(Xem: 1753)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2220)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Niệm Giới trong sạch; Bố thí; Niệm Thiên

01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14353)

3.4- Sīlānussati: Đề-Mục Niệm (Tiếp theo)

Niệm Giới Trong Sạch Của Mình 

 Sīlānussatilà đề-mục-thiền-định niệm-niệm giới trong sạch của mình. Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định sīlānussati: đề-mục niệm- niệm giới trong sạch của mình, không bị đứt, không bị thủng, không bị đốm, không bị đứt lan, giữ gìn giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn,niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmtác-ý-giới trong sạch của mình ấy làm đối-tượng. 

Giới Không Trong Sạch Và Giới Trong Sạch 

Giới của mình không được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn do 4 nguyên nhân:

1- Giới bị đứt (khaṇḍasīla),

2- Giới bị thủng (chiddasīla),

3- Giới bị đốm (sabalasīla),

4- Giới bị đứt lan (kammāsasīla).

Giới của mình được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn do 4 nguyên nhân:

1- Giới không bị đứt (akhaṇḍasīla),

2- Giới không bị thủng (achiddasīla),

3- Giới không bị đốm (asabalasīla),

4- Giới không bị đứt lan (akammāsasīla).

1- Thế nào gọi là giới bị đứt (khaṇḍasīla) và giới không bị đứt (akhaṇḍasīla)?

Nếu hành-giả phạm điều giới đầu và điều giới cuối thì gọi là giới bị đứt (khaṇḍasīla). Ví như tấm vải dài có phần đầu và phần cuối bị đứt rời ra.

 Và nếu hành-giả giữ gìn điều giới đầu và điều giới cuối được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đứt (akhaṇḍasīla).

Ví dụ: Ngũ giới có 5 điều giới.

* Trong ngũ giới, nếu hành-giả phạm điều giới thứ nhất và điều giới thứ năm thì gọi là ngũ giới bị đứt.

* Và nếu hành-giả giữ gìn điều giới thứ nhất và điều giới thứ năm được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là ngũ giới không bị đứt.

2- Thế nào gọi là giới bị thủng (chiddasīla) và giới không bị thủng (achiddasīla)?

* Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm 1 trong những điều giới còn lại ở khoảng giữa (2,3,4) thì gọi là giới bị thủng (chiddasīla). Ví như tấm vải dài bị thủng lỗ ở giữa.

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới ở khoảng giữa (2,3,4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị thủng (achiddasīla).

3- Thế nào gọi là giới bị đốm (sabalasīla) và giới không bị đốm (asabalasīla)?

* Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm các điều giới cách khoảng nhau (2 - 4) thì gọi là giới bị đốm (sabalasīla). Ví như con bò bị đốm từng chấm, từng chấm.

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới cách khoảng nhau (2 - 4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đốm (asabalasīla).

4- Thế nào gọi là giới bị đứt lan (kammāsasīla) và giới không bị đứt lan (akammāsasīla)?

 * Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm những điều giới liền theo với nhau ở khoảng giữa (2,3) hoặc (3,4) hoặc (2,3,4) thì gọi là giới bị đứt lan (kammāsasīla). Ví như con bò có từng vệt vá.

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới ở khoảng giữa (2,3,4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đứt lan (akammāsasīla).

 (Để hiểu biết rõ giới trong sạch và giới không trong sạch, hành-giả nên xem “Nền-Tảng-Phật-Giáo” quyển III, “Pháp-hành-giới” cùng soạn giả, phần “Phân tích 4 tính chất của giới”)

Phương-pháp Thực-Hành đề mục Niệm.

-Niệm Giới Trong Sạch Của Mình

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục niệm-niệm giới (sīlānussati) trong sạch của mình. Trước tiên, hành-giả cần phải thực-hành 5 điều căn bản như sau:

1- Hành-giả cần phải thực-hành, giữ gìn giới của mình cho hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn là giới không bị đứt, không bị thủng, không bị đóm, không bị đứt lan. 

2- Hành-giả giữ gìn giới của mình với dục-giới đại-thiện-tâm hoàn toàn trong sạch, không bị nô lệ bởi tham-ái, không mong cầu thứ quả báu nào trong thế gian. 

3- Thực-hành pháp-hành-giới là giữ gìn thân và khẩu ở trong các điều giới của mình một cách nghiêm khắc, cho nên, tự mình không chê trách và chư bậc thiện-trí cũng không chê trách về giới của mình được.

4- Pháp-hành-giới là giữ gìn thân và khẩu của mình không phạm giới, giữ gìn các điều giới hoàn toàn trong sạch, tuy những kẻ thù không hài lòng, nhưng chư bậc thiện trí đều tán dương ca tụng.

5- Hành-giả nên hiểu biết rõ rằng: Giới trong sạch này làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-định đạt đến cận-định (upacārasamādhi), an-định (appanāsamādhi); giới trong sạch làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, và Niết-bàn.

Sau khi đã thực-hành 5 điều căn bản, hành-giả là bậc xuất gia hoặc hàng tại gia cư sĩ nên tìm đến một nơi thanh vắng, để thực-hành đề-mục niệm-niệm giới của mình hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu bằng dục-giới đại-thiện-tâm niệm rằng:  

 “Aho vata me sīlāni akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikānī”ti ([1])

 “Tốt lành thay! Giới này của ta không bị đứt, không bị thủng, không bị đốm, không bị đứt lan, hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, thật đáng hài lòng hoan hỷ!

 “Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch, thoát khỏi sự nô lệ của tham-ái, chư bậc thiện trí đều tán dương, khen ngợi.

 “Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi mọi phiền-não nhất là tham- ái, ngã-mạn, tà-kiến không nương nhờ được, nên không có một ai có thể chê trách về giới của ta được.

 “Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-định, để đạt đến cận-định, an-định; và làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-tuệ, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn ...”

Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mìnhnày là đối-tượng vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanā-samādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại-thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, có đại-thiện-tâm kính trọng các điều giới, thường thấy tai hại trong lỗi dù nhỏ.

Giới trong sạch này làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh từ dục-giới thiện pháp, sắc-giới thiện pháp, vô sắc-giới thiện pháp cho đến Siêu-tam-giới thiện pháp. 

 (Xong đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình)

3.5-: Đề-Mục Niệm

-Niệm Sự Bố-Thí Của Mình: Cāgānussati

 Cāgānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm sự bố-thí của mình. Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định cāgānussati: đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình, không bị ô nhiễm bởi mọi phiền-não nhất là tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmtác-ý bố-thí ấy làm đối-tượng. 

Hành-giả đã từng tạo phước-thiện bố-thíấy hợp đủ 3 tính chất như sau:

1- Dhammiyaladdhavatthu: Vật bố-thí được phát sinh một cách hợp pháp.

2- Cetanādānasampadā: Tác-ý (Cetanā) có đầy đủ trong 3 thời kỳ:

* Pubbacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ trước khi tạo phước-thiện bố-thí;

* Muñcacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ đang khi tạo phước-thiện bố-thí;

* Aparacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ sau khi đã tạo phước-thiện bố-thí xong rồi.

3- Muttacāgī: Phước-thiện bố-thí thoát khỏi tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình, không bị ô nhiễm bởi tâm tham-ái (taṇhā), tâm ngã-mạn (māna), tâm tà-kiến (diṭṭhi).  

 (Để hiểu biết rõ phước-thiện bố-thí, hành-giả nên xem quyển “Tìm hiểu phước-thiện bố-thí” cùng soạn giả)

Hành-giả có phước-thiện bố-thí hợp đủ 3 đức tính như vậy, có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục niệm-niệm bố-thí của mình, nên tìm nơi thanh vắng, ngồi suy xét rằng:

 Nếu người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải của mình thì không muốn đem của cải ra làm phước-thiện bố-thí đến cho những người khác, để tạo phước-thiện bố-thí thuộc về của riêng mình.

Họ lại đem của cải ra để tiêu xài phung phí do năng lực của tâm tham-ái muốn an-lạc, tâm ngã-mạn muốn hơn mọi người, tâm tà-kiến chấp thủ, nên thật sự không đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện- tại và vô số kiếp vị-lai, chỉ đem lại sự khổ mà thôi.

Còn ta đã chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, ta vô cùng hoan hỷ đem của cải tài sản ra làm phước-thiện bố-thí đến người khác, chúng-sinh khác, ta đã tạo được phước-thiện bố-thí của riêng mình một cách trong sạch, chắc chắn sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.” 

Sau khi suy xét như vậy, hành-giả phát sinh đại-thiện- tâm vô cùng hoan hỷ trong phước-thiện bố-thí của mình, nên thực-hành niệm phước-thiện bố-thí ấy, gọi là cāgānussati: đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình, với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm hoan hỷ niệm rằng:

 “Lābhā vata me! Suladdhaṃ vata me!

Yo’haṃ maccheramalapariyuṭṭhitāya pajāya vigata-maccherena cetasā viharāmi, muttacāgo payatapāṇī vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato”ti. ([2])

 “Tốt lành thay! Ta được lợi. Tốt lành thay! Ta được sinh làm người trong thời đại Phật giáo.

 “Có số người bị ô nhiễm do tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của họ. Còn ta đã chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản, đã thoát khỏi tâm bủn xỉn, keo kiệt ấy, ta có đôi bàn tay sạch sẽ đem của cải tài sản làm phước-thiện bố-thí mà không hề tiếc rẻ, đã hài lòng hoan hỷ làm phước-thiện bố-thí đến các người khác, đem của cải tài sản phân phát đến các người khác.”

“Suladdhaṃ vata me: Tốt lành thay! Ta được sinh làm người trong thời đại Phật giáo.”

Thật vậy. Đức-Phật dạy rằng:

“Manussattabhāvo dullabho...”

 (Được sinh làm kiếp người là một điều khó,...)

Vậy, ta đã sinh làm kiếp người trong thời đại giáo pháp của Đức-Phật hiện còn đang duy trì trên thời gian, đó là cơ hội tốt hy hữu biết dường nào! 

Suy xét như thế nào mà chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình?

Bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt suy xét rằng:

* Đức-Phật dạy:“Kammassako’mhi” Ta có nghiệp là của riêng ta. Nghĩa là ta đã tạo thiện-nghiệp nào hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào, thì nghiệp ấy chỉ là của riêng ta mà thôi. Ta là người hưởng quả của nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

Như vậy, chỉ có mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp là của riêng ta mà thôi, ngoài ra, tất cả của cải tài sản trong đời này đều có tính chất của chung cả.

* Nếu người nào có thiện-nghiệp bố-thí nào cho quả thì người ấy có nhiều của cải tài sản, hưởng sự an-lạc, và duy trì phần của cải tài sản ấy trong thời gian lâu dài hoặc ngắn ngủi tuỳ thuộc vào quả của thiện-nghiệp bố-thí ấy, cho đến lúc mãn quả của thiện-nghiệp ấy.

* Nếu người nào có ác-nghiệp nào cho quả thì người ấy phải chịu quả khổ trong thời gian lâu hoặc mau tuỳ thuộc vào quả của ác-nghiệp ấy, cho đến lúc mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 Bậc thiện-trí tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, nên chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình, Ngài biết sử dụng của cải tài sản có tính chất tạm thời thuộc về của chung mà Ngài đang sở hữu, đem của cải tài sản ra làm phước-thiện bố-thí đến người khác, tạo thiện-nghiệp bố-thí, để trở thành của riêng Ngài có tính chất lâu dài.  

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng là tác-ý bố-thí (cetanādāna) vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp bố-thí đặc biệt cho quả báu có nhiều ca cải, giàu sang phú quý đối với hành-giả. Cho nên, hành-giả có nhiều thuận lợi thực-hành mọi thiện-pháp, nhất là các pháp hạnh Ba-la-mật.

 (Xong đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình)  

3.6- Đề Mục Niệm

-Niệm Các Pháp Chư-Thiên Hiện Hữu Nơi Mình: Devatānussati

 Devatānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm các pháp của chư-thiên hiện hữu nơi mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định devatānussati: đề-mục niệm-niệm các pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmcác pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình ấy làm đối-tượng. 

Hành-giả là người có 5 pháp là:

*Saddhā:Đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp;

* Sīla: Giới của mình trong sạch và trọn vẹn;

* Suta: Đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng trong giáo pháp của Đức-Phật;

* Cāga: Phước-thiện bố-thí với đại-thiện-tâm trong sạch,

* Paññā: Trí-tuệ sáng suốt hiểu biết giáo pháp của Đức-Phật.

Đó là 5 pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình.

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề mục niệm-niệm các pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình, với dục-giới đại-thiện-tâm parikammabhāvanā rằng:

 “Santi devā catumahārājikā, santi devā tavatiṃsā, yamā, tusitā, nimmānaratino, paranimmitavasavattino, santi devā brahnakāyikā, santi devā tatuttari, yathārūpāya saddhāya samannāgatā tā devatā ito cutā tattha upapannā, mayhampi tathārūpā saddhā saṃvijjati. Yathārūpena sīlena. Yathārūpena sutena. Yathārūpena cāgena. Yathārūpāya paññāya saman-nāgatā tā devatā ito cutā tattha upapannā, mayhampi tathārūpā paññā saṃvijjatī”ti.([3])

 “Chư-thiên sinh trú tại các cõi trời dục-giới: cõi tứ Đại-Thiên-vương-thiên, cõi trời Tam-thập-Tam-thiên, cõi trời Dạ-ma-thiên, cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, cõi trời Hóa-lạc-thiên, cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên.

Và chư Phạm-thiên sinh ở cõi trời sắc-giới Phạm-thiên tầng thứ nhất do quả của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến cõi trời sắc-giới Phạm-thiên tầng thứ 16 tột đỉnh do quả của đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ đức tin trong sạch, sau khi chết từ cõi người, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hoặc sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới như thế nào.

Nay chính ta cũng có saddhā, đức tin trong sạch cũngnhư thế ấy. 

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ sīla, giới trong sạch, …

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ suta, đa văn túc trí trong sạch,…

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ cāga, phước-thiện bố-thí  trong sạch,…

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ paññā, trí-tuệ sáng suốt hiểu biết các pháp, sau khi chết từ cõi người, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hoặc sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới như thế nào.

Nay chính ta cũng có paññā, trí-tuệ sáng suốt hiểu biết các pháp cũng như thế ấy.”

Hành-giả thực-hành đề mục niệm-niệm các pháp chư-thiên: saddhā, sīla, suta, cāga, paññā hiện hữu nơi mình với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng là các  pháp chư-thiên vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề mục niệm-niệm các pháp chư-thiên hiện hữu nơi mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định, nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm các pháp chư-thiên hiện hữu nơi mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới.

 (Xong đề-mục niệm-niệm các pháp chư-thiên …)


[1] Bộ Visuddhimagga Phần 4- Sīlānussatikathā

[2] Bộ Visuddhimagga, Phần 5- Cāgānussatikathā

[3] BộVisuddhimagga, Phần 6- Devatānussatikathā

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn