- -Mục Lục-Lời nói đầu
- * 1.1-Vi-Diệu-Pháp là danh-từ gọi pháp nào?
- * 1.2-Tâm (Citta)
- * 1.3-Bất-Thiện-Tâm (Akusalacitta
- * 1.4-Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm (Kāmāvacarasobhaṇacitta)
- * 2.1-Vô-Nhân-Tâm (Ahetukacitta)
- * 2.2-Tâm Với Tâm-Sở
- * 2.3-Nghiệp Và Quả Của Nghiệp
- * 3.1-Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm(Kāmāvacarakusalacitta)
- * 3.2-Quả Của 8 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm
- * 3.3-Nhận Xét Về 3 Hạng Người Trong Đời
- * 3.4-Tái-Sinh Kiếp Sau ( Paṭisandhi)
- * 4- Đoạn Kết
Vi Diệu Pháp - Hiện thực trong cuộc sống
Phần – 3.1
Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm(Kāmāvacarakusalacitta)
Kāmāvacarakusalacitta hoặc mahākusalacitta:
Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm, tác-ý (cetanā-cetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm gọi là 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp.
Dục-giới đại-thiện-nghiệpcó 2 loại:
1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do thân, khẩu, ý, tạo 10 đại-thiện-nghiệp,
2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do tạo 10 phước-thiện (puññakiriyavatthu),
1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do thân, khẩu, ý, tạo 10 đại-thiện-nghiệp, có 3 loại:
1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do thân-môn gọi là thân-thiện-nghiệp (kāyakamma) có 3 loại:
- Pāṇātipātavirati: Tránh xa sự sát-sinh,
- Adinnādānavirati: Tránh xa sự trộm-cắp,
- Kāmesumicchācāravirati: Tránh xa sự tà-dâm.
Thân-thiện-nghiệp có 2 chi-pháp là chánh- nghiệp tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở.
2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do khẩu-môn gọi là khẩu-thiện-nghiệp, có 4 loại:
- Musāvādavirati: Tránh xa sự nói dối,
- Pisuṇavācāvirati: Tránh xa nói lời chia rẽ,
- Pharusavācāvirati: Tránh xa nói lời thô tục,
- Samphappalāpavirati: Tránh xa nói lời vô ích.
Khẩu-thiện-nghiệp có 2 chi-pháp là chánh-ngữ tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở.
3- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do ý-môn gọi là ý-thiện-nghiệp, có 3 loại:
- Anabhijjhā: Tâm không tham lam của người,
- Abyāpāda: Tâm không thù hận người,
- Sammādiṭṭhi: Tâm có chánh-kiến.
Ý-thiện-nghiệp có 3 loại, có 3 chi-pháp:
- Anabhijjhā có chi-pháp là vô-tham tâm-sở,
- Abyāpāda có chi-pháp là vô-sân tâm-sở,
- Sammādiṭṭhi có chi-pháp là tuệ-chủ tâm-sở.
Đó là 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp còn gọi là 10 pháp-hành thiện-nghiệp (sucaritakamma).
Thật ra, 3 thân-thiện-nghiệp và4 khẩu-thiện-nghiệp hoặc 3 thân-hành-thiện và 4 khẩu-hành-thiện phần nhiều phát sinh từ tâm, không trực tiếp với thân và khẩu, bởi vì 2 loại đại-thiện-nghiệp này có tác-ý tránh xa 3 thân-ác-nghiệp, tránh xa 4 khẩu-ác-nghiệp.
2- Dục-giới đại-thiện-nghiệpphát sinh do tạo 10 pháp puññakiriyāvatthu.
Puññakiriyāvatthu là phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, v.v,… mà bậc thiện-trí nên tạo để thành tựu phước-thiện và hưởng quả-báu an lạc.
Dục-giới đại-thiện-nghiệp trong dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh do tạo puññakiriyāvatthu có 10 pháp là:
1- Dānakusala: Phước-thiện bố-thí,
2- Sīlakusala: Phước-thiện giữ-giới là giữ thân, khẩu trong sạch trong giới của mình,
3- Bhāvanākusala: Phước-thiện hành-thiền là thực-hành pháp-hành-thiền-định, thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ,
4- Apacāyanakusala: Phước-thiện cung-kính những bậc đáng tôn kính,
5- Veyyāvaccakusala: Phước-thiện hỗ-trợ giúp đỡ người khác trong việc phước-thiện,
6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi-hướng phần phước-thiện của mình đến cho những người khác, những chúng-sinh khác,
7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoan-hỷ nhận phần phước-thiện của người khác hồi-hướng, hoặc chia sẻ,
8- Dhammasavanakusala: Phước-thiện nghe pháp là lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật,
9-Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết- pháp là thuyết giảng chánh-pháp của Đức-Phật,
10- Diṭṭhujukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến đó là kammassakatāsammādiṭṭhi: chánh-kiếnthấy đúng, hiểu đúng nghiệp là của riêng họ.([1])
Puññakiriyāvatthu có 10 pháp thuộc về dục-giới đại-thiện-nghiệp trong dục-giới đại-thiện-tâm, có đối-tượng theo mỗi pháp ấy.
10 phước-thiện này được gom lại thành 3 nhóm:
1-Nhóm phước-thiện bố-thí,
2- Nhóm phước-thiện giữ-giới,
3- Nhóm phước-thiện hành-thiền.
* Nhóm phước-thiện bố-thí gồm có 3 pháp:
-Phước-thiện bố-thí,
- Phước-thiện hồi-hướng,
- Phước-thiện hoan-hỷ.
* Nhóm phước-thiện giữ-giới gồm có 3 pháp:
- Phước-thiện giữ-giới,
- Phước-thiện cung-kính,
- Phước-thiện hỗ-trợ.
* Nhóm phước-thiện hành-thiền gồm có 4 pháp:
- Phước-thiện hành-thiền,
- Phước-thiện nghe pháp,
- Phước-thiện thuyết-pháp,
- Phước-thiện chánh-kiến.
Tuy nhiên, phước-thiện chánh-kiến rất cần cho cả 3 nhóm, để hỗ-trợ cho mỗi phước-thiện có nhiều năng lực.
Thật ra, khi tạo phước-thiện nào, nếu có phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ thì phước-thiện ấy đồng sinh với trí-tuệ, nên dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đủ tam-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si), thuộc về tihetukakusala: tam-nhân dục-giới đại-thiện-tâm có 4 tâm.
Khi tạo phước-thiện nào, nếu không có phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ thì phước-thiện ấy không đồng sinh với trí-tuệ, nên dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ chỉ có nhị-nhân (vô-tham và vô-sân, không có vô-si), thuộc về dvihetuka-kusala: nhị-nhân dục-giới đại-thiện-tâm có 4 tâm.
[1] Tìm hiểu đầy đủ trong bộ Nền Tảng Phật-Giáo, quyển V “Phước-Thiện” cùng soạn giả