(Xem: 1816)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2277)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Niệm hới thở

01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 12973)

3.10- Đề-Mục Niệm Niệm

 Hơi Thở vào Hơi Thở Ra:  Ānāpānassati

Ānāpānassati nghĩa là gi?

 

Ānāpānassati: Ānā + pāna + sati

Ānā: Hơi thở vào,

pāna: hơi thở ra,

sati: niệm.

Ānāpānassati là đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở raniệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng hơi thở vào - hơi thở ra.

Đề-mục Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở rađề-mục-thiền-định mà hành-giả thực-hành có khả năng dẫn đến chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới.

* Trong Chú giải Suttantapiṭakapāḷi giải thích rằng:

Ānā: Hơi thở vào,

Pāna: hoặc apāna: Hơi thở ra.

Đó là cách giải thích theo pavattikkamanaya: cách phát sinh theo thứ tự trước sau của hơi thở.

Theo bình thường mọi người thở vào trước, rồi thở ra sau, nên khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định  Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra, theo cách bình thường ấy.

* Trong Chú giải Vinayapiṭakapāḷi giải thích rằng: 

Ānā: Hơi thở ra.

Pāna hoặc apāna: Hơi thở vào.

Đó là cách giải thích theo uppattikkamanaya: cách phát sinh theo thứ tự hơi thở ra, rồi hơi thở vào của đứa trẻ sơ sinh đầu tiên ra khỏi lòng mẹ. Đó là theo cách tự nhiên như vậy.  

Thai nhi khi đang ở trong bụng mẹ, không có hơi thở của chính mình, được tăng trưởng do nương nhờ hơi thở của mẹ, đến khi trẻ sơ sinh đầu tiên ra khỏi lòng mẹ, theo tự nhiên thở ra trước, rồi thở vào sau.

Danh từ“Ānāpāna” này còn gọi là Assāsapassāsa.

- Assāsa: Hơi thở vào,

- Passāsa: Hơi thở ra.

Assāsapassāsa: Hơi thở vào - hơi thở ra.

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Ānāpānassati

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục-thiền-định Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra. Trước tiên hành-giả cần phải tìm đến vị Thiền-sư là người tinh thông về pháp-học Phật-giáo và pháp-hành Phật-giáo, nhất là có đầy đủ kinh nghiệm về pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra.

Hành-giả xin được thọ giáo với vị Thiền-sư ấy, để học hỏi hiểu biết rõ 5 pháp cơ bản([18]) của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati như sau:

1- Uggaha: Học hiểu biết rõ ý nghĩa của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati,

2- Paripucchā: Học hỏi nghiên cứu rõ ràng phương-pháp thực-hành ,

3- Upaṭṭhāna: Ghi nhớ 3 nimitta: đối-tượng của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati

4- Appanā: Ghi nhớ 5 bậc thiền của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati,

5- Lakkhaṇa: Ghi nhớ trạng-thái thật-tánh của pháp-hành thiền-định Ānāpānassati.

Phần Pháp-Học Của Đề-Mục-Thiền-ĐịnhĀnāpānassati

Để thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giảcần phải học hỏi rành rẽ:

* 5 cách hành trong kinh, phần ānāpānassati.

* 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-định.

* 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ . 

Trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ, Đức-Phật thuyết dạy phần thân-niệm-xứ, đối-tượng Ānāpānapabba có đoạn rằng: 

 “Idha bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkha-mūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhāpetvā.

1- So sato va assasati, sato va passasati:

2- Dīghaṃ vā assanto dīghaṃ assasāmī’ti pajānati,

 Dīghaṃ vā passanto dīghaṃ passasāmī’ti pajānati,

3- Rassaṃ vā assanto rassaṃ rassasāmī’ti pajānati,

 Rassaṃ vā passanto rassaṃ passasāmī’ti pajānati.

4- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati,

 Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati,

5- Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati,

 Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti Sikkhati.([19])

- Này chư Tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, Tỳ-khưu đến khu rừng vắng, hoặc đến gốc cây, hoặc đến nơi thanh vắng, ngồi xếp bằng đặt thân hình ngay thẳng, có tâm niệm thẳng đề-mục-thiền-định hơi thở vào, hơi thở ra.

1- Tỳ-khưu hành-giả ấy chỉ có tâm niệm hơi thở vào mà thôi; chỉ có tâm niệm hơi thở ra mà thôi.

2- Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào dài, ta thở vào dài,”

Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra dài, ta thở ra dài.”

3- Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào ngắn, ta thở vào ngắn,”

Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra ngắn, ta thở ra ngắn.”

4- Hành-giả nên thực tập rằng:“Biết rõ đầu, giữa, cuối toàn hơi thở vào, ta sẽ thở vào;”

Hành-giả nên thực tập rằng:“Biết rõ đầu, giữa, cuối toàn hơi thở ra, ta sẽ thở ra.”

5- Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, ta sẽ thở vào;”

 Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, ta sẽ thở ra.”

Đoạn kinh trên, Đức-Phật dạy 5 pháp căn bản của đề-mục thiền-định Ānāpānassati.

Pháp thứ nhất là pháp căn bản của pháp-hành-thiền-định đề-mục Ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra.

Pháp thứ 2 cho đến pháp thứ 5 là cách thực tập để tiến triển dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới.

Hơi thở vào - hơi thở ra phát sinh do tâm. Tâm có khả năng phát sinh hơi thở vào - hơi thở ra bình thường gồm có 75 tâm, đó là 12 bất-thiện-tâm, 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm), 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-quả-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 15 sắc-giới-tâm, 8 vô-sắc-giới-tâm (trừ 4 vô-sắc-giới-quả-tâm), 8 siêu-tam-giới-tâm, và đặc biệt trừ quả-tâm khi làm phận sự tái sinh kiếp sau của tất cả chúng-sinh, và khi làm phận sự cuti, nhập tịch Niết-bàn của bậc Thánh-A-ra-hán. 

Pháp thứ nhất: Hành-giả có niệm tâm-sở (saticetasika) ghi nhớ khi hơi thở vào – hơi thở ra tiếp xúc tại đầu lỗ mũi, hoặc vành môi trên (tuỳ theo hành-giả nhận biết rõ hơi thở vào, hơi thở ra tại nơi nào).

Hành-giả có niệm tâm-sở luôn luôn ghi nhớ, biết rõ đối-tượng hơi thở vào hơi thở ra tiếp xúc tại đầu lỗ mũi, hoặc vành môi trên, để cho tâm không biết đến những đối-tượng khác, mà chỉ biết đến đối-tượng hơi thở vào và hơi thở ra của mình mà thôi.

Đó là cách thực tập định-tâm (samādhi) trong đối-tượng hơi thở vào hơi thở ra, bởi vìbình thường tâm nhận biết nhiều đối-tượng khác nhau, nên tâm không có định trong một đối-tượng nào cả.

Tính chất đặc biệt của đề-mục ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra là một đề-mục-thiền-định luôn luôn sẵn có trong mình, không phải vất vả tạo ra đề-mục mới, hoặc tìm kiếm đề-mục bên ngoài như một số đề-mục-thiền-định khác.

Trong bộ Visuddhimagga dạy cách thực-hành đề-mục-thiền-định Ānāpānassati rằng:

Gaṇanā anubandhanā, phusanā, ṭhāpanā, sallakkhaṇā.

Vivaṭṭanā pārisuddhi, tesañca paṭipassanā.([20])

Cách thực hành gaṇanā, anubandhanā, phusanā, ṭhāpanā, sallakkhaṇā, vivaṭṭanā, pārisuddhi, tesañca paṭipassanā.

Giảng giải:

* 4 cách thực-hành thuộc về pháp-hành-thiền-định:

1- Gaṇanā: Cách hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo 6 nhóm,

2- Anubandhanā: Cách hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra liên tục tuần tự từng nhóm,

3- Phusanā: Cách hành biết hơi thở vào, hơi thở ra tiếp xúc đầu lỗ mũi,.

4- Ṭhāpanā: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong bậc thiền sắc-giới của đề-mục Ānāpānassati.

* 4 cách thực-hành thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ:

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung,

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-đạo,

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-quả,,

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não đã bị diệt-đoạn-tuyệt, và chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

4 Cách Thực-Hành Thuộc Về Pháp-Hành-Thiền-Định

1- Gaṇanānaya: Cách hành đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo 6 nhóm: từ nhóm pañcaka cho đến nhóm dasaka.

* Hành-giả bắt đầu thực-hành niệm nhóm thứ nhất: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 5.

* Tiếp theo niệm nhóm thứ nhì: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 6. Và tiếp tục như vậy theo tuần tự đến Niệm nhóm thứ sáu: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 10.

 Hành-giả thực-hành đếm hơi thở vào, hơi thở ra không nên đếm dưới số 5 và cũng không nên đếm quá số 10. Bởi vì nếu hành-giả đếm dưới số 5 thì cảm nhận như chật vật khó chịu, và nếu hành-giả đếm quá số 10 thì cảm nhận như buông lỏng. Cho nên hành-giả chỉ nên niệm đếm trong khoảng từ 5 cho đến 10 mà thôi.

Gaṇanānayacó 2 loại:

1.1- Dhaññamāmakagaṇanānaya: Cách hành niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa, nghĩa là hành-giả chỉ niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, để tâm nhận biết rõ ràng mà thôi, không đếm hơi thở mà tâm không nhận biết rõ ràng. Cho nên, hành-giả nên thở vào, thở ra chậm chậm, để cho tâm nhận biết kịp hơi thở và đếm đúng theo cách hành từng mỗi nhóm. Cách hành tiếp theo là:

1.2- Gopālakagaṇanānaya: Cách hành niệm đếm nhanh hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người giữ bò đếm nhanh đàn bò chen lấn nhau ra nhanh khỏi cổng chuồng, nghĩa là sau khi hành-giả đã thực-hành theo cách hành Dhaññamāmakagaṇanānaya đếm rành rẽ từng mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, và tâm niệm nhận biết rõ ràng từng hơi thở vào, hơi thở ra theo từng mỗi nhóm, nên tâm không còn bỏ quên hơi thở nào nữa.

Vì vậy, hơi thở vào, hơi thở ra nhanh, tâm niệm nhận biết cũng nhanh theo hơi thở vào, hơi thở ra, và niệm đếm đúng theo từng hơi thở.

2- Anubandhanānaya: Cách hành niệm ghi nhớ hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở.

3- Phusanānaya: Cách hành biết tiếp xúc hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

 (Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

4- Ṭhapanānaya: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta, thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anubandhanānaya và cách hành phusanānaya, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới của đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

 (Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Ānāpānassati

Muốn thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra, hành-giả tìm đến nơi thanh vắng thích hợp cho pháp-hành-thiền-định, ngồi xếp bằng ngay thẳng,([21])chú tâm niệm hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi (hoặc tại vành môi trên), nơi tâm nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra rõ ràng nhất.

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra theo 5 pháp căn bản trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.

Pháp căn bản thứ nhất, Đức-Phật dạy rằng:

1- So sato va assasati,  sato va passasati:

* Tỳ-khưu hành-giả ấy chỉ có tâm niệm hơi thở vào mà thôi, chỉ có tâm niệm hơi thở ra mà thôi. 

Thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra, hành-giả thực-hành theo tuần tự 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-định:

1- Cách thực-hành thứ nhất: Gaṇanānaya: Cách hành niệm đếm hơi niệm đếm từ nhóm thứ nhất pañcaka: nhóm 5, hành-giả thở vào, thở ra niệm đếm 1, tiếp tục thở vào, thở ra niệm đếm 2, 3, cho đến 5.

Tiếp theo nhóm chakka (nhóm 6), nhóm sattaka (nhóm 7), nhóm aṭṭhaka (nhóm 8), nhóm navaka (nhóm 9), dasaka (nhóm 10), như sau:

1.1- Cách Thực-Hành Dhaññamāmakagaṇanānaya

*Hành-giả thực-hành theo cách hành dhaññamānaka-gaṇanānaya: cách hành niệm đếm chậm chậm thở vào, hơi thở ra từng nhóm, có 6 nhóm: Bắt đầu hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa như sau:

1- Nhóm pañcaka (nhóm 5)

- Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

2- Nhóm chakka (nhóm 6)

 - Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6, hơi thở ra niệm đếm 6.

3- Nhóm sattaka (nhóm 7)

- Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6, hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7, hơi thở ra niệm đếm 7. 

4- Nhóm aṭṭhaka (nhóm 8)

- Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6, hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7, hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8, hơi thở ra niệm đếm 8.

5- Nhóm navaka (nhóm 9)

- Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6, hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7, hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8, hơi thở ra niệm đếm 8.

- Hơi thở vào niệm đếm 9, hơi thở ra niệm đếm 9.

6- Nhóm dasaka (nhóm 10)

- Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1, 

- Hơi thở vào niệm đếm 2, hơi thở ra niệm đếm 2, 

- Hơi thở vào niệm đếm 3, hơi thở ra niệm đếm 3, 

- Hơi thở vào niệm đếm 4, hơi thở ra niệm đếm 4, 

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6, hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7, hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8, hơi thở ra niệm đếm 8.

- Hơi thở vào niệm đếm 9, hơi thở ra niệm đếm 9.

- Hơi thở vào niệm đếm 10, hơi thở ra niệm đếm 10.

Hành-giả thực-hành niệm hơi thở vào, hơi thở ra đếm từ nhóm 5 cho đến nhóm 10, rồi tiếp tục bắt đầu lại từ nhóm 5 cho đến nhóm 10 như vậy, trong suốt thời gian thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra này.

Hành-giả đang thực-hành niệm trong tâm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành dhaññamāmakagaṇanānaya niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa, nghĩa là hành-giả chỉ niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra mà tâm nhận biết rõ ràng mà thôi, không đếm hơi thở mà tâm không nhận biết rõ ràng. 

Cho nên, phương-pháp niệm đếm số như đã trình bày trong 6 nhóm chỉ làm mẫu mực mà thôi. 

1.2- Cách Thực-Hành Gopālakagaṇanānaya

Hành-giả sau khi đã thực-hành theo cách hành dhaññamāmakagaṇanānaya rành rẽ, thuần-thục, niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra, từng mỗi nhóm không còn sai nữa, có định-tâm vững vàng trong đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra nhanh hơn, định-tâm niệm nhận biết cũng nhanh theo đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra ấy. Đó là sự tiến triển đến cách hành Gopālakagaṇanānaya.

Cách thực-hành Gopālakagaṇanānaya niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra hầu hết giống cách hành dhañña-māmakagaṇanānaya, nhưng hành-giả niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra nhanh hơn, định-tâm niệm nhận biết nhanh trong từng mỗi nhóm hơi thở vào, hơi thở ra một cách thuầnthục, không lộn, không sai, có định-tâm vững vàng, rõ ràng trong đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra ấy.

2-3- Anubandhanānaya Và Phusanānaya

2- Anubandhanānaya: Cách hành niệm ghi nhớ hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở, và

3- Phusanānaya: Cách hành biết tiếp xúc hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

 (Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)  

Thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya này, hành-giả thực-hành theo pháp thứ 2 đến pháp thứ 5 là những pháp căn bản trong bài kinh.

Pháp căn bản thứ 2 và 3, Đức-Phật dạy rằng: 

2- Dīghaṃ vā assanto dīghaṃ assasāmī’ti pajānati,

Dīghaṃ vā passanto dīghaṃ passasāmī’ti pajānati.

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào dài, ta thở vào dài,”

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra dài, ta thở ra dài.”

3- Rassaṃ vā assanto rassaṃ rassasāmī’ti pajānati,

 Rassaṃ vā passanto rassaṃ passasāmī’ti pajānati.

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào ngắn, ta thở vào ngắn,”

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra ngắn, ta thở ra ngắn.”

Bình thường, mọi người có hơi thở khác nhau, số người có hơi thở vào, hơi thở ra dài, như hơi thở vào, hơi thở ra dài của loài rắn, bò, voi, … Số người có hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, như hơi thở vào, hơi thở ra ngắn của loài chó, mèo, chim …

Dù trong một người, cũng có khi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, khi hơi thở vào, hơi thở ra dài, tùy theo lúc. Cho nên, khi hơi thở vào, hơi thở ra dài thì hành-giả nên biết hơi thở vào, hơi thở ra dài; khi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn thì hành-giả nên biết hơi thở vào, hơi thở ra ngắn.

Pháp căn bản thứ 4, Đức-Phật dạy rằng: 

4- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati,

 Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati,

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở vào,”

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở ra.”

Sau khi niệm hơi thở vào, hơi thở ra dài, hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, định-tâm nhận biết rõ ràng mỗi hơi thở vào, hơi thở ra dài, mỗi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, tiến triển tốt, từ đó hành-giả nên thực-hành đến pháp căn bản thứ tư rằng: 

 “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở vào,”

 “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở ra.”

Hành-giả nhận biết toàn hơi thở nghĩa là:

* Khi hơi thở vào: Biết rõ đầu hơi thở tại đầu lỗ mũi, giữa hơi thở tại ngực, cuối hơi thở tại lỗ rún.

* Khi hơi thở ra: Biết rõ đầu hơi thở tại lỗ rún, giữa hơi thở tại ngực, cuối hơi thở tại đầu lỗ mũi.

Dù định-tâm nhận biết đầu hơi thở, giữa hơi thở, cuối hơi thở như vậy,hành-giả cũng chỉ đặt niệm tâm-sở tại đầu lỗ mũi là nơi tiếp xúc của hơi thở vào, hơi thở ra mà thôi, định-tâm không nên dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra.

Trong khi hành-giả đang tinh tấn thực-hành liên tục theo pháp căn bản thứ2-3-4, hơi thở vào, hơi thở ra từ thô trở nên vi tế dần dần, bởi vì định-tâm càng vi tế thì hơi thở vào, hơi thở ra cũng càng vi tế theo định-tâm ấy, cho nên tiến triển đến pháp căn bản thứ 5 theo trong kinh.

Pháp căn bản thứ 5, Đức-Phật dạy rằng:

5- Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati,

 Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti Sikkhati.

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, rồi ta sẽ thở vào;”

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, rồi ta sẽ thở ra.” 

Nếu khi hơi thở vào, hơi thở ra trở nên càng vi tế thì đối với số hành-giả có niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ  nhiều năng lực có thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy được, nhưng đối với hành-giả có niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ không có đủ năng lực, thì không thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy, thậm chíkhông còn biết hơi thở, tưởng chừng hành-giả không có hơi thở nữa. 

Nếu không có khả năng nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy thì hành-giả không nên lo ngại, chỉ cần đặt niệm tâm-sở tại nơi đầu lỗ mũi, không lâu, định-tâm sẽ nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra ấy trở lại như trước.

Sở dĩ hơi thở vào, hơi thở ra càng trở nên vi tế là vì định-tâm của hành-giả càng vi tế, nhưng niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ của hành-giả không có đủ khả năng, nên không thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy.  

Thật ra, hơi thở vào, hơi thở ra phát sinh do tâmgọi là cittajarūpa. Người không có hơi thở vào, hơi thở ra chỉ có 8 hạng chúng-sinh mà thôi, đó là

1- Thai nhi nằm trong bụng mẹ,

2- Người lặn xuống nước,

3- Người chết ngất xỉu,

4- Người chết,

5- Hành-giả nhập đệ ngũ thiền,

6- Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới,

7- Phạm-thiên ở cõi trời vô sắc-giới,

8- Bậc Thánh-A-ra-hán nhập-diệt-thọ-tưởng.

Ngoài 8 hạng chúng-sinh ấy ra, còn lại tất cả chúng-sinh đều có hơi thở vào, hơi thở ra bình thường.

Hành-giả không thuộc về 1 trong 8 hạng chúng-sinh ấy, chắc chắn có hơi thở vào, hơi thở ra, cho nên hành-giả chỉ cần đặt niệm tâm-sở tại đầu lỗ mũi mà thôi, định-tâm sẽ nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra ấy trở lại như trước.

Tính Chất Đặc Biệt Của Anubandhanānaya

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra bắt đầu từ cách hành gaṇanānaya tiến triển đúng đắn dẫn đến cách hành anubandhanānaya cách hành phusanānaya làm lắng dịu sự nóng nảy trong thân, do định-tâm có khả năng làm cho hơi thở vào, hơi thở ra loại thô dần dần trở nên vi tế theo tuần tự, làm cho thân và tâm có trạng-thái an-lạc làm nhân dẫn đến cách hành thứ 4 là

4- Ṭhapanānaya: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta, thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhanānaya và cách hành phusanānaya, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới của đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

 (Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

Anubandhanānaya Đến Cách Hành Ṭhapanānaya

Đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào -hơi thở ra có đủ 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi liên quan với nhau, có khả năng dẫn đến chứng đắc theo tuần tự 5 bậc thiền sắc-giới. 

3 Loại Nimitta 3 Loại Bhāvanā, 3 Loại Samādhi Của Đề-Mục Ānāpānassati

Đề-mục-thiền-địnhānāpānassati3 loại nimittamỗi loại nimitta có nhiều loại phát sinh tuỳ theo hành-giả, hoàn toàn khác với 3 loại nimitta củađề-mục-thiền-định kasiṇa, cho nên hành-giả không chỉ cần phải học hỏi, ghi nhớ rõ các loại nimitta ấy, mà còn phải gần gũi thân cận với vị Thiền sư đầy kinh nghiệm về đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, để trình pháp-hành của mình, mới tránh được điều hoài nghi trong pháp-hành thiền-định với đề-mục-thiền-định ānāpānassati này

3 Loại Nimitta

1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục-thiền-định ban đầulà hơi thở vào - hơi thở ra làm đối-tượng của parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định.  

 2- Uggahanimitta: Đối-tượng của đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra hiện rõ trong tâm có nhiều loại như là dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động.

3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, hơi thở vào - hơi thở ra hiện rõ trong tâm có nhiều loại như là mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, …hoàn toàn trong sáng bất động.

3 Loại Bhāvanā, 3 Loại Samādhi

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định:

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định với các dục-giới lộ-trình-tâmtác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới-đại-thiện-tâm  có đối-tượng parikammanimitta: đề-mục-thiền-định ban đầu, hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giả niệm đếm hơi thở vào - hơi thở ra theo cách hành gaṇanānaya mỗi nhóm, kể từ nhóm 5 pañcaka cho đến nhóm 10 dasaka, rồi trở lại niệm đếm từ nhóm 5 pañcaka cho đến nhóm 10 dasaka như vậy, trong suốt thời gian thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

Hành-giả thực-hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành gaṇanānaya mỗi nhóm, tiến triển theo tuần tự đến cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya đúngtheo 5 pháp-căn-bản trong kinh mà Đức-Phật đã thuyếtgiảng, cho đến khi tiến triển diễn biến tốt đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động) phát sinh rõ trongtâm.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới-đại-thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: sơ định ban đầu trong đề-mục-thiền định ānāpānassati ấy còn cách xa bậc thiền sắc-giới. 

2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền:

Sau khi có đối-tượng uggahanimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati như là dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động phát sinh rõ trong tâm,hành-giả tiếp tục thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya với các dục-giới ý môn lộ-trình-tâmtác-hành-tâm dục-giới-đại-thiện-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng uggaha-nimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động), tiến triển tốt diễn biến đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động).

 Định-tâm đồng sinh với dục-giới-đại-thiện-tâm gọi là upacārasamādhi: cận-định trong đề-mục-thiền-định ấy, đạt đến gần bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

3- Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền:

Sau khi đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati như là mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động đã hiện rõ trong tâm, (thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhanānaya và cách hành phusanānaya), hành-giả tiếp tục thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya tiến triển đến cách hành ṭhapanānaya với sắc-giới lộ-trình-thiền-tâm, trong tác-hành-tâm (javanacitta)sắc-giới-thiện-tâmphát sinh có đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati (mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động), chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.  

Định-tâm đồng sinh với đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi: an-định trong đề-mục-thiền-định ấy, chứng đắc đệ nhất thiền-sắc-giới-thiện-tâm (paṭhamajjhānakusalacitta).

Để chứng đắc từ đệ nhị thiền-sắc-giới-thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền-sắc-giới-thiện-tâm của đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, phương-pháp thực-hành hầu hết giống như đề-mục-thiền-định pathavīkasiṇa đã trình bày ở trước. 

Tóm lại hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānā-pānassati: niệm hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giả thực-hành theo tuần tự 4 cách hành (naya):

*1- Cách thực-hành gaṇanānaya niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra từng nhóm, có 6 nhóm: bắt đầu đếm từ nhóm pañcaka cho đến nhóm dasaka.

*2- Tiếp theo cách thực-hành anubandhanānaya, niệm hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở vào, hơi thở ra.

*3- Tiếp theo cách thực-hành phusanānaya, biết tiếp xúc hơi thở tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

*4- Tiếp theo cách thực-hành ṭhapanānaya, đặt tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta thay thế niệm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhannaya và cách hành phusanānaya, dẫn đến chứng đắc theo tuần tự 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

* 4 Cách Thực-Hành Thuộc Về Pháp-Hành-Thiền-Tuệ:

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung,

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-đạo,

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-quả,,

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não đã bị diệt-đoạn-tuyệt, và chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

Sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâmcủa đề-mục-thiền-định ānāpānassati, hoặc chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào, rồi có ý nguyện muốn tiếp tục thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ.

Trước tiên, hành-giả nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy, rồi xả bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy, sau đó, hành-giả sử dụng bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục-thiền-định ānāpānassati ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành-tứ-niệm-xứ thân, thọ, tâm, pháp, hoặc làm đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ là danh-pháp, sắc-pháp như sau:  

* 5 chi thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm2 loại thọ: thọ lạc (sukha), thọ xả (upekkhā), thuộc về phần niệmthọ của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc thọ tâm-sở thuộc về danh-pháp đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ. 

* 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâmthuộc về trong phần niệm tâm của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc 5 sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp5 sắc-giới thiện-tâm nương nhờ nơi sắc-ý-căn (hadayavatthurūpa) thuộc về sắc-phápđối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ. 

 * Hơi thở vào, hơi thở ra vāyophoṭṭhabbāram-maṇa: đối-tượng xúc là phong-đại thuộc về āyatana trong phần niệm pháp của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc hơi thở vào, hơi thở ra vāyophoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc là phong-đại thuộc về sắc-pháp đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ.

16 Trí-Tuệ Của Pháp-Hành-Thiền-Tuệ

Hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có đối-tượng-thiền-tuệ là danh-pháp, sắc-pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh tuần tự trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ([22]) theo 4 cách hành trong đề-mục-thiền-định ānāpānassati thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ như sau:

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung:

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ tuần tự phát sinh như sau:

* Trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ phân biệt rõ thật-tánh của mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupas-sanāñāṇa phát sinhthấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh-pháp mỗi sắc-pháp, nên trí-tuệ-thiền-tuệ này thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại. 

Trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới phát sinh theo tuần tự đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới là

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong Thánh-đạo-lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta).

Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:

* Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ (Sotāpattimaggañāṇa),

* Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ (Sakadāgāmimaggañāṇa),

* Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ (Anāgāmimaggañāṇa),

* A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ (Arahattamaggañāṇa).

Mỗi Thánh-đạo-lộ-trình-tâm, khi trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Thánh-đạo-tuệ trong Thánh-đạo-tâm diệt liền tiếp theo sau trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phát sinh là  

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ trong cùng Thánh-đạo-lộ-trình-tâm.

Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:

* Nhập-lưu-Thánh-quả-tuệ (Sotāpattiphalañāṇa),

* Nhất-lai-Thánh-quả-tuệ (Sakadāgāmiphalañāṇa),

* Bất-lai-Thánh-quả-tuệ (Anāgāmiphalañāṇa),

* A-ra-hán-Thánh-quả-tuệ (Arahattaphalañāṇa).

Mỗi Thánh-đạo-lộ-trình-tâm chấm dứt, theo định luật tự nhiên liền theo sau trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavek-khaṇañāṇa phát sinh trong lộ-trình-tâm paccavekkhaṇa-vīthicitta là

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇañāṇa trong lộ-trình-tâm paccavekkhaṇa-vīthicitta, làm phận sự quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả nào đã chứng đắc, Niết-bàn nào đã chứng ngộ, phiền-não nào đã bị diệt-đoạn-tuyệt rồi, và phiền não nào chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

Đó là 4 cách hành trong đề-mục-thiền-định ānāpānas-sati, thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ

Quả Báu Của Đề-Mục-Thiền-Định Ānāpānassati

Đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra không chỉ dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, mà còn có thể làm nền tảng, làm đối-tượng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

* Đối với bậc Thánh-A-ra-hán ấy có khả năng đặc biệt biết được tuổi thọ của mình còn sống được bao lâu nữa, đến khi nào sẽ tịch diệt Niết-bàn.

* Đối với hạng phàm-nhân chứng đắc các bậc thiền sắc-giới với đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, có khả năng đặc biệt biết được thời gian chết, rồi sắc-giới thiện- nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới Phạm-thiên ấy

 (Xong đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra)


[18] Bộ Visuddhimagga, phần Ānāpānassatikathā

[19] Bộ Dīghanikāya, Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta

[20] Bộ Visuddhimagga, Anussatikammaṭṭhānaniddesa, Ānāpānassatikathā

[21] Nữ hành giả không nên ngồi bắt tréo 2 chân, nên ngồi để 2 chân sang một bên

[22] Nên tìm hiểu rõ trong quyển VI, tập 2 Pháp-Hành-Thiền-Tuệ cùng soạn giả

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn