(Xem: 1488)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Niệm sự chết

01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 15626)

3.8- Đề-Mục Niệm Niệm

Niệm Sự Chết: Maraṇānussati

Maraṇānussati: đề-mục-thiền-định niệm-niệm sự chết chắc chắn sẽxảy đến với hành-giả, không thể tránh được.

Đề-mục-thiền-định maraṇānussati có chi pháp là niệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với đại-thiện-tâm có đối-tượng jīvitindriyupacchedamaraṇa, sự chết do bị cắt đứt sắc-mạng-căn.

Maraṇa: Sự chết có 4 loại:

1- Samucchedamaraṇa: Sự tịch diệt Niết-bàn của chư bậc Thánh-A-ra-hán, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

2- Khaṇikamaraṇa: Sát-na diệt (bhaṅgakkhaṇa) của mỗi pháp-hữu-vi danh-pháp, sắc-pháp (sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt)

3- Sammutimaraṇa: Sự chết do người chế-định như cây chết khô, xe ô tô chết máy giữa đường, v.v…

4- Jīvitindriyupacchedamaraṇa: Sự chết do bị cắtđứt sắc-mạng-căn, danh-mạng-căn của mỗi kiếp chúng-sinh.

Trong 4 loại maraṇa này, maraṇa sử dụng làm đối-tượng đề-mục maraṇānussati chỉ có Jīvitindriyupaccheda- maraṇa mà thôi. Còn Samucchedamaraṇa chỉ dành riêng cho chư bậc Thánh-A-ra-hán mà thôi, không thể chung cho tất cả chúng-sinh, Khaṇikamaraṇa sát-na-diệt của mỗi danh-pháp, sắc-pháp quá vi tế, hành-giả không có khả năng biết được, và Sammutimaraṇa là sự chết không thể làm cho hành-giả phát sinh động tâm. Vì vậy, 3 loại maraṇa này không thể làm đối-tượng đề-mục-thiền-định maraṇānussati được.

Jīvitindriyupacchedamaraṇa là maraṇa liên quan đến tất cả mọi người, maraṇa này có 2 loại:

1- Kālamaraṇa: Chết đúng thời,

2- Akālamaraṇa: Chết không đúng thời.

* Kālamaraṇa: Chết đúng thờicó 3 trường hợp:

1- Āyukkhayamaraṇa: Chết vì hết tuổi thọ,

2- Kammakkhayamaraṇa: Chết vì tận nghiệp hỗ trợ,

3- Ubhayakkhayamaraṇa: Chết vì hết tuổi thọ và tận nghiệp hỗ trợ.

*Akālamaraṇa: Chết không đúng thời có 1 trường hợp:

* Upacchedakamaraṇa: Chết vì nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng, như trường hợp chết vì bị tai nạn, v.v…

Chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác và chư Phật-Độc-Giác đều tịch diệt Niết-bàn đúng thời, còn lại tấc cả mọi người chết có 4 trường hợp, ví như chiếc đèn dầu bị tắt có 4 trường hợp là:

1- Ngọn đèn bị tắt vì hết tim.

2- Ngọn đèn bị tắt vì cạn dầu,

3- Ngọn đèn bị tắt vì hết tim và cạn dầu,

4- Ngọn đèn bị tắt vì gió thổi tắt, vì bị bể đèn. 

Mỗi người chết 1 trong 4 trường hợp như sau:

* Có người chết vì hết tuổi thọ, nhưng nghiệp hỗ trợ chưa tận cùng, ví như ngọn đèn bị tắt vì hết tim, nhưng dầu chưa cạn.

* Có người chết vì tận nghiệp hỗ trợ, nhưng tuổi thọ chưa hết, ví như ngọn đèn bị tắt vì cạn dầu, nhưng tim chưa hết.

* Có người chết vì hết tuổi thọ và tận thiện-nghiệp hỗ trợ, ví như ngọn đèn bị tắt vì hết tim và cạn dầu.

* Có người chết vì nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng, như chết vì bị tai nạn, nhưng tuổi thọ chưa hết và thiện-nghiệp hỗ trợ chưa tận cùng, ví như ngọn đèn bị gió thổi tắt, hoặc bị bể, nhưng tim chưa hết và dầu chưa cạn.

Sau khi học hiểu về sự chết, có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết, hành-giả nên hướng tâm đến người đã chết nằm trước mặt, hoặc ở một nơi thanh vắng niệm tưởng đến người đã chết là người đã từng là Đức-vua, đã từng là người có chức trọng quyền cao, hoặc đã từng là đại phú hộ, v.v … với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm-niệm thầm rằng:

 “Maraṇaṃ me bhavissati, jīvitindriyaṃ upac-chijjissati”. “Sự chết sẽ xảy đến với ta, sắc-mạng-căn, danh-mạng-căn sẽ bị tách rời nhau”.

Hoặc “Maraṇaṃ me dhuvaṃ, jīvitaṃ me adhuvaṃ”. “Sự chết đối với ta là điều chắc chắn, còn sinh-mạng của ta là điều không chắc chắn”.

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết không phải niệm khơi khơi, hời hợt, mà cần phải có yonisomasikāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo sự thật về sự chết như vậy, để phát sinh động tâm (saṃvega), mà không dám thất-niệm, sao lãng mọi thiện pháp.

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết, nếu không có yonisomasikāra thì sẽ phát sinh những điều bất thuận lợi như sau:

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của người thân yêu thì phát sinh tâm thương tiếc sầu não.

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của kẻ thù thì phát sinh tâm vui mừng hoan hỷ.

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của người không thương không ghét thì phát sinh tâm xả thản nhiên.

* Nếu nghĩ đến sự chết của mình thì phát sinh tâm sợ hãi, không dám thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇā-nussati niệm-niệm sự chết nữa.

Đó là những điều bất thuận lợi, bởi vì không có yonisomasikāra.

Vì vậy, hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇā- nussati niệm-niệm sự chết, cần phải có yonisomasikāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo sự thật về sự chết, chỉ niệm-niệm sự chết mà thôi, không liên quan đến sự chết của người nào cả, để phát sinh động tâm (saṃvega).

Hành-giả thực-hành niệm-niệm rằng: “Sự chết đối với ta là điều chắc chắn, còn sinh-mạng của ta là điều không chắc chắn”. Sựchết sẽ xảy đến với ta, ta không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được.

Thật vậy, sự chết không chỉ có xảy đến một mình ta, mà còn tất cả chúng-sinh khác cũng đều có sự chết là cuối cùng của mỗi kiếp, không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được.

Tất cả chúng-sinh đều có sự chết là điều chắc chắn, tất cả chúng-sinh đã từng chết trải qua vô số kiếp trong thời quá-khứ, đang chết trong thời hiện-tại, và sẽ chết trong thời vị-lai, chính ta cũng vậy, ta cũng đã từng chết trải qua vô số kiếp trong thời quá-khứ, rồi ta cũng sẽ chết trong thời vị-lai, đó là điều chắc chắn, không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được, bởi vì khi mỗi kiếp đã sinh ra, rồi đến sự chết là cuối cùng của mỗi kiếp.

Năm Điều Không Biết

Đối với các hạng phàm-nhân bình thường có 5 điều không thể biết là:

1- Jīvita: Sinh-mạng sẽ chết lúc tuổi ấu niên, hoặc trung niên, hoặc lão niên, điều này không thể biết được.

2- Byādhi: Sẽ chết do bệnh gì hoặc nguyên nhân gì, điều này cũng không thể biết được,

3- Kāla: Sẽ chết vào lúc ban ngày hoặc lúc ban đêm, điều này cũng không thể biết được.

4- Dehanikkhepana: Sẽ chết tại trong nhà hoặc ngoài nhà, điều này cũng không thể biết được,

5- Gati: Sau khi chết rồi, nghiệp nào cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi nào, điều này cũng không thể biết được.

Đó là 5 điều mà các hạng phàm-nhân bình thường không biết được.

Sinh-mạng con người là điều không chắc chắn. Thật vậy, có người sống với nhau vào buổi sáng, đến buổi chiều, nghe tin người ấy đã chết; hoặc có người sống với nhau vào buổi chiều, đến buổi sáng hôm sau, nghe tin người ấy đã chết.

Kiếp hiện-tại, sinh-mạng con người nương nhờ vào hơi thở vào, hơi thở ra. Nếu có hơi thở ra, mà không có hơi thở vào thì kiếp hiện-tại người ấy đã chết rồi, nghiệp liền cho quả tái sinh kiếp sau. 

Kiếp sau của người nào như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp của người ấy cho quả tái sinh kiếp sau, không hề liên quan đến một ai khác cả.

Kiếp sinh tử và kiếp tử sinh của mỗi chúng-sinh là như thế nào ?

Kiếp sinh tử:Tất cả chúng-sinh đã sinh ra rồi ắt phải có tử, đó là sự thật hiển nhiên mà không một ai tránh khỏi được.

Đối với Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán khi tử (chết) gọi là tịch diệt Niết-bàn, đồng thời giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Ngoài Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán ra, còn lại các chúng-sinh phàm nhân khác, sau khi tử (chết), nghiệp nào (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) của riêng họ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, thuộc loài chúng-sinh nào, trong cõi nào hoàn toàn tùy thuộc vào quả của nghiệp ấy.

Kiếp tử sinh: nghĩa là kiếp tử - kiếp sinh.

* Kiếp tử đó là tử-tâm (cuticitta; chuyển-kiếp-tâm)quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại này diệt, gọi là chết

* Kiếp sinh đó là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) quả-tâm bắt đầu của kiếp sau mới xuất hiện.  

Nếu cứ tiếp tục diễn tiến không ngừng như vậy thì gọi là kiếp-tử-sinh luân-hồi ([8]) trong 3 giới 4 loài, hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp riêng của mỗi chúng sinh, không hề liên quan đến một ai cả. 

Để tìm hiểu sự thật về kiếp tử - kiếp sinh như thế nào, hành-giả nên tìm hiểu trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta)lộ-trình-tâm giây phút lâm chung, các tâm sinh rồi diệt liên tục nhau từ kiếp hiện-tại này sang kiếp sau kia cùng trong cận-tử-lộ-trình-tâm.

Ví dụ: Ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm (Manodvāramaraṇā-sannavīthicitta) là lộ-trình-tâm giây phút lâm chung phát sinh trong ý môn,sinh rồi diệt theo tuần tự liên tục từ cuticitta (tử-tâm) tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại này sang paṭisandhicitta (tái-sinh-tâm) tâm bắt đầu của kiếp sau trong ý môn cận tử lộ trình tâm như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, nanodvāravajjanacitta, javanacitta, tadārammaṇacitta, cuticitta, paṭisandhicitta, bhavaṅgacitta,…” chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

Đồ Biểu Ý-Môn Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm

 (Manodvāramaraṇāsannavīthicitta)

Giải thích:

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), làm duyên cho tâm tiếp theo,

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gati-nimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt na), làm duyên cho tâm tiếp theo,

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối-tượng mới kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt da), làm duyên cho tâm tiếp theo,

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kammanimitta: hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới,phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt ma), làm duyên cho tâm tiếp theo,

5- Javanacitta: Tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-tượng giống như Ý-môn-hướng-tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, (viết tắt ja), làm duyên cho tâm tiếp theo,

6- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng tâm là tâm tiếp đối-tượng thừa của  tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt ta), làm duyên cho tâm tiếp theo,

7- Cuticitta: Tử-tâm quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), chấm dứt kiếp hiện-tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt cu) làm duyên cho tâm tiếp theo,

8- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâmquả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp kế tiếp, 1 trong 3 đối-tượngkamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như Ý-môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na- tâm rồi diệt, (viết tắt pa), làm duyên cho tâm tiếp theo,

9- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện-tại), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, … (viết tắt bha), chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

Theo maraṇāsannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại diệt và tiếp theo paṭisandhicitta:tái-sinh-tâm bắt đầu của kiếp kế tiếp (kiếp sau) sinh chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

Ví dụ: Cuticitta paṭisandhicitta trong 6 trường hợp như sau:

1- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp saulà kiếp chúng sinh địa ngục thuộc về cõi ác-giới…

2-Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp súc sinh thuộc về cõi ác-giới…

3-Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau cũng là kiếp người trong cõi người.

4- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp chư-thiên cõi trời dục-giới.

5- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp phạm-thiên cõi trời sắc-giới. 

6- Kiếp hiện-tại là bậc Thánh-A-ra-hán (cõi người) cuticitta:tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

Giảng giải

1- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo ác-nghiệp-thường-hành (akusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇāsanna-vīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmbất-thiện-quả-vô-nhân suy-xét-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là ác-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của ác-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là cõi địa-ngục, hoá-sinh làm chúng sinh trong cõi địa-ngục, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Chúng sinh địa-ngục chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

2- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo ác-nghiệp-thường-hành (akusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇāsannavīthi-citta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmbất-thiện-quả-vô-nhân suy-xét-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là ác-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của ác-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là loài súc-sinh, sinh làm loài súc sinh, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Loài súc-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

3- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo dục-giới thiện-nghiệp-thường-hành (kusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇā-sannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmdục-giới-đại-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là thiện-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của dục-giới thiện-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là người đàn bà, đầu thai vào trong bụng mẹ, bắt đầu kiếp người, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Thai nhi nằm trong bụng mẹ đúng tháng, đúng ngày sẽ sinh ra đời.

4- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo dục-giới thiện-nghiệp-thường-hành (kusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇā-sannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmdục-giới-đại-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là thiện-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là cõi trời dục-giới, hoá sinh trở thành kiếp chư-thiên ngay tức khắc trong cõi trời dục-giới, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Vị chư-thiên hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

5- Kiếp hiện-tại là kiếp người đãchứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đến lúc lâm chung, sắc-giới-thiện-nghiệp chắc chắn cho quả trong lúc maraṇāsanna-vīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmsắc-giới-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), chỉ có đối-tượng kammanimitta: đó là hiện tượng của sắc-giới thiện-nghiệp, hoá sinh trở thành kiếp phạm-thiên ngay tức khắc trong cõi trời sắc-giới, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Vị phạm-thiên hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời sắc-giới ấy cho đến hết tuổi thọ.

6- Kiếp hiện-tại là bậc Thánh-A-ra-hán (cõi người)đến lúc lâm chung trong lúc maraṇāsannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. (không có paṭi-sandhicitta:tái-sinh-tâm).

 Nếu khi hành-giả hiểu biết rõ về kiếp tử kiếp sinh, kiếp hiện-tại kiếp sau chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, thì hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định niệm-niệm sự chết (maraṇānussati) sẽ không sợ chết, mà lại phát sinh động-tâm (saṃvega), nên không dám thất-niệm, sao lãng trong mọi thiện pháp, cố gắng tinh tấn trong mọi thiện pháp.

Đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này là đối-tượng vô cùng vi tế, rộng lớn. Vì vậy, định- tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nhất định được, cho nên, đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này vẫn còn là dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người không thất-niệm, có trí-tuệ biết mình, cố gắng tinh tấn trong mọi thiện pháp.


[8] Để hiểu rõ “tử sinh luân hồi” nên tìm hiểu quyển “Tìm hiểu pháp hành thiền tuệ” cùng soạn giả, trong phần tử sinh luân hồi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn