāra. Cây Bồ Đề của đức Phật Tissa là cây Asana. Cây của Đức Phật Phussa là cây lamaka. Cây của Đức Phật Vipasi là cây Pātalī. Cây của đức Phật Sikhin là cây Puṇdarīka. Cây của đức Phật Vessabhū là cây Sāla. Cây của đức Phật Kakusandha là cây Sirīsa. Cây của đức Phật Koṇāgamana là cây Udumbara. Còn cây của Đức Phật Kassapa là cây Nigrodha. Cây Bồ Đề của Đức Phật Cồ Đàm là cây Assattha. Điều này được gọi là sự khác biệt về các cây Bồ Đề của Chư Phật.

Khác biệt về kích cỡ Bồ đoàn để[460] ngồi trong tư thế kiết già có nghĩa là, đối với Chư Phật Dīpaṅkara, Revata. Piyadassin, Atthadassin, Dhammadassiṇ Vipassin Bồ đoàn để ngồi kiết già là vào khoảng năm mươi ba cubit.[461] Đối với Chư Phật Koṇdañña, Maṅgala, Nārada, Sumedā, Bồ đoàn để ngồi kiết già vào khoảng năm mươi bảy cubit.[462] Đối với đức Phật Sumana (kích cỡ Bồ đoàn để ngồi kiết già là sáu mươi cubit.[463] Đối với đức Phật Sobhita[464], Anomadassin, Paduma, Padumuttara, Phussa là ba mươi tám cubit. Đối với đức Phật Sujāta là vào khoảng ba mươi hai cubit[465]. Đối với các vị Siddhattha, Tissa, Vessabhū là bốn mươi cubit. Đối với đức Phật Sikhin là ba mươi hai cubit[466]. Đối với đức Phật Kakusandha là hai mươi sáu cubit[467]. Đối với đức Phật Koṇāgamana là hai mươi cubit. Đối với Kassapa là mười lăm Cubit. Đối với Đức Phật Cồ Đàm kích cỡ Bồ đoàn để ngồi kiết già là mười bốn cubit. Điều này được gọi là khác biệt về kích cỡ Bồ đoàn để ngồi trong tư thế kiết già.

Và đối với tất cả Chư Phật, có bốn địa điểm không thể thay đổi được (cố định)[468]:

[298] địa điểm cố định đối với tất cả Chư Phật là tư thế ngồi kiết già. Đối với việc Giác Ngộ chỉ một địa điểm duy nhất mà thôi; việc Chuyển Pháp Luân chỉ ở nơi Chư Thiên đọa xứ. Vườn Lộc uyển cũng là một địa điểm cố định; việc đặt bước chân đầu tiên tại cổng thành Saṅkassa vào thời điểm giáng trần từ cõi thần tiên cũng không thay đổi. Địa điểm đặt bốn chân giường trong Hương Phòng tại Jetavana cũng được cố định. Và tịnh xá cho dù nhỏ hay lớn cũng không thể thay đổi được chỉ trừ khi thành phố di dời đi chỗ khác mà thôi.[469]

Chúng ta đã chứng tỏ cho thấy việc phân định ranh giới của những người sinh ra đồng thời với Đức Thế Tôn của chúng ta và việc phân định ranh giới nơi các chòm sao.[470] Người ta nói rằng bảy vị này được sanh ra đồng thời với vị Bồ Tát Toàn Tri của chúng ta (và dưới cùng một chòm sao) đó là: Thân mẫu của Rāhula, Trởng Lão nanda[471], Channa, Kanthaka, các hầm châu báu, [472] Cây đại cổ thụ Bồ đoàn. Kāḷudāyin. Đây chính là việc phân định ranh giới do việc sanh ra đồng thời với nhau.

Và dưới chòm sao Uttarāsāḷha thì đại Nhân đã giáng trần nhập thai trong lòng mẹ, đã thực hiện chuyến xuất gia vĩ đại, Chuyển Pháp Luân, thực hiện Song thông. Dưới chòm sao Visākha ngài đã Đản sanh, chứng đắc Chánh Đẳng Giác và Níp Bàn. Dưới chòm sao Māgha có một tăng hội xuất hiện gồm các đồ đệ của ngài và từ bỏ thọ hành. Và dưới chòm sao Assayuja là việc ngài giáng xuống cõi các vị thần tiên. Đây là cách phân định ranh giới theo các chòm sao.

Giờ đây chúng ta sẽ giải thích đâu là qui luật dành cho toàn bộ Chư Phật nhưng lại không được chia sẻ với những người khác. Cái gọi là qui luật dành cho các vị Chánh Đẳng Giác gồm chính xác ba mươi điều. Có thể nói: (1) Khi giáng trần nhập thai trong lòng mẹ vị Bồ Tát ý thức rằng đây là sanh hữu hiện cuối cùng của ngài trên đời này.(2) Ngài ở tư thế ngồi kiết già trong lòng mẹ mặt hướng ra ngoài. (3) Mẹ vị Bồ Tát Đản sanh ra ngài. (4) Ngài chỉ được Đản sanh trong rừng mà thôi. (5) Chân ngài được đặt trên miếng vải, và bước bảy bước hướng về phía Bắc. Nhìn bốn phương thiên hạ, rống lên một tiếng sư tử rống. (6) Cuộc xuất gia vĩ đại của các Đại Nhân sau khi các ngài đã được chứng kiến bốn hiện tượng và một đứa con trai được sinh ra cho ngài. (7) Ngài mặc biểu tượng của vị A-la-hán.[473] Vào lúc xuất gia và rồi thực hiện một thời gian phấn ấu khổ hạnh t nhất trong bảy ngày theo cách phân định ranh giới đã được nói tới ở trên.[474] (8) Vào ngày chứng đắc Chánh Đẳng Giác thì toàn bộ các Ngài ều thọ cơm sữa. (9) Chứng đắc trí toàn tri đang khi ngồi trên Bồ đoàn. (10) Việc sửa soạn thực tập nhập thiền hơi thở hít vào thở ra (11) cảm thắng các đạo quân Ma-vương; (12) Đang khi vẫn còn trong tư thế ngồi thiền kiết già Giác Ngộ. Bắt đầu với Tam minh, đắc thủ những ân đức đặc biệt bắt đầu với những trí không chia sẻ với bất kỳ người nào khác; (13) Ngài trải qua bảy tuần lễ gắn liền với chính cây Bồ Đề. (14) được vị Đại Phạm Thiên thỉnh cầu giảng giải Giáo Pháp. (15) Chuyển Pháp Luân tại nơi Chư Tiên đọa xứ, trong vườn Lộc uyển. (16) Vào ngày rằm tháng Sáu (Māgha) tụng Giới Bổn nơi Tăng Đoàn gồm bốn yếu tố. (17) Thường xuyên cư trú trong khu rừng Jetavana; (18) Việc thực hiện Song thông ngay tại cổng thành phố Sāvatthī; (19) Việc giảng thuyết Tạng Vi Diệu Pháp ở nơi cư trú cõi Tam Thập Tam.(20) Việc xuống cõi thần linh tại cổng thành phố Saṅkassa; (21) Kiên định đắc thủ những thánh quả; (22) Quán xét bá tánh là những người có thể hướng dẫn khởi xuất trong hai loại thiền; (23) Đưa ra một giới luật tu tập khi có vấn đề nổi lên; (24) kể các Kinh Bản Sinh khi có nhu cầu nổi lên[475]; (25) kể về biên niên ký Sự Chư Phật trong cuộc tụ tập các người bà con họ hàng; (26) Thân thiện tiếp đón các vị tỳ khưu mới đến; (27) Trải qua mùa mưa ở nơi nào được mời tới và không rời khỏi nơi đó mà không xin phép trước; (28) Mỗi ngày đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình trước mỗi bữa ăn, sau bữa ăn, ở các canh đầu canh giữa và canh cuối của đêm; (29) Thọ dụng thịt chất lượng vào ngày nhập Níp Bàn[476] viên tịch; (30) tịch diệt (nípbàn) sau khi đã nhập hai mươi tư trăm ngàn mười triệu thiền chứng

[299] Đây là ba mươi tục lệ chính xác dành cho toàn bộ Chư Phật.

Liên quan đến khía cạnh này, toàn bộ Chư Phật không ai có thể cản trở cho việc dâng cúng bốn nhu cầu thiết yếu, được bố thí đặc biệt (cho bất kỳ vị nào trong số các Ngài) không ai có khả năng ngăn cản kéo dài tuổi thọ. Do vậy người ta nói rằng: “không thể nào thực hiện việc sát hạ một đức Như Lai bằng những hành động gây hấn” * Không ai có thể ngăn cản ba mươi hai tướng tốt của một Đại Nhân (hay) tám mươi tướng phụ. Không ai có thể ngăn cản những luồng hào quang toả ra từ các chư Phật. Đây là những gì được gọi bốn điều không thể tạo ra ngăn cản[477] được.

Như vậy (nghĩa đen là ở góc độ này, đến đây) hoàn tất việc diễn giải về tập Biên Niên Ký Sự Chư Phật được trang hoàng với nhiều phương pháp đa dạng được giải thích thông qua nhiều từ thích hợp.

119

Phần Chú giải về tác phẩm Phật Tông ta đã thực hiện thực sự đã theo những cách các tập Chú giải cổ điển đã làm rõ ý nghĩa các bản văn Pāli.

120

Tránh làm tăng thêm, làm rõ ý nghĩa ngọt ngào bằng đủ mọi cách _ chính vì thế tên của tác phẩm này được gọi là “Người Làm Rõ Ý Nghĩa Ngọt Ngào.”[478]

121

Trên lãnh vực tinh luyện do nguồn nước Kāvīra chảy qua, nơi cảng sảng khoái vùng Kāvīra có rất đông đảo đàn ông và phụ nữ tụ tập lại đông đủ.

122

Trong tịnh xá với biết bao nhiêu bức tường vẽ xinh đẹp hấp dẫn và các cổng do các vị nhiệt tâm Kaṇhadāsa [479] kiến thiết với các dòng chữ thanh tao.

123

Trong nơi vui chơi giải trí Godhāsalilasampāta.[480] Kẻ ác chẳng gây ra được phiền toái nào cả, là nơi đầy sung sướng và là nơi niềm vui tĩnh mịch ngự trị.

124

Cư trú trong nơi toà nhà ở phía đông. Rất lạnh lẽo là phần Chú giải về Biên Niên Ký Sự Chư Phật do tôi thực hiện.

125

*. Vin. ii 19

Vì bản diễn giải này đã đến chỗ kết thúc thành công tốt đẹp mà không gặp bất kỳ điều gì cản trở. Chớ gì những khát vọng đạo đức của bá tánh cũng đạt đến kết cục thành công mỹ mãn mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trên đường đi[481]

126

Bất kỳ khối lượng việc công đức nào tôi hằng ước ao trong khi thực hiện Chú giải Biên Niên Ký Sự Chư Phật này nhờ vào sức mạnh của những điều này mà thế gian có thế chứng đắc mục đích tối thượng (có nghĩa là Níp Bàn), vững chắc trường cửu và an tịnh.

127

Chính vì thế tác phẩm Chú giải về Biên Niên Ký Sự Chư Phật gọi là “Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào”[482] kết thúc tại đây.

Vị Trưởng lão nổi tiếng có tên la Buddadatta được các đạo sư của ngài công bố, đã thực hiện tập diễn giải “Người Làm Sáng Tỏ Ý Nghĩa Ngọt Ngào.”

128

[300] Và để lại cuốn sách này (tập bản thảo chép tay) rất ích lợi cho nhiều thành phần các đạo sư liên tiếp nhau, than ôi đã vào tay sức mạnh tử thần vì do tính chất ngắn ngủi nhất thời này.

Như vậy liên quan đến những phần dành để tụng[483] còn có 26 phần có thể tụng được; liên quan đến các phần[484] này lại có tới 6.500 phần, liên quan đến các chữ[485] thì có tới 203.000 chữ.

-ooOoo-


[451]. Xin đọc thêm đoạn năm trong bản văn tr. 150

[452]. Cũng có tám nữa nhưng đôi khi lại ghi khác đi như trong SnA 407 tt

[453]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vemattatā xuyên suốt, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là vemattaṃ

[454]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến thêm vào pañcavsatiya buddhānaṃ tại đây và đối với hai trường hợp tiếp theo trong đó Các Đức Phật khác bịêt nhau.

[455]. Phật Tông xiii 23; chín tháng

[456]. Phật Tông xxiii 18; tám tháng

[457]. Phật Tông. Vii 19; bảy ngày

[458]. Vì thế cho nên Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon; kapītana trong BvAB Feronia elephantum. Cây của ngài được ghi là pipphali trong IIB 214. xin đọc bản văn tr. 129, pipphalī ti pilakkhakapitthanarukkha. Đối với các cây này xin đọc trong CB. Đoạn giới thiệu tr. x1i tt và EC tr. 13 tt, ghi chú.

[459]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là rattakarūvaka.

[460]. Xin đọc danh sách chiều cao Chư Phật được đưa ra trong bản văn tr. 296

[461]. Chín mươi đối với Dīpaṅkara. Bản văn tr. 83

[462]. Năm mươi tám, năm mươi tám, năm mươi tám, hai mươi theo thứ tự như trong bản văn tr. 133, 142, 183, 197

[463]. Ba mươi như được đưa ra trong bản văn tr. 153

[464]. Không có Bồ đoàn để ngồi tư thế kiết già được đề cập đến trong tập Chú giải về Sobhita

[465]. Ba mươi ba như trong bản văn tr. 203

[466]. Như vậy cũng giống như Bồ đoàn của Sujāta. Bản văn trong 243 lại đưa ra là hai mươi tư

[467]. Ba mươi tư ghi trong bản văn tr. 253

[468]. Xin đọc bản văn tr 131

[469]. Vijahati. Biến đổi, hay bỏ qua vị trí nơi để chân giường. Rõ ràng là. thiền viện ở đâu thì chân gường cũng phải ở đó thế nên không thể thay đổi hay di chuyển đi đâu được. nhưng thành phố cho dù luôn gắn kết với thiền viện có thể toạ lạc ở nhiều địa điểm khác nhau trên bản đồ bắc nam đông hay tây của thiền viện. (thành phố thì có thể thay đổi theo kích cỡ chứ không thay đổi vị trí.) và chiếc giường cũng như vậy. tôi theo cách giải thích ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến; vihāro na vijahati yeva nagaram para vijahati.

[470]. Xin đọc bản văn tr. 131

[471]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đã không ghi

[472]. Ở đây là nidhikumbho, - bhā trong bản văn.

[473]. Có nghĩa là, y cà sa màu vàng như trong bản văn tr. 284

[474]. Bản văn tr. 296

[475]. Aṭṭhuppatti, xin xem bản văn tr 64

[476]. Điều này hình như nếu từ sūkaramaddava, trong đó gồm bữa cuối cùng của Đức Phật Cồ Đàm có thịt lợn lòi đực. Thịt heo, thay với “nấm” như đôi khi ta thấy gợi ý như vậy.

[477] . Xin đọc Miln 157 trong đó có bốn cản trở ta không thể thực hiện được đối với việc nhận bố thí của Đức Thế Tôn được làm đặc biệt dành cho ngài. Đối với ánh hào quang của ngài, trí toàn tri, và nguyên lý sanh mệnh. jivita

[478]. Madhuratthappakāsinī. Bản văn tr. 64

[479]. Tiếng Phạn ghi là Kṛsadāsa.

[480]. Rất có thể đây là một tên tại địa phương đã được Pāli hoá. Xin đọc tên các ngôi làng Siṃhala Attanagalla. Pāli hoá viết là Hatthavanagalla.

[481]. Cách giải thích câu kệ này trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon và Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến có hơi khác nhau. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là:

Yathā Vaṇṇan’ yaṃ gat sdhu siddhiṃ

Vinā antaryaṃ tathā dhammayuttā

jannaṃ vitakkā vinā c’antarā va.

‘ntarāyena siddhiṃ gamissantu sādhu

Còn Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích như sau:

Yathā Buddhavaṃsassa saṃvaṇṇanā ‘yaṃ

Gatā sādhu siddhiṃ vinā antarāyaṃ

Tath dhammayutt janānaṃ vitakkā

Vināvantarāyena siddhiṃ vajantu.

[482]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại chèn đoạn kệ này vào mỗi phần cuối, và lại có đến hai đoạn kệ ở đây, không thấy ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, như sau đây.

vinassantu rogā manussesu sabbā

pavassantu devā pi vassantakāle

sukhaṃ hotu niccaṃ paraṃ nārakā pi

visākhāpāyātā vipasā bhavantu

surā accharānaṃ gaṇadīhi saddhaṃ’

ciraṃ devaloke sukhaṃ cnubhontu

ciraṃ thātu dhammo munindassa loke

sukhaṃ lokapālā mahiṃ playantu

[483]. Một bhāṇavāra gồm có 8000 âm tiết.

[484]. Một gantha gồm có 32 âm tiết.

[485]. Akkhara (tiết âm): đơn vị phát âm của một nguyên âm đi một mình, hay một nguyên âm cộng với một phụ âm. Ngài Buddhappiya cho rằng akkhara (tiết âm) không ngừng tồn tại (nakkharanti ti akkhar, Rūpasiddhi, ed. Paññsekhara, Colombo 1933 tr. 2) bằng cách sử dụng các tiết âm này để viết. Chính vì thế mà ta gọi là akkharas. Ý nghĩa thường rất dễ hiểu với từ akkhara. (Attho akkharasañato, Kaccna eḍ Revata Colombo 1923 tr. 1). Nhịp kệ (chanda) là một trật tự du dương êm tai của các tiết âm (akkharas) (akkharaniyamo chandam Bālāvar, ed Dharmārāma, Kālaniya 1948. tr. 8

Nhịp điệu tác phẩm văn chương:

Tám tiết âm = “câu” một phần tư đoạn kệ hay là một câu

4 “Câu” hay một phần tư đoạn hay 32 tiết âm = đoạn kệ hay là một phần.

250 phần = phần để tụng có nghĩa là, 8000 tiết âm.

Tôi vô cùng biết ơn Ngài Thượng Toạ tiến sĩ H Saddhatissa về ba câu chú thích ở trên và nhịp điệu tác phẩm văn chương.

-ooOoo-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn